Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Và làm sao để điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng tái phát? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở vị trí nào khác trong cơ quan tiêu hóa bị tắc nghẽn. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1.1 Bụng bé đang tiêu hóa thức ăn

Nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh sôi và kêu ọt ọt có thể là do bụng bé đang tiêu hóa thức ăn. Nên lúc này mẹ sẽ nghe âm thanh trong bụng lớn hơn khi trẻ sơ sinh đang đói bụng.

1.2 Chế độ ăn uống không phù hợp

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phần lớn là do chế độ ăn uống không phù hợp

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng cũng có thể do chế độ ăn uống. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của con còn yếu, nếu mẹ cho uống sữa công thức quá sớm có thể khiến cơ thể bé khó thích nghi.

1.3 Trẻ không hấp thụ được lactose

Lactose là đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì nguyên nhân nào đó mà trẻ phải bú ngoài quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

1.4 Trẻ bú không đúng cách

Việc vệ sinh bình sữa, tư thế bú sữa và pha chế sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh bị sôi do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.

1.5 Sữa của mẹ có vấn đề do thức ăn

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, chuyện ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ không cẩn thận, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ; và những thực phẩm cay nóng cũng dễ làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

1.6 Bụng trẻ sơ sinh kêu ọt ọt có thể do bệnh lý

Triệu chứng bụng em bé sơ sinh kêu ọt ọt có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác như:

  • Uống thuốc khánh sinh dư liều: Tác dụng phụ của thuốc khác sinh sẽ khiến bụng của bé bị sôi, táo bón và đi ngoài nhiều lần.
  • Do nhiễm khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella hoặc virus từ thói quen mút tay, mút chân,… hoặc ngậm dụng cụ như ti giả không đảm bảo vệ sinh. Các loại vi khuẩn và virus này phát triển mạnh, lấn át các vi khuẩn có lợi, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tiêu chảy,..

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Kịp thời nhận ra các dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp cha mẹ sớm can thiệp và chăm sóc con đúng cách.

Dưới đây là dấu hiệu khi trẻ bị sôi bụng:

  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài.
  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.
  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc.
  • Trẻ quấy khóc đặc biệt là vào ban đêm, bỏ bú.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

3.1 Thay đổi tư thế bú của con

tư thế bú mẹ
4 tư thế bú đúng chuẩn và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bụng trẻ sơ sinh kêu là do bé bú phải nhiều không khí. Chính vì vậy, khi cho bé bú, mẹ cần hạn chế tối đa điều này.

Nếu bé quấy khóc khi đang bú, đồng thời lắng nghe thấy tiếng bụng sôi thì hãy thử thay đổi tư thế cho con bú. Mẹ có thể đặt bé lên vai khi trẻ đã bú no, sau đó vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi ra ngoài. Bạn cũng có thể đặt bé nằm ngửa. Sau đó nhẹ nhàng gập đầu gối chân của bé liên tục.

Nếu tập cho bé bú bình, mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú. Điều này sẽ tránh để bé nuốt không khí vào bên trong dẫn đến hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem ngay: Tư thế cho con bú đúng, để bé không bị sặc sữa và các vấn đề khác

3.2 Chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ

Chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ
Khi thấy trẻ đang bú mẹ và bị sôi bụng mẹ NÊN ăn nhiều chất xơ và KHÔNG NÊN ăn các món cay, nóng.

Nếu phát hiện thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi nhiều hay thường xuyên đi ngoài, mẹ cần chú ý chế độ ăn uống của mình. Sau khi sinh, nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, một số thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.

Nếu mẹ thường xuyên ăn các món nhiều dầu mỡ, cay, nóng; hoặc ăn các món như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành,… Thì sẽ rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, trong thực đơn hàng ngày mẹ cần cắt giảm bớt những thực phẩm này.

>> Xem thêm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

2.3 Gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng kéo dài

Trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị.

3. Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng

Phòng ngừa tình trạng bụng bé sơ sinh kêu ọt ọt
Phòng ngừa tình trạng bụng bé sơ sinh kêu ọt ọt

Bé sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi nhiều và đi ngoài sẽ khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng, dẫn đến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Kéo theo đó là bé sẽ bị sụt cân; ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé.

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng:”]

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Mẹ cần chú ý vào nhóm thực phẩm mà mẹ ăn hàng ngày.
  • Chú ý tư thế cho con bú và vỗ cho con ợ hơi sau khi con bú xong.
  • Nếu không cho con bú, mẹ cần phải chọn lọc kỹ lưỡng các hãng sữa công thức an toàn.

[/key-takeaways]

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn

[inline_article id=252529]

Tóm lại, tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể không quá nguy hiểm, nhưng mẹ hãy chú ý đến tình trạng của con; đồng thời thay đổi thói quen ăn uống của mẹ để con có được nguồn sữa lành tính từ mẹ.