Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Cách chế biến món ăn dặm

Ngoài các loại trái cây đã được giới thiệu trong giai đoạn 4-6 tháng hay 6-8 tháng tuổi, các bé từ 8 tháng tuổi sẽ được tiếp cận với nhiều loại trái cây hơn. Vậy bé 8 tháng ăn được trái cây gì?

Trong giai đoạn này, mẹ đã có thể cho bé ăn trực tiếp các loại trái cây hoặc biến tấu theo nhiều cách mới lạ. Chắc hẳn, với những món sau đây; việc cho bé ăn dặm sẽ không làm khó mẹ được nữa.

Bé 8 tháng ăn được trái cây gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số trái cây cho bé 8 tháng tuổi bao gồm:

  • Việt quất: là một nguồn carbs tự nhiên. Thêm vào đó, chất xơ của việt quất giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Chuối: chứa nhiều carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể và các chất dinh dưỡng thiết yếu em bé cần để phát triển; hỗ trợ hệ thần kinh; sức khỏe làn da; hấp thụ sắt và huyết áp.
  • Kiwi có lượng đường tự nhiên thấp hơn nhiều loại trái cây khác. Kiwi cung cấp một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch; hỗ trợ sự phát triển của tế bào và giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt.
  • Các loại dưa (Dưa hấu, dưa lưới, dưa bở): Vitamin C trong các loại dưa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Vitamin A của những quả dưa có thể giúp em bé phát triển làn da khỏe mạnh và răng chắc khỏe hơn.
  • Táo: một món không thể thiếu khi nhắc đến bé 8 tháng ăn được trái cây gì. Táo có rất nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin B6 và chất chống oxy hóa để giúp trẻ phát triển tốt.
  • : chứa vitamin B hỗ trợ tăng trưởng như folate và B6; bơ cũng có vitamin E cũng như kẽm để thúc đẩy sức khỏe miễn dịch.
  • Đào tươi: chứa lượng chất xơ dồi dào giúp đường ruột của bé tiêu hóa dễ dàng.

Sau khi biết bé 8 tháng ăn được trái cây gì rồi, mẹ đọc tiếp để biết cách chế biến các món ăn dặm từ những trái cây bổ dưỡng nêu trên nhé!

>>>> Mẹ xem thêm Tập cho bé ăn trái cây như thế nào?

bé 8 tháng ăn được trái cây

Thực đơn ăn dặm trái cây mới lạ cho bé 8 tháng tuổi

1. Thực đơn trái cây cho bé 8 tháng tuổi: Món việt quất dằm

Nguyên liệu:

  • Khoảng 500gr việt quất tươi hay đông lạnh.
  • ½ cốc nước.

Cách làm:

  • Đổ nước vào nồi rồi đun sôi, sau đó cho việt quất vào và để sôi liu riu trong vòng 15 phút cho đến khi việt quất mềm.
  • Dùng vá múc có lỗ để vớt việt quất ra bằng dằm/xay nát rồi lấy phần nước còn lại sau khi luộc việt quất để pha loãng cho bé dễ ăn.
  • Cho thêm bột ngũ cốc để hỗn hợp đặc hơn.
  • Phần nước còn lại sau khi luộc việt quất có thể dùng làm nước uống hoặc trộn với ngũ cốc cho bé ăn. Trong giai đoạn này, một số bé đã có thể tự bốc việt quất để ăn tươi mà không cần xay nhuyễn.

>>>> Mẹ tham khảo 5 loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa của bé

món việt quất ăn dặm

2. Thực đơn trái cây cho bé 8 tháng tuổi: Hỗn hợp việt quất và sốt táo

Nguyên liệu:

  • 1 cốc việt quất tươi hay đông lạnh.
  • 2 trái táo vừa.

Cách làm:

  • Gọt vỏ, bỏ lõi và cắt táo thành hột lựu.
  • Cho táo và việt quất vào nồi rồi đổ 1 cốc nước vào, sau đó đem đun sôi.
  • Khi nước sôi, hạ lửa để hỗn hợp sôi liu riu khoảng 15 phút hay đến khi trái cây mềm.
  • Dằm hoặc xay nhuyễn, sau đó cho thêm sữa chua hoặc bột ngũ cốc vào trộn đều.

3. Thực đơn trái cây cho bé 8 tháng tuổi – Hỗn hợp việt quất và đào

Nguyên liệu:

  • 1 cốc việt quất tươi hay đông lạnh
  • 2 trái đào
  • ¼ cốc yến mạch

Cách làm:

  • Gọt vỏ, bỏ hột rồi cắt đào thành hột lựu.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với ½ cốc nước.
  • Đem hỗn hợp đun sôi rồi để sôi liu riu khoảng 15 phút hay cho đến khi trái cây mềm và yến mạch hút hết nước, liên tục khuấy đều hỗn hợp trong quá trình nấu.
  • Dằm hoặc xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Hoặc mẹ có thể thêm sữa chua hoặc bột ngũ cốc rồi trộn đều.

