Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Làm thế nào để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết?

Tuy nhiên, sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với sốt phát ban do đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết để có hướng chăm sóc và điều trị đúng cách.

1. Sốt phát ban là gì?

1.1 Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là gì

Sốt phát ban (Roseola) là bệnh có tính chất lây nhiễm do virus, chủ yếu là virus đường hô hấp như virus sởi, virus rubella… gây nên. Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh này có thể lây lan do tiếp xúc với dịch tiết ra từ nước mũi hoặc cổ họng người nhiễm bệnh trước khi biểu hiện ra triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh thường là 7 ngày.

1.2 Dấu hiệu nhận biết sốt phát 

  • Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao từ 38–40°C.
  • Chảy nước mũi, sưng cổ họng, hạch cổ, chảy nước mắt và tiêu chảy nhẹ
  • Trong vòng 12–24 giờ sau sốt, hồng ban sẽ xuất hiện tùy theo tính chất, đặc điểm virus và thể trạng từng người.

2. Sốt xuất huyết là gì?

2.1 Sốt xuất huyết là gì?

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (Dengue fever) là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây truyền bệnh này là do muỗi cái phần lớn thuộc nhóm Aedes aegypti và số ít còn lại là muỗi thuộc nhóm Aedes albopictus. Loài muỗi này cũng chính là thủ phạm lây truyền bệnh sốt chikungunya, sốt vàng da và nhiễm virus Zika.

Muỗi Aedes aegypti là vật chủ lây truyền virus Dengue. Virus truyền nhiễm vào người bệnh thông qua vết đốt từ loài muỗi cái mang mầm bệnh.

Sau thời gian ủ bệnh 4–10 ngày, muỗi mang mầm virus có thể lây lan virus cho người trong suốt quãng đời còn lại của nó.

2.2 Dấu hiệu nhận biết để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Ngoài biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục trên 38°C; còn có các dấu hiệu bệnh riêng của bệnh sốt xuất huyết để phân biệt giữa sốt phát ban và sốt xuất huyết như:

  • Buồn nôn, nôn trớ.
  • Sung huyết ở da (xuất huyết ở lỗ chân lông).
  • Chảy máu chân răng.
  • Đau đầu.
  • Đau hốc mắt.
  • Đau ở các khớp.

>> Bạn có thể tham khảo: Uống nước dừa buổi tối có tốt không?

3. Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Cách đơn giản nhất để bạn phân biệt hai bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết là dùng ngón trỏ và ngón cái căng vùng da tại vị trí phát ban đỏ. Sau khi bạn bỏ tay ra, nếu chấm đỏ biến mất; sau đó màu đỏ lại hiện ra thì đây là biểu hiện của sốt phát ban. Còn ngược lại, bạn vẫn thấy chấm đỏ li ti sau khi căng da thì là sốt xuất huyết.

Song, để phân biệt bệnh nhân chính xác đang mắc bệnh sốt phát ban hay là sốt xuất huyết, bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhà và bệnh viện để khám bệnh. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định chính xác bệnh và điều trị.

Khi đã biết phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết, bạn sẽ xác định đúng bệnh, từ đó có biện pháp chăm sóc phù hợp.

4. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sau khi đã phân biệt được đâu là sốt phát ban và đâu là sốt xuất huyết, bạn cần có phương pháp điều trị hợp lý cho từng bệnh.

4.1 Sốt phát ban nên làm gì? Cách chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban

Do bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không chữa khỏi bệnh. Vì vậy, chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh và tăng cường hệ miễn dịch để giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc bệnh nhân tại nhà bằng cách:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt, cần hạ sốt đúng cách nếu bệnh nhân sốt cao hơn 38°C bằng cách cho uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung đủ nước (nước lọc, nước ép trái cây).
  • Có thể uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau họng.
  • Cho bệnh nhân ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, sữa…
  • Lau sạch mũi.
  • Vệ sinh da, cơ thể đầy đủ, tránh kiêng gió, kỵ nước bằng cách trùm kín chăn, không vệ sinh cơ thể.

Đối với trường hợp sốt cao, có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác hoặc trở nên ốm nặng, có thể đến bệnh viện để xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn cũng có thể cho bệnh nhân ăn sữa chua không đường, tỏi ngâm giấmdưa gang để mau khỏi bệnh.

4.2 Bị sốt xuất huyết nên làm gì?

Do sốt xuất huyết có các triệu chứng giống sốt thông thường nên để chữa trị, ta có thể áp dụng những cách làm bệnh nhân hạ sốt như:

  • Uống paracetamol để giảm đau và hạ sốt. Lưu ý là không dùng aspirin hoặc ibuprofen, vì những loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề chảy máu ở những người bị sốt xuất huyết.
  • Hạ thân nhiệt người bệnh bằng cách chườm nước ấm nhưng không nên cho tắm thường xuyên.
  • Uống nhiều nước (2,5-3 lít mỗi ngày cho người trưởng thành).
  • Bổ sung các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, giàu protein và sắt.
  • Đến bệnh viện khi có triệu chứng nặng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên làm gì và ăn gì cho nhanh khỏi?

