Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết

Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé mẹ đã biết chưa? Đối với việc việc mẹ uống nước tía tô và cho bé bú sữa trước khi tiêm để bé không bị sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm đã được nhiều cha mẹ áp dụng.

Thực tế hiệu quả này như thế nào? Vì sao uống nước tía tô lại có thể giúp bé tránh bị sốt hay sưng đau sau tiêm? Ngay bây giờ, hãy cùng MarryBaby giải đáp chi tiết về điều này nhé!

1. Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho bé

Trẻ bị sốt là tác dụng phụ phổ biến sau tiêm phòng ở bé
Trẻ bị sốt là tác dụng phụ phổ biến sau tiêm phòng ở bé

Việc tiêm vắc xin là hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ con trẻ trước nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, các loại vắc xin đều đảm bảo tính an toàn với sức khỏe.

Tuy nhiên, vấn đề xuất hiện những tác dụng phụ không phải là hiếm gặp. Chúng ta có thể kể đến một số biểu hiện phổ biến như bị đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm; sốt với nhiệt độ thường trên 38 độ C; quấy khóc; cáu gắt; nôn mửa; bú kém,…

Nếu biết cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, bạn sẽ hạn chế được nhiều vấn đề này.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bé có thể gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều này khá hiếm gặp.

  • Sốc phản vệ: Phản ứng dị ứng xuất hiện ngay sau khi tiêm. Tình trạng này rất nguy hiểm nhưng cũng rất hiếm gặp. Nếu được bác sĩ hoặc các nhân viên điều trị nhanh chóng và kịp thời, bé vẫn có thể hồi phục sau đó.
  • Sốt co giật: Nếu bé bị sốt cao, cơn sốt kéo dài 1 – 2 phút kèm theo co giật. Tuy nhiên, cha mẹ có thể yên tâm rằng các cơn co giật này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về lâu dài.
  • Tắc ruột: Tác dụng vụ xảy ra đối với vaccine chủng ngừa rotavirus sau khi trẻ được uống liều đầu tiên và liều thứ hai. Điều này vô cùng hiếm gặp nên mẹ không cần lo lắng.

2. Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có hiệu quả không?

Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y
Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y

Tình trạng bé bị sốt hay sưng đau chỗ tiêm xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh để chống lại kháng nguyên của virus, vi khuẩn có trong vắc xin.

Cơ chế này tương tự như phản ứng dị ứng, khi cơ thể xác nhận được thành phần vắc xin như là một sự xâm nhập nguy hiểm. Từ đó, nhanh chóng tiết ra các kháng thể để chống lại tác nhân này.

Để hạn chế tình trạng này, nhiều cha mẹ đã tìm hiểu thông tin và truyền tai nhau về cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé.

Mặc dù chưa được khoa học chứng minh về mặt hiệu quả. Tuy nhiên, trong lá có chứa Axit Rosmarinic, một hợp chất có khả năng kiểm soát dị ứng mạnh; và đã được thử nghiệm hiểu quả trên cơ thể chuột.

>> Mẹ xem thêm: Lá tía tô có làm mất sữa mẹ không?

3. Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé

Tía tô vốn là một loại rau, thảo dược lành tính nên có thể nấu và dùng nước uống khá an toàn với mọi người. Cách uống tía tô trước tiêm phòng cho bé cũng khá đơn giản.

Người sẽ sử dụng nước lá tía tô nấu lên, để nguội chính là mẹ. Trong vòng khoảng từ 3 – 5 ngày trước khi bé tiêm phòng, mẹ sẽ sử dụng nước tía tô thường xuyên và cho bé bú sữa. Lưu ý là không nên thay thế hoàn toàn nước lọc nhé.

Đối với những bé đã lớn hơn, khoảng từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ cũng có thể cho bé uống nước tía tô trực tiếp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em hay bác sĩ.

cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé
Mẹ sẽ uống nước lá tía tô trước 3 – 5 ngày tiêm phòng cho bé

4. Cách nấu nước lá tía tô cho bé

Cùng với cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, cách nấu nước tía tô như thế nào cũng là vấn đề mà nhiều cha mẹ băn khoăn. Thực tế, cách nấu khá nhanh và đơn giản, nguyên liệu cũng rất dễ kiếm.

Sau khi mẹ đã biết cách cho bé uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng, mẹ cũng sẽ cần biết cách nấu sao cho phù hợp với cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • Một nồi nước, hoặc nồi áp suất.
  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200gr lá tía tô.

Cách nấu nước lá tía tô cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô và để ráo nước.
  • Bước 2: Nhặt lấy phần lá tía tô, và mẹ có thể dùng thêm phần thân cây khi nấu.
  • Bước 3: Cho hết nguyên liệu vào ấm/nồi nấu với 500ml nước sạch.
  • Bước 4: Tiến hành đun sôi nước và tắt bếp, đậy kín nắp để phần tinh chất của lá tía tô được tiết ra hoàn toàn.
  • Bước 5: Chờ đến khi nguội là có thể uống được.

