Trẻ biết đi là một trong những cột mốc được mong đợi nhất của cả nhà. Vì vậy những ai lần đầu làm mẹ luôn háo hức, tò mò không biết khi nào trẻ biết đi. Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Việc biết trẻ mấy tháng biết đi sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con. Từ đó mẹ có những can thiệp kịp thời nếu cần.
Trẻ mấy tháng biết đi?
Trẻ mấy tháng biết đi? Nhiều mẹ thường nghĩ trẻ có thể tự đi khi được 12 tháng tuổi. Nhưng thực tế thì bất kỳ thời điểm nào từ 9 tháng đến trước 18 tháng đều được coi bình thường. Vì vậy nếu bé 13 tháng chưa biết đi, mẹ không phải lo lắng.
Dưới đây là các mốc phát triển và vận động của một bé khỏe mạnh:
- 7–8 tháng tuổi: Bé có thể ngồi vững và trườn bò nhanh.
- 9-12 tháng tuổi: Trẻ mấy tháng biết đi? Đến tháng tuổi này, trẻ đã có thể vịn vào thành giường, ghế và tập đi từng bước một.
- 12-18 tháng tuổi: Hầu hết các bé sẽ chập chững những bước đi đầu tiên khi được 1 tuổi. Lúc này, trẻ đã biết vịn để leo cầu thang hay trèo lên ghế. Nhưng nếu bé 12 tháng tuổi chưa biết đi thì cũng là điều hết sức bình thường.
Bởi con có thể cần thêm vài tuần hay thậm chí vài tháng nếu trước đó con biết lật, biết bò chậm hơn các bé khác. Ngoài ra, những bé sinh non hoặc nặng cân cũng biết đi muộn hơn. Một lý do nữa là con đang phát triển một kỹ năng khác như nói chuyện thay vì tập đi.
Dấu hiệu trẻ sắp biết đi
Trẻ mấy tháng biết đi? Khi nhìn thấy những dấu hiệu sau đây ở bé, mẹ sắp sửa “ăn mừng” những bước đi đầu đời của con rồi đó.
1. Bé thích bám, vịn để tập đứng dậy
Thông thường, trẻ sẽ sẵn sàng tập đi khi có thể bám hoặc vịn vào đồ vật để tập đứng dậy.
Cột mốc này thường xảy ra ở tháng thứ 8 và có thể kéo dài đến 3 tháng trước khi trẻ có những bước đi độc lập. Vậy, bé mấy tháng thì cho tập đứng? Dựa theo sự phát triển này, mẹ có thể tập đứng cho con khi bé được 8 tháng. Tuy nhiên, nếu bé chưa sẵn sàng thì mẹ cũng đừng ép con nhé.
2. Bé quấy khóc, cáu gắt
Những hành vi này thật không dễ dàng chút nào với mẹ. Nhưng mẹ nên vui mừng vì đây là tín hiệu cho thấy bé sắp đạt cột mốc phát triển mới. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi con biết đi.
>> Mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
3. Tự đứng dậy
Vẻ mặt hạnh phúc xen lẫn một chút lo sợ là cảm giác lần đầu trẻ tự mình đứng dậy. Đây là lúc trẻ đã có khả năng giữ thăng bằng và sẵn sàng để tập đi.
4. Có những hành động “táo bạo”
Trẻ mấy tháng biết đi? Thật bất ngờ khi một ngày mẹ thấy đứa trẻ bỗng buông tay vịn rồi nhoẻn miệng cười. Đó là khi sự tự tin trong con tràn ngập và sẵn sàng cho những bước đi độc lập.
Không còn tò mò trẻ mấy tháng biết đi khi mẹ đã biết những dấu hiệu trẻ sắp biết đi trên đây. Việc trẻ biết đi sớm hay muộn có thể không chỉ liên quan đến khả năng của bé mà còn liên quan nhiều hơn đến tính cách. Một đứa trẻ “siêu dũng cảm” có thể dám thử thách, đứng dậy và đi “bất chấp”. Trong khi một đứa trẻ nhút nhát muốn chắc rằng mình sẽ không bị ngã trước khi tập đứng dậy hoặc đi.
Trẻ mấy tháng biết đi? Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi
Xác định thời điểm trẻ mấy tháng biết đi nhưng đó không phải là con số chuẩn cho mỗi trẻ. Bởi trên thực tế tốc độ phát triển của mỗi bé là không giống nhau. Nhiều bé có thể biết đi chậm hơn so với mốc thời gian trung bình. Nhưng một khi sự chậm trễ kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề đáng lo ngại.
