Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Mẹ bầu cần cảnh giác!

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu; theo chia sẻ của bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ. Với phụ nữ mang thai sẽ có sức đề kháng yếu. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề về bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh này không liên quan đến bệnh lở mồm long móng ảnh hưởng đến động vật.

Nhìn chung, đây là một bệnh nhẹ gây ra cho một số trẻ sẽ bị sốt; đau họng; mệt mỏi; và nổi mụn nước gây khó chịu. Bệnh chân tay miệng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo tiếp phần bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; chúng ta cần nhấn biết các dấu hiệu tay chân miệng. Theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc chia sẻ các dấu hiệu tay chân miệng như sau:

  • Bệnh chân tay miệng bắt đầu với những mụn nước là những chấm nhỏ màu đỏ; sau đó trở nên vết loét.
  • Các nốt phồng rộp xuất hiện bên trong má, lợi và hai bên lưỡi; cũng như trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể nhìn thấy mụn nước ở vùng quấn tã.
  • Các vết phồng rộp thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
  • Đôi khi, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ; đau họng; mệt mỏi; đi ngoài ra máu; và có thể bỏ ăn trong một hoặc hai ngày.
  • Rất hiếm khi enterovirus có thể gây ra các bệnh khác ảnh hưởng đến tim; não; màng não; và tủy sống (viêm màng não); phổi hoặc mắt.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không?

Cũng theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc, Các loại virus gây bệnh tay chân miệng rất phổ biến; và đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh chân tay miệng có thể lây lan dễ dàng và nhanh chóng trong các hộ gia đình, đặc biệt là ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Nhiều người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với người bệnh cũng có thể lây; thậm chí có người không có xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một tài liệu nào chứng minh rõ ràng về nguy cơ xấu đối với thai nhi khi mắc bệnh tay chân miệng. Nhưng Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) khuyến cáo; mẹ bầu cũng nên cẩn thận tránh bị lây nhiễm bệnh. Bởi vì các lý do sau:

  • Khi bị sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai; mặc dù trường hợp này rất hiếm.
  • Mắc bệnh tay chân miệng ngay trước khi sinh; có nghĩa là em bé sinh ra đã mắc bệnh này ở mức độ nhẹ.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Khi đã biết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; mẹ cần biết cách phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ Y tế New South Wales ở Úc.

  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; sau khi lau mũi; hoặc thay tã cho trẻ sơ sinh; hoặc quần áo bẩn.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và các vật dụng vệ sinh cá nhân. Chẳng hạn như: khăn tắm, bàn chải đánh răng; quần áo; giày và tất.
  • Giặt kỹ quần áo bẩn và rửa sạch bất kỳ bề mặt; hoặc đồ chơi nào có thể đã bị nhiễm bẩn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?

  • Nếu nhà có trẻ em bị nhiễm bệnh chân tay miệng, phụ huynh nên dạy trẻ cách ho. Dùng khăn giấy che miệng khi hắt hơi. Ho vào khuỷu tay sẽ tốt hơn ho vào tay.
  • Vứt ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
  • Sau khi ho hoặc hắt hơn, hãy rửa tay; hoặc sử dụng chất khử trùng có cồn; hoặc khăn lau kháng khuẩn để làm sạch tay.
  • Đặc biệt, phụ huynh nên giữ trẻ bị bệnh ở nhà khi không khỏe.

[inline_article id=163519]

Hy vọng bài viết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng?

Tay chân miệng là bệnh do các virus thuộc nhóm Enterovirus mà chủ yếu là Coxsackie gây ra. Đặc biệt nếu trẻ nhiễm virus Enterovirus 71 thì nguy cơ gặp biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… dẫn đến tử vong là rất cao. Đây là bệnh lây lan nhanh qua đường miệng khi trẻ lành vô tình nuốt phải các phân tử nước bọt hoặc nước mũi chứa virus của trẻ bệnh được phát tán trong không khí. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ mắc bệnh nếu chạm tay vào những đồ vật đã “dính” virus, sau đó đưa tay vào miệng. Như vậy, chỉ cần trong lớp học hoặc khu phố có một bé bị tay chân miệng và bé hắt hơi hoặc ho, khả năng các trẻ xung quanh bị lây bệnh là rất cao.

Các triệu chứng bệnh tay chân miệng?

