Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

10 cách vun đắp tình cảm cha và con gái từ những điều nhỏ nhặt

Vun đắp tình cảm cha và con gái

Điều quan trọng để tình cảm giữa cha và con gái khăng khít là phải hiểu và yêu thương bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tham gia vào quá trình thai giáo và nuôi dạy con sau khi lọt lòng là cách tốt nhất.

Bản sắc của một bé gái – đó là ý thức của bé “bản thân”, sự hiểu biết của mình là ai, đồng thời có quan điểm cá nhân riêng, kỹ năng và cá tính – hình thành từ nhỏ tới khi trưởng thành. Tính cách của bé bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như giáo dục gia đình, tính cách cha mẹ, bạn bè, trường học, thành công và thất bại gặp phải.

Giữa tất thảy những điều này, cha cũng có ảnh hưởng đặc biệt đến tính cách của bé. Cha thường có sợi dây liên kết đặc biêt với con gái vì vậy việc định hướng và nuôi dạy sẽ giúp bé sẽ tốt hơn.

cha và con gái 1
Cha và con gái có sợi dây tình cảm đặc biệt, rất khác với mẹ

Dưới đây là 10 chiến lược hàng đầu của dành cho một người cha để giúp bé gái đang tuổi lớn của mình xây dựng một cái nhìn mạnh mẽ và tích cực về bản thân. Đừng quên các mẹ cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển bản cá tính của con.

1. Dành thời gian ở bên con nhiều hơn

Trong rất nhiều gia đình, cha là biểu tượng của sự nghiêm túc, là trụ cột gia đình. Cha làm việc cả ngày và chỉ nhìn thấy những đứa con của mình vào cuối ngày. Điều đó thường khiến bé đặc biệt coi trọng thời gian ở bên cha và những khoảnh khắc chia sẻ cùng nhau khiến bé cảm thấy đặc biệt và quan trọng. Chính yếu tố này góp phần tạo nên cá tính riêng của bé.

2. Khen ngợi thành tích của trẻ

Thiên thần nhỏ sẽ tự hào và vui không tả xiết nếu được bố nói rằng mình hài lòng như thế nào về thành tích mới nhất vừa đạt được. Tất nhiên bé cũng vui khi được mọi người khen ngợi nhưng những lời chia sẻ tích cực của bố luôn có tác độn đặc biệt đến niềm tự hào của trẻ. Muốn dạy con ngoan chính là lúc này đây!

3. Nói về tình bạn của con

Một cô gái đang lớn điển hình muốn cha cô ấy quan tâm đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là tình bạn. Bé muốn cha thích những người bạn của mình và cô muốn nhận được lời khuyên khi tình bạn đó không đúng đắn. Cô đánh giá cao ý kiến người đàn ông quyền lực trong gia đình.

4. Nhấn mạnh tất cả ưu điểm của bé

Khi bố chỉ ra những phẩm chất tích cực của bé, cá tính của bé sẽ được vun đắp thêm. Đó không chỉ là khi cha có lời khen về ngoại hình xinh đẹp của trẻ mà còn về những kỹ năng và khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Phẩm chất riêng của bé bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự ngưỡng mộ của cha về cá tính của bé.

5. Thể hiện sự tôn trọng

Được rồi, bé cưng mới chỉ là cô học trò tuổi mầm non và chưa có nhiều kinh nghiệm như một người trưởng thành. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ có quyền coi thường cách xử lý tình huống ngay thơ của trẻ. Khi cha mẹ tôn trọng và lắng nghe, đối xử nghiêm túc với quan điểm của cô, cá tình của bé sẽ càng thêm mạnh mẽ.

6. Hãy là một hình mẫu lý tưởng

Đến một độ tuổi nhất định, con gái sẽ gửi gắm tình cảm ban đầu của mình với các chàng trai dựa trên hình mẫu của bố. Vì vậy nếu bố làm cho bé cảm thấy tốt về bản thân mình thì tương lại gần bé cũng sẽ mong đợi người yêu lý tưởng có cùng đặc điểm tương tự như bố.

