Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

9 cách cai sữa đêm cho bé bú bình cha mẹ nên biết!

Những cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả là gì để giúp các bậc cha mẹ đây? Cha mẹ hãy đọc trong bài viết để biết độ tuổi, dấu hiệu bé bú bình đã sẵn sàng cai sữa đêm. Đồng thời, có thông tin về 9 cách cai sữa đêm cho trẻ sơ sinh bú bình vô cùng hữu hiệu.

1. Khi nào mẹ có thể cai sữa đêm cho bé bú bình?

Theo Raising Children Network (một trang website về nuôi dạy con uy tín tại Úc); các bé bú sữa công thức từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tiến hành cách cai bú sữa bình vào ban đêm; nhưng bé bú sữa mẹ nên ngừng bú cữ đêm khi trên 12 tháng tuổi.

Khi bé được hơn 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu dần làm quen với việc ăn dặm các thực phẩm dạng đặc rắn; cũng như cơ thể trẻ tăng trưởng nhanh chóng; nên không cần nạp thêm năng lượng vào ban đêm. Vì vậy, mẹ nên tìm cách giúp cai sữa đêm cho bé bú sữa công thức từ bình nếu bé đã dần quen với việc ăn dặm.

[key-takeaways title=”Dấu hiệu có thể cai sữa đêm cho bé là gì?“]

  • Bé từ 6 tháng tuổi trở lên, đã sẵn sàng để có thể ngủ xuyên đêm.
  • Cân nặng của bé đạt từ 5,5kg – đây là mức cân nặng mà bé không cần bú đêm để trao đổi chất nữa.
  • Bé bắt đầu ít thức giấc hơn để đòi bú sữa vào ban đêm.

[/key-takeaways]

Để chắc chắn, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thời điểm chính xác mẹ có thể áp dụng cách cai sữa đêm cho bé bú bình.

2. Cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả

cách cai sữa đêm cho bé bú bình

2.1 Cho trẻ bú sữa trước khi đi ngủ

Việc cho con bú trước khi đi ngủ sẽ giúp ích nhiều trong cách cai sữa đêm cho bé bú bình. Vì khi đó, trẻ sẽ ít khi bị đói giữa đêm. Thêm vào đó, sau bú sữa, bé sẽ “căng da bụng trùng da mắt”; điều này cũng giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn; hạn chế tình trạng con thức giấc giữa đêm đòi bú sữa.  

2.2 Giảm dần số lần bú cũng như số lượng sữa bé bú mỗi đêm

Cách cai sữa đêm cho bé bú bình chính là từ từ giảm dần số lần bú; và kéo giãn các lần bú để bé quen dần với việc cai sữa đêm. Bên cạnh đó mẹ cũng nên giảm dần dần lượng sữa trong bình bú theo mỗi đêm cho bé. Ví dụ:

  • Đêm đầu tiên cho bé bú 200ml 3 cữ.
  • Đêm thứ 2 vẫn giữ 3 cữ nhưng chỉ cho cho bé bú 150ml.
  • Đêm 3 thì giảm còn 2 cữ và 150ml.
  • Cứ thế mà giảm dần số cữ, và số lượng sữa luân phiên nhau qua mỗi đêm.

Dần dần, bé sẽ dần thích nghi thời gian biểu uống sữa này và không đòi thức dậy, thậm chí quấy khóc đòi bú giữa đêm nữa.   

2.3 Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước

Đối với nhiều bé chưa thể quen với việc cắt giảm lượng sữa; mẹ có thể pha loãng sữa hơn với nước. Cụ thể, bình thường mẹ pha 1 muỗng sữa với 60ml nước; thì bây giờ, với 60ml nước đó mẹ chỉ sử dụng nửa muỗng sữa công thức thôi.   

2.4 Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày

cách cai sữa đêm cho bé bú bình

Ban ngày, bên cạnh việc cho bé bú sữa, gia tăng số lượng sữa, cữ bú cho bé; cách cai sữa đêm cho bé bú bình chính là gia tăng lượng thức ăn dặm cho bé. Mẹ nên cho bé ăn các món giàu dinh dưỡng; nhưng cũng không kém phần thơm ngon để kích thích sự thèm ăn vào ban ngày cho bé.