Một trong những lý do khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm là vì các triệu chứng ban đầu của bệnh không đặc trưng, bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sau đó là xuất hiện vết loét ở miệng, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và có thể kèm theo những nốt nhỏ màu đỏ. Đây là những dấu hiệu của nhiều bệnh thông thường ở trẻ nhỏ nên dễ bị bố mẹ xem nhẹ, không cho trẻ đi khám bệnh mà tự ý dùng thuốc. Có nhiều người khi thấy con quấy khóc, than đau miệng, bỏ ăn hoặc hay đưa tay chỉ vào miệng lại nghĩ con đang trẻ mọc răng chứ không biết trẻ đã mắc phải tay chân miệng.

tay chan mieng 2
Sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh bao gồm tay chân miệng

Làm thế nào phát hiện sớm biến chứng của bệnh?

Hầu hết bệnh nhi tay chân miệng được chỉ định chăm sóc tại nhà, do đó, bên cạnh việc chăm sóc trẻ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chú ý quan sát các biểu hiện của biến chứng để đưa con nhập viện kịp thời vì các biến chứng nói trên có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng co giật, khó thở, sốt cao liên tục, đứng ngồi không vững, run tay khi cầm nắm đồ vật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Điều cần đặc biệt cẩn thận là các biến chứng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bóng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng?

Bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa nên cách cơ bản nhất để phòng bệnh là giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay cho con thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, khi ra ngoài phải mang khẩu trang y tế. Bên cạnh đó còn cần giữ vệ sinh môi trường và diệt khuẩn cho tất cả những vật dụng mà bé có thể tiếp xúc với bàn tay, đặc biệt là vệ sinh đồ chơi, bình sữa và sàn nhà. Lưu ý rằng trẻ có thể nhiễm virus tay chân miệng từ chính cô bảo mẫu hoặc bố mẹ, do đó, bản thân những người lớn chăm sóc trẻ cũng cần giữ vệ sinh cẩn thận cho đôi bàn tay của mình.

[inline_article id=29257]

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đọc bệnh của bé qua móng tay

1. Móng tay xuất hiện những đường vân trắng:
Đây là dấu hiệu cho thấy móng tay của bé đã bị tổn thương. Có thể là bé đã bị kẹp tay vào cánh cửa, ngăn kéo hoặc là bị vật có sức nặng đè lên,… Ngoài ra, cũng có thể đây dấu hiệu xuất hiện khi bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan.

Thông thường, những đốm trắng xuất hiện do nguyên nhân vị thương tích thì chúng sẽ mất đi khi phần móng bị thương của bé đã lành lại. Nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và kéo dài, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác.

2. Móng tay bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường:
Màu đỏ xuất hiện trên móng tay là “tín hiệu thông báo” rằng bé yêu của bạn đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Vì vậy, khi móng tay của bé đột nhiên xuất hiện màu đỏ hay màu hồng khác với màu móng tự nhiên thì cha mẹ nên cẩn thận.

Để phòng tránh cho bé, bạn nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, nho khô và các loại thực phẩm khác.

Đọc bệnh bé qua móng tay
Qua việc quan sát móng tay, mẹ có thể phát hiện ra vấn đề sức khỏe của bé

3. Bề mặt móng tay gồ ghề, xù xì:
Đây là dấu hiệu “tố cáo” rất có thể bé bị thiếu Vitamin B.

Với trường hợp này, bạn cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống giàu vitamin B. Trong khẩu phần ăn của bé, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm…

4. Móng tay bé bị lõm vào ở giữa:
Móng tay bé bị lõm ở giữa, có hình dạng giống như chiếc muỗng là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Ngoài ra, khi cơ thể bé đang gặp các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cơ xương cũng sẽ gây ra tình trạng lõm móng tay ở các bé.

Với hiện tượng này, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và hướng điều trị phù hợp.

5. Móng tay giòn, dễ gãy hoặc bong tróc:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay bé giòn, rất dễ gãy và hay bị bong tróc là do thiếu protein hoặc do bé đang mắc các bệnh về da.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein khác, như: cá, tôm,…là biện pháp để móng tay của bé được khỏe hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cho bé.

6. Móng xuất hiện những đường kẻ ngang:
Những đường kẻ ngang tối màu thường xuyên xuất hiện trên móng tay bé là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng móng tay, bệnh ngoài da, thậm chí rất có thể bé yêu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay cũng là những nguyên nhân khiến móng tay của bé xuất hiện tình trạng này. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

7. Móng tay bị xước măng rô:
Xước măng rô là biểu hiện rõ nhất của tình trạng thiếu Vitamin C và acid folic. Ngoài ra, các bệnh về da như: viêm da, nấm da, bệnh eczema,… cũng là thủ phạm gây ra tình trạng xước măng rô.

Để bổ sung vitamin C cho bé, cha mẹ nên tăng cường cung cấp những thức ăn như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây…Còn các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…) là những thực phẩm giàu acid folic.

TT