Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không, có tác dụng không?

Theo đúng lịch tiêm phòng, trẻ sơ sinh 0 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng ngừa bệnh lao được. Thế nhưng, khi bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không” để cha mẹ bớt lo khi con đã bước sang thứ 2 mà vẫn chưa được tiêm phòng.

1. Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Câu trả lời CÓ. Mũi lao tiêm sau 1 tháng vẫn được mẹ nhé. Vắc xin lao là một trong những mũi tiêm chủng quan trọng bé sơ sinh cần được tiêm ngay từ khi 0 tháng tuổi. Nếu vì lý do nào đó mà bé không thể tiêm đúng thời điểm, việc tiêm phòng lao sau 1 tháng vẫn cần thực hiện.

Trên thực tế, trẻ cần được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt; tuy nhiên, theo NHS, mẹ có thể sắp xếp cho bé tiêm phòng lao trước 16 tuổi. Dù bé được tiêm phòng lao muộn so với thời gian quy định; song lúc này thuốc vẫn có tác dụng.

Vì vậy mẹ không nên để bé bỏ lỡ cơ hội được vắc xin bảo vệ. Đừng để những hiểu lầm về việc tiêm vắc xin trễ là không có tác dụng ngăn cản mẹ thực hiện tiêm phòng cho con.

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời là được, mẹ nên tiêm cho bé càng sớm càng tốt.

2. Vì sao cần phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam trước thời kỳ vắc xin lao được tiêm chủng mở rộng. Căn bệnh này đã cướp đi cơ hội sống của nhiều người; đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi (người có sức đề kháng yếu).

Vi khuẩn lao phổi có khả năng lây truyền rộng rãi, dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, đi vào phổi và gây tổn thương bộ phận này. Bệnh lao phổi gây ra các cơn ho dữ dội; khiến bé bị đau tức lồng ngực, da xanh; sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Bệnh kéo dài còn gây xuất huyết phổi; đe dọa tính mạng của bé sơ sinh.

Sau khi mẹ đã rõ mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không; trường hợp bé chưa tiêm, mẹ tức tốc cho bé đi tiêm vắc-xin để phòng tránh rủi ro mắc bệnh của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

3. Khi nào thì không cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin lao?

Để trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?”; mẹ cần cân nhắc các trường hợp tạm hoãn vắc-xin như sau: 

  • Bé đang bị sốt cao.
  • Trẻ mắc viêm phổi hoặc bệnh sởi.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng.
  • Bé vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa kịp phục hồi.
  • Trẻ sinh non; nằm lồng kính; thiếu cân và đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt.

[key-takeaways title=”Mẹ tìm hiểu thêm:”]

[/key-takeaways]

4. Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao có bị sốt không?

Nhiều mẹ nghĩ rằng mũi tiêm chủng nào cũng khiến bé sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao thường ít khi bị sốt; chỉ có vết tiêm phòng lao bị đau nhức; hoặc tiết dịch thôi mẹ nhé. 

Nếu mẹ thắc mắc tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ, MarryBaby xin trả lời mẹ là: sau khi tiêm chủng từ 2 tuần – 2 tháng thì tại vết tiêm của bé con sẽ hình thành mụn mủ; sau đó, vết tiêm sẽ vỡ ra tạo thành sẹo lao. Đây là biểu hiện bình thường, mẹ không cần phải lo lắng nhé.

>> Liên quan đến mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng?

Trẻ tiêm phòng lao xong có bị sốt không?
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không, có tác dụng phụ gì không?

5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi được tiêm phòng lao

Sau khi bé con được tiêm xong, mẹ nên chú ý các điều sau nhé:

  • Mẹ tích cực bồi bổ để tăng tiết nhiều sữa và sữa đủ dinh dưỡng để cho bé bú.
  • Khi tắm cho bé, mẹ không nên chà vào vết tiêm để tránh gây kích ứng vết tiêm nhé.
  • Mẹ không nên đưa bé rời cơ sở y tế ngay mà cần ở lại khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với thuốc.
  • Sau khi về nhà, 4 ngày đầu mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem có bất thường nào xảy ra không. Ví dụ như bé nổi hạch sau tiêm phòng lao, vết tiêm bị nhiễm trùng, mưng mủ, bé sốt cao.

>> Xem thêm: Có nên mua trọn gói tiêm chủng cho bé từ 0-24 tháng tuổi không?

