Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

Dị ứng sữa mẹ: Con dị ứng hay chỉ là do cơ địa mẫn cảm?

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch ở cơ thể trẻ. Theo đó, các phản ứng dị ứng thường xảy ra ngay sau khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên, chẳng hạn như các chất gây dị ứng trong sữa và thường có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như khò khè, nôn mửa, nổi mề đay và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa [3].

Tuy nhiên, thực tế, trẻ dị ứng sữa mẹ hiếm khi xảy ra mà đa phần trẻ có các biểu hiện kể trên chỉ là do trẻ mẫn cảm với đạm có trong các loại thực phẩm mà mẹ ăn vào, sau đó được truyền qua bé thông qua sữa mẹ [3], [4]. Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt và dễ bị kích thích với môi trường xung quanh. Nếu bé có cơ địa mẫn cảm thì sẽ càng làm bé dễ phản ứng nhiều hơn với các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả các thành phần có trong thực phẩm mà mẹ ăn mỗi ngày [6].

Dù mẫn cảm không phải là bệnh và các triệu chứng cũng không nghiêm trọng như dị ứng, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng như làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng sau này [5]. Vì vậy, khi thấy con có các triệu chứng mẫn cảm như viêm da cơ địa, chàm; các biểu hiện về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…., mẹ cần nghĩ đến nguyên nhân này và tư vấn với bác sĩ để có hướng can thiệp và hỗ trợ phòng ngừa mẫn cảm cho trẻ [7].

Biểu hiện khi bé có cơ địa mẫn cảm

Tất cả các bé đều có nguy cơ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm. Do đó, trong quá trình chăm sóc bé, bạn sẽ cần “nằm lòng” triệu chứng mẫn cảm để kịp thời nhận diện và can thiệp phù hợp. Các triệu chứng mẫn cảm có thể được thể hiện qua [8], [9]:

  • Da & niêm mạc: Da trẻ có các biểu hiện như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, phù mạch, mẩn đỏ, ngứa, hăm tã.
  • Tiêu hóa: Các biểu hiện bao gồm nôn mửa, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, đau dạ dày, biếng ăn…
  • Hô hấp: Các biểu hiện gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ
  • Các biểu hiện toàn thân: Chẳng hạn như quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, mệt mỏi, thờ ơ, bồn chồn, ngủ kém…

Phải làm gì khi trẻ có biểu hiện mẫn cảm?

Mẹ nên hiểu thực tế rất hiếm khi xảy ra trường hợp bé không hợp với sữa mẹ mà đa phần chỉ là do bé đang quá mẫn cảm với các thành phần mẹ ăn vào. Do đó, khi thấy có các triệu chứng mẫn cảm kể trên, mẹ vẫn nên duy trì việc cho bé bú, đồng thời xem và điều chỉnh lại chế độ ăn bởi sữa mẹ vẫn luôn là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [3], [4]. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là giải pháp giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm bởi nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ có thể giúp: [10], [11], [12]

  • Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
  • Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)

Trường hợp bé qua giai đoạn bú mẹ thì sẽ cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm sữa để giúp con tránh gặp phải các triệu chứng mẫn cảm.

Một số trường hợp nếu mẹ thấy các triệu chứng của bé ngày càng nghiêm trọng thì cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám, nhất là đối với những trường hợp [4], [23]:

  • Có dấu hiệu khó thở, thở khò khè
  • Cổ họng bị sưng
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Không tăng cân
  • Bé xanh xao, mềm nhũn hoặc bất tỉnh.
be-bi-man-do-da
Bé bị dị ứng sữa thường bị chàm, mẩn đỏ da.

Những loại thực phẩm nào mẹ nên kiêng khi cho con bú mẹ

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần để ý đến trạng thái của bé mỗi khi mẹ ăn một món mới. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện ra rằng loại thức ăn đó có gây khó chịu cho bé hay không [23]. Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, mẹ cũng nên kiêng những loại thực phẩm như [7]:

  • Trứng
  • Đậu nành
  • Sữa không béo, phô mai, sữa chua
  • Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, bột ngô…

Vài nghiên cứu nhỏ nhận thấy một số loại thực phẩm khi mẹ ăn vào có thể làm cho bé quấy khóc hơn bình thường như thức ăn có gia vị cay hoặc thực phẩm có vị cay như ớt. Tuy nhiên, tình trạng mẫn cảm do các thực phẩm này gây ra ít nghiêm trọng và thường chỉ kéo dài dưới 24 giờ [24]