Hy vọng với cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết trên, mọi người sẽ không còn bị nhầm lẫn cũng như biết các chữa trị chính xác hơn.

[inline_article id=272280]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bị sốt xuất huyết nên làm gì và ăn gì cho nhanh khỏi?

Để biết bị sốt xuất huyết nên làm gì, ta cần biết rõ triệu chứng khi phát bệnh để xác định cách chữa trị phù hợp.

1. Triệu chứng của sốt xuất huyết là gì?

Nhận biết triệu chứng là điều đầu tiên cần làm khi bạn tự hỏi nên làm gì khi bị sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết (Dengue Fever) là bệnh được gây ra bởi một trong bốn loại virus do muỗi vằn chích người nhiễm bệnh sang người khác.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng sốt xuất huyết không gây ra triệu chứng. Nếu bạn có các triệu chứng, sốt cao (40 ° C) là điển hình, cùng với:

  • Phát ban.
  • Đau dữ dội sau mắt.
  • Buồn nôn.
  • Đau cơ, xương khớp.
  • Đau bụng và chán ăn.

Các triệu chứng sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi đốt và có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Khoảng 1 trong 20 người bị bệnh sốt xuất huyết sẽ phát triển bệnh sốt xuất huyết nặng sau khi các triệu chứng ban đầu của họ bắt đầu biến mất.

2. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn cấp tính; giai đoạn quan trọng và giai đoạn phục hồi. Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết tùy thuộc vào mỗi giai đoạn bệnh.

2.1 Giai đoạn I: Giai đoạn sốt cấp tính (Từ 1-5 ngày)

gia đoạn 1 của sốt xuất huyết
Bị sốt xuất huyết giai đoạn 1 nên làm gì?

Ở giai đoạn này người bệnh sốt cao (39-40 độ C) kèm theo đau nhức, đau bụng, buồn nôn. Thuốc hạ sốt như paracetamol rất quan trọng để hạ nhiệt độ cơ thể nhằm cung cấp cho cơ thể giảm thiểu mất nước. Khi bị sốt xuất huyết ở giai đoạn này nên làm gì? Đó là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nước và hạ sốt cho bệnh nhân.

2.2 Giai đoạn II: Giai đoạn quan trọng (Từ 5-7 ngày)

Trong giai đoạn này, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, huyết tương (phần chất lỏng của thành phần máu) bị đào thải. Huyết áp sẽ giảm xuống. Người bệnh sẽ bồn chồn, suy nhược, da tím tái, mạch nhanh. Trường hợp nặng là khi tiểu cầu rất thấp có thể nôn ra máu, xuất huyết nội tạng và tử vong do suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp do xuất huyết nội.

Điều rất quan trọng là cung cấp dịch tĩnh mạch thích hợp cho bệnh nhân trong giai đoạn này để ngăn chặn tình trạng tưới máu kém đến cơ quan quan trọng và không làm quá tải chất lỏng trong điều kiện ngăn ngừa rò rỉ khoang thứ ba.

2.3 Giai đoạn III: Giai đoạn hồi phục

bị sốt xuất huyết nên làm gì

Phải mất một vài ngày để bệnh nhân trở lại bình thường. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ thèm ăn trở lại, nhịp mạch chậm hơn, phát ban ở chân và tay và đi ngoài nhiều nước hơn (Lợi tiểu).

Sốt xuất huyết cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nếu nhà bạn đang có trẻ nhỏ, hãy tham khảo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

3. Bị sốt xuất huyết nên làm gì cho nhanh khỏi?

Sau khi đã nắm rõ các triệu chứng ở từng giai đoạn khi bị sốt xuất huyết, chắc hẳn các bạn cũng đã biết nên làm gì rồi đúng không? Nếu chưa hãy để MarryBaby giải đáp nhé!

3.1 Uống thuốc hạ sốt đúng cách

Bị sốt xuất huyết nên làm gì? Đầu tiên, bạn cần tìm cách để hạ cơn sốt.

Cách giảm thân nhiệt nhanh chóng nhất là dùng thuốc hạ sốt. Hãy uống paracetamol để giảm đau và hạ sốt.

Lưu ý là không dùng aspirin hoặc ibuprofen, vì những loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề chảy máu ở những người bị sốt xuất huyết. Đồng thời khiến những triệu chứng sốt xuất huyết còn lại như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn… trở nặng.