7. Tránh khuôn mẫu giới tính

Nếu dựa trên quan điểm cá nhân của mình mà bố cho rằng con gái không thể chơi được những trò chơi dành cho con trai thì thật sai lầm. Hãy thay đổi cách nhìn này ngay nhé. Cho bé tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà bé muốn, mặc dù đó là những môn thể thao mặc định chỉ dành cho tụi con trai. Bé sẽ phát triển mọi kỹ năng cần thiết.

8. Cùng ăn bữa cơm gia đình đầm ấm

Cho dù bận rộn đến thế nào đi nữa thì bố hãy luôn cố gắng dành thời gian để cùng quây quần bên vợ con, người thân trong những bữa ăn gia đình đầm ấm.

Những bữa ăn sum vầy luôn giúp các thành viên trong nhà gần nhau hơn, tình yêu thương càng được nhân rộng. Và đó chắc chắn là những thời khắc ghi dấu đẹp đẽ, khó quên trong lòng con cái đấy!

9. Lắng nghe

Càng lớn trẻ càng có xu hướng thích được tự lập, ít chia sẻ hơn với bố mẹ. Chính vì vậy nếu bạn không rèn luyện điều này ngay từ bé thì chẳng mấy chốc đến tuổi dậy thì bạn sẽ chẳng thể nói chuyện nổi với con. Hãy lắng nghe câu chuyện của con một cách hứng thú để con có thêm hào hứng khi kể chuyện. Đó cũng là cách để bạn hiểu về con và những người bạn xung quanh con.

10. Giữ lời

Muốn con nghe lời, trước hết bố phải là người biết giữ lời. Trẻ nhỏ rất dễ đặt niềm tin vào người lớn, vậy nên một khi đã hứa bố hãy giữ lời và thực hiện bằng được.

[inline_article id=3443]

Tình cảm giữa cha và con gái có thể được vun đắp mỗi ngày thông qua những hành động rất nhỏ nhặt. Tích tiểu thành đại, chỉ cần cha dành chút thời gian bên con, lắng nghe thì sẽ hiểu được bé.

Học cách bày tỏ tình cảm với con cái qua bộ ảnh Cha và con gái siêu đáng yêu

Khi đảm nhận vai trò người cha của những cô gái nhỏ, hội đàn ông trở nên đáng yêu hơn qua những bức tranh màu nước của họa sĩ người Ukraina – Snezhana Soosh.

Soosh chia sẻ với tờ The Huffington Post: “Tôi tin rằng mối quan hệ cha và con gái thật sự huyền diệu. Vì thế, tôi đã quan sát cách những người cha đối xử với con gái của họ. Rất đỗi đáng yêu và dịu dàng”.

cha và con gái
Soosh chia sẻ về nguồn cảm hứng của bộ ảnh như sau: “Những gì tôi vẽ ra cũng là những gì tôi mong muốn có được từ cha mình”

Cô cũng hy vọng những hình ảnh được tái hiện chân thực, tinh tế về tình cảm cha con này sẽ đến được với các bậc cha mẹ, đặc biệt là những ông bố. “Tôi hy vọng các ông bố sau khi xem những hình ảnh này có thể thấy được tầm quan trọng của mình với cuộc sống của con cái, cũng như có thể truyền cảm hứng yêu thương và cách bày tỏ tình cảm của họ với con của mình”, Soosh chia sẻ.

Cùng chiêm ngưỡng bộ tranh khiến người xem cảm động và mong ước có một tấm vé du hành trở lại tuổi thơ này nhé!

