Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là do đâu? Cách chữa trị?

Tuy nhiên, có nhiều biện pháp tự nhiên và thói quen hàng ngày có thể giúp giảm mùi hôi và đảm bảo vùng kín luôn trong trạng thái tươi mát và thoải mái. Hãy cùng tham khảo các nguyên nhân cũng như cách chữa vùng kín có mùi hôi mùi khắm nhưng không ngứa tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả ở bên dưới bạn nhé!

1. Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể là do bạn vệ sinh không kỹ hoặc thụt rửa quá sâu. Vùng kín quá lâu không được vệ sinh kỹ, wax lông không đúng cách có thể gây ra mùi khó chịu và lâu ngày dễ gây ra viêm âm đạo. Thụt rửa quá sâu cũng khiến vùng kín khiến môi trường axit ở âm đạo bị mất cân bằng, từ đó khiến vi khuẩn xâm nhập và gây mùi cho vùng kín.
  • Mặc quần lót quá chật: Thói quen này không chỉ là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa, mà còn có thể khiến bạn bị viêm nang lông. 
  • Dị ứng với bao cao su: Bao cao su làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như làm từ latex, ruột, da động vật hoặc nhựa tổng hợp. Do làm từ nhiều nguyên liệu nên bạn dễ bị dị ứng nếu sử dụng hãng bao cao su lạ. Dị ứng bao cao su có thể khiến vùng kín ra khí hư có mùi hôi khắm nhưng không ngứa.   
  • Nước tiểu còn đọng lại: Vệ sinh vùng kín không sạch sau khi đi tiểu sẽ dễ khiến nước tiểu đọng lại cô bé, kết hợp với dịch tiết âm tạo sẽ dễ khiến cô bé có mùi hôi khó chịu.
  • Viêm âm đạo: Vùng kín tiết dịch có mùi hôi nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu bạn đầu của viêm âm đạo do vi khuẩn. Để biết có đang bị viêm âm đạo không, bạn xem thử mình có các dấu hiệu như dịch tiết âm đạo thay đổi màu sắc, đau rát, chảy máu âm đạo khi quan hệ, đau buốt mỗi lần đi tiểu không nhé. 
  • Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung cũng có các dấu hiệu như viêm âm đạo nhưng hậu quả lại nghiêm trọng hơn. Cổ tử cung viêm nên khi quan hệ gây đau, chảy máu.
  • Ung thư âm đạo hoặc ung thư cổ tử cung: Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa cũng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư âm đạo hoặc cổ tử cung. 
Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa
Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

2. Cách chữa vùng kín bị hôi nhưng không ngứa tại nhà

Làm sao để có bé hết mùi hôi cũng như giúp tăng sự tự tin khi quan hệ với bạn đời là điều khiến nhiều chị em trăn trở. Dưới đây sẽ là các cách chữa vùng kín bị hôi nhưng không ngứa tại nhà.

2.1 Thay đổi thói quen vệ sinh hàng ngày

Để chữa vùng kín bị hôi nhưng không ngứa tại nhà, điều quan trọng là bạn phải thay đổi thói quen vệ sinh hàng ngày. Hãy rửa vùng kín hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng có độ pH thấp để giữ cân bằng pH tự nhiên của vùng kín. Đồng thời, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa có hương liệu hoặc chất chống khuẩn mạnh, vì chúng có thể gây kích ứng và làm mất cân bằng vi khuẩn trong vùng kín. 

Ngoài ra, hãy thay đồ lót thường xuyên để hạn chế vi khuẩn và mồ hôi tích tụ, đồng thời hạn chế sử dụng bông tắm hoặc khăn mặc dùng chung với người khác để ngăn ngừa lây nhiễm.

2.2 Tập thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh

Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và không gây kích ứng cho vùng kín là một phương pháp chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Hãy lựa chọn các sản phẩm chăm sóc vùng kín có thành phần tự nhiên và không chứa hóa chất gây kích ứng. 

Khi sử dụng dung dịch vệ sinh, hãy vệ sinh vùng kín một cách nhẹ nhàng và rửa sạch bằng nước ấm. Tránh sử dụng bông tắm hoặc khăn dùng chung với người khác để ngăn ngừa lây nhiễm.

2.3 Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Việc mặc quần áo rộng rãi và thoải mái có vai trò quan trọng trong việc chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Chọn quần áo làm từ chất liệu tự nhiên như cotton, giúp vùng kín thoáng khí và hạn chế mồ hôi tích tụ. Tránh sử dụng quần áo quá chật, gây tức vùng kín và tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Mặc quần áo thoải mái để chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa
Mặc quần áo thoải mái để chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa 

2.4 Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn có tác động đáng kể đến sức khỏe vùng kín. Bạn nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục giúp ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong vùng kín. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và cân bằng vi sinh của vùng kín.

2.5 Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn đồng thời chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa, giúp cô bé có mùi dễ chịu. Tăng cường ăn sữa chua, rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp cô bé thơm tho. Hạn chế ăn thức ăn có mùi hương mạnh hoặc gia vị cay nóng cũng là một lựa chọn thông minh, vì chúng có thể gây kích ứng vùng kín và làm tăng mùi hôi.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa
Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa 

2.6 Dùng thuốc để điều trị vùng kín bị hôi nhưng không ngứa

Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa vẫn không thuyên giảm thì bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống để điều trị bệnh lý và loại bỏ mùi hôi vùng kín.

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn để loại bỏ các bệnh nhiễm trùng gây ra mùi âm đạo khó chịu bao gồm:

  • Clindamycin (Cleocin®).
  • Metronidazole (Flagyl®).
  • Tinidazole (Tindamax®).
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa
Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

[inline_article id=300376]

3. Xông gì để vùng kín có mùi thơm?

Dưới đây là một số loại lá giúp xông vùng kín chữa tình trạng ra khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa hiệu quả, đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

  • Lá trầu không: Nổi tiếng với tính sát khuẩn, chống viêm, lá trầu không giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi, ngăn ngừa nấm ngứa hiệu quả.
  • Lá ổi: Lá ổi chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, điều trị viêm nhiễm, viêm ngứa vùng kín.
  • Lá lốt: Giúp giảm ngứa, phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo và khử mùi hôi.
  • Ngải cứu: Sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm viêm âm đạo, giảm khí hư ra nhiều và giải quyết vấn đề mùi hôi.
  • Lá húng quế: Sát khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, ngứa. Tinh dầu trong lá húng quế có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả.

Cách thực hiện xông lá chữa vùng kín bị hôi tại nhà:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu tươi, sạch.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng kín trước khi xông.
  • Bước 3: Đun sôi lá với nước, để nguội bớt đến nhiệt độ phù hợp.
  • Bước 4: Xông trong 15-20 phút, giữ khoảng cách an toàn để tránh bỏng.

[inline_article id=267661]

[recommendation title=””]

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề “Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa” và một số phương pháp tự nhiên để giải quyết tình trạng này. Tuy các biện pháp này có thể giúp giảm mùi hôi và duy trì sự tươi mát cho vùng kín, tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.

[/recommendation]

Để duy trì sức khỏe vùng kín, hãy chú trọng vào thói quen vệ sinh hàng ngày, chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng các sản phẩm chăm sóc phù hợp. Với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, bạn có thể đạt được sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp bạn tính được Ngày rụng trứng để bạn nắm tình hình chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe vùng kín của mình. Bạn còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay bạn nhé!