Vậy ung thư vú có chữa được không? Và nếu là ung thư vú giai đoạn cuối có chữa được không và có thể sống trong bao lâu? Đừng bỏ qua thông tin quan trọng này bạn nhé!
1. Bị ung thư vú có chữa khỏi được không?
[key-takeaways title=”Ung thư vú có chữa được không?”]
Bị ung thư vú có chữa được không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Tỷ lệ điều trị ung thư vú ở giai đoạn 0-I là 98%; giai đoạn II là 85-98%; và giai đoạn III là 70-90%. Tỷ lệ điều trị ung thư vú được sắp xếp theo Hệ thống xếp giai đoạn TNM phiên bản thứ 8 của Ủy ban hợp tác Phòng chống Ung thư Hoa Kỳ.
[/key-takeaways]
Vậy bị ung thư vú (giai đoạn cuối) có chữa được không? Ở giai đoạn ung thư vú di căn (giai đoạn IV) thường sẽ không thể điều trị dứt điểm. Đối với ung thư vú giai đoạn cuối; tỷ lệ sống sót à 22%; và tiên lượng thời gian sống sau đó là 2 – 3 năm.
Sau khi hiểu ung thư vú có chữa được không; bạn đọc tiếp để tìm hiểu về phương pháp điều trị thích hợp nhé.
2. 8 phương pháp điều trị hiệu quả ung thư vú
2.1 Phẫu thuật cắt bỏ khối u – Phẫu thuật bảo tồn vú
Phẫu thuật bảo tồn vú là cắt rộng khối bướu; cắt một phần tư hoặc cắt bỏ một phần vú. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và một phần nhỏ mô lành tính xung quanh khối u.
Đối với một số bệnh nhân có khối u lớn, trước khi phẫu thuật, họ có thể sẽ phải trải qua một liệu trình hóa trị để thu nhỏ khối u. Sau đó mới phẫu thuật và cắt bỏ khối u. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định xạ trị vào toàn bộ tuyến vú; để giúp ngăn cản sự tái phát của bệnh.
2.2 Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú (đoạn nhũ) có chữa được ung thư vú không?
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú có khối u và vùng da trên bướu; kể cả quầng vú và núm vú kèm với bạch hạch vùng nách. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị ung thư vú; nhưng không thể phẫu thuật bảo tồn tuyến vú. Hoặc cũng có số ít bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú cũng được chỉ định cho các trường hợp có tỷ lệ cao về nguy cơ bị đột biến gen BRCA1, BRCA2; tiền sử bản thân hoặc tiền sử người thân có liên quan.
>> Ung thư vú có chữa được không: Đối tượng nào có nguy cơ bị ung thư vú?
2.3 Phẫu thuật nạo vét hạch nách hoặc sinh thiết hạch lính gác (hạch gác cửa)
2.3.1 Phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp ung thư vú xâm lấn (Invasive breast cancer – IDC); có hạch nách phát hiện khi khám bệnh hoặc bằng các phương pháp cận lâm sàng; hoặc các trường hợp ung thư vú tiến triển tại chỗ, ung thư vú dạng viêm sau khi hóa trị.
Mục đích của phẫu thuật nạo vét hạch nách là giúp kiểm soát bệnh, giảm tái phát và cải thiện tiên lượng bệnh. Phương pháp này thường gây tác dụng phụ như phù tay; tổn thương thần kinh; giảm chức năng hoạt động vùng vai cùng bên nạo hạch nách.
2.3.2 Sinh thiết hạch lính gác (hạch gác cửa) có chữa được ung thư vú không?
Các hạch lính gác là hạnh bạch huyết đầu tiên mà các tế bào ung thư tiếp cận; nếu chúng đã di căn là do một phần của các hạch bạch huyết vùng nách. Và nếu bác sĩ nhận thấy có từ 3 hạch lính gác dương tính với các tế bào ung thư; các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để tiến hành nạo hạch bạch huyết ở nách.
Phương pháp này giúp cho các bác sĩ giảm bớt các trường hợp nạo vét hạch nách, hạn chế được các tác dụng phụ do nạo hạch để lại.
