Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc khi bé mọc răng hàm không chịu ăn

bé mọc răng hàm không chịu ăn
Với các bé mọc răng hàm không chịu ăn, mẹ không nên ép bé ăn một lần quá nhiều.

Tương tự khi lúc mọc răng cửa hay răng nanh, bé mọc răng hàm có thể hay quấy khóc, bỏ bú, sốt… Một triệu chứng phổ biến hơn cả là bé mọc răng hàm không chịu ăn. Tình trạng này khiến không ít các mẹ vô cùng lo lắng bởi vì mỗi bữa ăn của bé dường như là nỗi “ám ảnh” với cả bé lẫn mẹ. Vậy, trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao? Hiểu đúng nguyên nhân giúp mẹ đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

Thời điểm bé mọc răng hàm

Trẻ sơ sinh thường bắt đầu mọc răng khi được 6-12 tháng tuổi. Quá trình mọc răng của trẻ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Đến khoảng 2 tuổi rưỡi, bé sẽ mọc đầy đủ 20 răng sữa, bao gồm 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. 

Mẹ có thể xem thêm thứ tự mọc răng hàm của bé tại đây

Vì sao bé mọc răng hàm không chịu ăn?

Bé mọc răng biếng ăn là triệu chứng rất thường gặp. Khi mọc răng, nướu bé bị đau, sưng đỏ, viêm, tổn thương vùng miệng. Những khó chịu trong quá trình mọc răng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và bỏ bữa. 

Ngoài ra, một số trẻ khi mọc răng có thể bị tiêu chảy (đi tướt) khiến dạ dày khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ. 

Biểu hiện trẻ mọc răng hàm

Biểu hiện chính khi trẻ mọc răng hàm là nướu răng ở vị trí mọc răng hàm sẽ sưng đỏ. Các triệu chứng khác gồm:

– Bé cáu gắt, quấy khóc, có thể sốt nhẹ.

– Bé mọc răng không chịu bú bình.

– Bé ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai, nuốt. Bữa ăn kéo dài ít nhất 30 phút.

– Bé cảm thấy khó chịu do bị chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, nấc cụt…

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ và sốt trong bao lâu?

Biểu hiện trẻ mọc răng hàm

Bé mọc răng lười ăn trong bao lâu?

Nhiều bố mẹ thắc mắc bé mọc răng lười ăn bao lâu. Trẻ sẽ giảm cảm giác thèm ăn trong khoảng 1 tuần hoặc hơn, gồm 3-4 ngày trước khi mọc răng, ngày mọc răng và 3 ngày sau đó. Đây sẽ là một giai đoạn không mấy dễ chịu của bé và mẹ cũng sẽ trải qua những ngày khá vất vả khi chăm sóc trẻ mọc răng biếng ăn. 

Bé mọc răng hàm không chịu ăn phải làm sao?

Khi bé mọc răng hàm không chịu ăn hay bỏ bữa do mọc răng, bố mẹ nên thực sự kiên nhẫn, cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số việc mẹ cần làm khi bé mọc răng biếng ăn là để ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho trẻ, gần gũi bé nhiều hơn, vệ sinh răng miệng đúng cách cho con…

1. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ khi mọc răng

– Thức ăn mềm

Khi bé mọc răng hàm không chịu ăn, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn như trái cây xay. Nói chung là bất cứ món ăn nào bé có thể húp từ thìa nhằm hạn chế tác động tới nướu răng bị sưng. 

– Thức ăn lạnh

Thực phẩm lạnh có thể giúp làm dịu cảm giác đau nướu răng ở trẻ. Theo đó, sữa chua hoặc trái cây xay nhuyễn ướp lạnh đều phù hợp với bé ở thời điểm này.

– Thức ăn cứng

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh việc nhai và cắn có thể giúp hơn một nửa số trẻ mọc răng giảm đau. Vậy nên, mẹ có thể cắt củ quả thành que cho bé nhấm nháp.

– Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Với các bé mọc răng hàm không chịu ăn, mẹ không nên ép bé ăn một lần quá nhiều. Thay vào đó, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để bé không bị ngán mà vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. 

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi

Tăng cường thực phẩm giàu canxi cho trẻ mọc răng hàm

Canxi là một trong những chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của răng. Do đó, trong giai đoạn trẻ mọc răng, bố mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm cho trẻ những thực phẩm giàu photpho, protein và vitamin. Đây là 3 dưỡng chất cần thiết giúp răng mọc nhanh, cứng cáp và khỏe đẹp. 

