Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Công thức ăn dặm trái cây

Trái cây cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong vô vàn các loại trái cây, bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Loại nào phù hợp và không gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa non nớt của bé?

MarryBaby mách mẹ 17 loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi nhé.

1. Dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm trái cây của bé 6 tháng tuổi

Trước khi hiểu bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, mẹ cần lưu tâm đến thời điểm; và những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm ở trẻ.

Theo UNICEF, khi bé được 6 tháng tuổi; sữa mẹ tiếp tục là nguồn dinh dưỡng quan trọng; nhưng chỉ bú sữa mẹ không thì vẫn chưa đủ. Trẻ 6 tháng tuổi là thời điểm mẹ cần tập cho bé ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con.

Nhưng nếu chỉ dựa vào độ tuổi vẫn chưa đủ, mẹ sẽ cần quan sát thêm một số biểu hiện, dấu hiệu sau để biết chắc bé đã có thể ăn dặm:

  1. Đưa đồ vật vào miệng.
  2. Nuốt thức ăn thay vì nhè ra.
  3. Có thể kiểm soát đầu và cổ.
  4. Mở miệng khi mẹ đút đồ ăn cho bé.
  5. Có thể tự mình ngồi được hoặc với sự hỗ trợ.
  6. Chuyển thức ăn từ phía trước ra phía sau của lưỡi để nuốt.
  7. Cố gắng cầm nắm các đồ vật nhỏ; chẳng hạn như đồ chơi hoặc thức ăn.

2. Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Trái cây cho bé 6 tháng tuổi

Trái cây là món ăn dặm đầy dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Vậy bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Các chuyên gia gợi ý một số món trái cây tốt cho bé như: chuối, quả việt quất, quả kiwi, quả cam, táo, quả mâm xôi, trái xoài, quả xuân đào, quả lê, dâu tây, trái dứa, đu đủ, dưa gang, quả đào, mận.

Sau đây là lợi ích của từng loại hoa quả đối với trẻ 6 tháng tuổi. Và cách chế biến món ăn dặm trái cây cho bé 6 tháng.

2.1 Táo

Mẹ nên chọn táo đầu tiên trong danh sách các loại trái cây cho bé ăn dặm.

Lợi ích: Táo có hàm lượng lớn carbohydrate, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa đang trong thời gian hoàn thiện của bé. Ngoài ra, táo còn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh như hen suyễn ở trẻ.

Cách chế biến táo cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả táo.
  • Bước 2: Mẹ cắt táo thành từng miếng nhỏ, hấp cách thủy
  • Bước 3: Sau đó nghiền nhuyễn cho bé ăn.

>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì: Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì?

2.2 Chuối

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì
Nếu mẹ thắc mắc bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, hãy cứ an tâm làm chuối ăn dặm cho bé 6 tháng.

Chuối là câu trả lời tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì.

Lợi ích: Chuối giàu kali, nhiều calo, rất tốt trong việc bổ sung dinh dưỡng cho bé, giúp con tăng cân nhanh. Bên cạnh đó, chuối còn hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Với những em bé gặp khó khăn trong việc đi tiêu; mẹ nên ưu tiên cho bé ăn chuối.

Cách chế biến chuối cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả chuối chín, sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Bước 2: Chuối chín bóc vỏ, thái nhỏ.
  • Bước 3: Mẹ nghiền nhuyễn chuối chín cùng sữa và cho bé thưởng thức.

>> Bé 6 tháng tuổi ăn dặm được trái cây gì: 12+ công thức chuối cho bé ăn dặm

2.3 Bơ

bé 6 tháng ăn được trái cây gì
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Bơ chính là một trong những loại trái cây tuyệt vời

Bơ được xếp vào vị trí số 1 trong danh sách những loại trái cây ăn dặm của bé.

Lợi ích: Bơ có đa dạng các loại vitamin như A, C, B6, K và các khoáng chất như sắt, natri, kali, kẽm. Bên cạnh đó, bơ còn chứa omega-3 và vitamin E hỗ trợ cho sự phát triển trí não của bé. Ăn bơ giúp bé dễ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi, đau dạ dày, táo bón.

