Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách bảo quản sữa mẹ “chuẩn” nhất mẹ bỉm sữa cần biết

Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với lượng sữa mẹ về quá nhiều hay mẹ đang chuẩn bị quay trở lại công việc, cách bảo quản sữa mẹ khoa học luôn là vấn đề được mẹ bỉm sữa quan tâm sau khi sinh.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

Nếu sữa mẹ vừa được vắt ra và trữ ở nhiệt độ phòng trên 26°C, mẹ chỉ có thể trữ được tối đa 4 tiếng thay vì 6 đến 8 tiếng. Nếu cần trữ đông, sữa mẹ vừa vắt ra nên được đặt ngay vào tủ lạnh, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.

Cách bảo quản sữa mẹ đối với bạn nhiều sữa, trong trường hợp này, bạn vắt sữa ra trữ đông là điều đương nhiên. Riêng mẹ ít sữa thì phải làm sao, có nên vắt sữa trữ đông? Lời khuyên là có, kiên trì vắt sữa mẹ cộng thêm chế độ ăn khoa học có thể gọi sữa về nhanh hơn.

cách bảo quản sữa mẹ 1
Sữa mẹ bảo quản đúng cách sẽ giữ vẹn nguyên chất dinh dưỡng

 

Quá trình bảo quản sữa mẹ cần lưu ý

1. Dụng cụ bảo quản sữa

Để bắt đầu trữ sữa, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
  • Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Mẹ nên chọn loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
  • Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

Để sữa mẹ được bảo quản một cách an toàn và vệ sinh, bạn nên đảm bảo thực hiện những bước sau trong cách trữ sữa mẹ:

2. Luôn tiệt trùng dụng cụ hút sữa, trữ sữa

Vệ sinh là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong việc bảo quản sữa mẹ. Mẹ nên rửa tay thật sạch và tiệt trùng các dụng cụ vắt, trữ sữa thường xuyên. Có thể sử dụng các bình nhựa trữ sữa không BPA hay các túi trữ sữa chuyên dụng uy tín trên thị trường.

3. Lượng sữa mẹ vắt ra trong một lần

Một điều nữa mẹ cũng cần lưu ý trong cách bảo quản sữa mẹ là lượng sữa vắt trong một lần. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt với lượng sữa vừa đủ với lần bú của con, trung bình từ 100-150 ml. Nếu bé lớn hơn, lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của con.

4. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Trữ sữa bằng bình, mẹ có thể xếp vào tủ lạnh theo thứ tự từ trái sang phải để không chỉ mẹ mà người thân khi lấy sữa cho bé dùng dần cũng dễ nhớ, bình nào trước, bình nào sau. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi chú ngày tháng lên từng túi trữ sữa để biết rõ túi trữ nào nên được sử dụng trước cũng như biết được hạn sử dụng.

Cách rã đông sữa mẹ

1. Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá

Khi rã đông, cho sữa xuống ngăn mát, ra đông tự nhiên. Trường hợp trẻ cần bú ngay, mẹ chuẩn bị một ca nước ấm và đặt túi trữ sữa vào cho đến khi sữa đã được rã đông hoàn toàn. Mẹ cũng lưu ý, nên bỏ phần sữa thừa sau khi bé bú cũng như không nên trộn sữa rã đông và sữa vừa vắt với nhau.

3. Cách sử dụng sữa mẹ mới lấy trong ngăn mát

Bạn cho phần sữa cần dùng ra bình. Sau đó, bạn đem hâm nóng sữa mẹ 40ºC trước khi cho bé bú. Phần sữa này nên sử dụng trong vòng 24h.

Lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ

  • Lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.
  • Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng lò vi sóng vì có thể làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa cũng như làm phỏng miệng bé.

Cách bảo quản sữa mẹ cho bé bú chuẩn

 Khi sữa mẹ tiết quá nhiều so với nhu cầu bé bú, mẹ có thể tham khảo cách bảo quản sữa, cách cho con bú mẹ dưới đây để đảm bảo một nguồn dinh dưỡng an toàn cho con yêu:

Tình trạng sữa Trữ sữa ở nhiệt độ phòng Trữ sữa trong tủ lạnh Trữ sữa trong tủ đông
Sữa vừa được vắt và để vào bình hay túi trữ 6 đến 8 tiếng (nên để ngay vào tủ lạnh) < 72 giờ (nên đặt vào nơi sâu nhất của tủ lạnh, tránh trữ ở cửa tủ)

Tủ lạnh 1 cửa (-15°C): 2 tuần

Tủ lạnh 2 cửa (-18°C): 3 tháng

Tủ đông chuyên dụng: 6 đến 12 tháng

Sữa được rã đông tự nhiên (được đặt từ phần tủ đông qua ngăn máy Tối đa là 4 tiếng (cho đến lần bú kế tiếp) 24 tiếng Không nên trữ đông lại  lần nữa
Sữa được rã đông bằng nước ấm hay để ở nhiệt độ phòng Chỉ sử dụng cho lần bú đã định 4 tiếng cho đến lần bú kế tiếp Không nên trữ đông lại  lần nữa
Bé bắt đầu sử dụng Chỉ được sử dụng cho lần bú này và tránh dùng lại phần sữa thừa sau khi bé bú xong Không nên trữ vào tủ lạnh nữa Không nên trữ vào tủ lạnh nữa

Một số mẹ sẽ gặp trường hợp sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có lớp váng nổi trên bề mặt hay phần chất béo bám trên thành bình. Lúc này, mẹ cần lắc đều bình hay túi trữ rồi mới nên rã đông tự nhiên hay rã bằng nước ấm.