[inline_article id=281339

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không”. Cha mẹ hãy đăng nhập vào MarryBaby để cập nhật những thông tin mới nhất về tiêm vắc-xin cho trẻ.

[video-embeb title=’Những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh’ description=” url=’https://youtube.com/shorts/lQkJdGZTwyU?feature=shared’ ][/video-embeb]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm như thế nào mẹ đã biết chưa?

bệnh thấp tim ở trẻ em
Bệnh thấp tim ở trẻ em cần được điều trị sớm và đúng cách

Mẹ nhận biết bệnh thấp tim ở trẻ em là gì cùng các cách điều trị sao cho hiệu quả sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc chiến bảo vệ con yêu khỏi đau ốm.

Bệnh thấp tim ở trẻ em là gì?

Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh thấp khớp cấp, sốt thấp (rheumatic ferver). Đây là bệnh hệ thống miễn dịch trung gian liên quan đến nhiễm khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn tan máu Beta nhóm A). 

Bệnh thấp tim thường gặp nhiều nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 5-15. Bệnh thường xảy ra sau một đợt viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da.

Bệnh gây những biến chứng nặng ở não, khớp, da, tim. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây những hậu quả như dày dính van tim, viêm tim. Lâu ngày sẽ làm tổn thương đến van tim dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em

Bệnh thấp tim ở trẻ em là do sốt thấp khớp (một biến chứng nhiễm trùng của liên cầu khuẩn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách).

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh thấp tim ở trẻ em:

  • Gia đình có tiền sử bị thấp tim
  • Chủng vi khuẩn liên cầu nhóm A có khả năng khiến trẻ bị sốt thấp khớp sau khi bị viêm họng.
  • Điều kiện vệ sinh kém và thiếu chế độ dinh dưỡng cũng là một trong số nguyên nhân cao khiến bệnh trở nặng. Do đó, mẹ cần biết cách bồi bổ dưỡng chất cho bé.

Triệu chứng bệnh thấp tim ở trẻ em 

triệu chứng bệnh thấp tim ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh có thể khá giống với các tình trạng sức khỏe khác và dễ gây ra nhầm lẫn. Do đó, mẹ hãy đảm bảo bé được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Sốt, khó thở, kèm theo cơn đau ở vùng ngực, bụng
  • Mệt mỏi, da xanh xao
  • Sưng phù bàn chân và mắt cá chân, khuỷu tay và cổ tay
  • Ăn không ngon miệng, hay chán ăn hoặc bỏ bữa
  • Phát ban nhẹ, có mụn nhỏ dưới da (nốt sần), hoặc vùng có xương nhiều như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và khớp ngón tay.
  • Trẻ có những hành vi bất thường, như khóc hoặc cười mà không rõ nguyên nhân
  • Thở gấp, tim đập nhanh
  • Chảy máu cam

[inline_article id=263035]

Biến chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em

  • Làm tổn thương tim vĩnh viễn
  • Gây bệnh van tim cấp tính hoặc mãn tính
  • Làm nhiễm trùng ở tim (viêm nội tâm mạc)
  • Gây suy tim

Chẩn đoán bệnh thấp tim ở trẻ em

Để chuẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ cần mẹ cung cấp thông tin chính xác về tiền sử bệnh hoặc các triệu chứng của bé. Đồng thời, tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, bao gồm:

  • Cấy trùng cổ họng
  • Điện tâm đồ: Giúp kiểm tra các hoạt động của tim
  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim được hiển thị trên màn hình điện tử, giúp phát hiện các bất thường về tim.
  • Xét nghiệm máu

Cách điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

cách điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

  • Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, triệu chứng và mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh.
  • Bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc penicillin hoặc một loại kháng sinh khác để loại bỏ vi khuẩn streptococcus cấp tính. 
  • Sau khi trẻ đã hoàn thành việc điều trị bằng kháng sinh đầy đủ, bác sĩ sẽ bắt đầu một đợt điều trị kháng sinh khác để ngăn ngừa tái phát sốt thấp khớp. 
  • Thuốc steroid hoặc thuốc chống viêm không steroid giúp giảm viêm ở tim và các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Thuốc lợi tiểu nếu suy tim phát triển.
  • Thuốc chống co giật.

Trong trường hợp van tim của bé bị ảnh hưởng hoặc tim đã bị căng do máu rỉ ra, bác sĩ có thể chỉ định trẻ phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim.

