Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bị khó thở: 10 phương pháp tại nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn

bị khó thởHầu hết mọi người đều trải qua tình trạng bị khó thở vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nguyên nhân có thể là mắc các bệnh về hô hấp, cảm cúm, do mang thai, tuổi tác nhưng cũng có khi là do thời tiết quá nóng nực.

Tình trạng này khiến bạn cảm thấy vô cùng ngột ngạt và thường bị nhức đầu kèm theo do không đủ oxy máu lên não. Chứng nghẹt thở sẽ biến mất sau khi bạn khỏi các bệnh kể trên và không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu bị nghẹt thở thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, bạn nên thử 10 phương pháp sau đây để giúp thông đường hô hấp nhé. 

I. 10 phương pháp tại nhà cho người bị khó thở 

1. Thở mím môi

Đây là một cách đơn giản để kiểm soát chứng khó thở. Phương pháp này giúp bạn nhanh chóng làm chậm nhịp thở để hít thở sâu và hiệu quả hơn.

Khi thử cách này bạn sẽ giải phóng được không khí bị mắc kẹt trong phổi. Đặc biệt hơn, bạn có thể kết hợp thở mím môi với hoạt động thể dục để rèn luyện sức khỏe ở bất cứ đâu. Ví dụ như khi leo cầu thang, lúc đi bộ hoặc ngay cả trong khi ngồi đọc sách. 

Cách thực hiện:

+ Thư giãn cơ cổ và vai của bạn.

+ Từ từ hít vào bằng mũi hai lần, giữ kín miệng.

+ Hãy mím môi như thể bạn sắp huýt sáo.

+ Thở ra từ từ và nhẹ nhàng với môi mím chặt trong khi đếm đến 4. 

bị khó thở
Nguồn ảnh: Healthline

2. Ngồi ngả người về phía trước

Việc nghỉ ngơi trong khi ngồi có thể giúp cơ thể được thư giãn và thở dễ dàng hơn.

Cách thực hiện: 

+ Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, hơi nghiêng ngực về phía trước.

+ Nhẹ nhàng đặt khuỷu tay trên đầu gối hoặc giữ cằm bằng tay sao cho cơ cổ và vai trong tư thế thoải mái nhất.

+ Nhẹ nhàng hít thở đều.

bị khó thở 4
Nguồn ảnh: Healthline

3. Ngồi ngả người xuống bàn

Tư thế này sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn và dễ thở hơn với sự hỗ trợ của ghế và bàn. 

Cách thực hiện: 

+ Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, đối diện với bàn.

+ Nghiêng ngực về phía trước một chút và đặt tay lên bàn.

+ Nằm đầu trên cẳng tay hoặc trên gối giống tư thế ngủ trên bàn học.

bị khó thở 5
Nguồn ảnh: Healthline

4. Đứng với lưng được hỗ trợ 

Ở tư thế đứng, cơ thể bạn sẽ được co duỗi tốt hơn và giúp cho đường thở dễ hoạt động hơn.  

Cách thực hiện: 

+ Bạn đứng dựa lưng vào tường, chân choãi ra ngoài khoảng 20cm.

+ Giữ hai chân rộng bằng vai và đặt tay lên đùi.

+ Giữ vai thư giãn, hơi nghiêng về phía trước và đưa tay ra trước mặt bạn. 

bị khó thở6
Nguồn ảnh: Healthline

5. Đứng với cánh tay được hỗ trợ

Ở tư thế này, đường thở sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Cách thực hiện: 

+ Bạn đứng gần một cái bàn hoặc một món đồ nội thất bằng phẳng. 

+ Đặt khuỷu tay hoặc bàn tay của bạn trên mảnh đồ nội thất và giữ cho cổ được thư giãn.

+ Nằm đầu trên cẳng tay và thư giãn vai.

bị khó thở7
Nguồn ảnh: Healthline

6. Ngủ trong tư thế thư giãn

Nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ nên thường ngủ không ngon giấc và hay tỉnh dậy giữa đêm. Bạn có thể thử với tư thế ngủ thư giãn sau để cải thiện giấc ngủ. 

Cách thực hiện:

+ Hãy nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai chân và đầu nâng cao bằng gối, giữ thẳng lưng. 

+ Hoặc nằm ngửa, ngẩng cao đầu và gập đầu gối, với chiếc gối dưới đầu gối của bạn. 