>>>> 5 loại trái cây không nên cho bé ăn nhiều vào mùa hè. Mẹ đã biết chưa?

4. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Hỗn hợp chuối, sữa chua và việt quất

Nguyên liệu:

  • 1 cốc việt quất.
  • 1 trái chuối.
  • 1 cốc sữa chua.
  • 2 muỗng canh mầm lúa mì.

Cách làm:

  • Xay nhuyễn việt quất hoặc cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây.
  • Cho việt quất, chuối, sữa chua vào máy xay nhuyễn cho bé ăn dặm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho sữa chua, chuối, việt quất và mầm lúa mì ra đĩa nhỏ để cho bé tự xúc ăn.

hỗn hợp chuối việt quất sữa chua

5. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Sinh tố chuối cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 100ml sữa công thức/sữa mẹ.
  • 1 quả chuối chín.

Cách chế biến:

  • Bóc vỏ chuối bỏ hạt và xơ, rồi nghiền nhuyễn.
  • Trộn chuối nghiền với sữa.

>>>> Vì sao Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây. Mẹ tìm hiểu ngay!

6. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Kem chuối sữa chua mới lạ cho bé

Nguyên liệu:

  • 1 cốc chuối xay nhuyễn (hay 2 trái chuối chín mùi).
  • 1 cốc yogurt.

Cách làm:

  • Xay nhuyễn chuối và sữa chua để có được hỗn hợp dẻo mịn.
  • Đổ hỗn hợp vào các khay làm nước đá rồi cho vào ngăn đông cho đến khi đông lại.
  • Sau đó lấy 1-2 cục “đá” ra rồi cho vào lưới ăn an toàn rồi cho bé mút dần dần.

kem chuối cho bé ăn dặm

7. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Món ăn dặm kiwi dằm

Nguyên liệu:

  • 1 quả Kiwi.
  • Một ít bột ngũ cốc.

Cách làm:

  • Chọn kiwi chín rồi gọt vỏ.
  • Dùng nỉa dằm nát kiwi rồi thêm bột ngũ cốc vào nếu muốn hỗn hợp đặc hơn.

Lưu ý: Khi cho bé từ 8-10 tháng tuổi ăn kiwi, mẹ không cần phải nấu chín hoặc bỏ hạt. Trong giai đoạn này, các bé đã có thể ăn trực tiếp trái cây và thức ăn lợn cợn.

8. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Hỗn hợp kiwi, chuối và xoài

Nguyên liệu:

  • 1 trái kiwi chín đã gọt vỏ và cắt hột lựu.
  • ½ trái chuối chín đã lột vỏ.
  • ½ trái xoài chín đã gọt vỏ và cắt hột lựu.

Cách làm:

  • Trái cây sau khi nghiền nhuyễn, thêm một ít sữa chua hoặc bột ngũ cốc vào.
  • Cho vào máy xay để hỗn hợp được trộn đều 1 lần nữa.

[inline_article id=104279]

9. Các món ăn dặm từ loại dưa (dưa lưới, dưa hấu, dưa bở)

Nguyên liệu:

  • ¼ quả dưa.

Cách làm:

  • Lấy ¼ cốc dưa đã được gọt vỏ, loại bỏ tì vết, bỏ hạt, chín mềm và cắt nhỏ. Tùy sở thích, mẹ có thể chọn dưa lưới, dưa hấu, dưa bở…
  • Dùng nĩa dằm nát rồi thêm ngũ cốc vào để làm cho hỗn hợp đặc lại và mềm mịn hơn.

Lưu ý: Với dưa, mẹ không cần phải nấu chín và sẽ cho bé ăn khi bé đã quen ăn trực tiếp trái cây. Dưa có thể được hấp hơi cho đến khi thịt dưa mềm rồi đem ray/xay nhuyễn; và điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

các loại dưa cho bé ăn dặm

Mẹ đọc tiếp để biết thêm thực đơn cho bé 8 tháng ăn được trái cây là gì nhé!

10. Sữa chua dưa lưới

Nguyên liệu:

  • 1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g).
  • 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm:

  • Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ.
  • Trộn với sữa chua.

11. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Táo nghiền cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả táo.
  • 1 lít nước lọc.

Cách làm:

  • Táo gọt vỏ, bỏ phần lõi ở giữa, cắt thành từ miếng nhỏ vừa.
  • Luộc chín mềm trong khoảng 10 phút với 1 lít nước lọc.
  • Sau đó tắt bếp để nguội. Khi táo nguội, cho vào máy xay hoặc nghiền qua rây để táo được nhuyễn mịn cho bé thưởng thức.

>>>> Mẹ có biết Các loại hạt sấy khô và trái cây khô có tốt cho bé không?

12. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Kem đá táo

Nguyên liệu:

  • 5 cốc táo táo đã gọt vỏ và cắt lát.
  • 1 cốc nước.
  • ¾ cốc nước ép táo (100% làm từ táo).
  • 1 giọt nước cốt chanh.

