Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

Khi lần đầu làm mẹ, chị em thường bỡ ngỡ khi thấy con yêu cứ quấy khóc giữa đêm rồi đòi bú mà chẳng biết nên làm gì cho đúng. Vậy bé bú đêm nhiều phải làm sao? Trước hết, bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân bé đòi bú đêm liên tục nhé.

Trẻ bú đêm có tốt không?

Các bà mẹ đã sai lầm khi đánh thức con dậy ban đêm để cho bú. Nhiều ông bố bà mẹ hàng đêm cứ đánh thức trẻ dậy để cho bú do sợ con ngủ một mạch tới sáng thì sẽ bị đói, bị hạ đường huyết và sợ không lớn. Nhiều bà mẹ thì muốn con mình mập mạp mũm mĩm dễ cưng nên cũng cố gắng đánh thức để cho em bé bú thêm vài lần nữa ở buổi đêm.

Trên thực tế, trẻ bú đêm nhiều sẽ mập tuy nhiên có những nguy cơ kèm theo:

  • Tăng nguy cơ hít sặc vì em bé bú tư thế nằm hoặc bú xong lại nằm ngay dễ có nguy cơ trào ngược và hít vào phổi
  • Khó ngủ hơn: Khi các bà mẹ cứ bị đánh thức trẻ dậy để cho bú, khi em bé bú căng bụng thì sẽ khiến cho em bé khó ngủ thêm được nữa
  • Tăng nguy cơ sâu răng

Và quan trọng nhất là nếu em bé không được ngủ thẳng giấc ít nhất từ 10 giờ đêm tới 2 giờ sáng thì trẻ sẽ kém chiều cao và trí thông minh. Do vào thời điểm từ 10 giờ đêm tới 2 giờ sáng là lúc hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Nếu cứ bị đánh thức trẻ vào thời điểm này có thể làm cho em bé lùn và kém thông minh hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

Nguyên nhân bé đòi bú đêm liên tục

Mẹ sẽ biết bé bú đêm nhiều phải làm sao khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao con yêu hình thành thói quen này. 

Miệng trẻ còn nhỏ nên chỉ bú được ít sữa: Trẻ sơ sinh thường chưa có kỹ năng bú thuần thục, miệng nhỏ và còn đang phát triển nên trẻ sẽ bú mẹ nhiều để đáp ứng đủ lượng sữa cần thiết.

Trẻ đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh: Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng mà bé cần để phát triển khỏe mạnh. Trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh nên cần bú nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.

Bé bú yếu do gặp vấn đề về răng lưỡi: Khi trẻ bị mọc răng, bị nấm miệng, tưa lưỡi,… sẽ làm cho lực bú sữa mẹ yếu hơn. Do vậy, trẻ cần bú mẹ nhiều lần để đáp ứng đủ lượng sữa cần thiết.

Muốn tiếp xúc với bầu vú mẹ: Bé sẽ cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi ở bên cạnh mẹ, chính vì thế trẻ sẽ có phản xạ đòi bú nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Hiện tượng này thường phổ biến ở hầu hết các bé.

Trẻ vừa bú vừa ngủ quên: Ở một số trẻ thường có thói quen vừa bú vừa ngủ quên. Do đó, trẻ không bú đủ và khi tỉnh dậy sẽ thường quấy khóc và đòi bú tiếp vì đói.

Sữa mẹ về ít, trẻ không bú được lượng sữa phù hợp: Trong những tuần đầu sau sinh, sữa mẹ thường về ít, trẻ không được bú đủ lượng sữa phù hợp sẽ dễ đòi bú nhiều lần.

Bé thích bú bầu ngực có đầu ti vừa miệng: Bé thường không thích bú bên bầu ngực có kích thước đầu ti không vừa miệng. Do đó, bé thường ít bú và bật khóc để “đòi” bú bên bầu ngực mà bé thích.

Bé bú đêm nhiều có tốt không?

bé bú đêm nhiều có tốt không

Mẹ cho trẻ bú đêm đúng cách và điều độ sẽ giúp con yêu hạn chế hạ đường huyết, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đáp ứng cho sự phát triển của dạ dày và giúp trẻ ngủ ngon. Song mẹ sẽ càng muốn tìm hiểu bé bú đêm nhiều phải làm sao khi biết được sự thật bé đòi bú đêm liên tục với tần suất lớn là không hề tốt.

Trên thực tế, trẻ bú đêm nhiều không chỉ dễ bị béo phì mà còn làm tăng những nguy cơ dưới đây:

  • Trẻ dễ bị sặc sữa khi nằm bú và ngủ lại sau khi bú xong. Sữa chưa được chuyển hóa xuống dạ dày nên trào ngược trở lại và vào phổi, làm tăng nguy cơ bé bị ngạt thở, viêm phổi do hít sặc sữa…
  • Bé khó ngủ lại khi bụng đã no căng.
  • Nhiều nghiên cứu đã cho biết bé có thể chậm phát triển chiều cao và trí thông minh khi không được ngủ thẳng giấc từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.
  • Đối với những bé từ 6 tháng trở lên thì bú đêm nhiều  dễ có nguy cơ bị sâu răng nếu không được vệ sinh răng miệng tốt.

[inline_article id=94084]

Khi nào nên cho trẻ bú đêm?

Ở 28 ngày đầu tiên sau khi chào đời, mẹ không nên gọi con dậy bú đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Tuy vậy, bé chỉ ngủ tầm 2-3 tiếng là đói và đòi bú. Do đó, sẽ rất thuận tiện nếu mẹ cho con bú sữa mẹ. Lúc này, chỉ cần bé ngọ nguậy, tìm vú là bạn có thể cho con bú ngay.

Trường hợp cho trẻ dùng sữa ngoài, mẹ cần canh hơn 2 đến 3 tiếng thì pha sữa cho con. Lý do là đợi trẻ dậy, quấy khóc mới pha thì sẽ không thể đáp ứng ngay cơn đói của con, làm con khóc dữ dội hơn.  

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 lưu ý về cách cho bé bú mẹ vào ban đêm, bạn cập nhật ngay nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể cắt giảm cữ bú đêm cho bé khi con bước sang tháng thứ 6 để đỡ cực. Hơn nữa, khi trẻ đã tập ăn dặm thì việc cung cấp sữa đêm sẽ không còn cần thiết nữa. Việc cai sữa đêm cho con cần tiến hành tuần tự. Khi trẻ khoảng 1 tuổi thì nên dứt hẳn cữ bú đêm, nếu không trẻ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất.

Mẹ cần lưu ý cho trẻ bú đêm đúng tư thế và không cần cho con bú quá no vì sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo con ngủ đủ giấc khi đánh thức bé giữa đêm và sau khi bé bú xong thì nên làm sạch răng cho trẻ để ngừa nguy cơ sâu răng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú no

bé bú đêm nhiều phải làm sao? Dấu hiệu nhận biết bé đã bú no

Nhận biết những dấu hiệu trẻ đã bú no dưới đây cũng là một trong những cách khắc phục bé bú đêm nhiều.

Ngực mẹ không còn căng cứng: Sau khi cho con bú nếu như ngực mẹ cảm thấy mềm và không còn căng cứng là bé đã bú đủ.

Bé ngủ thiếp đi khi bú và tiếp tục ngủ một lúc lâu sau đó: Khi đã nhận được lượng sữa mong muốn, bé sẽ ngưng bú và không quấy khóc. Lúc này, mẹ có thể đặt bé vào nôi để ru bé ngủ.

Bé tăng cân đều, ổn định: Khi được cung cấp đủ sữa, trẻ sẽ tăng cân đều và ổn định. Nếu bé bú nhiều và bú liên tục, cơ thể nhận được hàm lượng dinh dưỡng quá lớn so với nhu cầu thì sẽ bị thừa cân.

Khi bú no, tâm trạng bé thoải mái vui vẻ hơn.

Trẻ đi tiểu ít nhất 10 lần/ngày: Nếu đã bú đủ, thông thường trẻ sẽ đi tiểu ít nhất 10-12 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu như các mẹ thấy bé đi tiểu dưới mức này mỗi ngày thì trẻ vẫn chưa bú đủ. Nếu nước tiểu của trẻ có màu sẫm và có mùi nghĩa là trẻ đang không nhận đủ sữa mẹ. 

Bé bú đêm nhiều phải làm sao?

bé bú đêm nhiều phải làm sao?

Bé bú đêm nhiều phải làm sao? Mẹ không nên ngay lập tức ép trẻ bú theo đúng khung giờ mà hãy bình tĩnh áp dụng những cách dưới đây:

Đối với trẻ dưới 6 tháng

– Nếu bé liên tục đòi bú đêm, mẹ có thể giãn cữ bữa đêm của con ra dần dần. Thay vì 1 tiếng 1 lần thì mẹ kéo giãn thời gian sang 1 tiếng 30 phút 1 lần rồi tăng dần lên 2 tiếng, 3 tiếng. Khi trẻ ngủ một mạch mà không khóc đòi ti thì mẹ để cho bé ngủ mà không cần đánh thức. 

– Giảm dần lượng sữa cho trẻ bú đêm cho đến khi trẻ không cần bú nữa mà vẫn ngủ được.

– Cho bé ngậm núm ti giả khi bé quấy khóc đòi bú mà bụng vẫn còn no sữa.

– Tập cho trẻ ngủ trong nôi thay vì trên tay mẹ và nên cho bé bú sữa trước khi đi ngủ 1 tiếng. Vì nếu không, trẻ sẽ có thói quen là phải bú mới ngủ được và không thể tự mình đi vào giấc ngủ. Điều này khiến trẻ cứ đòi bú mỗi lần thức giấc ban đêm.

– Sau cữ bú lúc 9-10 giờ, bạn có thể cho trẻ bú thêm một lần nữa trong đêm sau 4 tiếng ngủ ngon giấc.

– Không nên để trẻ ngủ nhiều ban ngày. Như vậy, buổi tối bé sẽ ngủ ngon hơn.

– Nếu bé quá quấy khóc đòi bú, mẹ hãy vắt sữa ra bình rồi nhờ chồng hoặc người thân cho bé bú. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cho bé bú trực tiếp xen kẽ vì để lâu sẽ làm bé bỏ ti mẹ.

– Nên dùng gối chặn ở hai bên hông cho bé để bé không giật mình.

– Phòng của bé ngủ nên yên tĩnh và thông thoáng.

– Mẹ nên đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú.

Đối với trẻ trên 6 tháng

Đối với trẻ trên 6 tháng, mẹ nên cai sữa cho con dần dần. Tuy nhiên, trước khi cắt giảm lượng sữa cho con, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết giai đoạn này, bé bú đêm nhiều phải làm sao. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 6 cách cai sữa cho bé hiệu quả mẹ cần bỏ túi

Bạn không cần phải nóng vội tìm giải pháp bé bú đêm nhiều phải làm sao. Thay vào đó, hãy bình tĩnh quan sát và để ý con nhiều hơn, bạn sẽ có hướng giải quyết tốt nhất và phù hợp nhất cho con đấy.