Cách chế biến bơ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả bơ chín, 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Bước 2: Cũng giống như chuối, mẹ nghiền nhuyễn bơ rồi cho bé ăn.
  • Bước 3: Có thể trộn bơ với những loại trái cây khác nghiền nhuyễn như chuối, táo.

>> Xem thêm: “Bật mí” 10 thực phẩm “vàng” giúp bé phát triển trí thông minh tối đa

2.4 Lê

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Lê
Lê là khuyến nghị cho câu hỏi bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì vì dưỡng chất tuyệt vời của nó.

Lê là lựa chọn tốt khi mẹ tìm hiểu bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì

Lợi ích: Lê có tính mát, vị ngọt thanh, phù hợp cho những bé kén ăn. Trong quả lê chứa 1 lượng nhỏ vitamin C, K, kali và đồng, giàu chất xơ. Loại quả này rất tốt cho hệ tiêu hóa và cũng giúp bảo vệ các mô.

Bên cạnh đó, quả lê là bài thuốc chữa ho hiệu quả cho trẻ.

Cách chế biến lê cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả lê.
  • Bước 2: Mẹ xay nhuyễn lê hoặc hấp chín, nghiền nhuyễn trộn cùng với một số loại trái cây khác như đào, chuối hay ép nước cho bé dùng.
  • Bước 3: Mẹ chỉ cho bé ăn 2 thìa/bữa và tăng dần khi trẻ đã quen với thức ăn đặc.

2.5 Đu đủ chín 

bé 6 tháng ăn được trái cây gì
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Trái đu đủ

Đu đủ chín là lựa chọn hoàn hảo khi mẹ thắc mắc bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì. Nếu mẹ nào vẫn lăn tăn không biết trẻ 6 tháng tuổi ăn đu đủ chín được không thì câu trả lời là hoàn tòa được vì những lợi ích cho bé là vô cùng lớn.

Lợi ích: Đu đủ rất giàu vitamin (A, C, E), chất xơ và lượng lớn axit folic có tác dụng chống táo bón, tăng cường thị lực và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bé 6 tháng tuổi.

Cách chế biến đu đủ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: một miếng đu đủ chín, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bước 2: Mẹ lấy một miếng đu đủ chín, gọt vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn cho bé ăn.

Mẹ lưu ý không nên cho con ăn nhiều đu đủ khi bé mới ăn dặm, vì loại hoa quả này có thể gây vàng da (do trong đu đủ chứa nhiều carotene). Nếu bé nhạy cảm về thực phẩm; mẹ đợi đến cuối tháng thứ 6 hãy cho bé ăn đu đủ.

>> Liên quan đến bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì: Bé 6 tháng nên ăn dặm ngày mấy bữa?

2.6 Đào

Đào thanh ngọt, được nhiều trẻ 6 tháng yêu thích. Với băn khoăn bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì; mẹ có thể chọn đào cho bé nhé.

Lợi ích: Loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, PP; protein; các loại đường glucose, saccarose, beta-carotene và các dưỡng chất sắt, photpho, kali… hỗ trợ phát triển thị lực, tăng cường lưu thông máu cho trẻ.

Tuy nhiên, quả đào có tính nóng, vì vậy mẹ cũng không nên cho trẻ ăn dặm sử dụng nhiều loại trái cây này.

Cách chế biến đào cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ chế biến đào cho trẻ ăn dặm bằng cách gọt vỏ, bỏ hạt
  • Bước 2: Hấp nghiền nhuyễn hoặc xay lấy nước cho bé.

2.7 Mơ

Lợi ích: Mơ chứa hàm lượng lớn vitamin A, C cùng các yếu tố vi lượng. Mận còn chứa nhiều chất xơ, giúp trẻ chống lại chứng táo bón. Còn quả mơ lại có beta-carotene và lycopene tốt cho sức khỏe tim mạch và thị giác của trẻ.

Cách chế biến mận hoặc mơ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1 quả mơ chín.
  • Bước 2: Chế biến mơ cho bé ăn dặm bằng cách hấp chín và xay nhuyễn mịn cho bé thưởng thức.
  • Bước 3: kết hợp với trái cây khác có vị ngọt cho bé dễ ăn.

LƯU Ý: Trẻ mới tập ăn dặm nên ăn 2 thìa cà phê trong một bữa và tăng dần lên. Trẻ 8 tháng có thể ăn mơ, mận trộn sữa chua để chữa táo bón.

2.8 Xoài ngọt

xoài ngọt cho trẻ 6 tháng tuổi
Xoài là câu trả lời hoàn hảo khi mẹ không biết bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, mẹ nên lựa chọn xoài ngọt nhé.

Lợi ích: Trong xoài chứa đầy đủ các nhóm chất như protein, carbohydrate, chất béo và các loại vitamin (C, A, K, B6). Xoài còn rất giàu calo và một lượng lớn folate và kali, chất chống oxy hóa và một lượng nhỏ các vi khoáng khác.

Mẹ lưu ý trái xoài có tính nóng, nên tránh cho trẻ ăn xoài sớm. Khi ăn, nên cho ăn thưa ra để kiểm tra phản ứng cơ thể của trẻ.

Cách chế biến xoài cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả xoài chín vàng, ngọt, một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bước 2: Mẹ nghiền nhuyễn xoài chín cho bé ăn, hoặc trộn cùng với khoai lang, bí ngô xay nhuyễn để tăng thêm chất dinh dưỡng cho con.

2.9 Việt quất

Việt quất cũng là một món lành mạnh khi mẹ tự hỏi bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì.

Lợi ích: Việt quất chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, loại hoa quả này có màu đỏ tím rất đẹp, kích thích thị giác của các bé.

Cách chế biến việt quất cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 2-3 quả việt quất; 1/2 quả chuối (hoặc có thể tùy chọn các loại quả khác)
  • Bước 2: Mẹ chế biến việt quất bằng cách xay nhuyễn cho bé ăn dặm, hoặc trộn với các loại hoa quả khác như táo, chuối, lê và xay nhuyễn cho bé ăn.

LƯU Ý: Nên cho bé ăn việt quất vào buổi sáng mẹ nhé.

2.10 Hồng xiêm

Nếu mẹ đau đầu chưa biết bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì; mẹ hãy mạnh dạn cho bé tập ăn hồng xiêm.

Lợi ích: Quả hồng xiêm chứa nhiều vitamin như B, C và các khoáng chất: kali, canxi, magie, phốt pho. Hồng xiêm còn chứa nhiều đường tự nhiên và chất béo nên sẽ hỗ trợ trẻ tăng cân.

Cách chế biến hồng xiêm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1 quả hồng xiêm chín, ngọt, thơm. Mẹ lưu ý lựa hồng xiêm chín kỹ, vì hồng xiêm chưa chín kỹ sẽ còn nhựa, không tốt cho dạ dày non nớt của bé 6 tháng tuổi.
  • Bước 2: Chế biến hồng xiêm bằng cách xay nhuyễn, nghiền nát cho bé thưởng thức và bé nên được bắt đầu ăn loại quả này từ tháng thứ 7.

2.11 Cam

cam
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Trái cam ngọt

Quả cam ngọt là được khuyến nghị với câu hỏi bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì

Lợi ích: Cam ngọt chứa nhiều vitamin C, chất xơ. Đây là loại quả giúp bé 6 tháng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Cách chế biến quả cam ngọt cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả cam ngọt.
  • Bước 2: Vắt cam lấy nước cốt rồi cho bé uống.
  • Bước 3: Hoặc mẹ có thể bóc vỏ bên ngoài của múi cam cho bé tập ăn từ từ.

2.12 Kiwi

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Kiwi là một lựa chọn tuyệt vời cho bé vì nó có lượng đường tự nhiên thấp hơn so với nhiều loại trái cây khác. Ngoài ra, kiwi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết

Lợi ích: Kiwi cung cấp một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp các chức năng của các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển của tế bào và giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt.

Cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 trái kiwi.
  • Bước 2: Kiwi gọt vỏ, cắt nhỏ thành từng miếng để cho bé bé cầm và ngậm trái.
  • Bước 3: Mẹ cũng có thể thử nghiền kiwi và trộn với sữa chua Hy Lạp hoặc pho mát ricotta.

2.13 Quả mâm xôi

bé 6 tháng ăn được trái cây gì
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Chính là quả mâm xôi

Lợi ích: Quả mâm xôi chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Đây là một chất tăng cường miễn dịch cũng giúp con hấp thụ chất sắt để cung cấp năng lượng cho sự phát triển não và bổ máu. Quả mâm xôi thường có một lượng lớn chất chống oxy hóa; đặc biệt là khi được hái ở độ chín cao nhất.

Cách chế biến quả mâm xôi cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Nghiền quả mâm xôi để bé tự xúc ăn;
  • Bước 2: Hoặc mẹ có thể trộn quả mâm xôi nghiền với sữa chua Hy Lạp, ngũ cốc ấm, rau nghiền hoặc pho mát ricotta.

2.14 Dâu tây

Dâu tây
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Dâu tây là câu trả lời!

Những lợi ích của dâu tây khiến đây là món trái cây bổ dưỡng cho bé 6 tháng và là câu trả lời cho bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì.

Lợi ích: Dâu tây chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Quả dâu tây cũng chứa chất xơ, giúp thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh; cũng như folate thúc đẩy quá trình trao đổi chất, năng lượng tế bào và hoạt động chất chống oxy hóa của trẻ sơ sinh.

Cách chế biến dâu tây cho bé ăn dặm:

  • Nếu dâu tây của mẹ to, mềm và chín; mẹ có thể cho bé ăn cả quả dâu tây. Để kiểm tra xem quả mọng có đủ mềm không, hãy ấn vào giữa các ngón tay và đảm bảo rằng quả dâu tây sẽ bị lún nhẹ.
  • Nếu cả quả dâu tây có thể vừa với miệng trẻ thì quả đó quá nhỏ. Mẹ nên được cắt lát hoặc nghiền nhỏ để tránh trẻ bị nghẹn.

LƯU Ý: Để giúp trẻ ăn dâu tây nghiền nhiều hơn, hãy khuấy trái cây vào sữa chua hoặc ngũ cốc ấm. Nếu quả dâu bị nhão; hãy loại bỏ quả đó và thay thế bằng một quả lớn mới.

2.15 Dứa

bé 6 tháng ăn được trái cây gì
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Trái dứa

Tương tự như các loại trái cây họ cam quýt, dứa chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tốt cho trẻ sơ sinh.

Lợi ích: Dứa không chỉ vitamin C tốt cho sức khỏe miễn dịch của trẻ. Loại trái cây cho bé 6 tháng này còn giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt từ các thực phẩm khác. Mangan giúp thúc đẩy tăng trưởng và quá trình trao đổi chất lành mạnh. Dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại các bệnh mãn tính.

Cách chế biến dứa cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Dứa bỏ vỏ, cắt nhỏ thành từng miếng rồi mẹ xay nhuyễn cho bé thưởng thức.
  • Bước 2: Nếu không muốn mua cả quả dứa, mẹ có thể cho bé dứa cắt sẵn trong lon.

Nếu ban đầu bé không thích dứa, hãy tiếp tục cho bé ăn thường xuyên. Có thể mất một vài lần cho đến khi bé bắt đầu thích món đó.

>> Cùng chủ đè bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì: Cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm

2.16 Dưa gang

Dưa gang vừa trả lời bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, vừa giúp bé chống táo bón

Lợi ích: Dưa gang chứa vitamin A và C – hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ hỗ trợ quá trình hồi phục của tế bào, thị lực và khả năng miễn dịch. Ngoài việc cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng thiết yếu, dưa gang cũng có thể làm giảm táo bón ở trẻ sơ sinh vì chúng chủ yếu là nước; giúp di chuyển mọi thứ trong hệ tiêu hóa nhỏ của trẻ.

Cách chế biến dưa gang cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Rửa sạch vỏ dưa đỏ trước khi cắt.
  • Bước 2: Cắt các miếng thành hình chữ nhật lớn nhưng mỏng.
  • Bước 3: Để khuyến khích việc bé tự ăn; hãy đưa một miếng lên không trung cho bé cầm lấy.

2.17 Mận

Mẹ muốn biết bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Mận sẽ là món ăn mẹ cần bỏ giỏ!

Lợi ích: Mận cung cấp kali và vitamin A, C và K. Đồng thời, những chất dinh dưỡng thiết yếu này hỗ trợ chức năng thần kinh và xây dựng các tế bào, mô và xương khỏe mạnh. Mận cũng chứa chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan, giúp đa dạng hóa vi khuẩn thân thiện trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì chức năng tế bào tối ưu.

Cách chế biến mận cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Hầm các loại mận tươi (đường kính ít nhất 5cm), cắt đôi, bỏ phần da và vỏ.
  • Bước 2: Cho bé ăn nửa quả mận hầm hoặc nghiền nát và trộn trái cây vào cháo
  • Bước 3: Hoặc mẹ cho bé ăn mận kèm thức ăn dạng kem như phô mai ricotta hoặc sữa chua.
  • Bước 4: Mẹ cũng có thể xay nhuyễn mận hầm để tạo thành nước sốt dùng với thịt viên, chả hoặc bánh xèo.

Nếu mẹ muốn cho bé ăn mận tươi, hãy mua nhưng hãy đảm bảo chọn mận có đường kính ít nhất 5cm, bị rỗ, và chín tới mức trái cây dập vào giữa các ngón tay của bạn.

3. Cách tập cho bé 6 tháng ăn dặm trái cây

Để bé 6 tháng tuổi có thể ăn dặm trái cây dễ dàng hơn, mẹ cần lưu ý:

  • Cho bé ăn dặm giữa những bữa ăn chính.
  • Cho bé ăn những món trái cây mềm, dễ nuốt.
  • Cho bé 6 tháng ăn khi đói (ví dụ lúc bé đưa tay lên miệng).
  • Mẹ nên nghiền nhuyễn khi chế biến món trái cây ăn dặm cho bé.
  • Mẹ cần kiên nhẫn với bé, cho con thời gian để làm quen các hương vị mới.
  • Liều lượng khuyến nghị: 7g trong một lần ăn dặm. Mỗi ngày khoảng 1-2 lần ăn dặm.
  • Mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn; chú ý đến dấu hiệu con đã no và ngừng cho trẻ ăn tiếp.

Đến đây, mẹ không chỉ biết bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì; và còn biết cách tập cho con cưng 6 tháng của mình ăn dặm trái cây bổ dưỡng.

[key-takeaways title=”Mẹ tham khảo thêm:”]

[/key-takeaways]

4. Một số lưu ý khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm trái cây

Lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây
Không chỉ biết bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, mẹ cũng lưu ý về cách chọn trái cây cho bé.

Không chỉ biết bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì; khi cho bé ăn, mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho con:

  • Nên tập cho bé ăn trái cây bằng cách ăn từng tí một và tăng dần lên.
  • Nên cho bé ăn giữa buổi sáng, hoặc bữa xế chiều, cách bữa chính tầm 1 tiếng.
  • Hạn chế các loại trái cây có vị chua, chát, đắng vì có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Có thể kết hợp các loại trái cây khác nhau để đổi vị cho bé, tuy nhiên, cần kiểm tra dị ứng trước.
  • Không cho trẻ ăn trái cây chứa nhiều vitamin C kết hợp với các món ăn dặm có chứa các loại hải sản.
  • Cần chọn hoa quả đúng mùa để tránh việc loại quả đó chứa nhiều thuốc hóa học hoặc chất bảo quản.
  • Mỗi ngày chỉ nên cho bé ăn tầm 20g trái cây; không nên ăn quá nhiều vì gây ảnh hưởng tới bữa chính.
  • Với loại trái cây chín mềm, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn để bé ăn, nhưng trái cây cứng thì có thể ép lấy nước hoặc hấp cách thủy.
  • Tuyệt đối không sử dụng hoa quả trái cây thay cho bữa chính; chỉ sử dụng làm bữa phụ và nên sử dụng điều độ cùng thực phẩm khác.