Cách làm:

  • Cho táo, nước và nước ép táo vào một cái nồi rồi đun sôi liu riu cho đến khi táo mềm (khoảng 20 phút). Sau đó cho vào máy xay nhuyễn rồi nhỏ 1 giọt nước cốt chanh vào và xay tiếp cho đều.
  • Đổ hỗn hợp vào dụng cụ làm đá cỡ lớn và cho vào tủ lạnh cho đến khi đông lại. Khi hỗn hợp bắt đầu đông, lấy hỗn hợp ra rồi cho vào máy xay cho đến khi tạo được các cục “đá” nhỏ nhỏ và hỗn hợp tơi xốp hơn. Sau đó đổ vào khay làm đá và cho vào đông lạnh lại lần nữa.
  • Lấy 1-2 cục kem đá rồi cho vào lưới ăn an toàn và cho bé mút ăn dần. Nếu bé thích được cầm trực tiếp kem đá ăn, mẹ có thể cho bé ngồi vào ghế ăn và “tự xử” theo cách của riêng mình.

kem táo đá

13. Hỗn hợp ăn dặm bơ, xoài, sữa chua

Nguyên liệu:

  • Một phần thịt bơ chín;
  • 1 phần xoài chín;
  • 1 hộp sữa chua.

Cách làm:

  • Nghiền nhuyễn và trộn hỗn hợp bơ, xoài;
  • Thêm sữa chua (hoặc nước táo hay nước lê) vào hỗn hợp cho đến khi chúng sền sệt như kem.

14. Hỗn hợp đào, bí đỏ, và bơ

Nguyên liệu:

  • 1 phần bí đỏ được hấp chín, nghiền nhuyễn;
  • 1 phần thịt bơ chín, mềm;
  • 1 phần đào chín đã được nghiền nhuyễn (có thể hấp đào trước khi nghiền).

Cách làm:

  • Trộn hỗn hợp trên cho đến khi chúng nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.

15. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Đào nghiền

Nguyên liệu:

  • Một nửa quả đào tươi, chín kỹ.

Cách làm:

  • Rửa sạch quả đào, gọt bỏ vỏ cắt nhỏ rồi đưa vào lồng hấp
  • Chọn mức nước 3 đổ vào khoang chứa nước
  • Đặt lồng hấp vào cối xay, đậy nắp và nhấn nút hấp
  • Sau khi hấp xong, mẹ cho thực phẩm đã hấp chín từ lồng hấp vào cối xay.

Lưu ý: Nước cốt của chu trình nấu mẹ có thể cho ra một chiếc bát nhỏ để thêm vào điều chỉnh độ đặc/loãng của bữa ăn theo khả năng ăn của bé.

bé 8 tháng ăn được trái cây gì

16. Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Quả xuân đào dầm

Nguyên liệu:

  • 1 quả xuân đào

Cách làm:

  • Rửa sạch quả xuân đào với nước pha giấm, sau đó để ráo quả.
  • Đun sôi nước và cho quả anh đào vào nấu khoảng 45 giây.
  • Vớt ra một cái tô chứa nước đá.
  • Tiếp đó lột vỏ cắt anh đào làm đôi và loại bỏ hạt.
  • Cắt quả anh đào thành từng miếng nhỏ và nghiền chúng bằng cối xay sinh tố.

17. Kem xoài

Nguyên liệu:

  • ¾ cốc nước ép đào hay nước lọc.
  • 2 ½ cốc xoài đông lạnh.
  • 3 cốc sữa chua.

Cách làm:

  • Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi dẻo mịn.
  • Đổ hỗn hợp ra khay làm nước đá rồi bỏ vào tủ lạnh cho đến khi đông lại. Sau đó lấy 1-2 cục “đá” ra rồi cho vào lưới ăn an toàn của bé rồi cho bé mút dần dần.

18. bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Hỗn hợp đậu hũ, trái cây

Nguyên liệu:

  • 100gr đậu hũ.
  • 1 trái chuối chín đã lột vỏ.
  • ¼ cốc việt quất, đào và dâu đông lạnh.
  • 3 muỗng canh mầm lúa mì.

Cách làm:

  • Xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Đổ ra chén rồi đút hay rải lên trên mặt bánh nướng cho bé ăn. Món này rất phù hợp khi bắt đầu tập cho bé ăn bằng muỗng vì hỗn hợp khá sệt nên sẽ tránh được tình huống thức ăn do lỏng quá hay trơn quá sẽ trôi tuột vào họng bé. Mẹ cũng có thể đổ vào khay làm đá, cho vào tủ lạnh đông lại làm thành món kem đá cho bé dùng.

[inline_article id=106086]

Hy vọng qua bài viết, mẹ không những biết bé 8 tháng ăn được trái cây gì; mà còn nằm lòng những công thức ăn dặm trái cây cho bé 8 tháng tuổi.

