Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Mẹ hãy chữa trị cho con đúng cách để bé có nụ cười đẹp

bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Mẹ điều trị thế nào cho hiệu quả?

Nhiều bậc phụ huynh thường xem nhẹ các bệnh lý về răng miệng của trẻ và quan niệm rằng khi lớn lên con sẽ hết. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lúc nhỏ này lại có thể tác động tới thẩm mỹ và sức khỏe của răng vĩnh viễn. Trong đó có bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. 

Hiện tượng mòn răng ở trẻ em sẽ khiến bé có nguy cơ bị mất răng sớm. Trường hợp răng sữa bị mòn và rụng trước thời điểm, răng vĩnh viễn của bé sẽ mọc lệch và sai vị trí.

Ngoài ra, bệnh còn khiến bé bị ê buốt và đau nhức răng khi nhai thức ăn nên sẽ dễ biếng ăn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em để bạn có hướng điều trị và phòng ngừa bệnh cho con hiệu quả nhé.

[inline_article id=165640]

Nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em là hiện tượng răng của bé dần mủn và tiêu đi. Khi răng sữa bị mòn hết lớp men bên ngoài thì sẽ ăn dần vào bên trong gây ra đau nhức và ê buốt cho trẻ, đặc biệt là lúc nhai thức ăn.

Nếu răng rụng quá nhanh, răng mới chưa kịp mọc sẽ làm răng bé bị lệch vị trí với hàm, gây mất thẩm mỹ. Nặng hơn nữa, bệnh này có thể làm viêm lợi và hỏng tủy nên ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của răng vĩnh viễn. 

Vậy nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em là gì? Theo các bác sĩ y khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mòn răng bao gồm: 

1. Lớp men và ngà răng còn mỏng

nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Lớp men răng và lớp ngà răng của bé tương đối mỏng nên dễ khiến vi khuẩn và axit trong thức ăn tấn công, gây mòn chân răng.

2. Chế độ ăn uống của bé có quá nhiều đường và tinh bột

Các bé thường xuyên sử dụng những đồ ăn có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, đồ uống có ga… sẽ dễ bị mòn răng rất nhanh. 

3. Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa kỹ càng

Nếu trẻ không đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bé.

4. Khẩu phần dinh dưỡng bị thiếu hụt canxi và fluor

Cơ thể của trẻ bị thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương cũng như răng sẽ làm cho men răng sản sinh kém dẫn tới tình trạng răng bé dễ vỡ hoặc mòn khi bị tác động.

5. Răng mòn do di truyền

Một số trẻ có men răng yếu do di truyền từ cha mẹ, ông bà. Từ đó, răng không chỉ bị mòn, mỏng mà còn dễ bị đổi màu, xỉn màu nhanh chóng.

Cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Khi bé có dấu hiệu bị mòn chân răng, ba mẹ không nên chủ quan. Lúc này, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với sự phát triển của y khoa ngày nay, các nha sĩ sẽ thường sử dụng phương pháp tái khoáng mô răng bị mòn hoặc trám răng. Các phương pháp này tương đối nhẹ nhàng, thời gian thực hiện và hồi phục khá nhanh chóng, vì vậy ba mẹ không cần lo lắng trẻ sẽ bị đau nhức hay khó chịu.

Trong đó, trám răng không những giúp trị mòn răng mà còn ngăn chặn tình trạng sâu răng ở trẻ. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng của bé. 

Cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em không phải là bệnh lý nặng và có thể phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Ba mẹ có thể tham khảo các cách sau:

  • Dạy cho trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng và tập cho bé hình thành thói quen giữ răng sạch sẽ mỗi ngày.
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ sau mỗi lần con tự chải răng. Không để bé chải răng quá nhanh hay quá mạnh. 
  • Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Tránh không cho con sử dụng nhiều đồ ăn vặt, thức uống có chứa axit, có ga và các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, độ bám dính cao. Đặc biệt là không cho trẻ ăn trước khi đi ngủ để không làm ảnh hưởng tới men răng. 
  • Mua cho bé bàn chải tốt, có lông mềm mịn, phù hợp với độ tuổi và có tay cầm vừa vặn. Lưu ý chọn các dòng kem đánh răng phù hợp với trẻ và có chứa fluor.
  • Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày cho bé một cách phù hợp. Ba mẹ nên đa dạng thức ăn với nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường canxi cho răng con thêm chắc khỏe, tránh tình trạng răng sữa bị mòn, mủn hay bị xỉn màu…
  • Ngoài ra, khi răng của trẻ đã mọc đầy đủ, ba mẹ cũng nên đưa con tới phòng khám nha khoa để được kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. 

[inline_article id=263035]

Để trẻ có một hàm răng chắc, khỏe và có tính thẩm mỹ cao đòi hỏi ba mẹ cần hướng dẫn con chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn hãy luôn theo dõi tình trạng răng miệng của bé để phòng bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em cũng như chữa trị kịp thời cho con nếu thấy những triệu chứng bất thường nhé.

Đào Phương Anh