Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

14 cách trị bệnh vảy nến ở trẻ em giúp bé không còn ngứa ngáy khó chịu

Bệnh vảy nến ở trẻ em gây tổn thương da và khiến bé mặc cảm với bạn bè, thế nhưng lại không phải là bệnh có thể chữa khỏi hẳn được như các bệnh ngoài da bình thường khác. Điều này có nghĩa là bé có thể phải sống chung với căn bệnh cả đời và bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng nếu như cha mẹ không có cách để trấn an con.Bệnh vảy nến ở trẻ em

Bệnh vảy nến là gì? 

Bệnh vảy nến là một loại bệnh ngoài da mãn tính rất phổ biến, gây ra các mảng bám trên da nhưng không gây nhiễm trùng. Ở những vùng da bị bệnh, tế bào da sẽ phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần so với bình thường nhưng khi già lại không thể bong ra khỏi cơ thể mà bám chặt trên da, tạo thành các mảng bám dày, màu đỏ bạc, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh vảy nến hay hình thành nhiều nhất ở các vùng da trên đầu gối, da đầu, khuỷu tay và thân mình. Vì vậy, nếu ở các vùng da này của bé có những biểu hiện bất thường, mẹ nên để ý kỹ xem có phải là bệnh vảy nến không nhé. 

Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia Mỹ (NPF), ước tính có khoảng 20.000 trẻ em Mỹ dưới 10 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến mỗi năm. Và bệnh vảy nến thường xuất hiện trong độ tuổi từ 15-35 nhưng cũng có thể phát triển ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Nguyên nhân bệnh vảy nến ở trẻ

  • Bệnh vảy nến do một hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động quá mức gây ra các mảng bám.
  • Bệnh vảy nến cũng có thể do yếu tố di truyền gây ra. Nếu bố, mẹ bị bệnh vảy nến thì khả năng 10% con cái cũng sẽ mắc bệnh này. Đặc biệt nếu con có cùng loại da với bố, mẹ thì tỷ lệ mắc bệnh vảy nến là 50%.
  • Do bị kích ứng da. 
  • Do bệnh béo phì gây ra.
  • Do thời tiết quá khô lạnh. 

Các dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em

  • Các mảng da bé nổi lên thường có màu đỏ và phủ vảy màu trắng bạc nên mẹ dễ bị nhầm với chứng phát ban tã ở trẻ sơ sinh.
  • Da khô, nứt nẻ có thể chảy máu.
  • Ngứa, đau nhức hoặc cảm giác nóng rát trong và xung quanh các khu vực bị ảnh hưởng.
  • Móng tay dày, rỗ hoặc móng tay phát triển những đường vân sâu.
  • Nếp gấp da có những vệt đỏ.

Bệnh vảy nến ở trẻ em

Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em 

Nếu có người mách dùng thuốc này, thuốc kia chữa khỏi bệnh vảy nến cho bé thì mẹ đừng nghe nhé, vì đây là bệnh mãn tính chỉ có thể dùng thuốc chữa bệnh vảy nến để làm giảm bớt các triệu chứng và ngăn bệnh bùng phát chứ không thể chữa khỏi. Tốt hơn mẹ nên dùng cách điều trị sau:

1. Điều trị tại chỗ

  • Thoa thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm để làm mềm và dịu vùng da bệnh cho bé hàng ngày.
  • Thoa thuốc chữa vảy nến cho bé nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
cach-chua-benh-vay-nen
Mẹ có thể thoa kem dưỡng da để giúp làm mềm da bé.

2. Liệu pháp ánh sáng

  • Dùng liệu pháp ánh sáng bằng cách chiếu đèn tự nhiên và nhân tạo làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Hiện nay, bệnh vảy nến còn được chữa bằng đèn laser và thuốc được kích hoạt bằng đèn đặc biệt. Mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này cho con, vì tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng thêm. 
  • Nếu bác sĩ khuyên nên dùng ánh sáng mặt trời tự nhiên để chữa bệnh vảy nến, mẹ hãy thường xuyên cho con hoạt động ngoài trời để da được tiếp xúc với ánh nắng nhé.

3. Thuốc uống hoặc thuốc tiêm

Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc hoặc tiêm thuốc chữa vảy nến nhưng cần đảm bảo bé đã qua độ tuổi sơ sinh và chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Sinh hoạt và ăn uống cũng góp phần vào việc làm tăng bệnh hay giảm bệnh cho bé. Mẹ nên thiết lập cho bé một chế độ ngủ nghỉ đúng giờ và ăn uống khoa học để tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật như tập thể dục hàng ngày, tắm gội vệ sinh sạch sẽ, ngủ đúng giờ, ăn thực phẩm sạch.bệnh vảy nến ở trẻ em

5. Đeo ba tay, bao chân

Đối với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu bị vảy nến ở tay và chân, mẹ nên đeo bao tay, chân cho bé để tránh bé gãi làm bật máu trong khi ngủ.