[video-embeb title=’Top 6 loại trái cây “thần thánh” không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé ‘ description=” url=’https://youtu.be/HbAwIPRpiR0?feature=shared’ ][/video-embeb]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng mẹ cần biết

Trong giai đoạn 6 tháng đầu, bé cần một chế độ ăn uống bao gồm các thực phẩm ăn dặm chữa chất dinh dưỡng đa dạng. Vì vậy, đây là lúc mẹ nên tìm hiểu về cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng.

1. Cách làm các loại trái cây cho bé 6 tháng ăn dặm

1.1 Cách làm quả bơ cho bé ăn dặm

Bơ là loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng có đủ dưỡng chất. Trong trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. Đặc biệt, hàm lượng protein trong bơ cao hơn rất nhiều loại trái khác; thậm chí gần bằng lượng protein có trong sữa.

Chất béo không bảo hòa đơn chứa trong bơ giúp đường tiêu hóa của trẻ phát triển một lớp màng nhầy lành mạnh; hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả bơ chín, 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Bước 2 – Cách làm: Xay nhuyễn rồi trộn với sữa tươi, sữa chua hay ván sữa và cho bé ăn hàng ngày.
bơ
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả bơ

1.2 Cách làm chuối chín cho bé ăn dặm

Chuối là loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa Chất xơ trong chuối có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ, có tác dụng phòng ngừa táo bón, giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển.

Trong chuối cũng cung cấp khá nhiều tyrosin, chất tiền đề để sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Hơn nữa, chuối không có những thành phần gây dị ứng nên các mẹ không cần lo bé có thể bị dị ứng khi ăn chuối.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả chuối chín, sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Bước 2 – Cách làm: Nghiền nát chuối rồi trộn với sữa, sữa chua hay các loại thực phẩm khác như khoai lang, bơ, bí đỏ,… để cho bé ăn.
chuối
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả chuối

1.3 Cách làm đu đủ chín cho bé ăn dặm

Đu đủ là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất tốt cho trẻ nhỏ. Trong đu đủ có một loại enzyme giúp phân hóa protein hỗ trợ cho hệ tiêu hóa; phòng chống các bệnh về đường ruột của trẻ em như ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng ở trẻ.

Các mẹ có thể tập thói quen cho trẻ ăn đủ đủ sau bữa ăn.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1 miếng đu đủ chín, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bước 2 – Cách làm: Đu đủ gọt bỏ vỏ, bỏ hạt. Cho vào máy xay sinh tố cùng chút sữa mẹ hoặc sữa công thức và xay nhuyễn mịn là có thể cho bé ăn.
đu đủ chín
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả đu đủ

1.4 Cách làm quả táo cho bé ăn dặm

Táo rất giàu vitamin C, vitamin A, folate, khoáng chất, kali và phốt pho. Những chất này làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác đầy bụng.

Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong táo chứa nhiều chất xơ. Chất pectin có trong táo cũng giúp tăng vi khuẩn có lợi giúp tăng sức khỏe của đường ruột.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả táo.
  • Bước 2 – Cách làm: Mẹ có thể cắt táo thành từng miếng nhỏ cho bé ăn hoặc làm nước ép táo cho bé.

>> Mẹ tham khảo thêm Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm để đa dạng hóa thực đơn ăn uống của bé nhé

táo
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả táo

1.5 Cách làm dưa hấu cho bé ăn dặm

Đây là một loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp bổ sung nhiều chất xơ

Dưa hấu chứa nhiều chất điện giải giúp giữ nước; và do đó, đây là một loại trái cây hoàn hảo cho mùa hè. Vị ngọt tự nhiên sẽ hấp dẫn đối với bé. Một điều thú vị về dưa hấu đó là đây là loại trái cây thuộc nhóm thực vật họ bầu bí; như vậy, dưa hấu vừa là trái cây vừa là một loại rau bổ sung chất xơ cho bé.

Cách làm trái cây – Quả dưa hấu – ăn dặm cho bé 6 tháng:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1/4 quả dưa hấu.
  • Bước 2 – Cách làm: Dưa hấu cắt vỏ, bỏ hạt. Sau đó, mẹ cắt hạt lưu dưa hấu, rồi xay nhuyễn cho bé ăn.
quả dưa hấu
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả dưa hấu

1.6 Cách làm xoài chín cho bé ăn dặm

Xoài là một loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giá trị dinh dưỡng cao và có vị ngon ngọt. Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.

Xoài cũng là nguồn cung cấp đường tự nhiên và carbohydrate dồi dào; giúp bé luôn tràn đầy năng lượng cả ngày. Là một loại trái cây mềm, mịn, chúng cũng dễ dàng cho ăn riêng lẻ hoặc trộn với các loại trái cây khác trong máy xay nhuyễn.

Cách làm trái cây – Quả xoài – ăn dặm cho bé 6 tháng:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả xoài chín, ngọt và vàng. Một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bước 2 – Cách làm: Xoài chín gọt bỏ vỏ, lấy thịt xoài (loại bỏ hết phần xơ). Thái nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ xay nhuyễn, mịn và cho bé thưởng thức.
xoài chín
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả xoài chín

1.7 Cách làm hồng xiêm cho bé ăn dặm

Quả hồng xiêm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như tăng cường hệ thống miễn dịch và làm dịu hệ thống tiêu hóa của bé. Hơn nữa, hồng xiêm còn hỗ trợ bổ sung canxi giúp xương của bé phát triển khỏe mạnh.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1 quả hồng xiêm chín, ngọt thơm. Mẹ lưu ý nên chọn quả hồng xiêm chín kỹ để tránh nhựa của những quả còn xanh ảnh hưởng đến bé.
  • Bước 2 – Cách làm: Hồng xiêm gọt bỏ vỏ và hạt. Lấy thịt của hồng xiêm cho vào máy xay sinh tố hoặc mẹ tự nghiền nhuyễn cho bé ăn.

>> Mẹ tham khảo thêm Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Hồng xiêm

1.8 Cách làm quả lê cho bé ăn dặm

Quả lê cung cấp vitamin C và chất xơ; đồng thời không chứa cholesterol và chất béo. Vitamin C giúp bé xây dựng sự rắn chắc, mạch máu, xương và răng chắc khỏe. Chất xơ giúp trẻ ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1 quả lê chín, không quá cứng khi chạm vào và có kích cỡ vừa.
  • Bước 2 – Cách làm: Rửa, gọt vỏ, bỏ hạt và lõi. Cắt thành nhiều miếng lớn. Nấu lê trong nồi áp suất khoảng 5 phút. Sau khi nấu chín, chuyển các miếng sang máy xay thực phẩm và xay nhuyễn cho đến khi có hỗn hợp mịn.
lê ăn dặm
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả lê

1.9 Cách làm quả việt quất cho bé ăn dặm

Quả việt quất là một trong những loại quả có khả năng chống oxy hóa cao nhất so với bất kỳ loại trái cây nào; điều này giúp chúng có đặc tính chống viêm rất có lợi cho sức khỏe của bé.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Một ít quả việt quất và nước.
  • Bước 2 – Cách làm: Bỏ quả việt quất vào máy xay sinh tố. Xay cho đến khi thật mịn, thêm đủ lượgn nước để máy xay hoạt động dễ dàng. Sau đó, mẹ đổ ra chén hoặc ly cho bé thưởng thức.
trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả việt quất

1.10 Cách làm quả đào cho bé ăn dặm

Đào là một loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp cung cấp vitamin dồi dào; cụ thể là Vitamin A và Vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều đi kèm với một số chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và thậm chí là lutein.

Tất cả những dưỡng chất nêu trên giúp thúc đẩy sự phát triển thị lực của trẻ và giúp đạt được thị lực sắc nét hơn. Một số lợi ích khác của đào: Tăng cường lưu thông máu; bảo vệ chức năng thận; và hỗ trợ phát triển xương của bé.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: 1 quả đào chín.
  • Bước 2 – Cách làm: Bóc hết vỏ đào; tách lấy phần thịt, đồng thời bỏ hạt. Sau đó, mẹ thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố để có hỗn hợp mịn; hoặc cho vào máy ép để lấy nước đào cho bé uống.
trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng
Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng – Quả đào

2. Lưu ý trong cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi mẹ quyết định thêm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:

  • Nên chọn loại hoa quả đúng mùa;
  • Tránh cho bé dưới 1 tuổi sử dụng nước ép trái cây;
  • Nên cho trẻ dùng trái cây được tán nhỏ hoặc nghiền nát;
  • Không nên cho trẻ ăn trái cây nhiều vitamin C và các món ăn dặm có thành phần hải sản;
  • Chưa nên cho trẻ ăn trái cây vị chua hay đắng vì có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé;
  • Không sử dụng trái cây thay cho bữa chính mà cần dùng với lượng điều độ, cùng với thực phẩm khác.

>>  Cùng chủ đề cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng: Món trái cây ăn dặm cho bé 8 đến 10 tháng tuổi

Qua bài viết, MarryBaby hy vọng mẹ đã biết cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng giúp bé khỏe mạnh; đầy đủ dưỡng chất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Chuối cho bé ăn dặm: 12+ công thức thơm ngon, bổ dưỡng

Chính vì sự lành tính và giàu chất dinh dưỡng, nhiều mẹ đã chọn chuối cho bé ăn dặm. Để mẹ hiểu thêm về lợi ích cũng như là gợi ý các món ăn dặm từ chuối; trong bài viết này, Marrybaby chia sẻ với mẹ 12+ công thức nấu chuối cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng!

1. Lợi ích tuyệt vời của chuối cho bé ăn dặm

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin C, Kali, Vitamin B6 và nhiều các dưỡng chất tự nhiên khác.