Mặc dù tình trạng mẫn cảm phần lớn không quá nghiêm trọng nhưng nếu không can thiệp, tình trạng này vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng. Vì vậy, mẹ cần hết sức lưu tâm để giúp bé giảm thiểu các tình trạng khó chịu và phát triển tốt hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bé bị dị ứng thịt gà có nên tiếp tục cho ăn?

dị ứng thịt gàThịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt. Thịt gà bổ dưỡng, giàu protein nhưng ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lại có một số trẻ em bị dị ứng thịt gà với các triệu chứng thường gặp như ngứa lợi, chảy máu chân răng, ngứa mắt…

Cỗ Tết ngày nào cũng có món thịt gà, các mẹ hãy để ý xem bé có bị dị ứng với món thịt này không nhé và nếu bị dị ứng thì có nên cho ăn nữa không? Marry Baby xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về chứng dị ứng thịt gà ở trẻ em, xin mời các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.

Dị ứng thịt gà

Dị ứng thịt gà không phổ biến như nhiều loại dị ứng khác thường gặp ở trẻ em, nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc có thể nguy hiểm cho bé. 

Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của bé xác định nhầm chất gây dị ứng là một chất nguy hiểm và lập tức tạo ra các kháng thể immunoglobulin E (IeG) để tấn công chất này, dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu từ nhẹ đến nặng.

Dị ứng thịt gà không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ở mọi lứa tuổi. Bé có thể bị dị ứng với thịt gà sống hoặc thịt gà chín. Nếu mẹ đoán rằng bé bị dị ứng thịt gà thì nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để biết có nên cho bé ăn thịt gà nữa hay không nhé.

Bé bị dị ứng thịt gà
Bé bị dị ứng thịt gà

Các triệu chứng khi bé bị dị ứng thịt gà

Khi bé bị dị ứng thịt gà sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: 

+ Ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt

+ Chảy nước mũi, ngứa mũi

+ Hắt xì

+ Khó thở

+ Rát họng, đau họng

+ Ho hoặc khò khè

+ Da bị kích thích, đỏ hoặc nổi mẩn đỏ

+ Ngứa da

+ Buồn nôn

+ Nôn

+ Co thắt dạ dày

+ Tiêu chảy

+ Sốc phản vệ

Các triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng và sẽ biến mất khi cơ thể bé tiêu hóa hết thịt gà.

Bé bị hắt hơi
Bé bị dị ứng thịt gà thường bị hắt hơi, sổ mũi

Các yếu tố gây dị ứng thịt gà ở trẻ em

+ Bé bị hen suyễn

+ Bé bị bệnh chàm

+ Bé bị dị ứng với các thực phẩm: gà tây, ngỗng, vịt, gà lôi, chim đa đa

+ Bé bị dị ứng với cá, tôm

+ Bé mắc chứng dị ứng trứng chim, tức là dị ứng với tất cả các loại trứng. Chất có trong lòng đỏ trứng và albumin huyết thanh gà chính là yếu tố gây ra dị ứng trứng cho trẻ.

+ Bé bị dị ứng với phân gà sống, lông gà và bụi lông gà hoặc các loại gia cầm khác.

Bé bị dị ứng trứng
Bé bị dị ứng trứng thì dễ bị dị ứng thịt gà

Các biến chứng của bệnh dị ứng thịt gà bé có thể gặp phải

Các triệu chứng dị ứng thịt gà rất dễ nhầm lẫn với các chứng cảm lạnh hoặc đau dạ dày thông thường nên nhiều trường hợp trẻ không được phát hiện sớm dẫn đến các biến chứng như: 

+ Tim đập loạn nhịp

+ Huyết áp giảm đột ngột

+ Khó thở

+ Khò khè

+ Sưng đường thở và cổ họng

+ Nói lắp

+ Lưỡi sưng

+ Môi sưng

+ Xuất hiện màu xanh quanh môi, đầu ngón tay hoặc ngón chân

+ Mất ý thức

Bé thở khò khè khi bị dị ứng thịt gà
Bé thở khò khè khi bị dị ứng thịt gà

Phòng tránh nguy cơ dị ứng thịt gà cho bé 

Nếu bé có cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng, mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn thịt gà nhé. Đầu tiên mẹ nên cho bé ăn một lượng thịt nhỏ để xem cơ thể bé phản ứng ra sao. Nếu thấy bé có các biểu hiện bị dị ứng với các triệu chứng nặng, tốt nhất mẹ nên cắt hẳn thịt gà ra khỏi thực đơn của bé. 