Một đứa trẻ khi đến hết 18 tháng mấy vẫn chưa biết đi thì được xem là trẻ chậm biết đi. Hệ thần kinh vận động chưa phát triển có thể là nguyên nhân.
Bất kỳ sự lo ngại nào liên quan việc trẻ chậm biết đi nên được thông báo cho bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám để xem liệu trẻ có cần thực hiện thêm xét nghiệm nào hay không.
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển và có thể làm con chậm biết đi:
- Trẻ chưa thể nâng đầu tạo góc 45 độ so với mặt giường sau 4 tháng tuổi.
- Trẻ vẫn chưa biết duỗi tay với lấy đồ sau 6 tháng tuổi.
- Các cột mốc phát triển trước khi biết đi như lẫy, ngồi, bò… chậm hơn so với thang đo phát triển bình thường.
- Trẻ không thể vịn đứng sau 12 tháng tuổi.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!
Phải làm gì nếu bé không biết đi
Đừng lo lắng nếu trẻ chỉ đơn giản chậm biết đi mấy tháng. Nhưng nếu con không đứng vững khi 12 tháng tuổi, không thể đi lại khi 18 tháng tuổi, hoặc không thể đi vững vàng khi được 2 tuổi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
Hãy nhớ rằng thời gian trẻ mấy tháng biết đi sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh có thời gian biểu khác nhau và trẻ sinh non có thể đạt được mốc thời gian này và những cột mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi. Nếu con sinh non, cha mẹ nên tính các mốc quan trọng của con bạn kể từ ngày dự sinh, mà bác sĩ nhi khoa gọi là độ tuổi mấy tháng biết đi điều chỉnh của trẻ.
Trẻ mấy tháng biết đi? Cách giúp bé tập đi
Trẻ mấy tháng biết đi? Đừng căng thẳng khi sự phát triển của con dường như không thuận lợi như các bé khác. Mẹ càng áp lực càng khiến trẻ chậm biết đi hơn.
Đi bộ liên quan đến việc giữ thăng bằng và tự tin. Không đơn thuần là chỉ học cách tự đứng lên mà đó còn là cách phối hợp các bước để không bị ngã. Và quá trình này cần có thời gian. Có rất nhiều cách để khuyến khích trẻ tập đi. Nhưng cách tốt nhất là để bé có nhiều cơ hội khám phá và tự mình tập đi.
- Đặt đồ chơi vừa tầm với như một phần thưởng để tạo động lực cho bé tập đứng dậy.
- Đảm bảo môi trường an toàn bằng cách dọn bớt những vật cản đường, sắc nhọn nguy hiểm để trẻ không cảm thấy sợ hãi mỗi khi tập đi.
- Trước khi bé có thể tự đi, hãy khuyến khích bằng cách nắm lấy tay con để giúp con giữ thăng bằng tốt hơn.
- Không nên cho trẻ dùng xe tập đi. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã kêu gọi cấm bán và sản xuất xe tập đi cho trẻ ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm trẻ chậm phát triển vận động, ức chế sự phát triển bình thường của cột sống và ảnh hưởng đến tư thế của bé. Tệ hơn nữa, trẻ có thể bị lật hoặc lăn xuống cầu thang, dẫn đến chấn thương.
- Nên cho trẻ đi chân trần trong quá trình tập đi. Điều này giúp bé phát triển cơ ở bàn chân và mắt cá chân, phát triển vòm chân, học cách giữ thăng bằng và khả năng phối hợp tốt hơn.
[inline_article id=683]
Lưu ý quan trọng cho mẹ
Trong quá trình tập đi, nếu mẹ thấy chân con vòng kiềng thì không cần phải lo. Vì hiện tượng này sẽ hết khi trẻ được 2 tuổi.
Thỉnh thoảng bé đi nhón chân thì không sao vì có thể con đang đùa nghịch. Nhưng nếu con luôn đi trên đầu ngón chân, nhất là sau 2 tuổi thì mẹ cần kiểm tra lại vì rất có thể con đang gặp vấn đề bất thường về thể chất. Chẳng hạn con có thể bị gân gót chân ngắn, loạn dưỡng cơ, tự kỷ hoặc bại não…
Mong rằng những thông tin MarryBaby chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ biết trẻ mấy tháng biết đi. Dù rằng không nên quá căng thẳng khi cột mốc này ở con bị chậm trễ nhưng hãy tin vào bản năng người mẹ. Nếu cảm thấy có bất kỳ điều gì không ổn đối với sự phát triển của trẻ, hãy đưa con đi khám bác sĩ mẹ nhé.