Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé xì hơi nhiều, mẹ có cần phải lo lắng?

Mẹ sau sinh vốn có rất nhiều lo toan; từ việc chăm cho bé bú, thay tã, đến thích nghi với thời gian ngủ của bé. Nhiều mẹ cũng lo lắng khi thấy bé xì hơi nhiều lần; không biết em bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không, có tốt không. Cùng MarryBaby tìm hiểu cặn kẽ vấn đề này mẹ nhé.

1. Tình trạng xì hơi nhiều của trẻ sơ sinh là gì?

Tất cả mọi người từ người lớn đến trẻ em và trẻ sơ sinh đều xì hơi mỗi ngày; thường là vài lần một ngày. Xì hơi là hoàn toàn bình thường và lành mạnh đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, có một số lý do khiến đôi khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn người lớn.

Nếu bé xì hơi nhiều, có thể do bụng của bé đang bị nhiều hơi hơn bình thường. Quá nhiều hơi đôi khi có thể làm cho trẻ sơ sinh của mẹ rất khó chịu và bực bội. Em bé có thể quấy khóc khi bị đầy hơi. Xì hơi là một giải pháp đáng hoan nghênh cho trẻ sơ sinh (và người lớn); vì trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể giúp loại bỏ căng thẳng do hơi tích tụ.

Tình trạng xì hơi của trẻ là gì?
Trẻ sơ sinh thường xì hơi nhiều hơn người lớn vì những lý do khác nhau.

2. Lý do khiến bé xì hơi nhiều lần

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị xì hơi nhiều; và trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.

2.1. Do tư thế bú sai cách hoặc chế độ ăn uống của mẹ

Cách mẹ cho trẻ sơ sinh bú có thể ảnh hưởng đến việc bé xì hơi nhiều. Nếu mẹ không cho trẻ ợ hơi đủ sau mỗi lần bú; thì khí còn sót lại sẽ thoát ra; và bé sẽ xì hơi nhiều.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh có thể nuốt nhiều không khí khi bú sữa. Một số trẻ bú sai tư thế, ngậm không chặt; và hút thêm không khí khi chúng cố gắng bú sữa lâu.

Hãy đảm bảo cho bé bú đúng với khớp ngậm bú sâu (hay còn gọi là chốt sâu); đây là khi toàn bộ núm vú và quầng vú nằm trong miệng của trẻ; với núm vú được đặt ở phía sau vòm miệng, gần họng của em bé. Lưỡi của em bé che hàm dưới, bảo vệ núm vú khỏi bị hư hại.

Những thay đổi trong chế độ ăn uống của mẹ có thể dẫn đến những thay đổi về tiêu hóa và hơi trong bụng của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc hoặc phản ứng mạnh đối với món ăn của mẹ; mẹ có thể thử đổi những món ăn khác để xem bé có cải thiện tình trạng xì hơi nhiều hay không?

>> Mẹ có thể muốn tìm hiểu: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

2.2 Trường hợp trẻ xì hơi nhiều có thể do sử dụng sữa công thức

Mẹ có thể chú ý đến bọt bong bóng sữa; và vị trí khi cho trẻ bú bình. Sau khi lắc sữa công thức, hãy để nó lắng xuống trước khi cho trẻ ăn để giảm bọt khí trong hỗn hợp; và tránh trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều.

Trong khi bé ăn, hãy đảm bảo rằng mẹ đã đặt đúng vị trí để núm vú có đầy sữa công thức; tránh để quá nhiều không khí lọt vào khi bé bú.

Một số trẻ nhạy cảm hoặc không dung nạp với một số loại sữa công thức có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến bé xì hơi nhiều hơn.

Trường hợp trẻ xì hơi nhiều có thể do sử dụng sữa công thức
Cách mẹ cho bé uống sữa công thức có ảnh hưởng đến tình trạng xì hơi của bé. Ngoài ra, một số bé không dung nạp được sữa cũng xì hơi nhiều hơn.

2.3 Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do hệ tiêu hóa chưa phát triển

Giống như một chiếc động cơ mới; dạ dày và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh cần thời gian để khởi động. Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển; và chưa có đủ vi khuẩn tốt để giúp tiêu hóa.

Một số trẻ sơ sinh có lượng hơi trong bụng bình thường; nhưng bé có thể nhạy cảm hơn với khí và cần xả ra nhiều hơn. Mẹ có thể nhận thấy trẻ sơ sinh ưỡn lưng; hoặc làm mặt như đang cố gắng đi vệ sinh để bé xì hơi nhiều.