>> Mẹ có thể xem thêm Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

[inline_article id=171151]

Hy vọng bài viết “Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?” đã giải đáp được thắc mắc của mẹ khi chọn lựa thực phẩm ăn dặm cho con.

[video-embeb title=’Top 6 loại trái cây “thần thánh” không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé ‘ description=” url=’https://youtu.be/HbAwIPRpiR0?feature=shared’ ][/video-embeb]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ăn trái cây như thế nào để không hại sức khỏe? Bà bầu, trẻ em, người bệnh nên ghi nhớ

Ăn trái cây là việc luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích vì tốt cho sức khỏe mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bạn cần ăn trái cây đúng cách thì cơ thể mới hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất từ loại thực phẩm này và không gây hại cho dạ dày.ăn trái cây

MarryBaby xin chia sẻ những bí quyết ăn trái cây đúng cách cho bà bầu, trẻ em và người bệnh để giúp chị em chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe gia đình. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé.

Bà bầu ăn trái cây như thế nào thì tốt?

1. Không dùng trái cây để thay thế bữa ăn chính

Khi mang thai, mẹ cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các nhóm chất đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất, trong khi đó, thành phần chủ yếu của trái cây là đường và vitamin. Như vậy, trái cây chỉ cung cấp được một phần nhỏ các dưỡng chất thiết yếu chứ không thể nào thay thế thịt, cá, rau củ, tinh bột. Chế độ ăn uống thiếu chất của bà bầu chắc chắn sẽ dẫn đến sự phát triển không hoàn thiện ở thai nhi.

Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều trái cây, mẹ sẽ rất nhanh tăng cân và đường huyết cao, từ đó dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng thai kỳ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như tiền sản giật, sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh.

2. Không ăn trái cây sau bữa ăn

Ăn trái cây như món tráng miệng sau bữa cơm là thói quen phổ biến ở các gia đình Việt nhưng cách ăn này lại không tốt cho sức khỏe. Bởi vì việc ăn trái cây sau bữa cơm dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đồng thời tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Thay vào đó, mẹ bầu chỉ nên ăn trái cây trong bữa phụ, tốt nhất là ăn sau bữa chính 1-2 giờ để đảm bảo trái cây được tiêu hóa đúng cách.

3. Nên súc miệng sau khi ăn trái cây

Sự thay đổi của các hormone thai kỳ khiến cho khả năng miễn dịch của răng và lợi đối với vi khuẩn trở nên suy yếu. Do đó, răng sẽ rất dễ bị sâu khi tiếp xúc với đường và axit có trong trái cây. Sâu răng gây đau đớn và khó khăn cho việc ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, sau khi ăn hoặc uống nước ép trái cây, bà bầu nên tạo thói quen súc miệng ngay để loại bỏ các mảng bám và đường nhé.

Trẻ em ăn trái cây như thế nào thì tốt?

Trái cây rất tốt cho trẻ nhỏ nếu mẹ không cho bé ăn sai cách như sau:

1. Uống quá nhiều nước ép trái cây

Nước ép trái cây có nhiều chất dinh dưỡng song nếu cho bé uống quá nhiều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của con như gây dư thừa calo dễ khiến trẻ bị béo phì. Ngoài ra, bé có thể bị tiêu chảy mãn tính, đầy hơi và đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa.

ăn trái cây
Ăn quá nhiều trái cây một lúc không tốt cho sức khỏe

2. Cho trẻ ăn trái cây sau bữa ăn chính

Thói quen ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Bởi vì việc này sẽ gây quá tải cho dạ dày khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn.