Lưu ý: Với các bé mọc răng hàm không chịu ăn trong thời gian dài, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Các chuyên gia nhi khoa sẽ hướng dẫn mẹ cách xây dựng thực đơn cho trẻ mọc răng biếng ăn dựa trên sở thích, tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu của con. 

2. Chơi với con nhiều hơn

Bé mọc răng hàm không chịu ăn, quấy khóc, dễ cáu gắt là những triệu chứng hết sức bình thường. Lúc này, mẹ đừng cộc cằn hay khó chịu với con. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn. Mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cùng bé. Thường xuyên trò chuyện và vui chơi để bé quên cảm giác đau nhức khi mọc răng. 

Mẹ cho con tham gia các hoạt động thể chất cũng giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Hoạt động thể chất giúp cơ thể đốt cháy năng lượng hiệu quả, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói, từ đó ăn ngon miệng.

3. Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên. Điều này giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau nhức, nhiễm trùng khi mọc răng. 

– Trước 12 tháng tuổi: Vệ sinh lợi cho bé mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

– Trẻ 12-18 tháng tuổi: Vệ sinh răng cho con bằng bàn chải chuyên dụng và nước sạch.

– Trẻ trên 18 tháng: Cho bé sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em để vệ sinh răng miệng.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Những lưu ý khác khi chăm sóc răng miệng cho trẻ

– Không nên cho bé ngậm núm vú giả hoặc bình sữa khi ngủ để tránh vi khuẩn gây viêm lợi.

– Cho bé uống nước ấm sau khi bé bú và ăn xong.

– Nên đưa bé đi khám nha khoa lần đầu khi con được 1 tuổi rưỡi. 

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí khi bé mọc răng hàm không chịu ăn. Khi trẻ biếng ăn do mọc răng, mẹ cần có biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời. Bởi tình trạng kéo dài có thể khiến trẻ thiếu chất, sụt cân, suy dinh dưỡng.

Lê Hương

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Không phải tự nhiên bé lười ăn, tất cả đều có nguyên do

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Theo các chuyên gia nhi khoa, không có công thức nào đúng với các trẻ. Chỉ khi tìm được đúng nguyên nhân, cha mẹ mới có thể khắc phục thành công chứng biếng ăn của con.

Bé lười ăn

Tạo sức ép để trẻ ăn, dỗ trẻ ăn bằng điện thoại, tivi hay dùng cố định một loại thực phẩm đều là những sai lầm cố hữu của nhiều phụ huynh Việt. Các bậc cha mẹ nên khắc phục những tình trạng này để giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại.

Nguyên nhân khiến bé lười ăn

1. Dùng thiết bị thông minh quá nhiều

Với cách nuôi dạy con cái thời nay, tranh cãi về việc cho phép con trẻ sử dụng thiết bị điện tử chưa bao giờ hạ nhiệt. Nhất là với một số trẻ 2-3 tuổi trở lên, không còn trong giai đoạn bú mẹ.

Nếu dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, tivi, trẻ mất cảm giác thèm ăn uống. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ áp dụng “chiêu” vừa ăn, vừa xem điện thoại để bé ăn nhanh và nhiều hơn.

Khi vừa ăn, vừa xem, trẻ sẽ như một cái máy chỉ biết há miệng và nuốt thức ăn, không biết món đó có ngon hay không. Như vậy, việc hấp thu, tiêu hóa sẽ gặp vấn đề.

Kết quả là dù ăn được nhiều nhưng vẫn có nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, thậm chí mắc bệnh dạ dày.Bé lười ăn

2. La mắng, dọa nạt, bắt trẻ ăn bằng mọi giá

Sự phát triển thể chất của bé 1-2 tuổi chậm hơn giai đoạn dưới một tuổi, trung bình bé tăng 2,4kg/năm. Cha mẹ ép ăn trong giai đoạn này sẽ làm bé biếng ăn kéo dài đến 3-4 tuổi hoặc lâu hơn.

Với các bé tăng trưởng tốt, bé biếng ăn vài ngày là hiện tượng bình thường. Hiện nay, nhiều cha mẹ lo lắng thái quá về tình trạng ăn uống của bé.

Họ ép con ăn bằng mọi giá, con đã no nhưng vẫn bắt ăn thêm. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, có thể khiến bé sợ hãi mỗi khi tới giờ ăn.

3. Dùng quá nhiều loại thực phẩm trong một bữa

Với trẻ đang tập ăn, đặc biệt tuổi nhũ nhi, cha mẹ Việt thường có cách chế biến trộn nhiều loại thực phẩm thành một hỗn hợp, sau đó xay nhuyễn, tạo hương vị rất khó ăn.