Sinh thiết hạch lính gác được chỉ định cho các trường hợp ung thư vú xâm lấn giai đoạn sớm; không ghi nhận hạch nách di căn khi khám bệnh hoặc các xét nghiệm kiểm tra; hoặc chỉ định trong các trường hợp ung thư vú tại chỗ trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.
Bác sĩ sẽ thực hiện quy trình sinh thiết hạch lính gác bằng kết hợp đồng vị phóng xạ và thuốc nhuộm màu xanh lam để phát hiện chúng, sau đó kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xem có tế bào ung thư hay không.
2.4 Phẫu thuật tái tạo vú (hoặc tạo hình)
Tái tạo vú là phẫu thuật để tạo ra một hình dạng vú mới giống với vú cũ của bạn sao cho cân xứng, bằng cách đặt túi độn hoặc tận dụng các mô từ bộ phận khác của cơ thể để tái tạo tuyến vú mới.
Việc phẫu thuật tái tạo vú có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư vú (tái tạo lập tức); hoặc có thể được thực hiện sau khi cắt bỏ khối u (tái tạo trì hoãn).
2.5 Điều trị ung thư vú bằng Xạ trị
Xạ trị là sử dụng tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị thường được thực hiện sau khi phẫu thuật; hoặc sau khi hóa trị một tháng.
Số buổi xạ trị và thời gian xạ trị của bạn sẽ phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
2.5.1 Các hình thức xạ trị điều trị ung thư vú bao gồm:
- Xạ trị vú: Được thực hiện sau phẫu thuật bảo tồn vú, xạ trị vào toàn bộ mô tuyến vú.
- Xạ trị thành ngực: Được thực hiện sau khi cắt bỏ tuyến vú.
- Xạ trị vào các hạch vùng: Nơi xạ trị nhằm vào nách và các khu vực xung quanh để loại bỏ bất kỳ khối u nào có thể có trong các hạch bạch huyết.
2.5.2 Tác dụng phụ của xạ trị
Điều trị ung thư vú bằng phương pháp xạ trị có thể để lại một số tác dụng phụ như sau:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Nguy cơ bị phù bạch huyết sau xạ trị.
- Kích ứng và sạm da trên vùng xạ trị, có thể dẫn đến đau, mẩn đỏ; hoặc viêm da.
- Một số trường hợp bệnh nhân bị nhức đầu, ói mửa; thậm chí là bị suy tim, xơ phổi, viêm phổi.
2.6 Hóa trị có chữa được ung thư vú không?
Phương pháp Hóa trị thường được thực hiện dưới dạng điều trị ngoại trú, có nghĩa là bạn sẽ không phải nằm viện qua đêm.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mục đích điều trị mà người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc hóa trị theo phác đồ hoặc hóa trị dạng tiêm truyền, đơn chất hoặc phối hợp nhiều thuốc. Hoá trị có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm.
- Suy tim, viêm phổi,…
- Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh.
- Mệt mỏi, suy nhược, tê tay, chân.
- Rụng tóc, nổi mẩn ngứa da, sạm da, viêm móng.
- Buồn ói, chán ăn, viêm niêm mạc miệng, đau bụng, tiêu chảy.
- Giảm tế bào máu dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu, nguy cơ cao nhiễm trùng.
>> Bạn nên đọc thêm: Tiền ung thư cổ tử cung: Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị
2.7 Liệu pháp nội tiết (hormone)
Một số bệnh nhân bị ung thư vú do nồng độ hormone estrogen hoặc progesterone; và được gọi là ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết. Bệnh nhân sẽ phải điều trị bằng liệu pháp nhằm làm giảm nội tiết trong 5 năm (hoặc lâu hơn) sau khi phẫu thuật.
Phụ nữ chưa mãn kinh: Sử dụng thuốc tamoxifen để ngăn không cho estrogen tiếp cận các tế bào ung thư dương tình với estrogen. Và bệnh nhân phải dùng mỗi ngày dưới dạng viên nén, viên con nhộng.
Phụ nữ mãn kinh hoặc đã cắt chức năng buồng trứng: Sử dụng nhóm thuốc ức chế Aromatase (Letrozole, Anastrozol, Exemestan), hoặc thuốc điều hòa thụ thể nội tiết chọn lọc (Fulvestrant..).