[inline_article id=266303]

Phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em 

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em:

  • Cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng như rau, củ, quả…
  • Giúp bé vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn.
  • Vào những ngày lạnh, mẹ nên giữ ấm cổ, ngực, mũi họng cho bé.
  • Tham khảo tiêm phòng thấp tim dưới sự tư vấn của bác sĩ.
  • Nếu bé bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang, mẹ hãy cho bé đến bệnh viện để điều trị dứt điểm.

Vì sức khỏe của con yêu, mẹ đừng chần chừ đưa bé đi khám ngay khi thấy trẻ có những triệu chứng bệnh. Hãy đảm bảo việc theo dõi và để mắt đến bé cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con, mẹ nhé. 

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh máu trắng ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

bệnh máu trắng ở trẻ em
Bệnh máu trắng ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được điều trị từ sớm

Bệnh máu trắng ở trẻ em nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, mẹ hãy cùng xem các nguyên nhân và cách điều trị bệnh dưới đây để bé sớm có liệu trình chữa trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ em

nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ em

Trên thực tế, bác sĩ vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh máu trắng là gì nhưng một số yếu tố sau có thể tăng nguy cơ gây bệnh máu trắng ở trẻ em:

  • Do trẻ có tiếp xúc với các hóa chất hóa học, chất phóng xạ độc hại như benzene, formaldehyde từ môi trường sống và học tập. 
  • Trẻ đã từng điều trị các bệnh ung thư khác bằng xạ trị, dược phẩm.
  • Trẻ mắc hội chứng Down, Li-Fraumeni hoặc Klinefelter 
  • Các hội chứng rối loạn máu cũng là nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ. 
  • Cha mẹ bị mắc bệnh máu trắng và di truyền sang con. 

Triệu chứng bệnh máu trắng ở trẻ em

triệu chứng bệnh máu trắng ở trẻ em

Hầu hết các bệnh máu trắng ở trẻ em đều là cấp tính vì phát triển rất nhanh chóng. Một số còn lại là mãn tính vì tốc độ phát triển chậm hơn. 

Các loại bệnh máu trắng ở trẻ em bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL): Trong 4 trẻ thì có 3 trường hợp mắc dạng bệnh này.
  • Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính: Là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất với người lớn và ít khi ảnh hưởng đến trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML): Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu dòng lai hoặc hỗn hợp.
  • Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML): Hiếm gặp ở trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu Juvenile Myelomonocytic (JMML): Bệnh này thường gặp ở trẻ nhất.

[inline_article id=266303]

Tính chất nguy hiểm của bệnh máu trắng là không xuất hiện các khối u trên cơ thể và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, mẹ cần chú ý theo dõi và đưa con đi khám nếu thấy bé có những triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ sốt kéo dài, kèm ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Bé có khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng. 
  • Trên người trẻ bỗng xuất hiện các vết bầm tím, vết ban đỏ mà không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên.
  • Da bé tái nhợt xanh xao và hay thở dốc, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi… 
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể yếu ớt, sụt cân.
  • Nôn ói nhiều, kèm theo các vấn đề về nướu như rỉ máu ở lợi chân răng.
  • Đau đầu, co giật, dáng đi loạng choạng, dễ bị té.
  • Mắt mờ, thường ngả đầu hoặc dí sát đầu vô vật thể để nhìn rõ hơn.
  • Đau xương hoặc khớp.

Phương pháp điều trị bệnh máu trắng cho trẻ

phương pháp điều trị bệnh máu trắng ở trẻ em

1. Chẩn đoán bệnh trước khi điều trị

Trước tiên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xem xét bệnh kỹ lưỡng và khám sức khỏe cho bé. Sau đó, các xét nghiệm sẽ dùng để chẩn đoán và phân loại bệnh từng trẻ. 

Các thử nghiệm ban đầu bao gồm:

  • Xét nghệm máu: Để đo số lượng và sự xuất hiện của tế bào máu. 
  • Chọc hút và sinh thiết tủy xương: Thường được hút ra từ xương chậu nhằm chẩn đoán bệnh máu trắng ở trẻ em. 
  • Chọc dò thắt lưng hoặc tủy sống: Để kiểm soát sự lây lan của các tế bào bệnh có trong chất lỏng bao quanh não và tủy.
  • Quan sát tế bào máu và lấy mẫu tủy xương: Bác sĩ cũng sẽ quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi. Đồng thời lấy các mẫu tủy xương để tìm ra số lượng tế bào tạo máu và tế bào mỡ. 