Đồng thời, mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ bằng trái cây, các loại bột…

>> Che mẹ có thể tham khảo: Mẹo cai sữa bằng trứng, bé bỏ bú nhẹ nhàng không quấy khóc

2.5 Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách cất bình sữa khỏi tầm mắt của trẻ

Nhiều khi bé tỉnh dậy giữa đêm chỉ đơn giản là do bé quen giấc thôi chứ không phải vì bé đang đói. Thế nhưng nếu bé thức giấc mà nhìn thấy bình bú là bé sẽ đòi bú ngay; mẹ không cho là bé khóc, quấy phá đòi bình bú cho bằng được.

[key-takeaways title=””]

Mẹ có thể đặt bình sữa ở đầu tủ, kệ đầu giường hoặc trong hộp kín đều được, miễn là khuất mắt và bé không nhìn thấy để bé quên đi, kết hợp trò chuyện, hát cho con nghe để con ngủ trở lại.

[/key-takeaways]

2.6 Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé

Bé sơ sinh dù chưa biết nói nhưng con có thể hiểu được những gì mẹ truyền đạt. Mẹ trò chuyện với bé vào buổi tối; tốt nhất là trước khi ngủ về việc con nên bỏ bình sữa vì bây giờ con đã là một “người lớn”. Bình sữa chỉ dành cho em bé thôi, với lại bú bình vào ban đêm; sâu răng sẽ đến và tấn công răng, làm “thần răng” buồn.

Khi nghe mẹ nói như thế, bé sẽ cảm thấy mình phải lớn hơn; và từ bỏ việc bú bình buổi tối vì nghĩ rằng việc đó chỉ dành cho con nít.

2.7 Mẹo cai sữa cho bé: Dùng vật thay thế bình sữa của bé

Đây cũng là một trong những cách cai sữa đêm cho bé bú bình hữu ích. Vật thay thế ở đây có thể là núm vú giả, gấu bông hoặc chăn bông,… Mục đích của những vật thay thế này chính là đánh lạc hướng sự tập trung của bé vào bình sữa.

2.8 Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy mỗi đêm

dỗ dành, âu yếm bé
Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy là cách cai sữa đêm cho bé bú bình hữu hiệu

Thể hiện tình cảm với bé cũng giúp cách cai sữa đêm cho bé bú bình của mẹ thành công hơn. Đôi khi trẻ thức dậy khóc lúc nửa đêm là do giật mình, bé không có cảm giác an toàn nên việc ngậm bình, bú sữa sẽ giúp con an tâm hơn. 

Mẹ hãy ôm con vào lòng, vỗ về con những lúc này nhé. Hãy làm con cảm thấy an toàn, thoái mải và được yêu thương nhất có thể. Mẹ cũng có thể hát ru, kể chuyện cho con nghe để con ngủ ngon hơn. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

2.9 Cho bé ăn trong mơ (Dream feed)

Ăn trong mơ (Dream feed) là mẹ cho con ăn khi con vẫn đang trong giấc ngủ; không làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của bé. Đây là cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả vì con sẽ không bị giật mình dậy giữa đêm vì đói mà còn giảm bớt nỗi lo dỗ con ngủ mỗi đêm của mẹ. 

2.10 Giảm thời gian bú sữa vào buổi tối

Nếu cữ bú đêm của bé dưới 5 phút; mẹ có thể loại bỏ dần các cữ bú đêm bằng cách ngừng cho trẻ bú hoàn toàn; đồng thời, cho trẻ ổn định lại giấc ngủ. Lưu ý rằng có thể mất vài đêm để mẹ và bé quen với thói quen mới.

Nếu cữ bú đêm của bé thường dài hơn 5 phút; mẹ có thể cắt giảm dần thời gian cho bú trong 5-7 đêm. Mẹ hãy giảm thời gian cho trẻ bú 2-5 phút mỗi hai đêm. Ví dụ, nếu con bạn thường bú trong 10 phút; hãy cho bé bú 8 phút trong 2 đêm; sau đó 6 phút trong 2 đêm tiếp theo, v.v.

