Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bị khó thở: 10 phương pháp tại nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn

bị khó thởHầu hết mọi người đều trải qua tình trạng bị khó thở vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nguyên nhân có thể là mắc các bệnh về hô hấp, cảm cúm, do mang thai, tuổi tác nhưng cũng có khi là do thời tiết quá nóng nực.

Tình trạng này khiến bạn cảm thấy vô cùng ngột ngạt và thường bị nhức đầu kèm theo do không đủ oxy máu lên não. Chứng nghẹt thở sẽ biến mất sau khi bạn khỏi các bệnh kể trên và không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu bị nghẹt thở thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, bạn nên thử 10 phương pháp sau đây để giúp thông đường hô hấp nhé. 

I. 10 phương pháp tại nhà cho người bị khó thở 

1. Thở mím môi

Đây là một cách đơn giản để kiểm soát chứng khó thở. Phương pháp này giúp bạn nhanh chóng làm chậm nhịp thở để hít thở sâu và hiệu quả hơn.

Khi thử cách này bạn sẽ giải phóng được không khí bị mắc kẹt trong phổi. Đặc biệt hơn, bạn có thể kết hợp thở mím môi với hoạt động thể dục để rèn luyện sức khỏe ở bất cứ đâu. Ví dụ như khi leo cầu thang, lúc đi bộ hoặc ngay cả trong khi ngồi đọc sách. 

Cách thực hiện:

+ Thư giãn cơ cổ và vai của bạn.

+ Từ từ hít vào bằng mũi hai lần, giữ kín miệng.

+ Hãy mím môi như thể bạn sắp huýt sáo.

+ Thở ra từ từ và nhẹ nhàng với môi mím chặt trong khi đếm đến 4. 

bị khó thở
Nguồn ảnh: Healthline

2. Ngồi ngả người về phía trước

Việc nghỉ ngơi trong khi ngồi có thể giúp cơ thể được thư giãn và thở dễ dàng hơn.

Cách thực hiện: 

+ Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, hơi nghiêng ngực về phía trước.

+ Nhẹ nhàng đặt khuỷu tay trên đầu gối hoặc giữ cằm bằng tay sao cho cơ cổ và vai trong tư thế thoải mái nhất.

+ Nhẹ nhàng hít thở đều.

bị khó thở 4
Nguồn ảnh: Healthline

3. Ngồi ngả người xuống bàn

Tư thế này sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn và dễ thở hơn với sự hỗ trợ của ghế và bàn. 

Cách thực hiện: 

+ Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, đối diện với bàn.

+ Nghiêng ngực về phía trước một chút và đặt tay lên bàn.

+ Nằm đầu trên cẳng tay hoặc trên gối giống tư thế ngủ trên bàn học.

bị khó thở 5
Nguồn ảnh: Healthline

4. Đứng với lưng được hỗ trợ 

Ở tư thế đứng, cơ thể bạn sẽ được co duỗi tốt hơn và giúp cho đường thở dễ hoạt động hơn.  

Cách thực hiện: 

+ Bạn đứng dựa lưng vào tường, chân choãi ra ngoài khoảng 20cm.

+ Giữ hai chân rộng bằng vai và đặt tay lên đùi.

+ Giữ vai thư giãn, hơi nghiêng về phía trước và đưa tay ra trước mặt bạn. 

bị khó thở6
Nguồn ảnh: Healthline

5. Đứng với cánh tay được hỗ trợ

Ở tư thế này, đường thở sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Cách thực hiện: 

+ Bạn đứng gần một cái bàn hoặc một món đồ nội thất bằng phẳng. 

+ Đặt khuỷu tay hoặc bàn tay của bạn trên mảnh đồ nội thất và giữ cho cổ được thư giãn.

+ Nằm đầu trên cẳng tay và thư giãn vai.

bị khó thở7
Nguồn ảnh: Healthline

6. Ngủ trong tư thế thư giãn

Nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ nên thường ngủ không ngon giấc và hay tỉnh dậy giữa đêm. Bạn có thể thử với tư thế ngủ thư giãn sau để cải thiện giấc ngủ. 

Cách thực hiện:

+ Hãy nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai chân và đầu nâng cao bằng gối, giữ thẳng lưng. 

+ Hoặc nằm ngửa, ngẩng cao đầu và gập đầu gối, với chiếc gối dưới đầu gối của bạn. 

Cả hai vị trí này đều giúp cơ thể và đường thở thư giãn, mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu để chìm vào giấc ngủ ngon.

bị khó thở 8
Nguồn ảnh: Healthline

7. Thở cơ hoành 

Thở cơ hoành cũng có thể giúp bạn thông đường hô hấp rất hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

+ Bạn ngồi trên ghế với đầu gối cong và vai, đầu, cổ ở tư thế thoải mái.