  • Ngay cả những người đàn ông nghiêm túc nhất cũng sẽ đồng ý được đính 1 chiếc nơ nhỏ màu hồng dễ thương lên tóc từ nhà tạo mẫu tóc là cô con gái nhỏ của mình.

cha và con gái

  • Vì con gái yêu, cha thu người lại một chút. Sự tương phản giữa hình ảnh đấng sinh thành với thân hình to lớn nằm gọn trong góc giường và nhường toàn bộ không gian còn lại cho cô con gái bé bỏng khiến người xem cảm động. Tài khoản The Little Nameless bình luận: “Khoảnh khắc này quả thực rất dễ thương”.

 

  • Cha luôn bảo vệ con từ nỗi sợ nhỏ bé nhất, những cơn ác mộng hay kẻ bắt nạt ở trường… Nickname susu_ba cho hay, bộ tranh này đã chạm tới trái tim của anh.

 

  • Đưa con đến những nơi mà có lẽ chẳng bao giờ cha từng đến đó trước đây.

 

  • Làm bóng mát cho con: Cha giống như một người khổng lồ có thể che khuất mặt trời, chở che cho con.

 

  • Những ngày hè nóng bức, cha và con gái bày đủ trò chơi đùa bên nhau. Cha cũng dạy con những điều nhỏ nhặt nhất.
  • Trước khi kết hôn và sinh con, đàn ông thường là những người “ăn to nói lớn”, chẳng chịu khuất phục trước ai. Nhưng khi có con gái, họ có thể làm mọi việc để mang lại niềm vui cho con, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất mà họ chưa từng làm trước đây bao giờ hoặc chưa từng nghĩ đến trước đây.

 

  • Những lần cha bị thương, con nhẹ nhàng chăm sóc.

 

  • Ở trên đôi vai vững chãi của cha, con được ngắm nhìn… cả thế giới. “Bức tranh cho thấy sự tài năng và tâm hồn nhạy cảm từ người vẽ. Nó gợi cho tôi nhớ tới con gái yêu của mình” – Janeflynn68 bình luận.

  • Với cha con luôn là thiên thần, nàng công chúa bé bỏng.

  • Với con, cha giống như người bạn thân thiết, luôn thấu hiểu con yêu thích điều gì. “Tác phẩm không thể ngọt ngào hơn” – thành viên ivansky bày tỏ.

 

  • Dù công việc ngập đầu, cha vẫn cố gắng dành thời gian cho con. Tác phẩm hiện thu hút gần hàng nghìn like (thích) trên Instagram.

 

Nhiều dân mạng bày tỏ, họ không kìm được nước mắt khi xem bức tranh Cha và con gái này.

Những bức hình này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng với hơn 188.000 lượt theo dõi.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bữa cơm gia đình ở nhà bạn sẽ khó trọn vẹn nếu thiếu những “gia vị” này!

Phụ nữ luôn đau đầu nghĩ về bữa cơm gia đình hàng ngày. Công việc nấu ăn hàng ngày chưa bao giờ đơn giản cả. Vậy tại sao chúng ta không thử tham khảo những thông tin dưới đây.

Làm sao để vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa ngon miệng lại phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu bạn học được những bí kíp nấu ăn từ những chị em khéo tay hay làm, thì việc nấu món ngon sẽ trở nên đơn giản hơn đấy.

7 lý do không nên bỏ qua bữa cơm gia đình

Không chỉ giúp gia tăng tình cảm của các thành viên, bữa cơm gia đình còn giúp bé cưng phát triển khả năng ngôn ngữ. Hai lý do này đã đủ với bạn chưa?

Nếu chưa, mời bạn xem thêm ngay 7 lý do các chuyên gia khuyến cáo không nên bỏ quên thời gian cả gia đình cùng ăn cơm sau đây.

Bữa ăn gia đình
Bữa cơm gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ

1. Hạn chế thói quen ăn uống không lành mạnh

Theo một cuộc khảo sát năm 2000, tiến hành trên những trẻ em từ 9-14 tuổi cho thấy việc thường xuyên ăn tối với gia đình sẽ giúp trẻ ăn nhiều rau và cắt giảm bớt lượng thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trẻ tiêu thụ mỗi ngày.