[inline_article id=266364]

2. Cách điều trị bệnh máu trắng ở trẻ em theo chỉ định từ bác sĩ

Hiện nay, công nghệ y khoa đã tiên tiến hơn rất nhiều nên bệnh ung thư máu có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như hóa trị, xạ trị, ghép tủy, dùng thuốc kháng sinh… 

Phương pháp hóa trị

Với phương pháp này, bé sẽ uống thuốc hoặc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hay dịch não tủy nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Liệu pháp điều trị này theo chu kỳ trong 2-3 năm để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.

Phương pháp xạ trị

Sử dụng năng lương bức xạ cao để tiêu diệt tế bào gây ung thư và làm thu nhỏ khối u cho bé, giúp ngăn ngừa sự lây lan tới những bộ phận khỏe mạnh khác.

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Phương pháp này được sử dụng sau cùng khi đã thực hiện những phương pháp ở trên. Vì cần phải tìm được tủy thích hợp cho bé. 

Cơ chế hoạt động của phương pháp cấy ghép tế bào gốc là bác sĩ sẽ thay tủy xương của một người hoàn toàn khỏe mạnh với tủy xương của bé sao cho tương thích.

Vì đây là một căn bệnh khó chữa trị nên khi mẹ thấy cơ thể bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường như trên, thì nên đưa bé đến ngay các bệnh viện uy tín để khám. Bác sĩ sẽ kịp thời theo dõi tình trạng bệnh, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng và ủng hộ tinh thần để bé có nghị lực vượt qua bệnh.

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh lang trắng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị mẹ cần biết

Bệnh lang trắng ở trẻ em
Bệnh lang trắng ở trẻ em khiến bé dễ tự ti trong cuộc sống. Mẹ phải làm sao đây?

Bệnh lang trắng ở trẻ em khá phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến làn da của bé. Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng khi con gặp phải căn bệnh này. Vậy bệnh lang trắng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Bệnh lang trắng ở trẻ em là gì? 

bệnh lang trắng ở trẻ em là gì

Bệnh lang trắng ở trẻ em là một bệnh da liễu do vi nấm pityrosporum ovale gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không giới hạn độ tuổi, giới tính và thường bắt gặp nhất ở trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu. 

Dấu hiệu bệnh lang trắng ở trẻ em là trên người bé xuất hiện những đốm loang lổ có màu trắng, hồng hay nâu, hơi nổi vảy hoặc da bong tróc tự nhiên và thường khô ráo.

Bệnh không gây ngứa nhưng khi đi ngoài nắng thì trẻ sẽ thường cảm thấy ngứa châm chích, khó chịu. Đồng thời, vùng da bị bệnh có dấu hiệu lan rộng nếu bé đi dưới ánh nắng mặt trời lâu. 

Bệnh lang trắng ở trẻ em dễ lây sang các vùng xung quanh da nhưng không lây từ người sang người. Bệnh có xu hướng mãn tính và gây thay đổi sắc tố da, ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bé. Đặc biết với trẻ trong độ tuổi đi học mà bị bệnh lang trắng sẽ khiến bé tự ti, mặc cảm với bạn bè, ngại tiếp xúc với người khác.

Nguyên nhân gây bệnh lang trắng ở trẻ em 

Nguyên nhân gây bệnh lang trắng ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lang trắng ở trẻ em thường là do bé ở gần nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc ở trong môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bệnh còn do một số yếu tố khác gây ra như bé ở trong thời tiết quá nóng, bị suy giảm miễn dịch và do gene di truyền.

1. Khí hậu nóng ẩm gây bệnh lang trắng ở trẻ em 

Nước ta nằm gần vùng xích đạo nên khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều. Chính điều kiện thời tiết này đã tạo môi trường thuận lợi để nấm pityrosporum ovale hình thành và phát triển. Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu, làn da non nớt sẽ dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, thói quen phơi nắng nhiều cũng có thể làm ảnh hưởng đến da của bé.

2. Do bé mặc quần áo chật, nhiều lớp

Trẻ em là lứa tuổi rất hiếu động và ưa thích khám phá. Nếu cha mẹ cho bé mặc nhiều quần áo hoặc mặc quần áo chật sẽ khiến mồ hôi không được thoát ra ngoài. Điều này khiến cơ thể ẩm ướt, dễ làm pityrosporum ovale phát triển.