Cả hai vị trí này đều giúp cơ thể và đường thở thư giãn, mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu để chìm vào giấc ngủ ngon.

bị khó thở 8
Nguồn ảnh: Healthline

7. Thở cơ hoành 

Thở cơ hoành cũng có thể giúp bạn thông đường hô hấp rất hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

+ Bạn ngồi trên ghế với đầu gối cong và vai, đầu, cổ ở tư thế thoải mái.

+ Đặt tay lên bụng.

+ Hít vào từ từ qua mũi. Khi thở cách này và đặt bàn tay trên bụng, bạn sẽ cảm thấy hơi thở trong bụng của di chuyển dưới bàn tay của mình.

+ Bạn mím chặt môi và thở ra, đồng thời hóp chặt cơ bụng lại. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy bụng hóp sát vào trong. 

+ Bạn nên giữ nhịp thở ra lâu hơn so với nhịp hít vào. Bạn tiếp tục hít thở theo cách trên trong khoảng 5 phút mỗi lần tập. 

bị khó thở9
Nguồn ảnh: Heathline

8. Sử dụng quạt 

Nghiên cứu cho thấy, không khí mát mẻ có thể giúp giảm bớt chứng khó thở. Vì thế, bạn có thể dùng quạt điện để làm mát khuôn mặt. Song lưu ý chỉ nên sử dụng nút bấm nhỏ nhé, vì nút bấm lớn sẽ khiến bạn bị khó thở thêm. 

9. Uống cà phê

Nghiên cứu cho thấy, caffeine làm thư giãn các cơ trong đường thở của những người mắc bệnh hen suyễn. Điều này có thể cải thiện chức năng phổi trong tối đa bốn giờ. 

Tuy nhiên, bạn nên tránh uống cà phê vào buổi tối để không bị mất ngủ nhé. 

10. Thay đổi lối sống để điều trị chứng khó thở

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở. Trong số đó, có một vài nguyên nhân nghiêm trọng và cần được điều trị ở bệnh viện ngay. Trường hợp ít nghiêm trọng hơn có thể được điều trị tại nhà bằng 9 phương pháp kể trên và kết hợp với việc thay đổi lối sống của bạn. 

+ Bỏ hút thuốc và tránh khỏi thuốc lá.

+ Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và môi trường độc hại.

+ Giảm cân nếu bạn béo phì hoặc thừa cân.

+ Tránh làm các công việc ở môi trường độ cao.

+ Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống tốt, ngủ đủ giấc. 

bị khó thở

II. Bị khó thở khi nào cần tới bệnh viện?

Bạn nên đến bệnh viện khi chứng khó thở tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như:

+ Đang gặp một trường hợp bệnh khẩn cấp đột ngột.

+ Không thể nhận được đủ oxy.

+ Bị đau ngực.

+ Cảm thấy khó thở đến mất ngủ thường xuyên vào ban đêm.

+ Thở khò hoặc nghẹn trong cổ họng.

+ Khó thở kèm theo triệu chứng chân và mắt cá chân bị sưng.

+ Khó thở khi nằm thẳng.

+ Khó thở kèm sốt cao, ớn lạnh và ho.

+ Khó thở liên miên dẫn đến đau đầu, buốt óc.

Bất cứ ai bị khó thở cũng đều cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Khi bị khó thở thường dẫn đến chứng mất ngủ, đau đầu, dễ cáu gắt. Vì thế, bạn đừng để chứng khó thở kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày nhé.

Hanako

 

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Mùa dịch hãy học ngay các làm xà phòng rửa tay dạng lỏng tại nhà

 

dạy trẻ rửa tay

Corona có lẽ là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều thời gian gần đây. Trên khắp các phương tiện truyền thông đều đăng tải những khuyến cáo mọi người nên phòng virus bằng cách rửa tay thường xuyên. Trước bối cảnh mà nước rửa tay luôn trong tình trạng “cháy hàng” thì phương án tự làm các loại xà phòng rửa tay tại nhà cũng được nhiều người lựa chọn.

Không chỉ trong tâm bão dịch bệnh người ta mới sử dụng mà xà phòng rửa tay cũng được dùng thường xuyên hằng ngày. Từ nhà bếp, phòng vệ sinh cho đến nhiều nơi công cộng đều có trang bị loại sản phẩm này.

Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng những loại nước rửa tay bày bán trên thị trường hiện nay lại không đảm bảo chất lượng hay thậm chí có chứa những loại hóa chất gây hại cho làn da.

Vậy nên, nếu bạn là một tín đồ handmade và đang e ngại những vấn đề trên thì bài viết sau đây là dành cho bạn. Chuyên mục này, Marry Baby sẽ hướng dẫn cách để làm ra xà phòng rửa tay ngay tại nhà theo cách đơn giản nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Mách nhỏ những lợi ích đến từ việc dùng xà phòng rửa tay tự chế

Nước rửa tay tự làm tại nhà cũng có một số lợi ích riêng biệt. Dưới đây là một vài mặt tốt mà Marry Baby đã tổng hợp khi so sánh với các sản phẩm thương mại:

1. Phù hợp với các loại da khác nhau

Với những ai sở hữu làn da khô hoặc nhạy cảm khi sử dụng các sản phẩm nước rửa tay mua tại cửa hàng, nó có thể gây hại cho da của bạn. Lý do là một số sản phẩm thương mại có thể chứa các thành phần hoặc hóa chất ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nỗi lo ấy sẽ không còn nếu bạn chọn dùng xà phòng rửa tay tự làm tại nhà. Đặc biệt nếu các thành phần chính trong xà phòng đó đều là từ thiên nhiên.

2. Bạn sẽ tiết kiệm một khoản không nhỏ

Bạn có thể mua nguyên liệu thô và tự pha xà phòng cho riêng mình. Tuy nhiên, trường hợp nếu mua một lần với số lượng lớn, bạn có thể tận dụng lại số thành phần còn dư và việc này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều tiền.

3. Sử dụng xà phòng rửa tay tự làm sẽ giúp đôi bàn tay của bạn trông hồng hào và mịn màng hơn

đôi bàn tay đẹp

Bởi lẽ, các loại tinh dầu, thành phần có mặt trong loại xà phòng thực vật dạng lỏng (Liquid castile soap) hoặc những thanh xà phòng chứa probiotic có thể mang lại cho bạn một làn da mềm mại, mịn màng.

Khi sử dụng sản phẩm tự chế này, bạn sẽ có cảm giác da tay không bị thô ráp. Lý do là xà phòng chứa tinh dầu và các thành phần tự nhiên luôn rất dịu nhẹ, không như những sản phẩm thương mại đôi khi có thể khiến bạn thấy khó chịu sau khi sử dụng.

Bí quyết để làm ra một lọ xà phòng rửa tay tại nhà

Với những gợi ý thật đơn giản dưới đây, sẽ chẳng hề khó để bạn có một lọ xà phòng rửa tay hoàn thân thiện với làn da lại còn dễ chịu với túi tiền của bạn.

1. Xà phòng rửa tay dạng lỏng

xà phòng rửa tay dạng cục

Hãy thử công thức được đề cập dưới đây để làm nước rửa tay tại nhà.

Những gì bạn cần

  • Một thanh xà phòng sinh học có thành phần probiotic
  • Nước
  • Tinh dầu với mùi hương mà bạn yêu thích

Cách thực hiện

  • Cắt khoảng 1/4 thanh xà phòng đã chuẩn bị ở trên
  • Chuẩn bị một chiếc chảo nhỏ, sau đó đổ đầy nước cất hoặc nước tinh khiết vào
  • Kế đến, cho phần xà phòng ở trên vào chảo nước và khuấy trên ngọn lửa vừa cho đến khi xà phòng hóa lỏng
  • Tắt bếp và để yên chảo trong 24 giờ
  • Sau khi xong, thêm một vài giọt tinh dầu yêu thích vào
  • Lắc đều xà phòng trong một chai nhựa có vòi xịt

Loại xà phòng này rất tiện dụng và bạn có thể mang theo đến bất cứ đâu.

2. Xà phòng thực vật dạng lỏng (Liquid castile soap)

xà phòng dạng lỏng và dạng cục

Bạn hoàn toàn có thể tự làm xà phòng rửa tay thật đơn giản chỉ với hai nguyên liệu là nước và xà phòng nước castile. Công thức như sau:

Những gì bạn cần

  • Một chai đựng xà phòng
  • Xà phòng nước castile tinh khiết (loại này bạn có thể mua online hoặc tại các cửa hàng hóa mỹ phẩm)
  • Nước cất

Cách thực hiện

  • Cho một muỗng canh xà phòng nước castile tinh khiết vào chai đựng xà phòng
  • Đổ đầy phần trống còn lại trong chai bằng nước cất
  • Lắc đều và sử dụng

Một số mẹo khi thực hiện bạn có thể cần

Trong quá trình tự làm xà phòng rửa tay cho riêng mình, có một số lưu ý được đề cập dưới đây có thể giúp bạn pha chế nhanh hơn nữa.