Hơn nữa, khẩu phần ăn của bé cũng đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm và dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, chất xơ…

2. Cơ hội hoàn hảo cho bé thử món mới

Ngay cả khi trẻ không thích trong lần đầu nếm thử, nhưng nếu thường xuyên ăn, bé cưng cũng sẽ có xu hướng tập quen dần. Thậm chí, nhiều bé “quay 180 độ” từ ghét sang thích.

Đây là kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Y khoa châu Âu (2003). Chính vì vậy, nếu bé không thích món nào, mẹ cứ kiên nhẫn tập từ từ. Không sớm thì muộn, bé cưng cũng sẽ ngấu nghiến món đó cho mà xem.

3. Ngăn ngừa nguy cơ béo phì

Đi ăn ngoài có thể sẽ tiện lợi hơn cho mẹ trong khoản nấu nướng và dọn dẹp, nhưng lại không “lợi” cho ví tiền và sức khỏe của cả nhà đâu nhé!

Theo thống kê, thường xuyên ăn ngoài sẽ khiến bạn gia tăng ít nhất 40% ngân sách cho thực phẩm và làm cơ thể nạp nhiều hơn 60% nhu cầu calories cần thiết. Nguyên nhân vì khi đối diện với nhiều thức ăn hơn, bạn có xu hướng sẽ ăn nhiều hơn mức cơ thể cần, “thủ phạm” chính gây nên tình trạng béo phì.

4. Bảo vệ sức khỏe bé

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên có thời gian ăn uống cùng gia đình sẽ ít có khả năng trầm cảm hoặc rối loạn tiêu hóa hơn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ trường Đại học Y tế Công cộng (Minnesota, Mỹ), với một đứa trẻ đang chán nản, buồn rầu, bữa cơm gia đình có thể được xem là một liệu pháp tâm lý hiệu quả, giúp cải thiện tinh thần.

5. Tăng vốn từ vựng cho trẻ

Mọi người thường có xu hướng chia sẻ về những công việc hoặc cảm xúc của mình trong bữa ăn gia đình. Và đây chính là cách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tăng vốn từ vựng của mình.

Theo thống kê, trẻ em có thể học được hơn 1.000 từ lạ trong khi ăn uống cùng gia đình, gấp rất nhiều lần so với số từ bé có thể học được thông qua việc đọc, kể chuyện mỗi tối (khoảng 143 từ).

Thậm chí, một nghiên cứu khác còn cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa thành tích học tập của trẻ và tần suất những bữa cơm gia đình. So với các bé chỉ ăn cơm cùng bố mẹ 1-2 lần/ tuần, những bé cùng ăn cơm từ 5-7 lần/ tuần sẽ có thành tích tốt hơn gấp 2 lần.

6. Stress, hãy tránh xa!

Không chỉ giảm nguy cơ trầm cảm cho trẻ, bữa cơm gia đình còn giúp các bậc phụ huynh giảm stress hiệu quả. Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Đại học Brigham Young cho thấy cùng ăn cơm với các thành viên khác trong nhà có tác dụng giảm stress và sự căng thẳng sau nhiều giờ làm việc.

7. An toàn thực phẩm

Không thể ngăn ngừa việc phun thuốc trừ sâu, tiêm thuốc độc hại vào thực phẩm, nhưng so với ăn ngoài, chắc chắn độ vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn nhà cũng làm bạn yên tâm hơn. Đúng không?

Các cách để thiết lập bữa cơm gia đình thêm “gia vị”

Cuộc sống gia đình đầy những lo toan, bận rộn khiến việc có thời gian dành cho nhau trở nên khó khăn. Thật khó để mọi người cùng tập hợp lại để thưởng thức bữa ăn. Tuy nhiên, điều này luôn đáng để bạn nỗ lực.