  • Chuối cho bé ăn dặm giúp giảm nguy cơ dị ứng: Chuối chứa các axit amin đơn giản, dễ tiêu hóa; nên sẽ không gây dị ứng cho bé.
  • Chuối cho bé ăn dặm cung cấp nguồn năng lượng tức thì: Chuối cung cấp năng lượng tức thì cho trẻ sơ sinh vì chứa nhiều Carbohydrate, Protein và Vitamin B6.
  • Chuối cho bé ăn dặm cải thiện thị lực và xương: Chuối rất giàu kali, do đó giúp cải thiện thị lực và giúp xương chắc khỏe. Chuối cũng chứa lượng Vitamin A dồi dào, có tác dụng bảo vệ võng mạc mắt khỏi bệnh tật và do đó giúp thị lực khỏe mạnh.
  • Chuối cho bé ăn dặm hỗ trợ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón: Chuối chứa một chất xơ hòa tan trong nước gọi là pectin giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa ở trẻ em.
  • Chuối rất giàu Vitamin C, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ sơ sinh. Chuối giúp kiểm soát tiêu chảy và cung cấp cho em bé các chất dinh dưỡng bị mất. Nó còn có thể giúp điều trị táo bón vì chứa nhiều chất xơ.

Như mẹ vừa đọc ở trên,lợi ích khi cho bé ăn dặm với chuối, quả thật là rất tốt đối với sự phát triển của bé. Tiếp theo, MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ 12+ công thức chế biến các món ăn dặm với chuối. Mẹ đọc tiếp phần sau đây nhé!

lợi ích của chuối cho bé ăn dặm
Chuối mang lại rất nhiều dưỡng chất cho bé! Nên mẹ có thể yên tâm sử dụng nguyên liệu này để cho con ăn dặm nha.

2. 12+ cách chế biến chuối cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng

2.1 Sinh tố chuối cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 100ml sữa công thức/sữa mẹ.
  • 1 quả chuối chín.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bóc vỏ chuối bỏ hạt và xơ.
  • Bước 2: Nghiền chuối (mẹ có thể dùng máy sinh tố để xay nhuyễn).
  • Bước 2: Tiếp theo trộn chuối nghiền với sữa (nếu mẹ sử dụng máy xay sinh tố, mẹ có thể xay chuối chung với sữa).
  • Bước 3: Đổ sinh tố chuối ra ly; và cho con thưởng thức.

2.2 Nấu cháo chuối cho bé ăn dặm nấu với sữa

Có rất nhiều công thức nấu cháo cho bé ăn dặm thơm ngon; nhưng cháo chuối là một trong những lựa chọn hàng đầu của các mẹ! Mẹ tham khảo ngay cách nấu dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 100g chuối chín.
  • Sữa bột cho bé.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ bóc vỏ chuối và dùng nĩa hoặc thìa để nghiền chuối.
  • Bước 2: Cho chuối đã nghiền vào nồi.
  • Bước 3: Mẹ thêm sữa và nước ấm vào rồi khuấy đều.
  • Bước 4: Bắc lên bếp, đun nhỏ lửa. Chú ý khuấy đều tay để hỗn hợp chín đều.
  • Bước 5: Sau 5 phút, mẹ tắt bếp và múc ra chén để cho bé thưởng thức.
cách nấu cháo chuối
Chỉ với quả chuối chín cùng sữa bột và vài thao tác đơn giản, mẹ đã có cháo chuối thơm ngon cho bé rồi!

2.3 Cách nấu cháo yến mạch với chuối cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối.
  • 6 thìa cháo yến mạch.
  • 1 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 1 thìa dầu oliu.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ.
  • Bước 2: Trộn sữa với cháo yến mạch rồi dầm chuối cùng hỗn hợp.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp và cho 1 thìa dầu ô liu. Sau đó thêm từng thìa hỗn hợp chuối vào chảo rán cho đến khi chín đều cả hai mặt.
  • Bước 4: Mẹ để nguội và cho con ăn sau đó. Nếu bánh to quá mẹ có thể chia thành từng miếng nhỏ để cho con ăn.

Món này mẹ hoàn toàn có thể làm dư và dự trữ để cho con ăn dần mẹ nhé!

2.4 Bánh chuối hấp hạt chia

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối.
  • 4 thìa bột mì.
  • 2 thìa bột bắp.
  • 1/2 thìa bột nở.
  • 1/2 thìa hạt chia. (nếu mẹ không thích có thể không sử dụng)
  • 20g bơ nhạt.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bóc vỏ quả chuối chín loại bỏ hạt và xơ; và cho vào máy xay nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp chuối đã nghiền cùng các nguyên liệu khác bao gồm: bột mì, bột bắp, bột nở, hạt chia, bơ và một chút nước tinh khiết quậy cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào khuôn và mang đi hấp khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó mẹ sẽ kiểm tra thử, nếu tâm bánh đã mềm và có mùi thơm thì bánh đã chín.
  • Bước 4: Lấy bánh ra; và sẵn sàng cho bé thưởng thức!