[key-takeaways title=”9 cách cai sữa đêm cho bé bú bình”]

  1. Cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ trước khi đi ngủ.
  2. Giảm dần số lần bú cũng như số lượng sữa bé bú mỗi đêm.
  3. Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước.
  4. Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày.
  5. Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách cất bình sữa khỏi tầm mắt của trẻ.
  6. Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé.
  7. Dùng vật thay thế bình sữa của bé.
  8. Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy mỗi đêm.
  9. Cai sữa đêm bằng phương pháp cho bé ăn trong mơ (dream feed).
  10. Giảm thời gian bú sữa vào tối muộn của bé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=69794]

3. Một số lưu ý trong cách cai sữa đêm cho bé bú bình

Bên cạnh những lợi ích, cai sữa đêm cho bé bú bình cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bé nếu mẹ nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không cai sữa khi bé đang gặp vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Cách cai sữa đêm cho bé bú bình là một quá trình, mẹ nên giữ bình tĩnh, kiên trì.
  • Tuyệt đối không nên gấp gáp hoặc tức giận với trẻ.
  • Theo dõi tỉ mỉ sự phát triển về cân nặng của bé trong thời gian cai sữa đêm để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 17 cách cai sữa cho bé an toàn, hiệu quả và mẹo cai sữa đêm cho bé

Hy vọng với 9 cách cai sữa đêm cũng như 3 lưu ý ở trên, cha mẹ đã có thể bớt đi gánh nặng con quấy khóc đòi bú mỗi tối và đồng thời bé cũng phát triển khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách cai sữa cho bé khoa học, an toàn và hiệu quả

Mẹ có thể áp dụng cách cai sữa cho bé ở giai đoạn bé đã sẵn sàng ăn dặm. Việc cai sữa sẽ giúp bé thích nghi dần với việc không có mẹ thường xuyên ở bên cạnh; bé có thể tập trung hơn vào việc ăn đa dạng các thức ăn khác ngoài sữa mẹ và tránh nguy cơ sâu răng.

1. Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?

1.1 Bé cần bú mẹ tối thiểu bao nhiêu tháng?

Theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF), mẹ cần nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn dặm hoặc bú thêm sữa công thức để con nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu.

1.2 Thời điểm vàng nên cai sữa cho bé

Từ thời điểm 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể học cách cai sữa cho bé từ từ; điều này sẽ không gây hại gì; vì bé đã có thể đảm bảo dinh dưỡng từ những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Ngoài ra, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm; để biết thời điểm vàng con có thể ngừng tu sữa mẹ:

  • Có thể tự ngồi mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Đồng thời, bé giữ vững được đầu của mình, không lắc lư.
  • Phối hợp mắt, tay và miệng tốt để bé có thể nhìn thấy đồ ăn, cầm chúng lên và bỏ vào miệng một cách dễ dàng.
  • Bé bắt đầu nuốt thay vì nhổ hoặc nhè đồ ăn ra ngoài.

>> Mẹ xem thêm: 6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

2. Cách cai sữa cho bé đơn giản và khoa học

Khi bé đã bước vào 6 tháng tuổi, mẹ có thể tiến hành cai sữa cho con. Với hướng dẫn sau đây, mẹ sẽ có cách cai sữa cho bé hiệu quả; và đem lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé.

2.1 Bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú

Mẹ chỉ cho bé bú sữa khi bé muốn là bước đầu tiên trong cách cai sữa cho bé. Nếu mẹ đang duy trì việc cho con bú mỗi ngày theo thời gian biểu; hãy thay đổi thời gian biểu cho bé bú. Mẹ sẽ không cho bé bú sữa nếu như bé không muốn. Đây là một trong những cách cai sữa cho bé tự nhiên nhất.

Hơn nữa, để cai sữa cho bé đúng cách, mẹ không nên đột ngột dừng hẳn mà cần lên kế hoạch cho bé bú bỏ cữ hoặc rút ngắn thời gian cho bú.