Ngoài ra, thức ăn và trái cây ăn cùng thời điểm sẽ lên men và chuyển hóa thành axit, gây cảm giác đau hoặc xót bụng. Vì vậy, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn hoa quả một giờ trước hoặc sau bữa ăn để chất dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất.

3. Không ăn hoa quả ngay sau khi gọt

Những loại trái cây như lê, táo, xoài sau khi đã gọt vỏ hoặc cắt thành miếng cần ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon cũng như giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc này còn giúp trái cây không bị oxy hóa và nhiễm khuẩn, gây hại cho tiêu hóa của bé.

Nếu bạn không thể cho con ăn trái cây ngay sau khi gọt, hãy ngâm trái cây  trong dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin và tránh vi khuẩn thâm nhập nhé.

4. Kết hợp trái cây với một số loại thực phẩm bị kỵ nhau

Có một số loại trái cây khi ăn cùng lúc với một số loại thực phẩm sẽ gây đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ví dụ như mẹ không nên cho bé ăn quýt trước và sau khi uống sữa khoảng một giờ đồng hồ. Bởi vì điều này có thể sẽ làm cho dịch quýt bị đông lại gây khó khăn cho việc hấp thụ dinh dưỡng của bé.

5. Chỉ uống nước ép mà không ăn trái cây

Nhiều phụ huynh cho rằng, uống nước ép trái cây chính là tận dụng phần tinh túy nhất của trái cây. Chính vì vậy, thay vì cho trẻ ăn trái cây thô thì mẹ lại cho bé hoàn chỉ uống nước ép. Tuy nhiên, cách này khiến bé không hấp thụ được chất xơ, trong khi chất này rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt là việc ngăn ngừa táo bón.

6. Nấu chín trái cây

Hoa quả khi bị đun nóng, sấy khô hay nấu chín đều mất đi một lượng đáng kể chất dinh dưỡng,vì vậy mẹ không nên hâm nóng hay nấu trái cây. Thay vào đó, bạn có thể chế biến trái cây và rau củ tươi thành món salad kèm theo các loại dầu giấm hoặc sốt mà trẻ thích.

ăn trái cây
Trái cây nấu chín sẽ bị mất chất dinh dưỡng

7. Ăn sáng bằng trái cây

Việc dùng trái cây thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác vào buổi sáng sẽ gây hại cho dạ dày của bé. Vì trái cây rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C sẽ gây tăng axit dạ dày khiến trẻ dễ bị đau bao tử hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Những thắc mắc thường gặp về việc ăn trái cây

1. Sau khi mổ nên ăn trái cây gì?

Sau sinh nên ăn trái cây gì? Sinh mổ ăn được trái cây gì? Phụ nữ sau sinh nên ăn trái cây gì? Bà đẻ nên ăn trái cây gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ. Sau sinh thường hoặc sinh mổ sản phụ không nên ăn trái cây quá chua như chanh, cam chua, khế… vì lúc nào dạ dày còn yếu nên dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn trái cây chát vì dễ bị táo bón, ảnh hưởng đến vết mổ hoặc tầng sinh môn nhé.

Tốt nhất chị em nên ăn trái cây ngọt, mát để bổ sung vitamin, nước để giải nhiệt và giúp tăng tiết sữa cho con bú.

2. Bà bầu nên ăn trái cây gì?

Bà bầu ăn trái cây gì tốt? bầu nên ăn trái cây gì? Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ và giúp tăng cường dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, bạn nên ăn những loại trái cây mát, nhiều nước, vitamin như cam, bưởi, ổi, lê, táo, kiwi, bơ, dưa các loại, quả mọng.

Đồng thời chị em cần tránh ăn các loaị quả có thể gây hại cho thai kỳ như: Đào, đu đủ xanh, vải…

3. Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Bé 6 tháng ăn được trái cây gì? Lúc này bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và làm quen với những thực phẩm đầu tiên ngoài sữa. Mặc dù trẻ từ 1 tuổi mới nên cho ăn trái cây song mẹ cũng có thể cho bé ăn từ lúc 6 tháng tuổi. Trái cây tốt để cho bé ăn thử như lê, chuối, táo.

4. Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì?

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể ăn đa dạng các loại trái cây song cần tránh những trái cây xanh chát gây táo bón như ổi xanh, chuối xanh. Hoặc trái cây quá chua vì có thể khiến bé bị tiêu chảy như khế chua, chanh nguyên chất.

ăn trái cây
Mẹ không nên ăn trái cây xanh, chát

5. Bị sốt nên ăn trái cây gì?

Khi bị sốt cơ thể bị mất nước và mệt mỏi, lúc này bạn nên ăn trái cây nhiều nước đặc biệt là cam, bưởi. Cam giàu vitamin C, nước giúp bù nước điện giải, hạ sốt và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để bạn phục hồi nhanh.

6. Bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn những loại trái cây mát, giúp máu lưu thông, giảm cholesterol như lựu, dưa hấu, bơ, chuối, dứa.

7. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn những loại trái cây có thể giúp kiểm soát insulin để trung hòa lượng đường trong máu như bưởi, dâu tây, cam, cherry, táo, lê, mận hậu.

8. Bị gãy xương nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn các loại trái cây giàu vitamin B6 như đu đủ, xoài, dưa hoặc trái cây giàu chất axit folic, một dạng vitamin B như chuối, cam, quýt.

9. Ăn trái cây gì để giảm cân?

Ăn trái cây giảm cân? Bạn nên ăn trái cây giàu vitamin C, ít đường như cam và trái cây họ cam, lê, táo, việt quất, kiwi… và hạn chế ăn trái cây ngọt, nhiều đường như dưa hấu, vải, mít, na.

10. Bị ho nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn trái cây giàu vitamin C, quercetin flavonoid, enzyme Bromelain để giúp kháng viêm, giảm ho, tăng cường sức đề kháng như cam, quýt, việt quất, táo, dứa.

11. Bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Bé 9 tháng tuổi đã mọc được một số răng, lúc này con có thể ăn được nhiều loại trái cây hơn. Những trái cây tốt cho trẻ lúc này bao gồm táo, bơ, chuối, lê, xoài.

ăn trái cây 7
Bé 9 tháng tuổi ăn lê, táo, chuối

12. Mổ ruột thừa nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn trái cây giàu vitamin C và beta caroten để tái tạo mô tế bào giúp vết thương mau lành và hỗ trợ tốt cho tiêu hóa như chuối, cam, dưa vàng, đào

13. Ăn trái cây buổi tối có mập không?

Ăn trái cây có mập không? Nếu bạn ăn với lượng vừa phải và những thời gian lành mạnh thì sẽ không bị mập. Tuy nhiên, nếu bạn ăn trái cây nhiều đường quá nhiều và ăn thường xuyên sau 9 giờ tối thì dễ bị tăng cân nhé.

14. Người bệnh tim nên ăn trái cây gì?

Bạn nên ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa và vitamin E, C, beta-carotene để giúp trái tim khỏe mạnh như táo tây, kiwi, mơ, cam, việt quất, dâu tây, chuối, bơ, dưa hấu, đào, đu đủ, bưởi.

15. Ăn trái cây gì đẹp da

Tất cả các loại trái cây đều tốt cho da, tuy nhiên bạn cần ăn đúng cách. Ví dụ như bạn  không nên ăn trái cây giàu vitamin C vào buổi tối vì chất này sẽ gây cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến yếu xương. Hoặc bạn không nên ăn quá nhiều vải, mít, nhãn vào mùa hè vì các loại quả này nhiều đường, gây nóng trong khiến da nổi mụn.

ăn trái cây
Trái cây giàu vitamin C giúp đẹp da

Thói quen ăn trái cây rất tốt cho làn da, sức khỏe của cả người lớn, bà bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn cần ăn đúng cách mới phát huy được tác dụng tốt của trái cây nhé.