Lưu ý: Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé là mẹ có thể cho uống ấm hoặc lạnh tùy theo sở thích của mỗi người.

>> Xem thêm: Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

5. Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé
Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Bên cạnh việc sử dụng nước tía tô trước khi tiêm phòng, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiêm để tránh việc bé bị nóng sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm.

  • Chọn đồ cho bé mặc thoải mái, rộng rãi để cơ thể bé thoát mồ hôi tự nhiên, tránh tình trạng bí bách, khó chịu.
  • Cho bé uống đủ nước, không để cơ thể thiếu nước. Điều này giúp cơ thể bé mát hơn, cung cấp đủ năng lượng.
  • Có thể sử dụng thêm miếng dán hạ sốt ngay tại vị trí tiêm cho bé. Lưu ý để hở miệng vết tiêm, không nên dán kín miệng tiêm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần có sự tìm hiểu và chọn lọc thông tin, không nên làm theo mọi hướng dẫn trên mạng internet. Trong nhiều trường hợp áp dụng sai cách có thể khiến vết tiêm sưng tấy, thậm chí là nhiễm trùng.

Như vậy, MarryBaby vừa giới thiệu đến cha mẹ cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé với mục đích ngăn bé bị sốt hay sưng đau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng cho trẻ không?

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng cho bé? Sau khi một vài người chia sẻ lên mạng xã hội rằng miếng hạ sốt có thể giúp làm giảm sưng tấy vết tiêm thì rất nhiều mẹ đã đặt ra câu hỏi này. Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời xem có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé không nhé.

Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng để giúp bé phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Các loại vắc-xin bắt buộc phải tiêm cho bé trong những năm đầu đời bao gồm: Sởi, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, uốn ván, ho gà, bạch hầu, bệnh tiêu chảy do rotavirus, bệnh cúm, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A.

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng cho trẻ không
Dán miếng hạ sốt vào vết tiêm của trẻ, có nên không?

Sau khi tiêm, tùy vào phản ứng miễn dịch của mỗi bé và khả năng nhiễm trùng mà vết tiêm có thể sưng ít hay nhiều. Có bé chỉ bị tấy đỏ một lúc là hết, nhưng cũng có trường hợp vết tiêm bị sưng, đau đến vài ngày và gây sốt. Vậy là một số mẹ nghe truyền tai nhau về việc dán miếng hạ sốt vào vết tiêm.

Một số phản ứng của cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng thường thấy

– Sốt: Rất nhiều bé bị sốt sau khi tiêm phòng do cơ thể phản ứng với thuốc. Trẻ thường sốt nhẹ và khỏi sau 1-2 ngày, song cũng có một số bé bị sốt cao. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị. 

– Vết tiêm bị sưng tấy, đỏ và đau: Đây cũng là một phản ứng bình thường không đáng lo ngại. Vết tiêm của bé sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu hiện tượng này ngày càng trầm trọng thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi.

– Dị ứng: Phản ứng này sau tiêm phòng ở trẻ cũng rất bình thường, không đáng lo ngại. Bé thường bị nổi mề đay hoặc ngứa ngáy khắp người nên có thể khó chịu, quấy khóc. Nếu hiện tượng dị ứng nặng mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện.

Phản ứng của cơ thể trẻ ở từng loại tiêm phòng thường gặp cụ thể như sau:

√ Lao: Vết tiêm thường bị đau, nóng và sưng. Trẻ đi tiêm về có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém. Tình trạng này thường kéo dài vài ngày. Nếu sau tiêm phòng trẻ xuất hiện các hạch ở vùng cổ, nách, dưới xương đòn trái hoặc chỗ tiêm bị mưng mủ to, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để thăm khám.

√ Viêm gan B: Vết tiêm thường bị sưng nhẹ và đau. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém. Các triệu chứng này thường hết sau vài giờ hoặc 1-2 ngày. 

√ Bạch hầu ho gà, uốn ván, bại liệt Hib, viêm gan B (6 trong 1): Vết tiêm thường sưng đỏ làm bé bị đau 1-3 ngày. Có trường hợp, vết tiêm nổi thành cục cứng, sau vài tuần mới khỏi. Sau khi tiêm 6 trong 1, trẻ có thể bị sốt, nôn, tiêu chảy, quấy khóc, bú kém.