  • Dùng dao bào phô mai bào thanh xà phòng để tạo ra các sợi nhỏ. Bạn thậm chí có thể trộn các sợi xà phòng này trong máy xay thức ăn và sau đó thêm vào nước đun sôi để có được hỗn hợp đồng nhất giống như gel.
  • Nếu bạn muốn làm một loại xà phòng tùy chỉnh, lời khuyên là không nên chọn xà phòng có chứa probiotic, thay vào đó hãy sử dụng một loại xà phòng không mùi. Nếu bạn muốn rửa tay bằng chất lỏng có đặc tính kháng khuẩn, hãy sử dụng thanh xà phòng kháng khuẩn trong công thức đầu tiên. Nếu bạn có làn da khô, bạn có thể lựa chọn thanh xà phòng có đặc tính giữ ẩm.
  • Nên lưu trữ xà phòng trong lọ thủy tinh mason hoặc hộp thủy tinh. Hãy đảm bảo sử dụng chúng trong vòng một năm hoặc trong thời gian ngắn hơn. Bởi lẽ xà phòng tự chế không chứa chất bảo quản, vì vậy mà có thời hạn sử dụng ngắn.

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ ở trên về cách làm xà phòng rửa tay tại nhà sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ sung vào cẩm nang chăm sóc bản thân cũng như gia đình mình nhé!

Marry Baby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Cây lọc không khí trong nhà nào tốt cho bé?

 

Cây lọc không khí

Cây lọc không khí không chỉ mang thiên nhiên đến gần các bé mà còn giúp thanh lọc không khí trong nhà để bé được hít thở nguồn không khí sạch mỗi ngày. Với tình hình ô nhiễm không khí trầm trọng như hiện nay, các mẹ nên trồng ngay các loại cây lọc không khí để thanh lọc bụi bẩn và các khí độc.

Các mối nguy hại do ô nhiễm không khí gây ra cho trẻ nhỏ

Tình hình ô nhiễm không khí đang diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Ô nhiễm không khí không chỉ diễn ra ở ngoài trời, mà còn cả ở trong nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi hệ hô hấp còn non nớt. 

Các bệnh bé dễ mắc phải do ô nhiễm không khí có thể kể đến như:

+ Suy giảm chức năng phổi: Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí gây tổn hại đến chức năng phổi của trẻ.

+ Tác động xấu tới thần kinh: Ô nhiễm không khí có tác động xấu tới sự phát triển thần kinh và nhận thức của trẻ. Không những thế, ô nhiễm không khí cũng có khả năng gây ra các rối loạn về hành vi như chứng rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý.

+ Nhiễm trùng hô hấp cấp tính: Các chất gây ô nhiễm không khí như PM2.5, NO2 và O3m đặc biệt là khí PM có thể gây viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp khác ở trẻ.

+ Bệnh hen suyễn: Tình trạng hen suyễn ở trẻ em sẽ gia tăng khi bé tiếp xúc với các chất ô nhiễm bên ngoài và cả ô nhiễm không khí trong gia đình do hút thuốc lá, đun bằng than…

Viêm tai giữa: Việc sử dụng các chất đốt để nấu ăn, hoặc sưởi ấm trong gia đình, hoặc việc hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ em.

Tăng tỷ lệ ung thư: Ô nhiễm không khí gia đình có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị béo phì, mắc bệnh dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, đau mắt khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

 

Cây lọc không khí 2
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ

Các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà mẹ nên biết

Cây lưỡi hổ lọc không khí trong nhà

Đây là loại cây nhiệt đới, họ măng tây, ưa bóng mát và ẩm nên rất thích hợp để trồng trong nhà.

Cây lưỡi hổ có rất nhiều tác dụng thông qua việc lọc không khí trong nhà như:

+ Làm giảm dị ứng ở da: Cây lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí rất tốt nên có thể giảm dị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy ở trẻ em do nhà cửa bụi bặm.

+ Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS): Với lối kiến trúc kín, ít thông thoáng của nhà phố hiện nay, các mẹ nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn ngăn ngừa nguy cơ con nhỏ bị mắc phải các chứng hắt hơi, sổ mũi do không khí trong nhà bị ô nhiễm.

+ Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ được các độc tố do công nghiệp gây ra như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit. Nếu sống gần các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi các chất độc thải ra không khí, mẹ càng nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

+ Giúp bé ngủ ngon: Các loài cây thường nhả khí độc CO2 vào ban đêm, nhưng cây lưỡi hổ lại hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết vào ban đêm mang đến không khí trong lành cho giấc ngủ của bé.