1. Luôn dành ra một khoảng thời gian để ăn cùng nhau

Khi bạn đã đặt bữa ăn chung với cả nhà vào thời gian biểu hàng tuần, sẽ không khó để giữ đúng kế hoạch. Cất điện thoại, tắt ti-vi và bạn sẽ làm cho khoảng thời gian này trở nên ý nghĩa hơn.

Trẻ nhỏ trong nhà có thể giúp bạn bày chén đĩa và trang trí bàn ăn.

Thêm gia vị bữa cơm gia đình
Nếu quá bận rộn, ít nhất bạn cũng nên dành ra một bữa ăn có sự tham gia của tất cả mọi thành viên vào cuối tuần

2. Đừng gấp gáp

Dành ra khoảng nửa giờ cho một bữa ăn sẽ giúp bé đủ thời gian để ăn uống, thử các món mới và tập thói quen ăn uống lịch sự. Thời gian này cũng đủ để thư giãn, tán gẫu và bạn sẽ thấy gia đình mình tuyệt vời biết bao.

3. Để cho mọi người đều tham gia chuẩn bị

Bạn biết không, nếu để trẻ tham gia vào việc nấu bữa ăn, ở một khâu nho nhỏ như lặt rau chẳng hạn, sẽ giúp bé hứng thú muốn thử món ăn đó hơn. Bé có cơ hội học cách nấu ăn và chia sẻ trách nhiệm với những thành viên khác trong gia đình.

4. Khơi gợi những câu chuyện

Bạn không biết những người khác trong nhà đang làm gì, tiến triển ra sao và gặp khó khăn gì. Vậy thì đừng quên để cho họ cơ hội để nói trong bữa ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi bé không muốn nói chuyên thì bạn đừng ép buộc mà cứ để con lắng nghe câu chuyện của những người khác trong gia đình. Mục đích chính là làm cho bữa ăn trở nên thật đáng để tham gia và đầy tính cởi mở.

5. Khen ngợi những hành động đẹp

Khi các con nhỏ hành động một cách lịch thiệp tại bàn ăn và bé chịu thử một món mới, bạn đừng quên khen ngợi hay đưa ra một lời động viên cụ thể nhé. Đừng khen chung chung là “ngoan lắm con yêu”, mà hãy nói “mẹ rất vui vì hôm nay con đã không làm rơi đồ ăn ra bàn và lại còn thử món thịt bò nữa chứ”.

Đừng bao giờ dùng thức ăn để thưởng hay phạt bé. Chẳng hạn, khi bạn bảo con “ăn hết bò xào và cơm rồi mẹ sẽ cho con ăn kem”, lúc này  bạn đã vô tình khiến bé xem việc ăn uống như là đối phó thay vì khám phá và thưởng thức.

6. Sáng tạo cho các bữa ăn

Sẽ thật tốt khi bạn chuẩn bị những món ăn đa dạng và không lặp lại. Điều này sẽ khiến cả nhà háo hức mong đợi đến giờ ăn để xem điều bất ngờ nào đang chờ đón họ. Một vài gợi ý:

  • Đưa cả nhà đi picnic trên bãi cỏ dọc bờ sông
  • Mời một vị khách đặc biệt đến dự bữa tối.
  • Chuẩn bị thức ăn theo chủ đề, ví dụ thức ăn kiểu Pháp, đồ ăn kiểu Nhật…

Nên trò chuyện về vấn đề gì trong bữa cơm gia đình?

Không phải ai cũng biết nên khơi gợi chuyện gì trong bữa cơm gia đình để các thành viên chia sẻ, lắng nghe để hiểu nhau hơn. Gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành “nhạc trưởng” cho gia đình thêm vui vẻ

1. Chuyện trường lớp của con cái

Trẻ tiểu học tiếp xúc với thế giới học đường lần đầu tiên, con sẽ có rất nhiều chuyện muốn cho cha mẹ biết. Bạn hãy hỏi con những vấn đề liên quan đến một ngày học tập trên lớp, trong lúc cả nhà ngồi quay quần bên nhau và ăn bữa cơm gia đình.