3. Vệ sinh không đúng cách 

Với những bé không vệ sinh cơ thể thường xuyên hoặc không lau khô người sau khi tắm mà mặc quần áo thì sẽ dễ mắc bệnh lang trắng. Ngoài ra, các bé nhỏ không được thay tã thường xuyên cũng vậy.

4. Môi trường sống không lành mạnh

Nếu bé sống gần nơi có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm thì nguy cơ mắc những bệnh về da là khá cao. 

5. Do sức khỏe giảm, trẻ bị suy nhược

Khi cơ thể bé bị suy nhược, giảm hệ miễn dịch thì vi khuẩn, virus từ bên ngoài sẽ dễ xâm nhập và gây bệnh. 

6. Do di truyền, cơ địa mẫn cảm  

Bệnh xuất hiện có thể do yếu tố di truyền từ gia đình hay xuất phát từ cơ địa của trẻ. Các bé có làn da nhờn, thay đổi nội tiết tố lúc lớn cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cách điều trị bệnh lang trắng ở trẻ em

cách điều trị bệnh lang trắng ở trẻ em

Khi mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh lang trắng thì nên đưa bé tới gặp bác sĩ da liễu để khám và chữa bệnh kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ trị bệnh lang trắng ở trẻ em:

1. Điều trị bằng thuốc Tây 

Nếu trẻ bị lang trắng, bác sĩ thường chỉ định cho sử dụng các loại thuốc dạng dung dịch hoặc thuốc bôi đặc trị nấm pityrosporum ovale như: Fluconazole, ketoconazol, Terbinafine, Ciclopirox… Thông thường, sau khoảng 1 tuần thoa thuốc, làn da của bé sẽ trở lại bình thường.

Ngoài ra, mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để nắm rõ cách sử dụng, đồng thời không tự ý mua thuốc để chữa cho con.

2. Điều trị bằng các phương pháp dân gian

Bên cạnh điều trị bệnh lang trắng ở trẻ em theo chỉ định từ bác sĩ, mẹ có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc từ dân gian dưới đây:

Bài thuốc từ chuối xanh

Chuối xanh có tính hàn, dưỡng chất bên trong trái chuối xanh sẽ giúp các vết lang ben trên da bé mờ dần và hạn chế sự lan rộng tới các vùng da khác.

Rau răm

Theo tài liệu nghiên cứu từ Đông y, rau răm có tác dụng khử khuẩn và hỗ trợ điều trị bệnh lang trắng ở trẻ em hiệu quả. 

Nghệ tươi

Tinh chất curcumin ở bên trong nghệ có tác dụng chống viêm và tiêu diệt các vi nấm. Qua đó giúp làm mờ dần các đốm lang trắng trên da bé và ngăn chặn quá trình lan rộng sang những mảng da khác.

Làn da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Vì thế, bạn điều trị bệnh lang trắng cho con cần phải đúng cách để bé mau khỏi. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi những dấu hiệu bất thường trên da trẻ để kịp thời chữa trị cho con nhé. 

Đào Phương Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Mẹ hãy chữa trị cho con đúng cách để bé có nụ cười đẹp

bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Mẹ điều trị thế nào cho hiệu quả?

Nhiều bậc phụ huynh thường xem nhẹ các bệnh lý về răng miệng của trẻ và quan niệm rằng khi lớn lên con sẽ hết. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lúc nhỏ này lại có thể tác động tới thẩm mỹ và sức khỏe của răng vĩnh viễn. Trong đó có bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. 

Hiện tượng mòn răng ở trẻ em sẽ khiến bé có nguy cơ bị mất răng sớm. Trường hợp răng sữa bị mòn và rụng trước thời điểm, răng vĩnh viễn của bé sẽ mọc lệch và sai vị trí.

Ngoài ra, bệnh còn khiến bé bị ê buốt và đau nhức răng khi nhai thức ăn nên sẽ dễ biếng ăn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em để bạn có hướng điều trị và phòng ngừa bệnh cho con hiệu quả nhé.

[inline_article id=165640]

Nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em là hiện tượng răng của bé dần mủn và tiêu đi. Khi răng sữa bị mòn hết lớp men bên ngoài thì sẽ ăn dần vào bên trong gây ra đau nhức và ê buốt cho trẻ, đặc biệt là lúc nhai thức ăn.