6. Bổ sung chế độ ăn uống

Những gì con ăn vào trong người có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nói chung và tình trạng bệnh vảy nến nói riêng, thế nên mẹ rất cần thiết lập cho con một chế độ ăn phù hợp với tình hình bệnh tật, nhất là bổ sung các thực phẩm có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Những loại thực phẩm có thể giúp làm giảm bớt sự phát triển của bệnh vảy nến bao gồm: dầu cá, vitamin D, cây kế sữa, lô hội, nho oregon và dầu hoa anh thảo đen, các loại cá vùng nước lạnh, hạt, quả hạch và axit béo omega-3.

7. Ngăn ngừa khô da

Một điểm đặc trưng của bệnh vảy nến là tạo ra các mảng bám dày, ráp, làm da bị khô và bong tróc, thế nên tại vùng da bị bệnh của bé, mẹ cần giữ ẩm thường xuyên để giảm bớt sự bong tróc có thể gây chảy máu.

Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm hàng ngày cho bé, đồng thời sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm không khí trong nhà, giúp ngăn ngừa các mảng bám hình thành khi bị khô da.

8. Không dùng nước hoa và các sản phẩm tạo mùi

Mặc dù không nhiều trẻ em dùng nước hoa nhưng các sản phẩm tạo mùi như xà phòng thơm, nước xả vải, bột giặt cũng có thể làm da bé bị kích ứng và bị viêm.

Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên như sữa tắm có nguồn gốc thực vật hoặc xà bông có thành phần thực vật nhé.

9. Hạn chế một số thực phẩm làm tăng tình trạng bệnh

Mẹ nên chú ý, các loại thịt đỏ, chất béo bão hòa, đường tinh chế, carbohydrate có thể làm bùng phát bệnh vảy nến ở trẻ em.

Mẹ cần hạn chế các món ăn có các thành phần kể trên, nhất là bánh, kẹo thường hay có đường tinh chế mà trẻ con rất thích.

10. Ngâm cơ thể

Mẹ biết không, cho bé ngâm trong nước ấm có thể làm giảm bớt tình trạng bệnh vảy nến, nhất là tắm với muối Epsom, dầu khoáng, sữa hoặc dầu ôliu.

Hàng ngày mẹ hãy cho bé ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 phút để các tế bào chết ở vùng da bệnh được làm sạch, bớt tạo mảng bám. Cách này cũng rất tốt cho sức khỏe chung của bé.Bệnh vảy nến ở trẻ em

11. Thoa dầu ôliu

Dầu ôliu rất lành tính và có tác dụng làm dịu vùng da bệnh cho bé. Mẹ có thể dùng dầu ôliu massage cho bé mỗi ngày để giữ ẩm, làm giảm tình trạng bong tróc của bệnh vảy nến.

12. Tắm nắng

Tắm nắng không chỉ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho hệ xương của bé mà còn ngăn chặn sự phát triển của bệnh vảy nến nữa đấy mẹ ạ. Theo nghiên cứu, tia cực tím có thể giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da được kích hoạt bởi bệnh vảy nến.

Mẹ chỉ nên cho con tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều mát, tuyệt đối không tắm nắng vào những giờ nắng nóng cao điểm (10-15 giờ) vì sẽ gây hại cho da và sức khỏe của bé nhé.

13. Giảm căng thẳng

Theo nghiên cứu, bệnh vảy nến có thể gây ra căng thẳng, trầm cảm cho bé từ việc làm bé bị đau, tự ti về hình thể, bị bạn bè xa lánh và lo lắng về bệnh tình.

Mẹ nên xoa dịu tâm trạng cho con bằng cách giúp bé nhận thức đây không phải là bệnh nghiêm trọng và cũng không thể làm con bị xấu xí hay kém cỏi. Khi bé hiểu ra, bé sẽ dần chấp nhận nó và không còn mặc cảm về bản thân nữa.

14. Dùng nghệ

Từ xa xưa, ở cả châu Âu và châu Á đã dùng nghệ để điều trị nhiều loại bệnh về da rất hiệu quả. Củ nghệ có thể giúp làm giảm bệnh vảy nến khi dùng dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc bổ sung hoặc thêm vào thức ăn của bé.

