Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bụng bầu 4 tháng đã to chưa và thay đổi như thế nào?

Một trong những thắc mắc của các bà bầu khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai thường là, “bụng bầu 4 tháng to như thế nào?” Nếu bạn cũng đang tò mò về vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thai kỳ tháng thứ 4 có gì thay đổi?

Trước khi tìm hiểu bụng bầu 4 tháng to như thế nào; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về những thay đổi của cơ thể mẹ trong trong giai đoạn của thai kỳ nhé. Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy cơn buồn nôn do ốm nghén đã thuyên giảm hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn này, ngực của bạn sẽ bắt đầu tăng kích thước do sự phát triển của các tuyến sữa và chất béo trong cơ thể. Vùng da xung quanh núm vú cũng sẫm màu hơn, xuất hiện các nốt sần quanh quầng vú để tạo độ ẩm cho vùng da này. Lúc này, sữa non cũng bắt đầu xuất hiện.

Thời điểm này, bạn cũng có thể xuất hiện một số vết rạn trên da ở bụng và ngực. Cơ thể bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như đau chân, đau lưng, đau xương chậu, đau hông, đau dạ dày, răng lung lay, nghẹt mũi, chảy máu chân răng, ợ nóng, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks.

>> Bạn có thể xem thêm: Các kiểu bụng bầu và tình trạng mang thai của phụ nữ

Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?

Có thai 4 tháng bụng to chưa? Khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng của bạn sẽ có sự thay đổi khá rõ. Lúc này, bụng bầu sẽ trở nên tròn trịa và nhô cao hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Vì lúc này cân nặng của bạn bắt đầu tăng lên thêm 2,5kg-3kg dẫn đến phần bụng lộ rõ hơn.

Nếu bụng bầu 4 tháng không to thì có sao không? Khi bạn bước vào tháng thứ 4 nhưng vẫn chưa thấy lộ bụng thì cũng không sao nhé. Bởi vì, bụng bầu sẽ lộ tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Có người bụng đã lộ từ tam cá nguyệt thứ nhất do tăng lượng nước và bị đầy bụng.

Ngoài ra, thể lực của thai phụ trước khi có bầu cũng quyết định thời gian lộ bụng bầu của mỗi người. Nếu trước khi mang thai bạn thường xuyên tập thể dục và có cơ bụng săn chắc thì thời gian lộ bụng sẽ lâu hơn người ít vận động. Hoặc, khi bạn mang thai lần thứ hai trở đi thì bụng bầu sẽ lộ sớm hơn những người mang thai lần đầu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?

Bụng bầu 4 tháng có sự thay đổi như thế nào?

Ngoài tìm hiểu về chiếc bụng bầu 4 tháng to như thế nào; bạn cũng rất thắc mắc bụng bầu 4 tháng còn có những thay đổi gì nữa đúng không? Khi vào tháng thứ 4, cơ thể của bạn sẽ tăng cân và chiếc bụng cũng to hơn khiến cho da ở một số vùng căng ra.

Điều này khiến cho sợi collagen đàn hồi dưới da bị rách dẫn đến hình thành các vết rạn da khi mang thai. Các vết rạn này sẽ thường xuất hiện ở vùng da bụng hoặc ngực. Ngoài ra, một đường màu nâu sẫm (linea nigra) chạy dọc từ rốn đến âm đạo cũng có thể xuất hiện nữa đấy.

Khi tìm hiểu về chiếc bụng bầu 4 tháng to như thế nào; bạn có thể thảo luận nhiều hơn về vấn đề bụng bầu 4 tháng nhỏ có sao không tại cộng đồng của MarryBaby nhé.

Bụng bầu 4 tháng con trai và con gái khác nhau như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bụng bầu 4 tháng to như thế nào; dân gian ngày xưa còn truyền miệng về cách xem giới tính thai nhi qua hình dáng bụng bầu của mẹ. Vậy bụng bầu 4 tháng con trai và con gái khác nhau như thế nào? 

Theo ông bà xưa dự đoán, nếu bạn mang thai con trai thì bụng bầu 4 tháng sẽ nhọn, gọn gàng, nằm thấp ở dưới, hơi nhô cao ra phía trước. Còn bụng bầu 4 tháng con gái thì tròn, nằm trên cao và nhô nhiều ra phía trước.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cách xác định giới tính thai nhi kể trên là có độ đáng tin cậy. Do đó, bạn đừng quá kỳ vọng vào quan niệm dân gian này để tránh gây thất vọng khi giới tính của thai nhi không như kỳ vọng nhé.