Hãy giảm từ từ tần suất bú sữa bằng việc:

  • Chỉ cho con bú ở vài nơi nhất định trong nhà như phòng ngủ.
  • Hạn chế số lần cho con bú. Không cho bé bú ở nơi công cộng.
  • Mỗi lần không cho bé bú, mẹ nên dành sự chú ý cho bé suốt 15 phút liên tục.
  • Canh thời gian cho bé bú bằng cách đếm đến 10; hoặc cho bé bú trong thời gian mẹ hát một bài hát.
  • Giảm số lần cho bú lại; những lần cho bé bú trước khi đi ngủ, trước khi thức dậy; trước khi ngủ trưa sẽ được cắt giảm dần dần.
  • Một cách cai sữa cho bé mà mẹ có thể áp dụng đối với những bé từ 1-3 tuổi; đó là không cho bé bú vào giấc ngủ trưa; như vậy có thể khiến bé không có nhu cầu đòi bú trước giấc ngủ nữa.
  • Nếu bình thường, khoảng cách mỗi lần bú của bé là khoảng 3 tiếng thì ở tháng thứ 9 của bé, mẹ nên kéo dài thời gian giữa mỗi lần bú cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng; và kết hợp rút ngắn thời gian cho bé bú.

2.2 Tăng cường bữa ăn dặm cho bé

Theo đó, mẹ có thể thực hiện 2 cách như sau:

Chế biến và tăng thêm bữa ngon cho con: Bên cạnh việc áp dụng các mẹo cai sữa cho bé ở trên; mẹ có thể tìm hiểu để chế biến thêm nhiều món ngon và bổ dưỡng từ bắp, vịt, óc heo, khoai tây,… cho con. Đồng thời tăng thêm bữa phụ để con không còn cảm giác đói, từ đó có thể giảm tần suất việc đòi bú mẹ nhé.

(*) Giảm dần vai trò của sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng của bé là một cách cai sữa cho bé rất hiệu quả đấy nhé!

Để bé tận hưởng thức ăn ngon trước khi bú: Cho bé ăn những bữa ăn thật ngon lành trước khi bé đòi bú. Đồng thời, mẹ cũng cần đảm bảo đã chuẩn bị thức ăn và đồ uống sẵn; như vậy bé sẽ không bị vừa chờ thức ăn vừa không được bú mẹ.

Gợi ý mẹ cách cai sữa cho bé bằng món cháo ăn dặm: Cháo bắp, cháo vịt, cháo ếch, và cháo cá diêu hồng.

2.3 Tập quen với việc không ti mẹ

Áp dụng “chiến thuật” một cách đơn lẻ không phải là cách cai sữa cho bé hiệu quả. Mẹ cần phải linh hoạt và phối hợp rất nhiều ý tưởng như:

  • Cho bé giúp mẹ làm việc nhà, điều này sẽ giúp bé cảm thấy mình có ích hơn.
  • Cho bé chơi những trò vận động, sáng tạo, giao lưu với mọi người: đọc sách, tham gia các ngày hội vui chơi, các hoạt động thể chất, các hoạt động nghệ thuật, chơi đồ hàng…
  • Tránh cho bé ở nhà nhiều vì sẽ làm bé cảm thấy sợ hãi khi ra thế giới bên ngoài. Điều này sẽ khiến bé cần được an ủi bằng cách bú mẹ. Vì thế, bạn có thể ra ngoài để thay đổi không khí nếu bé sẵn sàng.
  • Tìm những cách khác để âu yếm con: ôm bé, xoa bóp cho bé, nắm tay, xoa lưng, vẽ lên lưng bé, chơi các trò chơi vui nhộn như: chơi máy bay, cù lét, nhào lộn, đặt bé ngồi vào lòng mẹ; lưng dựa vào ngực trong khi mẹ đang đọc sách là những mẹo cai sữa cho bé.
  • Đứng mỗi khi ở gần bé nhiều nhất có thể: Khi mẹ đứng đủ lâu, đây là cách bé sẽ tránh đòi bú. Và đây cũng là cách sai sữa cho bé được khá nhiều mẹ áp dụng.

2.4 Sử dụng ti giả để cai sữa cho bé đúng cách

Đôi khi, bé đòi bú mẹ vì thích ngậm ti mẹ; chứ không phải do đói bụng hoặc cần sữa. Do đó, mẹ có thể sử dụng ti giả để đánh lừa cảm giác thèm ti của bé cưng.

Một Nghiên cứu đăng tải trên PubMed năm 1997 kết luận rằng: Núm vú giả có thể là một cách cai sữa hiệu quả cho bé; nhưng thường có tác dụng tốt với các mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú; và ít ảnh hưởng đến những bé có mẹ giỏi cho bú.