Nếu răng rụng quá nhanh, răng mới chưa kịp mọc sẽ làm răng bé bị lệch vị trí với hàm, gây mất thẩm mỹ. Nặng hơn nữa, bệnh này có thể làm viêm lợi và hỏng tủy nên ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của răng vĩnh viễn. 

Vậy nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em là gì? Theo các bác sĩ y khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mòn răng bao gồm: 

1. Lớp men và ngà răng còn mỏng

nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Lớp men răng và lớp ngà răng của bé tương đối mỏng nên dễ khiến vi khuẩn và axit trong thức ăn tấn công, gây mòn chân răng.

2. Chế độ ăn uống của bé có quá nhiều đường và tinh bột

Các bé thường xuyên sử dụng những đồ ăn có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, đồ uống có ga… sẽ dễ bị mòn răng rất nhanh. 

3. Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa kỹ càng

Nếu trẻ không đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bé.

4. Khẩu phần dinh dưỡng bị thiếu hụt canxi và fluor

Cơ thể của trẻ bị thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương cũng như răng sẽ làm cho men răng sản sinh kém dẫn tới tình trạng răng bé dễ vỡ hoặc mòn khi bị tác động.

5. Răng mòn do di truyền

Một số trẻ có men răng yếu do di truyền từ cha mẹ, ông bà. Từ đó, răng không chỉ bị mòn, mỏng mà còn dễ bị đổi màu, xỉn màu nhanh chóng.

Cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Khi bé có dấu hiệu bị mòn chân răng, ba mẹ không nên chủ quan. Lúc này, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với sự phát triển của y khoa ngày nay, các nha sĩ sẽ thường sử dụng phương pháp tái khoáng mô răng bị mòn hoặc trám răng. Các phương pháp này tương đối nhẹ nhàng, thời gian thực hiện và hồi phục khá nhanh chóng, vì vậy ba mẹ không cần lo lắng trẻ sẽ bị đau nhức hay khó chịu.

Trong đó, trám răng không những giúp trị mòn răng mà còn ngăn chặn tình trạng sâu răng ở trẻ. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng của bé. 

Cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em không phải là bệnh lý nặng và có thể phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Ba mẹ có thể tham khảo các cách sau:

  • Dạy cho trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng và tập cho bé hình thành thói quen giữ răng sạch sẽ mỗi ngày.
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ sau mỗi lần con tự chải răng. Không để bé chải răng quá nhanh hay quá mạnh. 
  • Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Tránh không cho con sử dụng nhiều đồ ăn vặt, thức uống có chứa axit, có ga và các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, độ bám dính cao. Đặc biệt là không cho trẻ ăn trước khi đi ngủ để không làm ảnh hưởng tới men răng. 
  • Mua cho bé bàn chải tốt, có lông mềm mịn, phù hợp với độ tuổi và có tay cầm vừa vặn. Lưu ý chọn các dòng kem đánh răng phù hợp với trẻ và có chứa fluor.
  • Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày cho bé một cách phù hợp. Ba mẹ nên đa dạng thức ăn với nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường canxi cho răng con thêm chắc khỏe, tránh tình trạng răng sữa bị mòn, mủn hay bị xỉn màu…
  • Ngoài ra, khi răng của trẻ đã mọc đầy đủ, ba mẹ cũng nên đưa con tới phòng khám nha khoa để được kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. 

[inline_article id=263035]

Để trẻ có một hàm răng chắc, khỏe và có tính thẩm mỹ cao đòi hỏi ba mẹ cần hướng dẫn con chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn hãy luôn theo dõi tình trạng răng miệng của bé để phòng bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em cũng như chữa trị kịp thời cho con nếu thấy những triệu chứng bất thường nhé.

Đào Phương Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến: Mẹ biết rõ để phòng ngừa cho con tốt hơn

Khi ở trạng thái khỏe mạnh, lưỡi bé sẽ có hồng tươi. Tuy nhiên, khi mắc các bệnh về lưỡi, bề mặt lưỡi của trẻ sẽ xuất hiện những mảng trắng, chấm trắng tựa như phô mai hoặc những nốt mụn đỏ, lưỡi rộp… Những đốm trắng trên lưỡi bé đôi khi chỉ là cặn sữa sau khi bú mẹ nhưng cũng có thể là triệu chứng ban đầu cảnh báo những bệnh lý về lưỡi ở trẻ.