2.8 Liệu pháp dùng thuốc điều trị nhắm trúng đích và miễn dịch
Phương pháp này là việc sử dụng các loại thuốc để nhắm thẳng vào khối u ác tính. Các loại thuốc thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm. (Không phải tất cả các loại ung thư vú đều có thể được điều trị bằng các liệu pháp này).
- Thuốc ức chế PARP (Olaparib, Talazoparib…) chỉ định cho bệnh nhân có đột biến gen BRCA 1/2 dòng mầm.
- Các thuốc nhắm đích thụ thể HER2 (Trastuzumab, Pertuzumab, Ado-trastuzumab, Emtansine, Neratinib, Lapatinib…); ức chế CDK 4/6 (Ribociclib, Palpociclib, Abemaciclib,…).
- Các thuốc khác: Alpelisib, Everolimus,…
Liệu pháp miễn dịch: Các loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng bao gồm: Pembrolizumab, Dostarlimab,..
2.9 Hỗ trợ tâm lý và tinh thần cho người bệnh
Trong quá trình điều trị ung thư vú, chắc hẳn bệnh nhân phần nào đó có thể cảm thấy cô đơn; thấy bản thân là gánh nặng cho mọi người.
Trường hợp bạn là người bệnh, thì cũng nên cởi mở và nhờ sự giúp đỡ mỗi khi thấy cần. Ngược lại, bạn có người thân là người bệnh, bạn có thể thông cảm cho sự cáu kỉnh đôi khi của; họ, vì họ thực sự khó lòng kiểm soát được tất cả.
Ngoài biết ung thư vú có chữa được không. Bạn cần biết một số cách cải thiện tâm trạng như:
- Massage.
- Tập Yoga.
- Thiền định.
- Các liệu pháp thư giãn.
- Tập thở 15 – 20 phút mỗi ngày;
- Đi bộ ngoài trời, dưới nắng chiều;
- Tham gia một số câu lạc bộ tình nguyện;
- Nếu bạn có người thân là người bệnh, hãy ngồi lắng nghe mà không cần cho ý kiến.
>> Ung thư vú ở nam giới có chữa được không: Ung thư vú ở nam giới là gì?
3. Chọn phương pháp điều trị ung thư vú phù hợp
Theo sổ tay chẩn đoán MSD Manual phiên bản dành cho chuyên gia, phương pháp điều trị ung thư vú sẽ được sắp xếp trình tự theo các giai đoạn ung thư. Cụ thể như sau:
[key-takeaways title=”Phương pháp điều trị ung thư vú theo các giai đoạn”]
- Giai đoạn 0 (DCIS): Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối u, bảo tồn vú, liệu pháp nội tiết.
- Giai đoạn ung thư vú xâm lấn mô tiểu thùy (LCIS): Phẫu thuật cắt bỏ khối u; sử dụng thuốc Tamoxifen, hoặc Raloxifene, hoặc chất ức chế Aromatase.
- Ung thư biểu mô thuỳ, pleomorphic (đa hình thể): Phẫu thuật cắt bỏ phần khối u ác tính, có thể kết hợp với thuốc Tamoxifen.
- Giai đoạn I và II (giai đoạn đầu) ung thư vú: Hóa trị thu nhỏ khối u (nếu khối u > 5cm). Phẫu thuật cắt bỏ khối u, bảo tồn vú, hoặc tái tạo vú. Liệu pháp điều trị toàn thân.
- Giai đoạn III (tiến triển tại chỗ, bao gồm ung thư vú dạng viêm): Phẫu thuật cắt bỏ. Xạ trị sau phẫu thuật. Hóa trị hoặc liệu pháp nội tiết, hoặc cả hai.
- Giai đoạn IV (ung thư đã di căn): Kết hợp nhiều liệu pháp nội tiết, hóa trị, cắt bỏ buồng trứng.
[/key-takeaways]
Ung thư vú có chữa được không? Như bạn đã biết thì ung thư vú có thể điều trị được; và tỷ lệ thành công bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của ung thư.
Trong quá trình điều trị ung thư vú, dù là giai đoạn nào đi nữa thì rất cần sự góp sức của cả bệnh nhân, bác sĩ, hay thậm chí là những người thân của bệnh nhân để tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Nếu bạn chưa từng đi tầm soát ung thư, thì nên sớm thực hiện từ bây giờ nhé. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp “ung thư vú có chữa trị được không”.