2.4 Táo bón khiến bé bị xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh không thường bị táo bón; các bé sẽ đi phân mềm. Nhưng một số bé bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm có thể bị táo bón; dẫn đến hiện tượng bé xì hơi nhiều.

Đôi khi trẻ vài ngày mà không ị; đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ. Nếu phân khi đi ngoài vẫn mềm và ẩm, mẹ đừng lo lắng. Tuy nhiên, phân khô và cứng là dấu hiệu của táo bón ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào thì đáng lo?

2.5 Bé quấy khóc nhiều

Khi bé quấy khóc nhiều, bé có thể nuốt rất nhiều không khí. Điều này khiến lượng khí trong cơ thể trẻ bị dư thừa nên bé xì hơi nhiều lần như một cách để giải tỏa.

2.6 Ảnh hưởng của thuốc

Nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào; bé xì hơi nhiều lần nó có thể do thuốc làm thay đổi quá trình tiêu hóa của trẻ. Ngay cả một chút thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra nhiều khí và bị xì hơi nhiều lần hơn.

3. Em bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không, có tốt không?

em bé xì hơi nhiều có tốt không
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Nếu trẻ sơ sinh xì hơi dưới 21 lần/ngày, mẹ không cần phải quá lo lắng.

Khi bé bắt đầu bú mẹ, dấu hiệu xì hơi cũng xuất hiện. Khi bé no bụng, nếu hơi được thoát ra ngoài bằng cách ợ hay xì hơi; bé sẽ cảm thấy nhẹ bụng và thoải mái hơn. Nhưng bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Bao nhiêu lần thì là dấu hiệu bình thường?

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, bé yêu chỉ nên xì hơi không quá 21 lần. Nếu trẻ sơ sinh xì hơi to hơn bình thường và hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày, hoặc có mùi khó chịu; chứng tỏ bé đang gặp vấn đề tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Để biết bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không; mẹ hãy tìm hiểu thêm những vấn đề như:

  • Đầy hơi ở trẻ sơ sinh.
  • Thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới bị táo bón
  • Ọc sữa, kém ăn, kém ngủ.

Nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. Nếu mẹ vẫn lăn tăn bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không; hãy đến các bệnh viện và hỏi ý kiến của bác sĩ.

4. Một số giải pháp cha mẹ để tránh tình trạng bé xì hơi nhiều

4.1 Cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ nhi khoa

Với trẻ dưới 6 tuần tuổi bị xì hơi nhiều và không đi ngoài trong vài ngày; cha mẹ nên cho con đi khám ngay. Trẻ hay xì hơi có thể liên quan đến một số vấn đề sức khoẻ chẳng hạn như:

  • Trẻ bị sốt cao.
  • Người bé mẩn đỏ.
  • Bé nôn những thức ăn đã ăn.
  • Căng tức hoặc chướng bụng.
  • Quấy khóc nhiều sau khi ăn, hoặc bỏ bú…
  • Nhiều trường hợp bé bị táo bón, phân cứng và khó đi ngoài.

4.2 Các biện pháp khác

Sau khi mẹ đã cho trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều đi khám bác sĩ; mẹ có thể áp dụng thêm một số biện pháp ở nhà như:

  • Cho bé bú đúng tư thế. Khi cho con bú, mẹ nhớ luôn giữ đầu bé cao hơn so với bao tử. Bằng cách này sữa sẽ trôi xuống đáy bao tử; còn khí thừa sẽ nằm ở trên; dễ dàng để bé ợ ra hơn.
  • Lựa chọn bình sữa. Nếu bé bú bình, mẹ hãy lựa chọn loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc và ngăn bé nuốt hơi. Khi cho bú bình sữa cũng phải nâng hơi dốc.
  • Giúp bé ợ hơi. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của mẹ; bàn tay mẹ đỡ lấy cằm bé; và mẹ dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu mẹ đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.
  • Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.
  • Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé không nên quá lâu; và không thực hiện ngay sau bữa bú. Nhưng dành thời gian tập nằm sấp có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Mẹ cũng có thể mát-xa bụng cho bé bằng cách dùng cách đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng; và di chuyển theo vòng chiều kim đồng hồ để giúp bé thoát khí. Tuy nhiên, thời gian nằm sấp nên có sự theo dõi sát của ba mẹ để đảm bảo an toàn cho bé.

Hy vọng mẹ đã hiểu hiện tượng bé xì hơi nhiều; và trả lời được câu hỏi em bé xì hơi nhiều có tốt không. Chúc các mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan.