1. Whitmore là bệnh gì?
Whitmore là bệnh gì? Bệnh Melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho cả người và động vật. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, cụ thể là Đông Nam Á và phía Bắc nước Úc (Australia).
Bệnh Whitmore do vi khuẩn có tên là Burkholderia pseudomallei gây ra. Loại vi khuẩn này có thể làm ô nhiễm nước hoặc đất.
Whitmore là bệnh gì? Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ảnh hưởng đến cả người và động vật
2. Con đường lây nhiễm bệnh Whitmore là gì?
Theo CDC, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm Melioidosis khi:
- Tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị ô nhiễm.
- Vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể người thông qua hít thở, uống nước hoặc các vết trầy xước trên da.
- Uống hoặc ăn những thứ tiếp xúc với những nguồn chứa vi khuẩn.
- Rất hiếm các trường hợp bị lây bệnh từ người khác.
Ngoài con người, nhiều loài động vật dễ mắc bệnh melioidosis, như: cừu, dê, heo, ngừa, mèo, chó…
3. Triệu chứng và biểu hiện bệnh Whitmore là gì?
Trước hết, điều quan trọng cần lưu ý là bệnh Melioidosis hay bệnh Whitmore có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như: bệnh lao; hoặc bệnh viêm phổi.
Bạn hãy đọc tiếp để biết triệu chứng bệnh Whitmore là gì.
3.1 Nhiễm trùng phổi
Các triệu chứng phổ biến nhất sẽ xuất phát từ phổi, nơi vi khuẩn có thể hình thành một khoang mủ (áp xe). Tác động của nhiễm trùng phổi sẽ trải dài từ viêm phế quản nhẹ đến nặng. Do đó, bệnh nhân dễ bị sốt cao; nhức đầu; chán ăn; ho; khó thở; đau ngực; và đau nhức cơ nói chung.
3.2 Nhiễm trùng máu
Nếu không được điều trị nhanh chóng, thích hợp, nhiễm trùng phổi có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu. Nhiễm khuẩn huyết do bệnh Whitmore còn được gọi là sốc nhiễm trùng và tình trạng này khá phổ biến cũng như có nguy cơ đe dọa tính mạng. Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt.
- Đau đầu.
- Suy hô hấp.
- Khó chịu ở bụng.
- Đau khớp.
- Mất phương hướng.
HÌnh ảnh triệu chứng bệnh Whitmore là gì? Với 4 nguy cơ nhiễm trùng. trong đó có nhiễm trùng máu
3.3 Nhiễm trùng cục bộ
Các tác động do nhiễm trùng cũng có thể tập trung vào nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) cùng cảm giác đau hoặc sưng, loét và áp xe kèm theo sốt cũng như đau cơ.
- Đau hoặc sưng cục bộ.
- Sốt.
- Loét.
- Áp xe.
3.4 Nhiễm trùng lan tỏa
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng nhiễm trùng mãn tính, ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt. Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt.
- Giảm cân.
- Đau dạ dày hoặc ngực.
- Đau cơ hoặc khớp.
- Đau đầu.
- Động kinh.
>>> Bạn có thể đọc thêm: Bệnh đậu mùa khỉ: Cơn đại dịch tiếp theo sau COVID-19?
4. Bệnh Whitmore có phải do “vi khuẩn ăn thịt người” gây ra?
HIểu lầm bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người đang được lan truyền rộng khắp.
Nhưng trên thực tế, không có loại vi khuẩn ăn thịt người theo nghĩa đen. Cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” được các phương tiện truyền thông nhầm lẫn với hiện tượng “viêm cân mạc hoại tử” (Necrotizing – NF).
5. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore
Phương pháp chẩn đoán bệnh Whitmore là gì? Hiện nay, việc nuôi cấy vi khuẩn B. pseudomallei được coi là biện pháp tiêu chuẩn nhất. Với cách chẩn đoán này; bác sĩ sẽ:
- Lấy các mẫu nhỏ máu của một người như đờm, mủ, nước tiểu, chất lỏng hoạt dịch; dịch màng bụng; hoặc dịch màng ngoài tim.
- Mẫu được đưa lên môi trường nuôi cấy để xem vi khuẩn có phát triển hay không.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nuôi cấy cũng thành công trong tất cả các trường hợp mắc bệnh Melioidosis.
Cách trị bệnh Whitmore là gì? Dùng thuốc kháng sinh phù hợp, dưới sự theo dõi dài hạn của bác sĩ
Khi một người bị chẩn đoán nhiễm Melioidosis, bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp.
Việc điều trị thường bắt đầu bằng liệu pháp kháng khuẩn tiêm tĩnh mạch (trong tĩnh mạch) trong tối thiểu 2 tuần (lên đến 8 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng). Sau đó là 3–6 tháng điều trị bằng cách uống kháng sinh.
Các bác sĩ có thể chỉ định một trong hai loại kháng sinh để tiêm tĩnh mạch bao gồm:
- Ceftazidime (Fortaz, Tazicef), đây là loại thuốc được sử dụng 6 – 8 giờ/lần.
- Meropenem (Merrem), đây là loại thuốc được sử dụng mỗi 8 giờ.
Giai đoạn điều trị thứ hai kéo dài từ 3 – 6 tháng bằng cách uống một trong hai loại kháng sinh:
- Sulfamethoxazole-trimethoprim (Bactrim, Septra, Sulfatrim), uống mỗi 12 giờ.
- Doxycycline (Adoxa, Alodox, Avidoxy, Doryx, Monodox), uống mỗi 12 giờ.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin thì nên thông báo cho bác sĩ và các nhân viên Y tế khác được biết để thực hiện thuốc điều trị thay thế phù hợp.
>> Bạn có thể đọc thêm: Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?
6. Phương pháp ngăn ngừa bệnh Whitmore là gì?
Vắc-xin ngăn ngừa bệnh Whitmore là gì? Hiện nay vẫn chưa có vắc xin để ngăn ngừa loại vi khuẩn này; nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách giảm thiểu việc tiếp xúc với vi khuẩn, bằng cách:
- Ăn chín, uống nước đã đun sôi.
- Rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với đất, nước bẩn.
- Khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất hoặc nước, nên mang ủng và găng tay cao su.
- Tránh tiếp xúc với đất và nước đọng nếu bạn có vết thương hở, mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính.
- Nhân viên y tế nên đeo khẩu trang, găng tay và áo khoác khi tiến hành thăm khám cho các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Nếu uống các sản phẩm sữa, hãy chắc chắn rằng chúng được tiệt trùng.
Cách ngăn ngừa bệnh Whitmore là gì? Dùng thực phẩm chín, giữ vệ sinh tay; chân; miệng
>> Bạn có thể đọc thêm: Nhũ hoa có đốm trắng: Dấu hiệu bình thường hay bất thường?
[inline_article id=231588]
Cần lưu ý là ngay cả với các phương pháp điều trị bằng kháng sinh mới nhất; một số lượng đáng kể bệnh nhân vẫn tử vong khi mắc bệnh Whitmore mỗi năm. Đáng lo hơn, khi tỷ lệ bệnh nhân tử vong sẽ cao hơn tại những vùng có điều kiện chăm sóc y tế thấp. Nếu đi đến các khu vực có nguy cơ, bạn hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về Whitmore là bệnh gì; đồng thời bạn cũng hiểu các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh Whitmore là gì.