 

cây lọc không khí 3
Cây lưỡi hổ lọc không khí rất tốt

Cây tuyết tùng lọc không khí trong nhà

Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản. Đây là loại cây lá kim sống ở vùng ôn đới, ưa ánh sáng yếu và điều kiện khí hậu mát mẻ.

Cây tuyết tùng có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, lọc khí độc trong nhà nên rất tốt khi mẹ đặt trong nhà để bảo vệ sức khỏe của bé.

Cây sống đời lọc không khí trong nhà

Cây sống đời sống ở vùng nhiệt đới, ưa nóng ẩm. Cây sống đời không chỉ có rất nhiều tác dụng chữa bệnh mà còn là cây xanh lọc không khí trong nhà, mang tới môi trường sống sạch cho các gia đình.

Cây lan ý lọc không khí trong nhà

Cây lan ý có rất nhiều tên gọi khác nhau như bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Cây lan ý hay được trồng làm cây cảnh trong nhà và mẹ cũng có thể trồng để thanh lọc không khí. Cây lan ý có khả năng hút ẩm mạnh, có thể tiêu diệt các tế bào nấm mốc giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ.

 

cây lọc không khí 4
Cây lan ý có khả năng hấp thụ độc tố, làm sạch không khí

Cây cà phê  

Cây cà phê được trồng rất nhiều ở nước ta. Nó không chỉ cung cấp nguồn thức uống thơm ngon mà còn có thể thanh lọc không khí trong nhà nhờ khả năng hút ẩm, điều hòa không khí và tỏa hương dễ chịu.

Cây hương đào lọc không khí trong nhà

Còn có tên gọi khác là cây sim, thường được trồng trong nhà làm cảnh, cây hương đào còn được biết đến với tác dụng thanh lọc không khí sạch trong nhà bằng cách tiết ra chất kháng khuẩn từ lá và hoa, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.

Cây thường xuân 

Loại cây này được nằm trong danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất của các nhà khoa học của NASA. Cây thường xuân thân leo mảnh mai nên cũng rất phù hợp để treo trong nhà làm cảnh.

Cây trầu bà lọc không khí trong nhà

Nó còn có tên gọi khác là vạn niên thanh leo, một loại cây nhiệt đới ưa nóng ẩm và thường sống trong các rừng nhiệt đới. Vạn niên thanh có sức sống mãnh liệt, ngay cả khi chỉ được trồng trong bình thủy thì nó vẫn phát triển xanh tốt. Cây vạn niên thanh giúp thanh lọc không khí nhờ khả năng hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, tivi, máy in và các loại bụi siêu nhỏ trong không khí. Vì vậy đây là loại cây xanh lọc không khí trong nhà mà mẹ nên trồng.

 

cây trầu bà 5
Cây trầu bà mang đến không gian xanh mát và làm sạch không khí trong nhà

Cây nha đam 

Cây nha đam còn có tên gọi khác là cây lô hội. Cây nha đam không chỉ có rất nhiều tác dụng trong việc làm đẹp da, chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà còn là loại cây có khả năng lọc không khí trong nhà rất hiệu quả nhờ khả năng hấp thụ và hiển thị được lượng khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây.

Cây cọ cảnh

Loại cây này rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta nên rất dễ trồng và chăm sóc. Cây cọ cảnh có khả năng lọc amoniac – một thành phần hay có trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm vì vậy có thể làm sạch độc tố trong nhà giúp trẻ tránh được tình trạng hắt hơi, sổ mũi, dị ứng.

Cây dương xỉ

Loại cây nhiệt đới này đã tồn tại trên trái đất từ hàng trăm triệu năm trước. Dương xỉ ưa khí hậu nóng ẩm nên rất hợp với khí hậu nước ta. Cây dương xỉ trồng trong nhà ngoài mang đến một không gian xanh mát còn làm sạch không khí nhờ khả năng loại bỏ được khí formaldehyde. Một số nghiên cứu cho thấy, cây dương xỉ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân hay asen. 

 

cây lọc không khí 6
Cây dương xỉ là loại cây trồng trong nhà lọc không khí

Sự hiện diện của cây cảnh lọc không khó trong nhà làm cho không gian sống thêm sinh động, tươi mát, tăng tính thẩm mỹ, giúp trẻ tới gần thiên nhiên hơn. Không những thế, với tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay thì các loại cây lọc không khí trong nhà kể trên còn giúp làm sạch không khí, từ đó làm hạn chế các bệnh về đường hô hấp hay dị ứng mà các bé có thể mắc phải.

 Hanako