Một số phản ứng của cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng thường thấy
Bé thể bị sốt, tiêu chảy, nôn, quấy khóc, chán ăn, buồn ngủ hoặc phát ban sau khi tiêm phòng

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Hib (5 trong 1): Vết tiêm bị quầng đỏ, nổi nốt cứng khoảng hơn 2cm, kéo dài từ 48-72 giờ. Bé thể bị sốt, tiêu chảy, nôn, quấy khóc, chán ăn, buồn ngủ hoặc phát ban. Các lần tiêm sau, trẻ có thể bị sốt nhiều hơn, vết tiêm cũng có thể đỏ và đau nhiều hơn và thường sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (4 trong 1): Vết tiêm bị đỏ, sưng lớn có thể tới 5cm hoặc lan ra toàn bộ tay/chân bên tiêm. Triệu chứng này thường kéo dài 24-72 giờ sau khi tiêm và thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Sau khi tiêm, trẻ hay bị sốt kèm tiêu chảy, kém ăn và quấy khóc.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vết tiêm thường sưng đỏ làm trẻ bị đau, mệt mỏi kèm đau đầu.

Bệnh tiêu chảy do rota virus: Khi tiêm loại vắc xin này, bé thường bị rối loạn tiêu hóa và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bị đi tiêu chảy ra nước, nôn nhiều, mất nước. Nếu con có những triệu chứng này, mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện.

Bệnh do phế cầu (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa): Vết tiêm thường sưng đỏ và đau. Bé có thể sốt trên 38°C, ăn uống kém, quấy khóc.

Bệnh cúm: Vết tiêm thường sưng đỏ, đau làm trẻ bị đau đầu, mệt mỏi và sốt.

Bệnh sởi, quai bị, rubella: Vết tiêm đau trong thời gian ngắn. Trẻ có thể bị sốt, buồn nôn, nôn kèm tiêu chảy. Cũng có bé bị nổi mề đay hoặc phát ban nhẹ.

Thủy đậu: Vết tiêm phát ban dạng thủy đậu kèm đau, sưng, đỏ và trẻ có thể bị sốt.

Viêm não Nhật Bản B: Vết tiêm sưng đỏ, đau khiến bé bị sốt, đau đầu, mệt mỏi.

Viêm gan A: Vết tiêm có thể sưng quầng đỏ từ 1-2 ngày.

Viêm gan A+B: Vết tiêm thường sưng đỏ và đau. Trẻ thường bị đau đầu và khó chịu.

Viêm màng não do não mô cầu A+C: Vết tiêm sưng đau, trẻ có thể bị sốt nhẹ.

Viêm màng não do não mô cầu B+C: Vết tiêm sưng đau, có thể nổi thành cục cứng và thường sau khoảng 72 giờ sẽ tự khỏi. Trẻ thường bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

Uốn ván: Vết tiêm bị đau đỏ, có trường hợp bị nổi cục cứng trong vòng 48 giờ sau khi tiêm. Các triệu chứng này thường biến mất sau 1-2 ngày. Khi tiêm phòng về, trẻ hay bị sốt kèm khó chịu.Một số phản ứng của cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng thường thấy

Một số biến chứng nguy hiểm sau tiêm phòng cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp 

Các biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng mẹ vẫn nên đề phòng theo dõi cho con sau khi bé tiêm phòng. 

– Tai biến thần kinh

– Viêm hạch

– Viêm não

Các cách làm giảm đau ở vết tiêm phòng cho bé

1. Chườm lạnh

Sau khi tiêm, mẹ có thể chườm lạnh cho con để vết thương mau khỏi. Không dùng đá thoa trực tiếp vào vết tiêm mà cho vào khăn sạch, cuộn lại rồi chườm.

2. Tránh chạm vào vết tiêm 

– Mẹ không nên chạm vào vết tiêm của con để tránh nhiễm trùng.

– Mẹ cũng không nên chườm nóng, đắp khoai tây hay chanh, thoa dầu hoặc các thứ khác. Vì điều này có thể khiến vết tiêm bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho trẻ. 

3. Hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

– Mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát.

– Cho con bú và uống nước nhiều hơn.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của bé.

– Mẹ không nên cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc các loại thuốc ho khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Nếu bé sốt cao 39ºC trở lên và có biểu hiện tím tái, co giật, khó thở, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu. 

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé không? 

Câu trả lời là không nhé mẹ.

Vậy dán miếng hạ sốt vào vết tiêm có sao không? Có thể có nhé mẹ. Ngoài biện pháp chườm lạnh thì mẹ không nên chườm hoặc dán bất cứ thứ gì vào vết tiêm của bé. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng vết tiêm, khiến bé có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.  

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé không
Mẹ có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm? Không nên nhé mẹ

Như vậy là mẹ đã biết có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm của bé rồi. Hãy để chỗ tiêm tự lành, đừng bôi hay dán gì nhé mẹ. 

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé không? Với giải đáp trong bài viết này, MarryBaby hy vọng đã giúp mẹ nắm được các thông tin hữu ích khi điều trị vết tiêm bị sưng, đau cho trẻ.

Hanako