Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao?

Bé bị nổi mụn nước trong miệng sẽ cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc. Tuy nhiên, biểu hiện quấy khóc cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, mẹ cần phải biết bé bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết thế nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bé bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì?

Tuy thường được gọi một cách nôm na là “nhiệt miệng” nhưng không phải trường hợp nổi mụn nước nào cũng giống nhau. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nổi mụn nước trong miệng ở trẻ em thường xuất hiện ở lưỡi, vùng nướu, mặt trong môi, mặt trong má, niêm mạc miệng với những biểu hiện là các nốt chấm màu trắng, có mụn nước.

Những mụn nước này rất dễ vỡ, gây ra các vết loét nhỏ, tạo cảm giác khó chịu cho bé trong quá trình ăn uống đến khi lành lặn hoàn toàn. Khi bị mọc mụn nước trong miệng kết hợp vời những vấn đề như sức đề kháng kém, ăn uống không đủ dinh dưỡng và nhiễm khuẩn sẽ khiến vết loét lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc miệng sau khi mụn nước vỡ ra. Vì bị đau, bé hay quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân, ốm yếu. Nếu tình hình tệ hơn thì có thể gây sốt và nổi hạch.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọt

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến bé bị nổi mụn nước trong miệng”]

  • Cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt hoặc do cơ thể có tính hàn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm virus Herpes hoặc Zona.
  • Có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, mụn sẽ mọc ở nhiều vị trí hơn, không chỉ ở vòm miệng.
  • Áp tơ miệng hay viêm miệng áp tơ
  • Biểu hiện của bệnh sởi, thủy đậu…
  • Bé cắn phải mặt trong của môi.

[/key-takeaways]

Nổi mụn nước trong miệng
Nổi mụn nước trong miệng khiến bé bị đau và quấy khóc nhiều

Cách điều trị bệnh nổi mụn nước trong miệng ở trẻ em

Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng nếu chỉ do cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường thì sẽ không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi gặp phải căn bệnh này, trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

1. Thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước ở miệng tại nhà

  • Khi phát hiện các tổn thương ở trong khoang miệng của trẻ, việc đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, cha mẹ nên rơ lưỡi cho con đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Giặt sạch sẽ quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và những vật dụng trẻ tiếp xúc thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
  • Cho trẻ bị nổi mụn nước trong miệng những loại thực phẩm ở dạng lỏng, có tính mát để không làm trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá mặn hoặc quá nóng vì sẽ làm con bị đau rát và các vết loét sẽ viêm nhiễm nhiều hơn, rất khó lành.

2. Đưa con tới bệnh viện để được thăm khám cẩn thận

Khi trẻ em bị nổi mụn nước trắng trong miệng, việc thực hiện những cách chăm sóc khoa học tại nhà là điều vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn. Bởi lẽ khi đưa con tới các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của con và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Cách điều trị là gì?

Mẹo hay cho bé bị nổi mụn nước trong miệng

Rất nhiều loại thực phẩm và thảo mộc có thể giúp giảm tình trạng đau và khó chịu khi bé bị nổi mụn nước và loét trong miệng nhưng không sốt và vết loét không nặng. Mẹ có thể cho con dùng một trong những cách sau:

1. Mật ong

Mẹ có thể dùng mật ong để điều trị những mụn nước trong miệng. Bé có thể tự ngậm mật ong hoặc mẹ lấy tăm bông bôi mật ong trực tiếp lên vị trí mụn nước. Mật ong giúp khử trùng và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn. Hơn nữa, mật ong rất thơm và ngon khiến trẻ ngoan ngoãn điều trị. Nhưng mẹ lưu ý, không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi nhé.

2. Ngậm lá sát trùng để chữa trị nổi mụn nước trong miệng ở trẻ em

Không cần tìm đâu xa, chè xanh, rau diếp cá, tần dày lá… chính là những lá có tính sát trùng tự nhiên. Mẹ chỉ cần cho bé ngậm nước của những lá này trong khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày là mụn nước và vết loét sẽ dần biết mất.

Nổi mụn nước trong miệng
Tần lá dày không chỉ giúp trị nổi mụn nước trong miệng mà còn rất hữu ích khi bé bị ho

3. Chữa trị nổi mụn nước trong miệng trẻ em bằng lá rau ngót

Lá rau ngót có chức năng làm mát, hoạt huyết và giải độc. Vì vậy mẹ có thể giã nhuyễn và bôi trực tiếp lên mụn nước và vết loét để điều trị.

4. Cho bé bị nổi mụn nước trong miệng uống nước khế chua

Theo Đông y, khế là loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao nhưng khá lành tính và không có tác dụng phụ. Để điều trị bệnh nổi mụn nước trong miệng, mẹ cần 2 -3 quả khế tươi giã nát, đun với nước sôi. Đợi nguội thì mẹ cho bé uống như nước bình thường. Mẹ cũng nên cho thêm ít đường phèn để dễ uống hơn cho bé. Bé có thể uống nhiều lần trong ngày.

5. Mè đen

Nổi mụn nước trong miệng
Dùng mè đen chữa cho trẻ bị nổi mụn nước trong miệng

Dùng một vốc mè đen, sắc nước cho bé uống nhiều lần trong ngày cũng giúp giảm mụn nước trong miệng.

Tình trạng nổi mụn nước trong miệng trẻ thường không quá nghiêm trọng. Tuy vậy, mụn nước khá dễ tái phát. Để tránh những mụn nước quay trở lại, mẹ nên tập có con những thói quen phòng bệnh như:

  • Ăn uống đầy đủ, đúng giờ.
  • Chế độ ăn có nhiều rau xanh và luôn uống đủ nước.
  • Bổ sung vitamin A và C đầy đủ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, không tác dụng nhiều gây tổn thương nướu và niêm mạc miệng. Có thể súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

>> Mẹ có thể tham khảo: Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì? Có biến chứng gì không?

Trong quá trình chăm sóc, mẹ cần hết sức kiễn nhẫn vì trẻ thường hay quấy khóc và không chịu ăn. Nhưng nếu ăn quá ít sẽ dẫn đến thiết chất, đề kháng giảm và lâu khỏi bệnh. Mẹ có thể xay nhuyễn đồ ăn cho trẻ dễ ăn uống hơn. Hạn chế cho trẻ ăn đồ nóng. Tăng cường bổ sung nước cho trẻ mỗi ngày.

[inline_article id=268005]

Mẹ cũng đồng thời chú ý, khi bé bị lở miệng nhiều, đau và sốt, cách tốt nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống giúp tình trạng bệnh mau thuyên giảm.