Ngoài ra, nếu sữa trữ trong bình hay túi xuất hiện màu trắng đục như đám mây sau khi được rã đông đúng cách, sữa mẹ lúc này đã bị rò. Bạn nên tránh cho bé bú sữa này vì có thể đã bị mất đi một số dưỡng chất quan trọng.

[inline_article id=173102]

Tham khảo thông tin về cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút vừa giúp mẹ cất trữ lượng sữa dư thừa cho bé bú trong thời gian đi làm vừa có thêm thời gian vui đùa bên con yêu.

Một số lưu ý kèm theo khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Khi cho bé uống sữa mẹ bảo quản, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
  • Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
  • Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể).
Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách bảo quản sữa mẹ để dành cho bé lúc mẹ vắng nhà

Bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, bạn không thể trực tiếp cho con bú nên vắt sữa là giải pháp tốt nhất. Cùng tham khảo những mẹo nhỏ để vắt và bảo quản sữa mẹ hợp vệ sinh và an toàn cho bé.

Theo các chuyên gia y tế, mẹ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Việc vắt sữa giúp bạn dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú. Như thế, bé cũng có thể uống sữa mẹ trong một thời gian cần thiết, nhất là 6 tháng đầu đời.

Cách vắt sữa mẹ

1. Chuẩn bị

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đựng sữa. Rửa các loại dụng cụ này bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó, dùng nước sôi trụng qua trong vài phút để tiệt trùng.
  • Với bầu vú, bạn hãy làm mềm bằng cách lau khăn ấm và massage nhẹ nhàng cả hai bên ngực để việc vắt sữa dễ dàng hơn.

2. Vắt sữa

  • Trong khi vắt sữa, bạn từ từ nâng bầu vú bằng một tay, massage từ trên bầu vú xuống núm vú. Sau đó xoa xung quanh kể cả phía dưới bầu vú.
  • Tiếp tục ấn nhẹ vào vùng quầng vú bằng ngón cái và ngón trỏ rồi dùng 2 ngón tay bóp vào nhau và ấn ngược lại để sữa chảy ra. Bạn hãy cẩn thận vì sữa có thể phun theo nhiều hướng.
  • Nên vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên cho cân bằng.

Ngoài cách vắt sữa bằng tay, mẹ cũng có thể sử dụng các dụng cụ bơm hút sữa tiện lợi và dễ dàng hơn. Bạn cũng phải làm mềm bầu vú và phải tiệt trùng dụng cụ bơm hút trước khi hút sữa.Bảo quản sữa mẹ

Cách bảo quản sữa mẹ cho bé

Bảo quản sữa mẹ như thế nào? Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau để tích trữ sữa cho con uống lâu dài nhé.

  • Sữa sau khi vắt ra cần được bảo quản trong bình thủy tinh, bình nhựa đậy kín hoặc sử dụng túi bảo quản sữa mẹ chuyên dụng.
  • Chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của bé để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
  • Sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Sau khi vắt có thể bảo quản sữa mẹ trong 72 giờ nhiệt độ mát tủ lạnh và 1 tháng trong ngăn đá.
  • Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ đông có thể để được 3 tháng (lúc này sữa mẹ có thể mất lượng kháng thể cần thiết nhưng giá trị dinh dưỡng vẫn còn). Để an toàn, nhớ ghi rõ ngày vắt sữa ngoài bình đựng để kiểm soát hạn dùng.
  • Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng (khoảng 26ºC) thì thời gian bảo quản sữa mẹ có thể kéo dài 4 tiếng đồng hồ.

Khi sữa đã được làm lạnh, bạn sẽ thấy trên bề mặt sữa có một lớp váng mỏng. Điều này là hoàn toàn bình thường vì lớp váng mỏng này chính là lượng chất béo trong sữa. Do đó, trước khi làm ấm sữa, bạn lắc đều bình để lớp chất béo này hòa quyện đều trong sữa là được.Bảo quản sữa mẹ

Cách dùng sữa mẹ đông lạnh cho bé

  • Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Trước khi cho bé uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu bé uống không hết thì bỏ đi, không cho bé sử dụng lại.
  • Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa.
  • Một số mẹ có hàm lượng lipase (một loại men tiêu hóa chất béo) trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng, nhiều bé không muốn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở mức nhiệt 80-82ºC để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.Bảo quản sữa mẹ

Ngay sau khi bé chào đời thì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu tiên hoàn chỉnh đầy đủ dưỡng chất và thích hợp nhất cho trẻ vì trong sữa mẹ vừa có các yếu tố miễn dịch, chất kháng khuẩn giúp bé chồng lại các bệnh nhiễm trùng… làm tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như năng lượng, protein, vitamin, đường, chất béo, chất khoáng… có trong sữa mẹ hoàn toàn thích hợp với sự hấp thu cũng như đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển thể chất và trí não của bé mà không có một loại thức ăn hay loại sữa công thức nào có thể thay thế được.

Do sữa mẹ có vai trò quan trọng với sự phát triển của bé đồng thời còn là sợi dây liên kết tình cảm mẹ con nên các bà mẹ không nên cho bé cai sữa mẹ trước 12 tháng tuổi. Tuy nhiên một khó khăn mà các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ phải đối mặt là do một số lý do nào đó, trẻ không thể trực tiếp bú sữa mẹ và giải pháp được hầu hết các bà mẹ áp dụng là vắt sữa và bảo quản sữa mẹ để có thể tiếp tục cho bé bú. Các nhà khoa học đã chứng minh nếu được bảo quản đúng cách và tuân theo những nguyên tắc an toàn thì sữa mẹ hoàn toàn sử dụng được mà không mất các dưỡng chất cần thiết. Vì thế, nếu không thể cho bé bú trực tiếp thì bảo quản sữa để bé bú là cách mẹ có thể áp dụng.

Phan Anh