Trẻ trong giai đoạn này cần thích nghi dần với từng loại thực phẩm, cha mẹ lại cho dùng món thập cẩm sẽ làm trẻ không cảm nhận được mùi vị, kém hấp dẫn, dẫn đến biếng ăn.Bé lười ăn

4. Quên bổ sung vi chất cho bé

Thiếu hụt vi chất như sắt, kẽm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng chán ăn ở trẻ. Trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt khá phổ biến ở nước ta. Biểu hiện là da hơi xanh, niêm mạc, môi, vành mắt nhợt nhạt.

Trẻ lớn có thể thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt còn trẻ nhỏ không chịu chơi, quấy khóc kéo dài. Trẻ bị thiếu máu kéo dài thường kém ăn, ăn không ngon, thậm chí gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ thiếu kẽm nếu thấy bé chậm phát triển hoặc ăn không ngon miệng, tiêu chảy, rụng tóc, viêm da, móng tay có đốm, rối loạn giấc ngủ hoặc dễ nhiễm cúm do suy giảm miễn dịch.

Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu này, mẹ nên đưa đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời cho trẻ thấy ngon miệng hơn.

5. Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi

Trẻ phải ăn một món kéo dài trong nhiều ngày, thường xuyên lặp lại hoặc mẹ chỉ chế biến các món ăn một cách đơn điệu. Như vậy sẽ không kích thích được vị giác và làm con có cảm giác nhàm chán khi ăn.

Mẹ nên thường xuyên thay đổi loại thực phẩm, món ăn, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích. Biện pháp này vừa giúp trẻ ăn ngon vừa cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Ngoài ra mẹ cần đa dạng cách chế biến, trang trí món ăn theo dạng tạo hình bắt mắt. Như vậy sẽ kích thích trẻ “hào hứng” hơn với các bữa ăn.Bé lười ăn

6. Chế độ ăn không phù hợp

Ngoài ra, nhiều cha mẹ Việt quan niệm trong thực đơn hàng ngày của trẻ phải ăn nhiều rau. Ăn một lượng rau vừa phải sẽ thúc đẩy nhu động đường ruột và đi tiêu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu, gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh và xương.

Bên cạnh đó, ít ăn hoa quả, thiếu vitamin C, B cũng là một trong những nguyên nhân ít ai ngờ gây biếng ăn ở trẻ. Nguyên nhân do trẻ bị sưng lợi, dễ chảy máu, vòm miệng và lưỡi có nhiều mụn nhiệt, dễ ốm vặt. Trẻ hay mệt mỏi khi hoạt động. Bé còn phù nề, dễ mọc mụn nhiệt quanh vòm miệng, da tay chân nóng và dễ viêm, dễ rối loạn tiêu hóa, hay nôn, chán ăn, tinh thần không phấn chấn.

7. Hệ tiêu hóa bất ổn

Các triệu chứng rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy thường xuyên trực tiếp gây ra tình trạng bé lười ăn dặm.

8. Cho con bú không đúng cách

Sau 2 tuổi trẻ vẫn bú mẹ thì nguyên nhân có thể do trẻ bú quá lâu nên chán ngán, biếng ăn. Trước đó nếu mẹ cho bé bú không đúng nhu cầu của trẻ cũng vậy, không nên cứ thấy bé khóc là cho bú. Khoảng 2-3 tiếng mới nên cho bé bú lại. Đối với trẻ quen bú mẹ, bạn không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi trẻ bú.Bé lười ăn

9. Lạm dụng thuốc

Sử dụng quá nhiều kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn cũng sẽ gia tăng nguy cơ trẻ biếng ăn. Cần tuyệt đối tránh hòa thuốc và sữa cho trẻ uống vì rất dễ tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

10. Mắc chứng biếng ăn bẩm sinh

Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Một số trẻ còn có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

[inline_article id=126379]

Khó khắc phục chứng bé biếng ăn tâm lý

Bé biếng ăn tâm lý là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Do một số nguyên nhân khởi phát, nói nôm na là triệu chứng biếng ăn xảy ra khi chuyển dịch môi trường đột ngột. Ví dụ như trẻ bị chuyển trường, trẻ bị thay đổi người chăm sóc, thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn. Cũng có một số nguyên nhân do biến cố như trẻ từng bị sặc thức ăn hoặc ăn nhầm thức ăn quá nóng nên sợ ăn.