Những lưu ý khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ

Nếu đã biết bụng bầu 4 tháng to như thế nào rồi; bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây nhé.

1. Những việc nên làm 

thai 4 tháng bụng to chưa

  • Đi khám răng định kỳ: Bạn cần thường xuyên đi khám răng định kỳ để tránh dẫn đến các biến chứng do tình trạng sức khỏe răng miệng gây ra.
  • Nên mang thai khăn giấy: Bạn có thể bị chảy máu mũi, nghẹt mũi và ù tai trong tháng thứ 4 của thai kỳ. Do đó, bạn nên mang theo khăn giấy vì có thể cần sử dụng bất cứ lúc nào. 
  • Có thể quan hệ tình dục trở lại: Bạn có thể quan hệ tình dục khi vào tháng thứ 4 của thai kỳ để duy trì sự gần gũi với chồng. Tuy nhiên, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ trước khi “gần gũi” chồng nhé.
  • Thay đổi quần áo bầu rộng rãi hơn: Bạn nên mua một số quần áo cho bà bầu rộng rãi hơn vì chiếc bụng bầu 4 tháng đã bắt đầu to hơn. Do đó, quần áo mặc thường ngày có thể không còn mặc vừa nữa.
  • Duy trì việc tập luyện và vận động: Bạn nên duy trì vận động và thực hiện tập thể thao thường xuyên hơn. Bạn có thể áp dụng các môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc bất kỳ môn thể thao nào tốt cho sức khỏe thai kỳ.
  • Ngủ nghiêng về bên trái: Bạn có thể sử dụng gối cho bà bầu để đỡ phần hông và giữa hai chân thoải mái hơn khi nằm ngủ nghiêng bên trái. Điều này cũng có thể cải thiện lưu thông máu giúp thai nhi đang phát triển tốt hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 – có an toàn cho bé hay không?

2. Những việc không nên làm

bụng bầu 4 tháng

  • Không uống rượu: Bạn không nên uống rượu để thai nhi không bị mắc hội chứng cồn thai nhi (FAS).
  • Tránh dọn phân mèo: Khi bạn dọn phân mèo có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và mắc bệnh toxoplasma.
  • Bỏ hút thuốc và các chất kích thích: Vì việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có khả năng khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.
  • Không sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô: Hoạt động có nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

[inline_article id= 305231]

Như vậy bụng bầu 4 tháng to như thế nào? Bụng bầu 4 tháng đã bắt đầu lộ rõ hơn, xuất hiện các vết rạn da và đường màu nâu chạy dọc từ rốn đến âm đạo cũng rõ hơn. Tuy nhiên, nếu bụng bầu 4 tháng của bạn vẫn chưa lộ rõ cũng không sao vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố bạn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Các kiểu bụng bầu và tình trạng mang thai của phụ nữ

Bụng bầu trông như thế nào có thể dự đoán được giới tính thai nhi hoặc tình trạng sức khỏe của mẹ bầu không? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.các kiểu bụng bầu

Các kiểu bụng bầu nói gì về bạn?

1. Những bà Bầu bụng to – Bầu bụng nhỏ

Quan niệm phổ biến của rất nhiều người là bầu to thì em bé bên trong cũng to và ngược lại. Thực tế, nếu bạn cao to và có các cơ bắp khỏe mạnh, khi mang bầu, mọi người sẽ không nhận thấy bạn khác biệt lắm. Ngược lại, nếu bạn nhỏ người, bụng sẽ nổi bật hơn và mọi người có cảm giác bụng bạn rất to. Ngoài ra, chuyện to hay nhỏ còn cung cấp một số thông tin khác.

2. Vòng hai to

Có rất nhiều yếu tố làm nên kích thước của chiếc bụng. Nếu trước khi có thai, bụng bạn đã to thì không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn mang bầu to. Bạn cũng có thể đang mang song thai, hay sẽ sinh ba không chừng.