Tuy nhiên nếu bé chỉ bị dị ứng nhẹ như ngứa mắt, ngứa lợi, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé ăn thịt gà vì loại thịt này rất bổ dưỡng. Mẹ nên lột bỏ da gà trước khi chế biến món ăn cho bé vì theo kinh nghiệm dân gian thì da gà độc, dễ gây bệnh cam, ngứa mắt, chảy máu chân răng.

Rau củ hầm thay thế thịt gà
Rau củ hầm có thể thay thế thịt gà

Các thực phẩm thay thế khi bé không ăn được thịt gà

Không được ăn thịt gà là một thiệt thòi lớn cho bé bị dị ứng vì thịt gà rất giàu protein và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng mẹ đừng lo lắng vì còn có nhiều loại thực phẩm khác có các thành phần dinh dưỡng tương đương thịt gà có thể thay thế vào thực đơn của bé như:.

+ Đậu phụ

+ Nước hầm rau củ

+ Thịt bê hoặc đậu nành

+ Các loại cá, thịt lợn

Tết mà thiếu thịt gà thì không còn là Tết trọn vẹn nên nhà nào cũng phải có món thịt gà luộc để cúng giao thừa và cỗ mùng một, mùng hai. Nước dùng gà còn được chế biến để nấu miến, măng… nên mâm cỗ Tết có rất nhiều thành phần từ thịt gà. Nếu bé bị dị ứng thịt gà, mẹ hãy chú ý khi cho bé ăn cỗ ngày Tết nhé.

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Các loại hoa Tết đẹp và không gây dị ứng cho bé

cam-tu-cau2

Những mẹ yêu hoa hẳn sẽ buồn lắm nếu không được chưng hoa trong ngày Tết vì sợ con nhỏ bị dị ứng. Nhưng không hẳn là loại hoa Tết đẹp nào cũng gây dị ứng cho bé đâu mẹ ạ. Không chưng hoa cúc, thược dược, đồng tiền… thì mẹ vẫn còn các loại hoa không gây dị ứng cho bé khác như hoa hồng, cẩm tú cầu, lưu ly, hoa lan… 

Dưới đây là các loại hoa Tết đẹp không gây dị ứng cho bé mẹ có thể mua cho Tết này nhé!

1. Hoa thủy tiên

Là một trong những loại hoa chưng Tết sang chảnh, hoa thủy tiên mang màu sắc tươi sáng, cách xếp cánh đơn giản như một chiếc kèn, nhụy hoa ít phấn nên rất lý tưởng để chưng trong nhà mà không sợ làm bé bị dị ứng mẹ nhé.

hoa-thuy-tien
Hoa thuỷ tiên không gây dị ứng

2. Hoa phong lữ 

Hoa phong lữ có năm cánh với nhiều màu sắc tươi tắn và không gây dị ứng mà mẹ có thể yên tâm chưng trong nhà ngày Tết. Sắc hồng, trắng, đỏ, tím, xanh của loài hoa này rất tuyệt vời để tô điểm cho phòng khách Tết này đấy mẹ ạ.

3. Hoa cẩm tú cầu 

Loài hoa sống ở vùng khí hậu ôn đới này có hình dạng rất đặc biệt. Nó giống như một quả cầu lớn được tạo ra từ vô vàn bông hoa nhỏ nhiều màu sắc pastel dễ thương như xanh baby, hồng phấn, tím oải hương, trắng ngà hay xanh cốm thơ mộng… Mặc dù được kết thành từ rất nhiều bông hoa nhỏ nhưng cẩm tú cầu lại sản xuất rất ít phấn và hầu như không có mùi hương nên rất an toàn cho các bé bị bệnh dị ứng.

hoa-cam-tu-cau
Hoa cẩm tú cầu an toàn cho bé

4. Hoa diên vĩ

Mặc dù hoa diên vĩ có hình dạng đơn giản gần giống với hoa huệ nhưng với màu tím oải hương mộng mơ kết hợp với màu xanh tím độc đáo vẫn khiến nó trở nên đặc biệt. Mẹ nên chọn hoa diên vĩ chưng Tết vì vẻ đẹp tinh tế, mộng mơ của nó và quan trọng hơn là vì phấn hoa không gây dị ứng cho bé nữa.