Ba mẹ nhận biết sớm những triệu chứng bệnh về lưỡi sẽ giúp việc điều trị được tốt hơn. Vậy các bệnh về lưỡi ở trẻ em là gì và cách phòng ngừa như thế nào? Bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em

Con yêu có thể không tự tin khi giao tiếp, sinh hoạt hay biếng ăn nếu như mắc các bệnh về lưỡi ở trẻ em. Bạn đã biết hết những bệnh này chưa?

1. Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em hiện nay là một trong các bệnh về lưỡi khá phổ biến. Đây là viêm lưỡi di trú lành tính. Trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các mảng hình tròn hay bầu dục có màu trắng hoặc đỏ không có gai trên lưỡi, giống như bản đồ. 

Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm lưỡi bản đồ

  • Các mảng trắng hoặc đỏ trên lưỡi, có hình dạng giống như bản đồ
  • Khó chịu khi cọ xát lưỡi vào răng hoặc má
  • Lưỡi đau hoặc rát với đồ ăn nóng và cay.

Cách điều trị

  • Thông thường, viêm lưỡi bản đồ không cần điều trị. Các mảng trắng sẽ tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng.
  • Nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc súc miệng.
  • Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng lưỡi.

2. Viêm lưỡi bệnh lý ở trẻ em

các bệnh về lưỡi ở trẻ em: Viêm lưỡi bệnh lý

Đây là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến khiến cho lưỡi của trẻ bị sưng và viêm. 

Có 3 loại viêm lưỡi cơ bản

  • Viêm lưỡi cấp tính: Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, đặc biệt khi trẻ bị dị ứng và thường kéo theo các triệu chứng nghiêm trọng khác. 
  • Viêm lưỡi mãn tính: Đây là tình trạng viêm lưỡi liên tục tái phát và cũng có thể là cảnh báo của một vài căn bệnh sức khỏe khác.
  • Viêm lưỡi Hunter: Trường hợp này xảy ra khi quá nhiều nhú lưỡi bị mất khiến cho lưỡi bị thay đổi về màu sắc và kết cấu. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường có bề mặt lưỡi khá bóng.

Những biểu hiện cơ bản của viêm lưỡi bao gồm

  • Bề mặt lưỡi sưng đỏ
  • Đau hoặc rát khi ăn uống, nói chuyện hoặc nuốt
  • Chảy nước dãi
  • Khó nuốt
  • Mất vị giác
  • Nổi hạch ở cổ

Một số nguyên nhân có thể gây viêm lưỡi ở trẻ bao gồm

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm
  • Cắn vào lưỡi hay bị bỏng lưỡi
  • Dị ứng với thức ăn, thuốc,…
  • Mắc một số bệnh lý gây viêm lưỡi như bệnh Behçet, bệnh Kawasaki và hội chứng Sjogren

Cách điều trị

  • Điều trị viêm lưỡi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Nếu do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc thuốc chống virus.
  • Nếu do chấn thương, lưỡi thường sẽ tự lành trong vòng vài ngày.
  • Nếu do dị ứng, cha mẹ cần tránh các chất gây dị ứng cho con và có thể dùng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng.

3. Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ em

Loét lưỡi Apthae

Viêm loét miệng lưỡi là những vết loét nhỏ, nông, hình tròn hoặc bầu dục xuất hiện trên lưỡi, má, lợi hoặc bên trong môi. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em và thường không gây hại. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện của trẻ.

Triệu chứng:

  • Vết loét nhỏ, nông, hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng hoặc vàng ở giữa và viền đỏ xung quanh.
  • Đau hoặc rát, đặc biệt là khi ăn thức ăn cay nóng, chua hoặc cứng.
  • Khó chịu khi cọ xát lưỡi vào răng hoặc má.
  • Trẻ có thể bị chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
  • Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, đau họng hoặc nổi hạch ở cổ.

Cách điều trị

Loét lưỡi thường tự lành trong vòng 1-2 tuần. Song, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm bớt khó chịu cho trẻ:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch baking soda pha loãng.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
  • Tránh thức ăn cay nóng, chua hoặc cứng.
  • Ăn thức ăn mềm và dễ nuốt.
  • Uống nhiều nước.

Nếu loét lưỡi áp-tơ của trẻ nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau 2 tuần, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.

