Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh máu trắng ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

bệnh máu trắng ở trẻ em
Bệnh máu trắng ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được điều trị từ sớm

Bệnh máu trắng ở trẻ em nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, mẹ hãy cùng xem các nguyên nhân và cách điều trị bệnh dưới đây để bé sớm có liệu trình chữa trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ em

nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ em

Trên thực tế, bác sĩ vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh máu trắng là gì nhưng một số yếu tố sau có thể tăng nguy cơ gây bệnh máu trắng ở trẻ em:

  • Do trẻ có tiếp xúc với các hóa chất hóa học, chất phóng xạ độc hại như benzene, formaldehyde từ môi trường sống và học tập. 
  • Trẻ đã từng điều trị các bệnh ung thư khác bằng xạ trị, dược phẩm.
  • Trẻ mắc hội chứng Down, Li-Fraumeni hoặc Klinefelter 
  • Các hội chứng rối loạn máu cũng là nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ. 
  • Cha mẹ bị mắc bệnh máu trắng và di truyền sang con. 

Triệu chứng bệnh máu trắng ở trẻ em

triệu chứng bệnh máu trắng ở trẻ em

Hầu hết các bệnh máu trắng ở trẻ em đều là cấp tính vì phát triển rất nhanh chóng. Một số còn lại là mãn tính vì tốc độ phát triển chậm hơn. 

Các loại bệnh máu trắng ở trẻ em bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL): Trong 4 trẻ thì có 3 trường hợp mắc dạng bệnh này.
  • Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính: Là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất với người lớn và ít khi ảnh hưởng đến trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML): Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu dòng lai hoặc hỗn hợp.
  • Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML): Hiếm gặp ở trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu Juvenile Myelomonocytic (JMML): Bệnh này thường gặp ở trẻ nhất.

[inline_article id=266303]

Tính chất nguy hiểm của bệnh máu trắng là không xuất hiện các khối u trên cơ thể và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, mẹ cần chú ý theo dõi và đưa con đi khám nếu thấy bé có những triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ sốt kéo dài, kèm ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Bé có khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng. 
  • Trên người trẻ bỗng xuất hiện các vết bầm tím, vết ban đỏ mà không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên.
  • Da bé tái nhợt xanh xao và hay thở dốc, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi… 
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể yếu ớt, sụt cân.
  • Nôn ói nhiều, kèm theo các vấn đề về nướu như rỉ máu ở lợi chân răng.
  • Đau đầu, co giật, dáng đi loạng choạng, dễ bị té.
  • Mắt mờ, thường ngả đầu hoặc dí sát đầu vô vật thể để nhìn rõ hơn.
  • Đau xương hoặc khớp.

Phương pháp điều trị bệnh máu trắng cho trẻ

phương pháp điều trị bệnh máu trắng ở trẻ em

1. Chẩn đoán bệnh trước khi điều trị

Trước tiên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xem xét bệnh kỹ lưỡng và khám sức khỏe cho bé. Sau đó, các xét nghiệm sẽ dùng để chẩn đoán và phân loại bệnh từng trẻ. 

Các thử nghiệm ban đầu bao gồm:

  • Xét nghệm máu: Để đo số lượng và sự xuất hiện của tế bào máu. 
  • Chọc hút và sinh thiết tủy xương: Thường được hút ra từ xương chậu nhằm chẩn đoán bệnh máu trắng ở trẻ em. 
  • Chọc dò thắt lưng hoặc tủy sống: Để kiểm soát sự lây lan của các tế bào bệnh có trong chất lỏng bao quanh não và tủy.
  • Quan sát tế bào máu và lấy mẫu tủy xương: Bác sĩ cũng sẽ quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi. Đồng thời lấy các mẫu tủy xương để tìm ra số lượng tế bào tạo máu và tế bào mỡ. 

[inline_article id=266364]

2. Cách điều trị bệnh máu trắng ở trẻ em theo chỉ định từ bác sĩ

Hiện nay, công nghệ y khoa đã tiên tiến hơn rất nhiều nên bệnh ung thư máu có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như hóa trị, xạ trị, ghép tủy, dùng thuốc kháng sinh… 

Phương pháp hóa trị

Với phương pháp này, bé sẽ uống thuốc hoặc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hay dịch não tủy nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Liệu pháp điều trị này theo chu kỳ trong 2-3 năm để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.

Phương pháp xạ trị

Sử dụng năng lương bức xạ cao để tiêu diệt tế bào gây ung thư và làm thu nhỏ khối u cho bé, giúp ngăn ngừa sự lây lan tới những bộ phận khỏe mạnh khác.

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Phương pháp này được sử dụng sau cùng khi đã thực hiện những phương pháp ở trên. Vì cần phải tìm được tủy thích hợp cho bé. 

Cơ chế hoạt động của phương pháp cấy ghép tế bào gốc là bác sĩ sẽ thay tủy xương của một người hoàn toàn khỏe mạnh với tủy xương của bé sao cho tương thích.

Vì đây là một căn bệnh khó chữa trị nên khi mẹ thấy cơ thể bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường như trên, thì nên đưa bé đến ngay các bệnh viện uy tín để khám. Bác sĩ sẽ kịp thời theo dõi tình trạng bệnh, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng và ủng hộ tinh thần để bé có nghị lực vượt qua bệnh.

Nguyễn Kiều Vân