>> Mẹ xem thêm Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

2.5 Bánh Custard chuối cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối.
  • 20g bột bắp.
  • 1 lòng đỏ trứng gà.
  • 100ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho hỗn hợp lòng đỏ trứng, 100ml sữa và 20g bột bắp hòa quyện với nhau cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên sánh mịn.
  • Bước 2: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ. Sau đó xay nhuyễn chuối ra.
  • Bước 3: Trộn hỗn hợp trứng sữa bột và chuối đã nhuyễn lên bếp đun sôi cho đến khi đạt được độ sền sệt thì tắt bếp.
  • Bước 4: Múc ra bát và đợi bánh custard chuối cho bé ăn dặm nguội rồi thưởng thức thôi nào!

bánh custard chuối

2.6 Bánh trứng chuối cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối.
  • 1 quả trứng.
  • 1/4 thìa hạt tiêu.
  • 1/2 thìa dầu oliu.
  • 1/4 thìa baking powder (bột nở).
  • 1/2 thìa muối.
  • 3 thìa bột mì.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuối bóc vỏ bỏ xơ rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp chuối đã nghiền trộn với trứng, tiêu, dầu ôliu, bột nở, muối và bột mì quậy cho đến khi mịn.
  • Bước 3: Sau khi hỗn hợp đã hoàn thành. Mẹ hãy cho vào từng khay tạo khuôn; rồi đặt vào lò vi sóng ở chế độ Med-High khoảng 1 đến 2 phút.
  • Bước 4: Mẹ giờ đây chỉ cần đợi bánh nguội và cho con mình thưởng thức thôi!

2.7 Bánh chuối bí ngô

Nguyên liệu:

  • 2 quả chuối.
  • 2 lòng đỏ trứng gà.
  • 250 gram bí đỏ.
  • Bột nở.
  • Dầu ăn.
  • Bột mì.
  • Muối.
  • Đường.
  • Quế.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Dùng 250 gram bí ngô hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn các loại nguyên liệu như bột mì, bột nở, quế, muối… rây cho thật mịn.
  • Bước 3: Đánh 2 lòng đỏ trứng, thêm đường và đánh tan. Sau đó thêm hỗn hợp chuối và bí ngô với trứng đảo đều. mịn. Sau cùng, mẹ hãy phết dầu ăn lên trên mặt hỗn hợp.
  • Bước 4: Dùng phới cho bột rây rồi trộn đều.
  • Bước 5: Cho hỗn hợp vào khuôn khi đã có lớp chống dính. Nướng ở 180 độ C trong thời gian 60 phút để bánh chín.
  • Bước 6: Cuối cùng vẫn luôn là để nguội bánh trước khi cho bé thưởng thức.

2.8 Bánh chuối hấp nước cốt dừa

Nguyên liệu:

  • 2 quả chuối.
  • 100ml nước cốt dừa.
  • 2 thìa bột gạo.
  • 5 thìa bột năng.
  • 1 giọt vanilla.
  • 5ml dầu ăn.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuối chín bóc vỏ và loại bỏ xơ rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp chuối cùng với bột gạo, 4 thìa bột năng, hương vani, 40ml nước cốt dừa quậy cho đến khi đạt đến độ đặc sệt.
  • Bước 3: Thoa dầu ăn lên khuân để bánh bóng và không dính vào khuôn. Sau đó cho hỗn hợp cho vào khuôn rồi hấp khoảng từ 15 đến 20 phút để bánh chín.
  • Bước 4: Quậy đều 60ml nước cốt dừa và 1 thìa bột năng quậy; đun sôi cho đến khi đặc sệt.
  • Bước 5: Cắt bánh ra bát cho bé và tưới lên bề mặt bánh hỗn hợp nước cốt dừa và bột năng.

2.9 Cách chế biến chuối cho bé ăn dặm – Chuối nướng

Nguyên liệu:

  • 2 quả chuối.
  • 2 thìa bơ.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ. Sau đó thái chuối thành những lát mỏng.
  • Bước 2: Cho 2 thìa bơ vào chảo; rồi đun nóng chảy; và cho chuối đảo đều để hòa quyện với nhau.
  • Bước 3: Sau khi rán xong; mẹ cắt nhỏ để cho bé dễ ăn.
  • Bước 4: Hoàn thành cách chế biến chuối cho bé ăn dặm. Mẹ có thể thêm táo nghiền để tăng hương vị của món chuối nướng cho bé ăn dặm.

chuối nướng cho trẻ ăn dặm

2.10 Cách chế biến bột chuối cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối.
  • 2 thìa bột ăn dặm.
  • 2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ. Sau đó nghiền nhuyễn chuối cho đến khi mịn.
  • Bước 2: Trộn chuối nghiền với bột và sữa mẹ rồi đảo đều. Mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa và bột để phù hợp với nhu cầu của bé.
  • Bước 3: Hoàn thành! Mẹ cho bé thưởng thức ngay thôi nào.

2.11 Cách chế biến chuối nghiền cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối chín vàng.
  • 1 cái thìa/nĩa.
  • Một ít sữa mẹ/ sữa công thức.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ bóc vỏ chuối và dùng nĩa hoặc thìa để nghiền chuối.
  • Bước 2: Bé nào đang mới tập ăn dặm, mẹ thêm một ít sữa để làm loãng độ đặc và tạo hương vị quen thuộc cho bé. Bé dễ ăn hơn rất nhiều đó ạ!
  • Chuối nghiền có thể dùng kèm với sữa mẹ và sữa công thức vào những bữa sáng của bé.