Chẳng hạn như bạn hỏi bé chuyện cô giáo dạy con những gì, con với bạn bè có chuyện gì vui vẻ, hoặc có điều gì lạ hơn so với mọi ngày không.

Trẻ sẽ cảm thấy mình rất được quan tâm khi ba mẹ hỏi han mình về những chuyện của mình, đồng thời đây cũng là một cách nắm bắt suy nghĩ tâm lý của bé để dạy dỗ con trẻ tốt hơn, bảo vệ con khỏi những nguy hiểm mà chỉ có bản năng làm mẹ mới mách bảo bạn được.

2. Bàn bạc về dự định cuối tuần của cả nhà

Trong bữa cơm gia đình, bạn có thể đề cập đến chuyện sẽ thực hiện một cuộc dã ngoại ngoài trời cùng cả nhà vào dịp cuối tuần, hoặc là sẽ cùng nhau đi sở thú, đi bơi để thư giãn. Không khí của bữa cơm gia đình sẽ trở nên vui nhộn hơn rất nhiều nếu có sự góp ý của các con.

Cho con dự phần vào và lên kế hoạch theo ý mình, con bạn sẽ học được cách nêu ý kiến, bảo vệ ý kiến cá nhân và cảm thấy được tôn trọng khi được cha mẹ chấp nhận ý kiến.

3. Thăm hỏi từng thành viên trong nhà

Trong bữa cơm gia đình, bạn hãy hỏi chồng về dự định đi du lịch với công ty trong tháng tới, hoặc chồng hỏi vợ về lớp vẽ thư giãn có vui vẻ không, có thể cho anh cùng tham gia không.

Nếu trong gia đình có ông bà sống chung, hãy hỏi thăm ông bà về những chậu cây ông vừa trồng như thế nào, hay là hỏi bà về chương trình cải lương trên truyền hình vừa xem có hay không… Những câu thăm hỏi đơn giản như thế rất dễ để tạo nên sự gắn kết hơn cho gia đình bạn

4. Kể một câu chuyện vui bạn đã gặp được trong ngày

Những chuyện hài hước là liều thuốc bổ giúp giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể kể một chuyện vui bạn chứng kiến được trong ngày, hoặc đọc trược trên báo, xem được trên mạng internet…

Hãy học cách tạo cho mình một chút hài hước trong những cuộc trò chuyện để mọi người xung quanh cảm nhận được niềm vui. Điều đó sẽ là một yếu tố giúp duy trì ý nghĩa trong bữa cơm gia đình đấy nhé.

[inline_article id=104541]

5. Dành cho nhau những lời khen trong bữa ăn

Thay vì chỉ trích những khuyết điểm sai lầm của nhau, thì trong bữa cơm gia đình, hãy dành cho nhau những lời khen mà các thành viên gia đình bạn xứng đáng có được.

Ví dụ khen con bạn đạt điểm cao trong buổi học ngày hôm nay, khen vợ bạn hôm nay nấu ăn ngon, hoặc nếu chồng bạn đã lăng xả trong chuyện giúp vợ giặc đồ hay lau nhà thì bạn cũng đừng kiệm lời khen anh ấy trước mặt các con của mình trong thời điểm cả nhà sum họp.

6. Kể về một người tốt, việc tốt nào đó bạn gặp

Đây cũng là cách giáo dục con cái tốt. Bạn nêu ra một tấm gương tốt nào đó bạn gặp được trên đường, nơi làm việc để nói với các con của mình trong bữa cơm gia đình, con trẻ sẽ hiểu rằng làm việc tốt luôn được mọi người ghi nhớ và tôn vinh.

Thay vì nói về công việc, về những dự án vĩ mô, về sự không hài lòng đối với một số mối quan hệ bên ngoài, trong bữa cơm gia đình, bạn hãy nói với gia đình của mình những câu chuyện bé nhỏ giản đơn về lòng tốt, sự giúp đỡ, để các con của bạn học dần dần cách làm một người tốt.