Nghệ rất lành tính nên mẹ có thể bổ sung cho bé bằng nhiều cách, như thêm bột nghệ vào đồ ăn của bé, cho bé dùng nghệ viên, tinh bột nghệBệnh vảy nến ở trẻ em

Trẻ bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Mặc dù trứng và thịt đỏ rất giàu protein cùng các dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, nhưng cả hai lại chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic gây bất lợi cho các bé bị bệnh vảy nến.

Các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể tạo ra các tổn thương vảy nến. Thế nên, mẹ cần phải cắt hoặc giảm bớt hai loại thực phẩm này trong chế độ ăn của bé nhé. Những thực phẩm phổ biến có chứa nhiều arachidonic mẹ cần tránh cho bé ăn bao gồm:

  • Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò.
  • Xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác.
  • Trứng và các món từ trứng.

2. Gluten

Những người bị bệnh vảy nến có dấu hiệu nhạy cảm với gluten. Thế nên, nếu bé bị bệnh vảy nến và nhạy cảm với gluten, mẹ cần phải cắt bỏ thực phẩm có chứa gluten trong chế độ ăn của bé. Những thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Lúa mì và dẫn xuất lúa mì.
  • Lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha.
  • Mì ống, mì và các món nướng có chứa lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha.
  • Một số thực phẩm chế biến.
  • Nước sốt và gia vị nhất định.
  • Đồ uống mạch nha.Bệnh vảy nến ở trẻ em

3. Thực phẩm chế biến 

Thực phẩm chế biến rất nhiều dầu mỡ và có lượng calo cao dễ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ như béo phì, huyết áp cao và còn làm tăng triệu chứng của bệnh vảy nến nữa. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé ăn thực phẩm chế biến bao gồm:

  • Thịt chế biến
  • Sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn
  • Trái cây và rau quả đóng hộp
  • Bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo

4. Các thực phẩm khác

Ngoài ra, các loại thực phẩm có thể làm bệnh vảy nến bùng phát mẹ cũng cần tránh cho bé như:

  • Cà chua
  • Khoai tây
  • Cà tím
  • ỚtBệnh vảy nến ở trẻ em

Trẻ bị vảy nến nên ăn gì?

1. Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ được khuyến khích cho chế độ ăn chống viêm vì rất giàu chất chống oxy hóa, là những hợp chất có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm. Mẹ nên bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày cho bé, đặc biệt là các loại rau, quả sau:

  • Bông cải xanh, súp lơ và cải Brussels
  • Cải xoăn, cải bó xôi và arugula
  • Quả mọng như việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, anh đào, nho và các loại trái cây màu đậm khác.Bệnh vảy nến ở trẻ em

2. Cá béo

Các loại cá béo rất tốt cho tim mạch và sức khỏe tổng thể vì giàu omega-3 chống viêm. Theo nghiên cứu, hấp thụ omega-3 có liên quan đến việc giảm các chất gây viêm nên rất tốt cho các bé bị bệnh vảy nến đấy mẹ ạ. Các loại cá béo mẹ nên bổ sung cho bé mỗi tuần bao gồm:

  • Cá hồi tươi và đóng hộp
  • Cá mòi
  • Cá tuyết

3. Các loại dầu tốt cho tim 

Một số loại dầu thực vật cũng chứa axit béo chống viêm tương tự như ở các loại cá béo, có tác dụng tốt đối với việc ngăn chặn bệnh vảy nến bùng phát, mẹ có thể bổ sung cho bé như:

  • Dầu ô liu
  • Dầu dừa
  • Dầu hạt lanh
  • Dầu cây rumBệnh vảy nến ở trẻ em

4. Các chất dinh dưỡng khác

Khi bổ sung các loại dầu cá, vitamin D, B12 và selen đều có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.

Chế độ ăn uống giúp cải thiện bệnh vảy nến ở trẻ em

1. Chế độ ăn uống của bác sĩ Pagano

Bác sĩ Pagano nổi tiếng trong cộng đồng chăm sóc sức khỏe ở Mỹ nhờ phương pháp chữa lành bệnh vảy nến thông qua chế độ ăn uống. Trong cuốn sách Chữa bệnh vảy nến, ông đưa ra chế độ ăn uống cho các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến như sau:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Hạn chế ngũ cốc, thịt, hải sản, sữa và trứng
  • Tránh hoàn toàn thịt đỏ, trái cây có múi, thực phẩm chế biến
  • Không thức đêm

2. Ăn chay

Chế độ ăn chay với nhiều thực phẩm rất giàu chất chống viêm như rau, củ, quả, các loại dầu tốt cho sức khỏe và không có trứng hay thịt đỏ nên có lợi cho trẻ mắc bệnh vảy nến. Nghiên cứu ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cho thấy, chế độ ăn thuần chay có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, các bé đang trong giai đoạn cần rất nhiều các dinh dưỡng để phát triển nên mẹ cần xem xét kỹ lưỡng việc có nên cho bé ăn chay hay không. Tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng cho chế độ ăn của bé nhé.Bệnh vảy nến ở trẻ em

3. Chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Chế độ ăn kiêng này tập trung vào các loại thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế các thực phẩm gây viêm.

Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng, những người mắc bệnh vảy nến ít có khả năng tiêu thụ chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải hơn so với những người khỏe mạnh. Và những người tuân thủ các yếu tố của chế độ ăn Địa Trung Hải thì bệnh vảy nến ít nghiêm trọng hơn.

4. Chế độ ăn Paleo

Chế độ ăn kiêng này chú trọng vào việc ăn toàn bộ thực phẩm và tránh thực phẩm chế biến sẵn, đã được chứng minh là có lợi cho những người bị bệnh vảy nến.

 

Những câu hỏi thường gặp về bệnh vảy nến ở trẻ em

1. Dùng dầu gai dầu chữa bệnh vảy nến cho bé có được không?

Dầu gai dầu có thể dùng như một phương pháp chữa bệnh vảy nến an toàn cho bé. Theo nghiên cứu, dầu gai dầu rất giàu axit béo, có tới hơn 75% omega-6 và omega-3, chiếm tỷ lệ 3:1, được coi là tỷ lệ dinh dưỡng tối ưu cho việc tái tạo mô trong cơ thể.

Omega-3 có đặc tính chống ung thư và chống viêm, nên có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh vảy nến và các loại bệnh về da khác như mụn trứng cá, bệnh viêm da eczema và lichen phẳng.  Ngoài ra, dầu gai dầu còn có đặc tính kháng khuẩn, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus, ngăn chặn sự phát triển của nấm men.

Bệnh vảy nến ở trẻ em


2. Bé bị bệnh vảy nến ăn trứng gà có được không?

Bé bị vảy nến không nên ăn trứng gà mẹ nhé. Lý do là:

♦ Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng gà là một chất dễ gây dị ứng khi bé ăn cùng lúc với sữa hoặc các thực phẩm giàu gluten. Lòng trắng hoạt động như một lớp bảo vệ lòng đỏ khỏi sự tấn công của vi khuẩn bằng cách tiết ra một loại enzyme: lysozyme.

Khi enzyme này đi vào cơ thể bé sẽ kết nối với các protein khác nhau (protein từ lòng trắng trứng + protein từ thực phẩm khác trong ruột + protein từ vi khuẩn đường ruột) và các chất ức chế enzyme, tạo thành một phân tử phức tạp lớn hơn mà enzyme protease không thể tiêu hóa được.

Lysozyme có điện tích dương và bị các protein tích điện âm trong các tế bào biểu mô nằm dọc theo thành ruột thu hút. Các tế bào biểu mô này có ở thành ruột non và ruột già, liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra một hàng rào có thể kiểm soát thành ruột, ngăn các chất độc hại đi vào máu. Khi hàng rào ruột bị hư hại sẽ gây ra sự rò rỉ chất độc.

Do sự hấp dẫn mạnh mẽ giữa các điện tích trái ngược của tế bào biểu mô và lysozyme mà tất cả các protein gắn liền đều đi qua hàng rào ruột để vào máu (hoặc hệ bạch huyết). Hệ thống miễn dịch coi phân tử lớn, không tiêu hóa này là mối đe dọa từ bên ngoài và nó sẽ kích hoạt phản ứng tự miễn dịch. Phản ứng miễn dịch này sẽ làm cho các triệu chứng bệnh vảy nến thêm nghiêm trọng.

Enzyme xấu có khả năng chịu nhiệt và các điều kiện có tính axit cao nên khó bị phá hủy khi nấu cũng như trong quá trình tiêu hóa.

♦ Lòng đỏ trứng

Các bé có vấn đề về đường ruột không chỉ nhạy cảm với lòng trắng mà còn nhạy cảm với cả lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng gà có chứa axit arachidonic, một loại axit béo omega 6 có tính kháng viêm trong tự nhiên, nhưng lại có thể làm tăng tình trạng viêm và làm phản ứng tự miễn trong cơ thể xấu đi.