4. Các bệnh về lưỡi ở trẻ em: Lưỡi trắng

các bệnh về lưỡi ở trẻ em: Lưỡi trắng

Lưỡi trắng là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em không còn quá xa lạ hiện nay. Tình trạng này khiến lưỡi không còn màu hồng tươi (khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh). Thay vào đó là những mảng bám trắng phủ trên mặt lưỡi và có mùi khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết bé bị lưỡi trắng

  • Mẹ có thể nhận biết thông qua biểu hiện lưỡi bé bị đóng trắng quá nhiều thành từng mảng.
  • Bên cạnh đó, trẻ bị lưỡi trắng còn có một vài triệu chứng đi kèm như khô, nứt khóe miệng, nóng rát trong khoang miệng… 
  • Nếu tình trạng bệnh ở mức nặng hơn, bé sẽ có biểu hiện quấy khóc, bú ít đi, sụt cân.

Nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng

  • Trẻ vệ sinh răng miệng kém
  • Mắc bệnh tưa miệng
  • Khô miệng
  • Do thực phẩm khiến lưỡi của bé bị trắng tạm thời như sữa, nước trái cây, kẹo… Nếu sau đó lưỡi của bé được vệ sinh sạch và tình trạng trở lại bình thường thì không sao, cha mẹ yên tâm.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý tiềm ẩn như thiếu máu, vitamin B12, bạch cầu… Tuy nhiên, trường hợp này hiếm.

Điều trị

  • Điều trị lưỡi trắng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Đối với vệ sinh răng miệng kém: Cha mẹ cần giúp trẻ đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày.
  • Đối với bệnh tưa miệng: Bác sĩ có thể kê thuốc chống nấm cho trẻ.
  • Đối với khô miệng: Cho trẻ uống đủ nước và tránh các yếu tố khiến trẻ bị khô miệng.
  • Đối với một số bệnh lý: Bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý tiềm ẩn gây ra lưỡi trắng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

  • Lưỡi trắng của trẻ không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà
  • Trẻ bị sốt
  • Trẻ có các triệu chứng khác như khó nuốt, đau miệng hoặc nổi hạch ở cổ

5. Các bệnh về lưỡi ở trẻ em: Ung thư lưỡi

ung thư lưỡi ở trẻ em

Ung thư lưỡi ở trẻ em là một căn bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số các trường hợp ung thư ở trẻ em, thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hơn.

Triệu chứng

  • Vết loét trên lưỡi không lành trong hơn 3 tuần. Vết loét có thể có màu đỏ, trắng hoặc hồng, và có thể đau hoặc không đau.
  • Sưng ở lưỡi.
  • Khó cử động lưỡi.
  • Đau họng hoặc đau tai.
  • Chảy máu miệng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi.

Điều trị

Điều trị ung thư lưỡi ở trẻ em phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí của ung thư. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ ung thư và một số mô khỏe mạnh xung quanh.
  • Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch: Giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công tế bào ung thư.

Dự hậu

Dự hậu của ung thư lưỡi ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn và vị trí của ung thư, tuổi và sức khỏe tổng thể của trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót 5 năm cho ung thư lưỡi ở trẻ em ở giai đoạn đầu là hơn 80%.

Cách phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ em

cách phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ em

Để phòng tránh các bệnh về lưỡi ở trẻ em hiệu quả, ba mẹ nên thực hiện một số cách dưới đây để bảo vệ răng, miệng và lưỡi cho con.

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Ba mẹ nên tập thói quen cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng không chứa chất phụ gia. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ, đặc biệt trước và sau khi bú sữa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống “xanh”: Bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của con nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch và sự phát triển của con. Những thực phẩm này cũng giúp kích thích quá trình trao đổi chất, hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế cho con ăn những đồ cay nóng và thức uống có ga hết mức có thể.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên: Thói quen này giúp tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh để trẻ tránh bị lây nhiễm nấm, hại khuẩn từ vật thể khi ngậm vào. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Điều này có thể giúp bố mẹ phát hiện bệnh của trẻ sớm nhất có thể, để tránh bệnh nặng hơn và biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=263035]

Mặc dù các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường không gây nguy hiểm nhưng để lâu có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Hậu quả là trẻ có thể thiếu chất dinh dưỡng, phát triển không toàn diện, suy dinh dưỡng,… Vì thế mẹ phải luôn theo dõi và quan sát biểu hiện của trẻ để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho con.