3.2 Bị sốt xuất huyết nên làm gì – Hạ thân nhiệt người bệnh

bị sốt xuất huyết nên làm gì
Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết? Bổ sung đủ nước là cần thiết

Ngoài việc uống thuốc hạ sốt, bạn còn có thể áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục khác, ví dụ như:

  • Chườm khăn mát lên trán. Lưu ý không dùng nước đá hoặc nước lạnh
  • Lau người bằng nước ấm

Nhiều bạn chọn giải pháp đi tắm để giải tỏa đi nhu cầu vệ sinh cá nhân vì khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, mồ hôi tuôn ra nhiều hơn. Nhưng thật sự cần lưu ý vì việc này sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3.3 Uống nhiều nước

Bị sốt xuất huyết nên làm gì? Sốt xuất huyết có thể khiến quá trình nước trong cơ thể bạn bay hơi nhanh hơn. Vì vậy, bạn dễ bị mất nhiều nước khi sốt xuất huyết. Nhằm khắc phục vấn đề này, bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên chú trọng việc bổ sung nước cho cơ thể, bao gồm:

  • Bé từ năm tuổi trở xuống: uống 0,5 – 1 lít nước trong một ngày.
  • Trẻ lớn hơn năm tuổi: cố gắng tiêu thụ 1,5 – 2,5 lít chất lỏng trong ngày.
  • Người trưởng thành: 2,5 – 3 lít nước là lượng chất lỏng một người cần bổ sung mỗi ngày trong thời gian phát sốt.

Bên cạnh nước lọc, nước suối, bạn cũng có thể uống nước điện giải, nước ép hoặc trái cây chứa nhiều nước. Việc này cũng góp phần cung cấp nước cho cơ thể.

3.4 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bị sốt xuất huyết nên làm gì? Người mắc sốt xuất huyết cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất để giúp bệnh mau khỏi hơn. Đây là những gì bạn nên làm để giúp bệnh nhân.

Hãy đảm bảo cho người bệnh ăn đầy đủ chất, cân đối 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo. Không nên kiêng cử dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Nếu đối tượng sốt xuất huyết là trẻ em, bạn có thể chia nhỏ bữa, điều này giúp bé có thể vừa nhận đủ chất và ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú sữa nhiều hơn để đề đề phòng tình trạng mất nước.

3.5 Đến bệnh viện khi có triệu chứng nặng

Như đã được đề cập ở trên, ở giai đoạn II của sốt xuất huyết người bệnh sẽ bồn chồn, suy nhược, da tím tái, mạch nhanh do tiểu cầu quá thấp. Vậy khi bị sốt xuất huyết ở giai đoạn này nên làm gì?

Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ tìm phương pháp điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn các thực phẩm bổ máu để tăng tiểu cầu.

Vậy những thực phẩm đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

4. Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Khi bị sốt xuất huyết, bên cạnh việc nên làm gì, bổ sung thực phẩm hợp lí cũng rất quan trọng. Vậy khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Như đã được đề cập ở mục “Bị sốt xuất huyết nên làm gì cho nhanh khỏi?”, bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, giàu protein và sắt. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sản xuất tiểu cầu. Các thực phẩm đó bao gồm:

bị sốt xuất huyết nên ăn gì
Bị sốt xuất huyết nên làm món ăn gì?

Đặc biệt, cam, dứa và kiwi là những loại quả cần thiết trong chế độ dinh dưỡng. Vì những loại quả này chứa vitamin giúp cơ thể hấp thụ sắt trong ruột và vừa tăng cường hệ thống miễn dịch.

>> Bạn có thể tham khảo: Bị sốt xuất huyết có quan hệ được không? Được nhưng lợi hại khó lường

[inline_article id=268186]

5. Những sai lầm thường gặp khi điều trị sốt xuất

  • Tự ý tự điều trị tại nhà: Sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng nên việc lơ là và không thăm khám y tế có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp được chỉ định điều trị tại nhà cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng lịch.
  • Tự ý sử dụng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến dùng sai cách, sai liều lượng và tạo ra các tác dụng phụ. Không nên tự mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em.

6. Dấu hiệu nhận biết khỏi bệnh sốt xuất huyết

Trong giai đoạn phục hồi của cơ thể, có thể xuất hiện các tín hiệu sắp bình thường như sau:

  • Sức khỏe cải thiện, cảm giác thèm ăn tốt hơn.
  • Phát ban và ngứa trên cơ thể.
  • Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Nhịp tim bắt đầu giảm chậm lại.

Tóm lại, khi bị sốt xuất huyết nên làm gì cho nhanh khỏi? Khi bị sốt xuất huyết nên tìm cách hạ sốt cho bệnh nhân bằng thuốc hạ sốt, giảm thân nhiệt bệnh nhân bằng cách chườm nước ấm, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và tăng tiểu cầu. Nếu tình hình bệnh trở nặng, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ tìm phương pháp điều trị.