Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Điều mẹ cần biết

Cha mẹ sớm nhận ra những biểu hiện bệnh lý, và biết cách chăm sóc sóc khi vùng kín của con có bất kỳ vấn đề nào khác thường khi biết được bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường.

1. Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường?

  • Môi lớn và môi bé ở âm đạo tách ra: Điều này giúp bé thuận tiện trong việc đi tiểu. Trẻ bị dính môi bé là bất thường; mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và phẫu thuật sớm. Dính môi bé là tình trạng hai môi bé (môi âm đạo nhỏ) ở bé gái dính vào nhau, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị dính môi bé dễ gặp khó khăn khi đi tiểu, hoặc gặp một rủi ro như nhiễm trùng, viêm vì nước tiểu bị ứ đọng, không thoát ra hết được.
  • Bé không bị bệnh ở vùng kín: Bé gái thường dễ bị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo do cấu tạo vùng kín phức tạp. Nếu con gãi ngứa vùng âm đạo; đi tiểu khó, đau rát, buốt; mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị tận gốc để tránh những biến chứng về sau như viêm buồng trứng, tắc vòi trứng, viêm tử cung, vô sinh…
  • Âm đạo không có dị tật: Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bất bình thường? Có 2 trường hợp bé bị tật âm đạo:
    • Không có âm đạo: Đây là dị tật bẩm sinh ở bé gái. Thông thường bác sĩ sẽ phát hiện điều này ngay khi đưa bé ra khỏi bụng mẹ và tiến hành làm phẫu thuật cho bé.
    • Âm đạo bị teo: Trong khi các bộ phận khác như tử cung, buồng trứng vẫn phát triển bình thường thì âm đạo của bé lại bị teo. Tình trạng này của bé khó phát hiện. Chỉ đến khi đi khám phụ khoa định kỳ cho con thì mẹ mới vô tình phát hiện ra.
  • Các phần bên trong âm đạo bé lành lặn: Tử cung, buồng trứng, vòi trứng không bị dị tật. Nếu bé bị dị tật, có thể sẽ gặp các trường hợp như: không có tử cung, tử cung đôi, tử cung một sừng; không có buồng trứng, có một buồng trứng, vòi trứng bị hẹp… Mẹ chỉ biết những trường hợp này khi đưa bé đi khám phụ khoa.

>> Xem thêm: Dị dạng tử cung có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản?

bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường
Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Mẹ biết sớm sẽ tránh được nhiều rủi ro cho con

2. Những hiểu lầm phổ biến về bộ phận sinh dục bé gái

Không chỉ lăn tăn bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường; nhiều mẹ còn có những hiểu lầm tai hại khiến bộ phận sinh dục các bé gái đứng trước nguy cơ viêm nhiễm.

2.1 Trẻ nhỏ khó có nguy cơ mắc viêm phụ khoa

Thực tế, không chỉ người lớn, vùng kín trẻ nhỏ; đặc biệt là bé gái cũng rất dễ bị kích ứng và là đối tượng nguy cơ của viêm âm hộ, âm đạo do thiếu các “rào chắn” sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo của bé gái còn có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ, nên vi trùng càng có điều kiện để phát triển.

[quotation title=””]

Cũng theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Sản N1, Bệnh viện Từ Dũ HCM, vùng kín bé gái rất dễ viêm nhiễm do cấu trúc phức tạp; cộng thêm việc thường xuyên đóng bỉm che kín hậu môn và đường tiểu.

[/quotation]

>> Cùng chủ đề:

2.2 Bé gái sẽ bị đau nếu mẹ vệ sinh vùng kín

cách vệ sinh bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Bộ phận sinh dục bé gái khi vệ sinh như thế nào là bình thường? Có bị đau không? Không như người lớn, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi thường tiêu, tiểu nhiều lần trong ngày; đa phần ở thế thụ động.

Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé vì thế trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn hơn bao giờ hết. Do đó, mẹ cần chăm sóc đúng cách để không kích ứng cho làn da non nớt của trẻ; tránh nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nhất là các bé gái.

Tuy nhiên, nhiều mẹ lại hạn chế vệ sinh vùng kín vì sợ làm con đau hay thậm chí không biết về sự cần thiết của việc làm này. Đừng lo lắng mẹ nhé! Làm theo các bước đơn giản theo khuyến cáo dưới đây để bảo vệ sức khỏe vùng kín cho bé gái:

  • Với trẻ sơ sinh mẹ có thể vệ sinh cho bé bằng cách giữ 2 chân của bé dang rộng và sử dụng một miếng vải mềm, sạch để lau chung quanh vùng kín, mông, hai bên bẹn cho bé. Khi muốn lau và vệ sinh vùng kín; mẹ nên dùng khăn vải mềm thấm nước chấm nhẹ thay vì chà xát mạnh, sẽ gây nên những tổn thương cho vùng da nhạy cảm.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể đứng, ngồi xổm, mẹ có thể dễ dàng làm sạch vùng kín cho con bằng nước sạch. Tiếp đến dùng khăn vải mềm lau khô và chấm nhẹ “môi lớn” và “môi nhỏ” cho sạch.
  • Tuyệt đối không dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín của bé, cũng không dùng nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ.
  • Nên cho trẻ mặc đồ lót vừa đúng kích thước; chất liệu cotton thoáng và dễ hút mồ hôi.
  • Với các bé còn mặc bỉm, sau khi rửa cho bé, bạn nên để thoáng 20 phút rồi mới đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm. Mẹ cũng không nên lạm dụng bỉm cả ngày cho bé mà chỉ nên mặc bỉm vào một số thời điểm nhất định để da có những khoảng thời gian thoải mái trong ngày cũng như tránh tạo môi trường nhiều vi khuẩn tấn công vùng kín của bé.
  • Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày, trong buổi sáng và tối để giữ cho bộ phận sinh dục trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
  • Không để bé ngồi lê la dưới nền đất, đặc biệt là khi bé mặc váy hoặc chỉ mặc quần lót. Không giặt chung đồ lót của con với bố mẹ.

>> Cùng chủ đề: Hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái đúng cách và an toàn

2.3 Dùng xà bông tắm để vệ sinh vùng kín cho bé gái là được

Vệ sinh vùng kín cho bé gái 2

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục bé gái: Trong 2 tuần đầu tiên sau khi bé chào đời, tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín cho con. Trước 1 tuổi mẹ có thể chọn lựa các loại sữa tắm nhẹ dịu để có thể vệ sinh toàn bộ cơ thể; cũng như những vùng xung quanh vùng kín. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào vùng kín; cũng như dùng các dung dịch tự chế để vệ sinh cho con.

Bên cạnh đó, theo lời khuyên của bác sĩ, khi con được 1 tuổi mẹ mới nên bắt đầu sử dụng những loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng; không màu; không mùi; không hóa chất; thậm chí là càng ít bọt càng tốt. Vì nếu vệ sinh quá sạch, và quá kỹ sẽ làm mất cân bằng PH, cũng như rửa trôi các lợi khuẩn tốt cho vùng kín của con.

[key-takeaways title=””]

Mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy vùng kín của bé có sự thay đổi bất thường nào như: hăm, viêm, ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… Tránh tự ý dùng các phương pháp dân gian để chữa trị cho con. 

[/key-takeaways]

>> Cùng chủ đề bộ phận sinh dục:

3. Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé

Mặc dù bộ phận sinh dục của bé gái sơ sinh có phần cấu tạo giống với vùng kín của mẹ nhưng điểm khác chính là da vùng kín của con còn rất mỏng và nhạy cảm. Thế nên việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín phù hợp cho con là hoàn toàn cần thiết.

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng; hoặc xin thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa Nhi. Theo khuyến nghị của ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Xanhpon Hà Nội; 5 tiêu chí lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín cho bé gái như sau:

  • Sản phẩm đó phải được sản xuất chủ đích dành riêng cho bé gái, để đảm bảo môi trường pH phù hợp với vùng kín của bé.
  • Chứa các thành phần thiên nhiên được trồng theo phương pháp hữu cơ, đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên những người bị dị ứng.
  • Chăm sóc vùng kín trẻ nhỏ theo cơ chế: Cân bằng pH âm đạo, bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi, chống lại các nhiễm trùng và điều kiện gây viêm, ngăn ngừa và khắc phục viêm ngứa hiệu quả.
  • Sản phẩm đó chỉ cần dùng 1 lần/ngày nhưng vẫn giúp vùng kín của bé được làm sạch nhẹ nhàng, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.
  • Dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé gái phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

[inline_article id=265599]

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Câu trả lời là khi môi âm đạo của bé gái đủ lớn và mở ra. Đồng thời bé không bị viêm nhiễm phụ khoa, hoặc bất kỳ dị tật nào.

Cuối cùng, điều mẹ nên nhớ chính là, tuyệt đối KHÔNG tự ý chẩn đoán bệnh lý của con, nhất là khi vùng kín của bé gái bị sưng và đỏ. Lúc này, mẹ phải thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có những cách điều trị không phù hợp; và khiến tình trạng trở nặng thêm.