2.5 Cách cai sữa cho bé: Tránh để cho bé quá mệt mỏi

Bé thường đòi ti mẹ khi buồn ngủ và mệt mỏi, vì vậy, xen giữa những giờ hoạt động. Mẹ nhớ cho bé ngủ một giấc ngắn hay đi ngủ trước khi con quá mệt mỏi nhé.

cách cai sữa cho bé
Cách cai sữa cho bé nhanh nhất là cho con chơi các đồ chơi mới giúp bé quên việc bú mẹ

2.6 Trì hoãn việc cho bé bú lại

Mẹ chỉ đơn giản thực hiện cách cai sữa cho bé bằng câu nói: “Ừ, để sau nha con”. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý là chỉ từ chối khi bé không bị đói bụng. Trường hợp bé bị đói, mẹ hãy chuẩn bị thức ăn dặm cho cục cưng ngay nhé.

2.7 Cách cai sữa cho bé bằng sự giúp đỡ từ bố

Bố có thể để ý đến bé nhiều hơn vào ban ngày, hoặc chăm bé hoàn toàn vào ban đêm; bố cũng có thể là người cho bé đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé chóng quên thói quen bú mẹ trước khi đi ngủ. Đây là một cách cai sữa cho bé rất dễ áp dụng và gây ít áp lực cho mẹ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể lên kế hoạch, thảo luận về kế hoạch cai sữa với ông xã:

  • Nên chọn trước một ngày cụ thể để bắt đầu cai sữa, ngày đó phải phụ thuộc vào tuổi của bé.
  • Mẹ có thể với chồng ngừng việc cho con bú vào đầu tuần sau hay đặt câu hỏi “Khi nào thì em nên ngừng cho con bú?”.
  • Lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc hoặc đi chơi ở một nơi đặc biệt để mừng quá trình cai sữa khó khăn đã thành công.
  • Tìm thứ gì đó để kỷ niệm cho sự kiện này cho mẹ và cả bé nữa.

2.8 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Vào buổi sáng, mẹ nên ngủ dậy sớm hơn bé, cất chiếc ghế mẹ vẫn thường ngồi cho bé bú đi, nghỉ phép để đi chơi hoặc mời bạn bè tới chơi. Lịch trình bận rộn sẽ khiến bé quên mất việc bú mẹ.

Tạm xa con một thời gian cũng là cách cai sữa cho bé. Nếu mẹ đã quyết tâm cai sữa cho bé thì tuyệt đối không được lung lay tinh thần khi phải xa con nhé. Mẹ có thể gửi con về ông bà nội/ngoại vài tuần; để con quen dần với việc thiếu hơi mẹ và quên việc đòi ti.

Hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách
Tạm xa con một thời gian cũng là cách cai sữa cho bé

2.9 Nói với bé rằng bầu ngực của mẹ không còn tiết sữa nữa

Mẹ có thể dùng ngôn ngữ của trẻ con để nói về sự thay đổi của bầu sữa mẹ “ngực đang nghỉ hưu mất rồi, sữa sẽ không còn được sản xuất nữa”. Rồi sau đó, mẹ giải thích để bé có thể lấy dưỡng chất từ món ăn dặm ngon, nhiều dưỡng chất nhé.

2.10 Hóa trang bầu ngực

Mẹ có thể hóa trang bầu ngực trở nên khác thường, xấu xí để bé nhìn vào không muốn đòi ti nữa. Nhiều mẹ đã áp dụng cách cai sữa đêm cho trẻ này rất thành công. Mẹ có thể sử dụng những cách sau đây để hóa trang cho bầu ngực của mình:

  • Tóc: Mẹ lấy 1-2 sợi tóc, buộc vào đầu vú.
  • Tô son vào bầu vú mẹ là một cách bỏ bú cho bé.
  • Dùng mặt nạ đắp vào bầu ngực.
  • Dùng băng dính đen bịt kín núm vú.

Mẹ nên nhớ, đối với cách cai sữa cho bé này; sau khi hóa trang, mẹ có thể giải thích một cách ngộ nghĩnh cho bé hiểu và không ti nữa; tránh việc dọa làm bé sợ, ảnh hưởng đến tâm lý của con nhé.