5. Hoa ly 

Hoa ly có đầu hoa lớn và những cánh hoa riêng biệt. Hầu hết chúng có sáu cánh hoa và có thể có những hoa văn độc đáo như đốm và sọc. Mặc dù phấn hoa ly nặng và có mùi hương nhưng lại không gây dị ứng cho bé đâu mẹ ạ.

hoa-ly
Hoa ly không gây dị ứng

6. Hoa lan

Hoa lan rất phổ biến và phù hợp để trồng trong chậu hay cắm bình, lẵng hoa hoặc bó hoa. Hoa lan tạo ra sự lôi cuốn bởi vẻ đẹp tinh tế, mộc mạc nhưng sang trọng khiến cho nó phù hợp với mọi không gian, đặc biệt là chưng ở phòng khách ngày Tết.

Một lý do nữa để mẹ nên chọn hoa lan chưng Tết vì nó sản xuất rất ít phấn hoa, vì thế không gây dị ứng cho bé.

7. Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn rực rỡ với sắc hồng, đỏ, hồng phấn, hồng cam và những chiếc lá xanh biếc mang đầy sự sống, giúp nó trở thành một trong những loài hoa được yêu thích nhất vào mùa xuân. 

Hoa mẫu đơn có cánh hoa lớn, xếp thành dạng cuộn giống như một bức tường ngăn phấn hoa bay ra khỏi nhụy, nhờ đó mà không gây dị ứng cho các bé.

hoa-mau-don
Hoa mẫu đơn to nhưng phấn hoa ít phát tán vào không khí

8. Hoa mõm chó 

Không phổ biến ở Việt Nam như hoa hồng, hoa cúc, nhưng hoa mõm chó cũng được bán nhiều ở các chợ hoa Hà Nội. Loài hoa lạ mắt này có màu sắc dễ thương, rất hợp chưng trong bình cỡ lớn để phòng khách ngày Tết. Tuyệt vời hơn là nó rất ít phấn hoa và không gây dị ứng cho trẻ nhỏ.

9. Hoa hồng

Hoa hồng cổ điển, thanh lịch và sang trọng, rất tuyệt vời để chưng Tết mà không lo làm các bé bị dị ứng. Vì vậy, mẹ cứ thỏa thích chưng hoa hồng khắp nhà và tận hưởng mùi hương quyến rũ trong dịp Tết này nhé.

hoa-hong
Hoa hồng không gây dị ứng cho bé

10. Một số loại hoa hướng dương

Hoa hướng dương được biết đến là có khả năng gây dị ứng phấn hoa cao cho trẻ em. Tuy nhiên, hoa hướng dương có rất nhiều loại và một trong số đó không gây dị ứng phấn hoa chẳng hạn như:

+ Loại Joker: Một loại hướng dương lớn, màu vàng tươi phía ngoài và đậm dần thành màu vàng đỏ ở phía sát nhụy hoa.

+ Hoa hướng dương nhị sắc: Nó có màu tương tự như Joker nhưng có sự phân tách màu sắc sắc nét hơn, phần nhụy hoa có màu đen. 

+ Hoa hướng dương Apricot Twist: Nó có màu vàng cam ấm với phần nhụy màu vàng.

11. Hoa tulip

Hoa tulip có hình dạng chiếc cốc độc đáo, thuộc họ ly và rất ít phấn. Thêm vào đó, phấn hoa tulip khá nặng nên không dễ phát tán vào không khí để gây dị ứng cho bé, nên rất thích hợp để mẹ chưng hoa Tết.

hoa-tuy-lip
Hoa tuy líp không gây dị ứng

12. Cúc ngũ sắc

Mặc dù là hoa cúc nhưng không giống như các chị em cùng họ của nó có thể gây dị ứng, cúc ngũ sắc rực rỡ sắc màu và đặc biệt ít phấn nên rất an toàn cho các gia đình có trẻ nhỏ.

Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn thêm những loại hoa Tết đẹp không gây dị ứng để chưng như hoa đỗ quyên, thu hải đường, hoa trà, hoa nghệ crocus, hoa bóng nước, hoa bướm pansy, dừa cạn, dạ yến thảo, hoa phơ lốc, salvia.

hoa-tra2
Hoa trà không gây di ứng

Với những kiến thức về hoa này, Marry Baby hy vọng có thể giúp mẹ thỏa thú chơi hoa Tết đẹp, rợp sắc hương từ nhà ra ngõ mà không lo làm bé bị dị ứng nhé.

Hanako