2.12 Chuối chiên bơ

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối chín vàng.
  • 2 thìa bơ.

Chế biến:

  • Bước 1: Mẹ bóc vỏ chuối để lấy ruột, cắt khoanh dày vừa ăn.
  • Bước 2: Cho bơ tươi, chất lượng vào chảo để tan chảy. Sau đó cho chuối đã cắt sẵn vào chiên chín vàng là xong rồi đó mẹ.

2.13 Hỗn hợp chuối táo

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả táo xanh cắt nhỏ.
  • 1/2 quả chuối chín, cắt miếng vừa.
  • 100ml nước.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho táo và nước vào nồi và nấu chín táo (khoảng 6 – 8 phút). Mẹ cũng có thể hấp táo cách thuỷ để đảm bảo giữ được nhiều nhất thành phần chất dinh dưỡng của táo.
  • Bước 2: Trong khi chờ táo chín thì mẹ nghiền nhuyễn chuối.
  • Bước 3: Táo chín, mẹ vớt ra rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Trộn đều 2 hỗn hợp táo và chuối nghiền nhuyễn này lại với nhau. Phần nước luộc táo còn lại mẹ cho vào hỗn hợp để món chuối táo cho bé ăn dặm không quá đặc rồi tiếp tục trộn đều.

hỗn hợp chuối táo

2.14 Hỗn hợp chuối lê

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả lê Nam Phi cắt miếng mỏng.
  • 1/2 quả chuối chín cắt miếng mỏng: 1/2 quả
  • 120ml nước.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Nấu chín lê tới khi thấy miêng lê trong là được (khoảng 12 phút).
  • Bước 2: Trong lúc đợi lê nguội thì mẹ lấy chuối ra nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Nghiền nhuyễn lê.
  • Bước 4: Trộn đều hỗn hợp lê và chuối đã được nghiền nhuyễn lại với nhau; cho thêm phần nước lê luộc còn lại để hỗn hợp chuối lê không bị quá đặc.

2.15 Sinh tố bơ chuối

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả chuối chín.
  • 1/4 quả bơ.
  • 1 đến 2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuối và bơ mẹ đem nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp chuối và bơ lại với nhau. Cho thêm 1 – 2 thìa sữa công thức hoặc sữa mẹ vào hỗn hợp rồi trộn đều.
  • Bước 3: Hoàn thành món sinh tố bơ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Món ăn này đặc biệt phù hợp với các bé đang cần tăng cân.

>> Nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm!!

3. Lưu ý khi cho bé ăn dặm với chuối

3.1 Nên cho bé ăn chuối vào lúc nào?

Nên cho bé ăn chuối vào lúc nào là một câu hỏi quan trọng cần được giải đáp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng; chuối có thể được cho ăn ngay khi trẻ sẵn sàng bắt đầu ăn dặm; thường là khoảng 6 tháng tuổi.

3.2 Trẻ ăn dặm nên ăn loại chuối nào? Cách chọn chuối cho bé ăn dặm

Trong khi chọn chuối, hãy đảm bảo rằng chuối không có quá nhiều đốm đen. Nó phải có màu vàng hoặc vàng với một chút xanh lá cây. Nếu nó quá xanh; thì nó có thể chưa chín và không thích hợp cho trẻ nhỏ ăn.

Nếu mẹ thắc mắc trẻ ăn dặm nên ăn loại chuối nào; MarryBaby gửi mẹ một vài gợi ý như sau:

  • Chuối tây là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
  • Chuối đỏ là loại chuối tốt cho bé ăn dặm 1 tuổi.
  • Chuối cau có nhiều chất xơ hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

3.3 Cách bảo quản chuối để nấu ăn dặm cho bé

Cách để bảo quản chuối được tươi và giữ được chất dinh dưỡng là dùng màng bọc thực phẩm bọc chuối rồi cho vào tủ lạnh. Trường hợp mẹ muốn lột vỏ chuối để tiện ăn ngay khi mở tủ lạnh, thì sau khi lột vỏ chuối, mẹ cho vào trong hộp kín và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

3.4 Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm chuối

Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn chuối là vào mùa hè. Nếu mẹ muốn cho con ăn chuối vào mùa đông; mẹ nên sử dụng chuối cho bé ăn dặm vào ban ngày.

Nội dung trên là những cách chế biến chuối cho bé ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo. Bên cạnh đó, MarryBaby hy vọng cũng đã giải đáp được cho mẹ những câu hỏi “trẻ ăn dặm nên ăn loại chuối nào”; “nên cho bé ăn chuối vào lúc nào”.

Hy vọng rằng với món chuối ở trên có thể đồng hành cùng bé phát triển toàn diện. Đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ hữu ích từ MarryBaby nhé! Chúc bé yêu và gia đình luôn ngon miệng với các món chuối trên.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]