+ Đặt tay lên bụng.

+ Hít vào từ từ qua mũi. Khi thở cách này và đặt bàn tay trên bụng, bạn sẽ cảm thấy hơi thở trong bụng của di chuyển dưới bàn tay của mình.

+ Bạn mím chặt môi và thở ra, đồng thời hóp chặt cơ bụng lại. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy bụng hóp sát vào trong. 

+ Bạn nên giữ nhịp thở ra lâu hơn so với nhịp hít vào. Bạn tiếp tục hít thở theo cách trên trong khoảng 5 phút mỗi lần tập. 

bị khó thở9
Nguồn ảnh: Heathline

8. Sử dụng quạt 

Nghiên cứu cho thấy, không khí mát mẻ có thể giúp giảm bớt chứng khó thở. Vì thế, bạn có thể dùng quạt điện để làm mát khuôn mặt. Song lưu ý chỉ nên sử dụng nút bấm nhỏ nhé, vì nút bấm lớn sẽ khiến bạn bị khó thở thêm. 

9. Uống cà phê

Nghiên cứu cho thấy, caffeine làm thư giãn các cơ trong đường thở của những người mắc bệnh hen suyễn. Điều này có thể cải thiện chức năng phổi trong tối đa bốn giờ. 

Tuy nhiên, bạn nên tránh uống cà phê vào buổi tối để không bị mất ngủ nhé. 

10. Thay đổi lối sống để điều trị chứng khó thở

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở. Trong số đó, có một vài nguyên nhân nghiêm trọng và cần được điều trị ở bệnh viện ngay. Trường hợp ít nghiêm trọng hơn có thể được điều trị tại nhà bằng 9 phương pháp kể trên và kết hợp với việc thay đổi lối sống của bạn. 

+ Bỏ hút thuốc và tránh khỏi thuốc lá.

+ Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và môi trường độc hại.

+ Giảm cân nếu bạn béo phì hoặc thừa cân.

+ Tránh làm các công việc ở môi trường độ cao.

+ Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống tốt, ngủ đủ giấc. 

bị khó thở

II. Bị khó thở khi nào cần tới bệnh viện?

Bạn nên đến bệnh viện khi chứng khó thở tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như:

+ Đang gặp một trường hợp bệnh khẩn cấp đột ngột.

+ Không thể nhận được đủ oxy.

+ Bị đau ngực.

+ Cảm thấy khó thở đến mất ngủ thường xuyên vào ban đêm.

+ Thở khò hoặc nghẹn trong cổ họng.

+ Khó thở kèm theo triệu chứng chân và mắt cá chân bị sưng.

+ Khó thở khi nằm thẳng.

+ Khó thở kèm sốt cao, ớn lạnh và ho.

+ Khó thở liên miên dẫn đến đau đầu, buốt óc.

Bất cứ ai bị khó thở cũng đều cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Khi bị khó thở thường dẫn đến chứng mất ngủ, đau đầu, dễ cáu gắt. Vì thế, bạn đừng để chứng khó thở kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày nhé.

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em, mẹ cần cảnh giác kẻo dẫn tới viêm phổi

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất hay gặp. Nếu ba mẹ không biết cách đề phòng, phát hiện kịp thời và chữa trị cho trẻ, bé có phải gặp phải các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như viêm phế quản cấp, viêm phổi.Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, đường dẫn khí quản kết nối khí quản với phổi. Lớp lót tạo màng nhầy bao phủ và bảo vệ hệ hô hấp.

Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập phế quản. Đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn, không quá một vài tuần.

Trẻ bị mắc viêm phế quản mãn tính, các ống phế quản tiếp tục bị viêm, đỏ và sưng, bị kích thích và sản xuất chất nhờn quá mức theo thời gian. Bệnh có thể kéo dài lâu hơn từ vài tháng đến vài năm, cũng dễ gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và phổi hơn như viêm phổi.

Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản, các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị đờm lấp đầy và sưng lên. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường là virus hợp bào đường hô hấp (RSV).

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial-RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi, virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi) và cúm. Bé có thể bị nhiễm các virus này trong không khí, đồ chơi và các bề mặt khác.