2.11 Bôi chất đắng/cay ở bầu ngực của mẹ

Nhiều mẹ chia sẻ chỉ cần một thao tác nhỏ là thoa dầu gió vào đầu ti và quanh bầu vú cũng có thể khiến con bỏ bú dễ dàng. Vì khi lại gần đầu vú, con ngửi thấy hơi cay là ngoảnh ngay mặt đi. Cũng có nhiều mẹ thoa nước mướp đắng, rau đắng vào đầu vú cho con bú rất hiệu quả.

2.12 Cách cai sữa cho bé bằng tỏi

Mẹ ăn nhiều tỏi không những hơi thở, cơ thể bị ám mùi mà sữa mẹ cũng tiết ra mùi tỏi gây khó chịu cho bé. Vì thế, mẹ có thể ăn tỏi ngâm hoặc tỏi sống trong một vài ngày để cai sữa cho bé nhé.

Cách cai sữa cho bé bằng tỏi
Cách cai sữa cho bé bằng tỏi

2.13 Cách cai sữa cho bé bằng thức uống thảo dược

Việc ngừng cho con bú khiến nhiều mẹ bị cương sữa trong vài ngày đầu, thậm chí có mẹ kéo dài cả tuần. Mẹ bị cương sữa có thể kèm sốt cao, vì vậy khi cai sữa, mẹ nên vắt sữa để tích trữ trong tủ lạnh. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm các cách sau:

Dùng thảo dược giảm sữa như hoa lài, lá bạc hà cay, lá ngải đắng, ngò tây. Hoặc đun nước lá dâu tằm hoặc lá lốt để uống cũng giúp giảm khả năng tiết sữa, bé ti nhưng sữa ít và cạn dần tự khắc bé cũng không đòi ti nữa.

Khi bị căng tức bầu vú, dùng khăn bông thấm nước nóng chườm bầu vú. Hoặc dùng một chiếc cốc hoặc lọ có miệng rộng làm nóng và nhiều hơi để úp vào bầu ngực. Hơi nóng sẽ làm sữa mẹ chảy ra và giảm đau nhanh chóng.

3. Những lưu ý quan trọng trong cách cai sữa cho bé

  • Mẹ cũng không nên cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng, thời tiết thay đổi hay chuyển mùa.
  • Mẹ không nên cai sữa khi bé bị ốm vì bé sẽ khó thích nghi với thay đổi mới, biếng ăn và dẫn đến còi xương.
  • Không nên thực hiện cách sai sữa cho bé khi con đang có vấn đề về sức khỏe, bị nhiễm khuẩn, hay bị suy dinh dưỡng.
  • Khi mẹ cai sữa cũng cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé thay thế nguồn sữa mẹ.
  • Nếu người mẹ còn sữa tốt thì nên vắt sữa dự trữ trong tủ lạnh là biện pháp hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ và đảm bảo hạn chế việc bé đòi bú trực tiếp.
  • Cuối cùng, các mẹ hãy thật kiên trì khi cai sữa cho con nhé.

[inline_article id=162165]

4. Khi nào không nên áp dụng cách cai sữa cho trẻ sơ sinh?

Trước khi bắt đầu quá trình cai sữa đúng cách cho bé, mẹ hãy xem xét những điều sau để xem đây có phải là thời điểm thích hợp để cai sữa không nhé.

  • Dị ứng: Nếu cha mẹ bị dị ứng thì nguy cơ bé bị dị ứng cũng rất cao. Cho con bú mẹ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh như eczema, dị ứng sữa bò và thở khò khè. Vì vậy, hãy xem xét các chứng dị ứng trước khi áp dụng những cách cai sữa cho bé.
  • Vấn đề sức khỏe: Nếu bé đang bị bệnh, mẹ nên trì hoãn quá trình cai sữa. Thậm chí việc trẻ mọc răng mẹ cũng nên cân nhắc đợi cho đến khi bé thấy tốt hơn.
  • Sự thay đổi đột ngột, cần thời gian: Trẻ sơ sinh rất khó thích nghi với nhiều sự thay đổi. Nếu gia đình mẹ đang có nhiều sự thay đổi lớn, thời tiết thay đổi; mẹ nên đợi một thời gian rồi tìm cách cai sữa cho bé.