Ở những bé lười ăn, cha mẹ thường xuyên cố gắng ép ăn, ăn nhiều nhất có thể. Chính vì thế thường xuyên xảy ra cuộc chiến ăn dặm. Bữa ăn đầy những tiếng khóc lóc, quát tháo. Chính không khí căng thẳng, bị o ép quá thô bạo nên đã khiến bé chán ăn. Các chuyên gia ước tỉnh chỉ khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú nhưng từ 2-3 tuổi  thì tỉ lệ này lên đến 30-40%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân biếng ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra.

Biếng ăn do thể trạng điều trị không quá khó nhưng nếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý lại rất khó khắc phục, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của gia đình. Cách giải quyết duy nhất chính là sự kiên nhẫn tuyệt đối của cha mẹ. Không nên tạo ngay một sự thay đổi quá lớn ngat lập tức và cũng không cho trẻ uống quá nhiều  loại thuốc một lúc nhằm thay đổi triệu chứng lâm sàng.

Bé lười ăn

Bé lười ăn phải làm sao? Lời khuyên dành cho các mẹ có con biếng ăn

Chăm trẻ biếng ăn, cha mẹ nhất định phải từ từ mới tập thành thói quen hằng ngày cho trẻ và trẻ mới có hứng thú với thực phẩm:

  • Cho bé ăn vào một giờ nhất định để hình thành thói quen ăn uống tốt.
  • Đừng bỏ cuộc nếu bé từ chối món ăn của bạn. Hãy kiên nhẫn tìm cơ hội giới thiệu lại cho bé, ít nhất 10 lần hoặc hơn để trẻ làm quen.
  • Bé lười ăn cháo thì mẹ nên giới hạn sữa không quá 500 ml/ngày. Sử dụng sữa quá nhiều sẽ làm bé dễ no và không hứng thú ăn.
  • Không nên ép bé phải ăn bất cứ thứ gì. Với bé đủ cân nên cho con ăn đúng lượng bé muốn và giới thiệu nhiều loại thức ăn khác nhau. Nếu bé nhẹ cân, bạn nên giới hạn đủ lượng theo độ tuổi nhưng chia nhỏ bữa ăn và đa dạng thức ăn.
  • Bạn không nên chọn giờ ăn sau khi bé chơi quá mệt, hãy cân bằng giờ ăn và giờ chơi hợp lý.
  • Cha mẹ không nên cho hay thưởng bé bánh kẹo, thức ăn không lành mạnh để thay thế phần thức ăn bé không chịu ăn. Con sẽ hình thành thói quen xấu “ăn là được thưởng”.
  • Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, bữa phụ 20 phút. Nếu bé bướng hơn 10 phút, bạn để bé ngồi yên trên ghế vài phút trước khi cho bé ra khỏi ghế và kết thúc bữa ăn.
  • Cha mẹ nên tạo môi trường bữa ăn không quá áp lực và có nhiều tác nhân làm sao nhãng như tivi, điện thoại, đồ chơi.
  • Các bé độ tuổi này khuyến khích nên ăn cùng thời điểm với các thành viên trong gia đình, được ngồi ghế ăn dặm cao. Việc nhìn và bắt chước cách ăn của các thành viên khác giúp bé vượt qua giai đoạn biếng ăn tốt.
  • Cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ để cung cấp thêm năng lượng cho hoạt động ở độ tuổi này. Hãy lựa chọn thực đơn bữa phụ đơn giản, tạo cơ hội cho bé cùng bạn chuẩn bị, các trẻ đều thích những món có vai trò trong quy trình đó.Bé lười ăn

Khi nào thì bạn nên lo lắng về tình trạng bé lười ăn?

Tình trạng bé biếng ăn kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu xuất hiện thêm các dấu hiệu bé biếng ăn dưới đây mẹ nên đưa bé đi khám;

  • Nếu bé biếng ăn, ốm yếu và có tình trạng không khỏe, bạn có thể đưa con đi khám bác sĩ để được sự tư vấn chuyên môn về cân nặng cũng như dinh dưỡng.
  • Nếu như bạn băn khoăn không biết bé có bị biếng ăn hay không, mình đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho con chưa thì hãy nhờ các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên về dinh dưỡng tư vấn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng để khắc phục tình trạng bé lười ăn thì tốt nhất là bố mẹ nên làm gương tốt cho con để bé bắt chước các thói quen ăn uống tốt từ người lớn.

Nhìn chung, bé biếng ăn là tình trạng thường thấy ở trẻ và cũng là một trong những mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu tại vì sao trẻ biếng ăn, từ đó có giải pháp phù hợp. Bên cạnh những giải pháp nêu trên, phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dành cho trẻ, hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh lâu dài.

.