Axit arachidonic rất cần thiết cho hoạt động của gan, não và các cơ quan khác, nhưng nếu ăn nhiều quá mức có thể chuyển đổi thành các chất gây viêm. Vì vậy khi bé ăn lòng đỏ trứng gà cũng làm cho tình trạng bệnh vảy nến có thể nặng hơn.Bệnh vảy nến ở trẻ em

3. Bệnh vảy nến có phải do vi khuẩn hoặc virus gây nên?

Những ai chưa biết về bệnh vảy nến, nếu nhìn bên ngoài da của bé có thể sẽ nghĩ các vết bong tróc, chảy máu đó là do vi khuẩn hoặc virus gây nên, thế nhưng không phải như vậy.

Khác với các loại bệnh ngoài da như chàm hay viêm da… bệnh vảy nến là do một miễn dịch trong cơ thể bé bị lỗi nên đã phát ra bên ngoài ra, gây ra các mảng bám.

Bệnh vảy nến có nhiều loại nhưng có hai loại thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em gồm:

Bệnh vảy nến mảng bám: Đây cũng là loại vảy nến phổ biến nhất ở cả người lớn và trẻ em. Bạn có thể nhận diện loại vảy nến này khi thấy vết thương của bé có màu đỏ nổi lên và phủ một lớp vảy màu trắng, bạc. Loại vảy nến này có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bé nhưng thường gặp nhất là ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng dưới.

Bệnh vảy nến thể giọt: Loại vảy nến này ít xuất hiện ở người lớn mà chủ yếu ở trẻ em. Các vùng da bị bệnh không có vảy hoặc dày như mảng bám và dưới da xuất hiện các tổn thương nhỏ, giống như các nốt chấm. Loại này thường xuất hiện ở thân và tứ chi.

Bệnh vảy nến không phổ biến ở trẻ sơ sinh, vì vậy mẹ cần xem xét kỹ các vết thương trên da của bé vì nhiều khi là bé bị viêm hoặc phát ban do đóng tã thường xuyên.

4. Bệnh vảy nến có làm bé bị đau không?

Theo chu kỳ bình thường, các tế bào da sẽ được sinh ra và chết rồi tự bong ra khỏi cơ thể sau 28–30 ngày. Thế nhưng với bé bị bệnh vảy nến, chu kỳ này chỉ diễn ra 3-4 ngày và đặc biệt các tế bào chết không bong ra khỏi da mà bám chặt lại, tạo thành các mảng bám dày, gây tổn thương cho da bé.

Đặc biệt khi gặp điều kiện xấu như bé bị cảm lạnh, viêm amidan, gặp chấn thương hoặc bị căng thẳng, hoặc ăn các loại thực phẩm không phù hợp, căn bệnh sẽ bùng phát làm bé ngứa ngáy gãi đến chảy máu, đau đớn, mất ngủ, sụt cân.

Bệnh vảy nến ở trẻ em

5. Cách phân biệt bệnh vảy nến và bệnh chàm như thế nào?

Mặc dù bệnh vảy nến và bệnh chàm có nhiều điểm tương đồng nhưng bệnh vẩy nến thường có biểu hiện nặng hơn. Cụ thể, bệnh vảy nến có màu đỏ và có nhiều vảy hơn, còn bệnh chàm thường có màu hồng, ít vảy hơn và kết cấu cứng hơn.

Để chắc chắn, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện da liễu để khám chuyên khoa và điều trị nhé.

Ngoài ra, nếu bé bị nhiễm giun đũa cũng có thể gây ra các mảng da đỏ với quy mô bong tróc tương tự như bệnh vảy nến.

6. Bệnh vảy nến có chữa được không?

Bệnh vảy nến là một tình trạng mãn tính nên hầu như sẽ không thể chữa trị được dứt điểm hoàn toàn. Tùy vào cơ địa bé ở mỗi thời điểm mà bệnh vảy nến có thể tăng nặng hay giảm bớt hoặc tạm thời biến mất nhưng sẽ xuất hiện lại vào một lúc nào đó. 

7. Khi nào nên đưa bé tới bệnh viện?

Khi thấy tình trạng bệnh của con có diễn biến nặng, như bong tróc và gây chảy máu làm bé đau, khóc, mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để điều trị ngay nhé.

[inline_article id=1111]

Bệnh vảy nến ở trẻ em rất phổ biến, nó có thể tự mất đi hoặc nặng thêm theo thời gian mà không có thuốc đặc trị khỏi hẳn. Vì vậy, mẹ cần thuyết phục bé đối diện và chấp nhận bệnh để bé không mặc cảm về bản thân. Cùng với đó, mẹ hãy dùng các biện pháp điều trị tại nhà an toàn để làm giảm tình trạng bệnh cho con nhé.

Hanako