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em, thông thường phải đến khoảng từ 24-72 giờ, bé mới có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Ngoài thủ phạm phổ biến nhất là virus thì tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng và việc hít phải khói thuốc lá, khói bụi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, những trẻ có cha mẹ bị hen suyễn bị suy yếu hệ thống miễn dịch cũng dễ mắc phải bệnh này. Bệnh này cũng bùng phát nhanh hơn khi giao mùa và thời tiết chuyển lạnh.

khói thuốc lá làm trẻ dễ mắc bệnh

Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em 

Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu với ho khan, gây khó chịu do viêm niêm mạc của ống phế quản gây ra. Trẻ bị viêm phế quản thường có những triệu chứng sau:

  • Ho có chất nhầy trắng, vàng hoặc xanh
  • Đau đầu, thường xuyên mệt mỏi
  • Ớn lạnh, sốt nhẹ
  • Khó thở
  • Đau nhức hoặc cảm giác đau thắt ngực
  • Thở khò khè hoặc rít lên trong thanh quản
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Phát ban
  • Mắt đỏ
  • Sưng hạch bạch huyết

Ngoài các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính còn kèm theo triệu chứng khó thở, tức ngực. Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau cơn cảm lạnh và các bệnh hô hấp thông thường khác. Thở khò khè, khó thở và ho có thể trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Với trẻ, việc hít thở có thể trở nên ngày càng khó khăn.

triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em là chảy nước mũi và nghẹt mũi

Trường hợp nghiêm trọng, ngực của bé có thể bị tổn thương hoặc cảm thấy khó thở và thở khò khè. Nếu viêm phế quản nặng, bé có thể sốt cao liên tục trong nhiều ngày và ho kéo dài trong vài tuần.

Cách chữa bệnh viêm phế quản và phòng ngừa bệnh cho trẻ

1. Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà

  • Cho bé uống nhiều nước để giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn, giúp dễ ho, tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng và ngăn ngừa mất nước.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giúp bé thở dễ dàng hơn. Lưu ý là thường xuyên làm sạch máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh lây lan vi trùng qua không khí. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn cho bé hít thở không khí nóng ẩm trong khoảng 10-15 phút bằng cách bế bé ngồi trong phòng tắm và xả vòi sen nóng trong thau, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bạn có rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp bé giảm nghẹt mũi.
  • Để hạ sốt và giảm đau, bạn hãy cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp.
  • Ho giúp tống xuất đờm khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với dùng thuốc. Cho nên bạn không nên cho bé uống aspirin, thuốc ho hay cảm lạnh không kê toa.
  • Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là dùng mật ong. Bạn có thể cho bé uống một ít mật ong với nước ấm. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn nên có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho bé uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
  • Để bé dễ thở hơn, mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ.
  • Thời tiết lạnh, bụi và khói có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. Do đó, mẹ nên đảm bảo căn phòng của bé sạch sẽ, ấm áp và không khói thuốc để bé nhanh hồi phục.
  • Nếu con của bạn bị suyễn, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc một loại thuốc corticosteroid để giảm bớt tình trạng viêm.

    mật ong
    Mẹ nhớ không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong nhé

2. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp xảy ra đều do virus gây nên. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi và có triệu chứng viêm phế quản hoặc bệnh khác.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lắng nghe phổi của bé với một ống nghe. Họ có thể đặt một thiết bị vào cuối ngón tay của con để đo lượng oxy trong máu của bé (gọi là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu) hoặc chụp X-quang để đảm bảo con bạn không bị viêm phổi.

Thông báo với bác sĩ biết nếu con bạn ho nhiều hơn sau vài ngày hoặc sốt trong nhiều ngày hoặc sốt cao đến 39-40ºC. Nếu bé khò khè, ho hay ho ra máu, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, nếu bé có hiện tượng khó thở, mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

[inline_article id=32273]

3. Ngăn ngừa bệnh viêm phế quản

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh
  • Cho con rửa tay thường xuyên
  • Bổ sung cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con đi chích ngừa cúm hàng năm
  • Tránh xa môi trường khói thuốc
  • Luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh
  • Không tắm đêm cho bé và không cho trẻ dầm mưa
  • Hạn chế dùng máy lạnh trong phòng của bé
  • Luôn chú ý lau lưng và ngực cho trẻ vào ban đêm để phòng trường hợp mồ hôi bị thấm ngược vào trong khiến bé bị lạnh
  • Không cho bé uống nước đá, đồ lạnhThăm khám bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có các biểu hiện không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, sự lơ là này có thể dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng và ngày càng nguy hiểm hơn, nhất là bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, với bất kỳ dấu hiệu ho, sổ mũi, cảm lạnh, sốt… nào, mẹ cũng cần cẩn thận cho bé đi khám nhé.

MarryBaby