Trong một số trường hợp, vòng hai to cũng phản ánh một vấn đề sức khỏe của mẹ bầu. Tình trạng dư nước ối là một trong những vấn đề thường gặp nhất. Những mẹ bị tiểu đường thai kỳ làm bé lớn lên quá nhanh cũng thường sở hữu vòng hai đồ sộ. Khi gặp phải những vấn đề này, mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cho cả bé và mẹ khỏe mạnh nhé.

3. Vòng hai nhỏ

Nếu những lần khám thai định kỳ không chỉ ra điều gì bất thường, bạn chẳng có lý do gì để âu sầu do chiếc bụng nhỏ. Đặc biệt, với những bà mẹ lần đầu mang thai, cơ bắp vẫn giữ được độ săn chắc, vòng hai trông sẽ gọn gàng hơn so với những bà mẹ đã trải qua một vài lần sinh con.

Chỉ có những trường hợp bụng nhỏ bất thường mới đáng băn khoăn. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để kiểm tra xem bé có chậm tăng trưởng so với chuẩn không. Ngoài ra, các kiểu bụng bầu nhỏ cũng có thể phản ánh tình trạng thiểu ối hoặc cao huyết áp của người mẹ.

4. Chiều dài mới quan trọng

Chỉ số mà các bác sĩ chú ý nhất ở bụng của bạn chính là chiều dài tử cung. Bụng bạn sẽ không to lên nhiều trước tuần thai thứ 12. Kể từ dấu mốc này, bạn sẽ thấy vòng 2 ngày càng gia tăng kích cỡ cho đến khi chào đón bé yêu ra đời, do tử cung đang lớn lên cùng với bé yêu ở bên trong. Từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ, tử cung đã cao đến rốn. Ở các tuần thai sau đó, các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ dùng một chiếc thước dây để đo chiều dài tử cung tính từ xương mu. Chiều dài đo được thường sẽ tương ứng với tuần thai của bạn.

Không có quy định chuẩn về chu vi hay đường kính của vòng 2 dành cho thai phụ, nên bạn không nên lo lắng khi bụng mình nhỏ hoặc to hơn những người khác. Điều mà mẹ bầu nên thực sự quan tâm là sức khỏe của mình để cùng bé yêu vượt qua 40 tuần mong mỏi và hướng đến ngày về đích.

Bụng bầu
Không có quy định chuẩn về chu vi hay đường kính của vòng 2 dành cho thai phụ

Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

1. Bà bầu bụng nhỏ sinh con nhỏ?

Quan niệm của nhiều người cho rằng, con sinh ra lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước bụng của mẹ: Mẹ bụng lớn sẽ sinh con lớn, mẹ bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn đâu nhé.

Rất nhiều trường hợp mẹ có vòng bụng nhỏ nhưng lại sinh con có cân nặng đúng chuẩn, trong khi nhiều mẹ có bụng lớn lại sinh con nhẹ cân. Theo các chuyên gia, sinh con lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai và sự chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Nếu chuyển hóa không tốt, phần lớn chất dinh dưỡng sẽ chỉ tập trung ở mẹ, kết quả mẹ càng nặng nề, nhưng thai nhi lại nhẹ cân.

Vì vậy, mẹ đừng chỉ dựa vào kích thước vòng bụng để dự đoán cân nặng thai nhi. Các buổi khám thai sẽ giúp mẹ biết chính xác những thông số này, từ chiều cao, cân nặng đến cả sự phát triển của thai nhi. Nếu có gì bất thường, bác sĩ sẽ thông báo và đưa lời khuyên hợp lý.

2. Vòng bụng của mẹ khi nào bất thường?

Mỗi mẹ khác nhau sẽ có kích thước vòng bụng khác nhau. Không hề có một chuẩn chung cho sự gia tăng kích thước bụng bầu của mẹ. Một mẹ bầu mang thai 5 tháng nhưng kích thước vòng bụng chỉ giống người mang thai 3 tháng sẽ không phải là vấn đề, nếu em bé trong bụng mẹ vẫn phát triển bình thường cũng như đáp ứng các thông số về cân nặng, chiều cao. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kích thước bụng của mẹ là dấu hiệu thông báo về tình hình sức khỏe mẹ và bé.

♦ Bụng bầu lớn bất thường

Tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc đa ối khi mang thai có thể là nguyên nhân làm bụng mẹ tăng về kích thước. Mẹ bầu bị đa ối sẽ có lượng nước ối nhiều hơn bình thường làm bụng lớn. Với mẹ bầu tiểu đường, bụng bầu có kích thước lớn thường do cân nặng tăng quá nhiều. Trong trường hợp nghi ngờ, mẹ có thể tiến hành kiểm tra máu, nước tiểu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.

♦ Bụng bầu có kích thước nhỏ

Mẹ bầu thiếu ối hoặc cao huyết áp thường có vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi thai. Cao huyết áp có thể làm mạch máu trong nhau thai nhỏ hơn, hoặc gây tắc nghẽn dẫn đến giảm lượng oxy truyền đến thai nhi. Thai nhi kém phát triển làm bụng của mẹ cũng nhỏ hơn.

Bụng bầu
Mẹ bầu thiếu ối hoặc cao huyết áp thường có vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi tha

Vạch đen giữa bụng bầu từ đâu mà có?

Đường vạch chia đôi bụng bầu ấy được gọi là đường linea nigra. Nhiều mẹ bầu cảm thấy khá là khó chịu với sự xuất hiện của đường vạch này, bởi nó chẳng ăn nhập gì với vùng bụng trắng trẻo đang ngày càng căng tròn, mũm mĩm. Hơn nữa, đường vạch này sẽ phát triển theo chiều hướng ngày càng đậm theo suốt thai kỳ của bạn.

1. Yếu tố nào tạo nên đường vạch đen trên bụng bầu?

Nguyên nhân thực sự tạo ra đường linea nigra vẫn chưa được biết đến, tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng đường kẻ từ xương mu chạy lên đến ngực bạn là một trong những kết quả tuyệt vời từ việc tăng nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng của melanin sắc tố làm da tối màu.

2. Đường vạch này luôn có màu đen phải không?

Sự thực thì chúng không bao giờ có màu hoàn toàn đen mà là màu nâu hoặc nâu tối.

3. Khi nào đường linea nigra xuất hiện?

Sự thực thì chúng đã có mặt ở trên bụng bạn từ lâu, nhưng đến tận khi mang thai thì màu sắc của chúng mới trở nên rõ nét và bạn bắt đầu nhận ra sự tồn tại của đường kẻ này. Thông thường, đường linea nigra sẽ trở nên “bắt mắt” và hiện rõ trên bụng bầu to 5 tháng.

4. Đường vạch đen này tồn tại bao lâu? 

Dù đây có thể không phải là một trong những sự thay đổi cơ thể mà bạn mong đợi nhất, nó sẽ mau chóng biến mất thôi. Cũng giống như những mảng màu đen trên quầng vú, nách hay âm đạo của bạn, đường linea nigra tất cả chúng đều sẽ biến mất từ 1-2 tháng sau khi sinh. Lưu ý đối với các bà mẹ cho con bú: Bạn có thể phải đợi đến những tháng cuối cùng, khi cai sữa cho con thì những đường này mới biến mất hoàn toàn.

5. Có thể ngăn chặn sự xuất hiện của đường linea nigra không? 

Đáng tiếc là bạn không thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện của vạch đen trên bụng bầu được. Đây là một phần tự nhiên của quá trình mang thai.

Bạn không thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện của vạch đen trên bụng bầu được.
Bạn không thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện của vạch đen trên bụng bầu được.

Đường linea nigra không phải là thứ duy nhất thay đổi trên làn da trong suốt chín tháng mang thai. Một vài thay đổi trên da khá phổ biến khác như tình trạng giãn tĩnh mạch, nám da, rạn da và nổi mụn nhọt, ngứa ngáy… Ngược lại, nhiều bà mẹ thực sự lại có làn da đẹp hơn khi mang thai đấy. Chúc mừng bạn nếu bạn thuộc nhóm này nhé.

Nếu bạn thuộc nhóm ở trên, đã và đang trải qua những biến đổi không mong muốn của làn da, hãy cứ tiếp tục với hoạt động tập luyện thường ngày, bôi các loại kem dưỡng giàu vitamin E, đi bộ nhiều nhất có thể và bổ sung đủ vitamin C, điều đó giúp cho các mạch máu khỏe mạnh để giữ gìn cho làn da bạn đẹp và khỏe hơn. Và luôn ghi nhớ rằng những lằn đen xấu xí, đốm đồi mồi hay mẩn đỏ sẽ biến mất khi bé ra đời mà thôi.

MarryBaby