Cách cai sữa cho bé hoàn toàn không khó và có nhiều mẹo cai sữa khác nhau, quan trọng là mẹ cần kiên trì áp dụng sẽ giúp mẹ có thành quả bất ngờ cũng như giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹo cai sữa cho bé của mẹ Tây, mẹ Việt nên học hỏi

Mẹo cai sữa cho bé có thể là một chủ đề khó đối với nhiều bà mẹ. Hầu hết chị em đều được người lớn tuổi hoặc bạn bè mách vài kinh nghiệm cai sữa cho bé như mẹo cai sữa bằng trứng, cai sữa cho bé bằng cách bôi lông mày, cách làm mất sữa khi cai sữa… Song, khi thực hiện thì không phải ai cũng thành công.

mẹo cai sữa cho bé

Dân gian thường nói “có bệnh thì vái tứ phương”, nếu mẹ đã thực hiện nhiều cách cai sữa của các cụ mà chưa có kết quả thì hãy thử các mẹo cai sữa cho bé của người phương Tây xem sao nhé.

1. Giảm dần việc cho con bú

Tần suất bú của bé sẽ thưa dần theo độ tuổi. Vì thế, mẹ cần quan sát nhu cầu bú của trẻ để chọn được thời điểm thích hợp cho việc cai sữa.

Sau khi đã chọn được thời điểm cai sữa, mẹ hãy bắt đầu giảm dần cữ bú của con. Ví dụ, bình thường, bé đang bú vào ban ngày có 4 lần, ban đêm thì 1 lần, lúc này, mẹ có thể cắt cữ bú đêm và giảm một cữ bú ngày. Sau vài tuần bé đã quen với việc này, mẹ lại tiếp tục cắt thêm 2 cữ bú nữa. Sau một tuần, mẹ cắt nốt cữ bú còn lại để hoàn thành việc cai sữa. 

Đây là một trong những cách cai sữa hiệu quả và phổ biến của các mẹ Tây mà bạn có thể học hỏi. 

2. Luôn ôm ấp, âu yếm con 

Các mẹ Tây khuyên rằng bạn nên ôm ấp, vỗ về con trong khi cho bé uống sữa bằng ly để xoa dịu cảm giác nhớ hơi mẹ của bé. Mẹ cũng có thể hát hoặc nói chuyện nhiều hơn với bé vào lúc này để lấp đầy sự trống trải của con khi thiếu vắng vú mẹ. 

mẹo cai sữa cho bé
Luôn ôm ấp, âu yếm bé

3. Cho bé đi lại trong lúc ăn 

Thật khó để dụ bé chuyển qua bú bình sau những ngày đầu tiên cai vú mẹ. Song mẹ có thể dùng cách cho con ăn rong, tức là vừa ăn vừa đi quanh nhà để chi phối cảm giác nhớ vú mẹ của bé. 

Ví dụ như lúc ăn, mẹ có thể bế hoặc cho con ngồi vào xe đẩy rồi dạo quanh vườn. Cảnh vật xung quanh sẽ giúp trẻ quên đi cảm giác thèm sữa mẹ và không còn tập trung vào việc phản kháng bú bình nữa.

Tuy nhiên, việc đi ăn rong là thói quen xấu, vì thế mẹ chỉ nên tạm thời áp dụng trong thời kỳ cai sữa cho con thôi nhé.

[inline_article id=242812]

4. Mẹo cai sữa cho bé bằng cách làm trẻ phân tâm trong lúc ăn

Các trò chơi có thể giúp mẹ lừa bé ăn dễ hơn trong những ngày đầu cai sữa. Khi tham gia trò chơi, bé sẽ quên mất việc mình đang bị ép ăn bằng những thứ xa lạ mà không phải là vú mẹ. Vì thế, mẹ có thể bày trò chơi bác sĩ khi cho con ăn. Mỗi người sẽ thay phiên nhau đóng vai bác sĩ một lần. 

Khi mẹ là bác sĩ và bé là bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ăn cháo hoặc uống thuốc giả bộ bằng sữa. Trong vai trò bệnh nhân, chắc chắn bé sẽ nghe theo lời của bác sĩ (mẹ) và ăn hết phần ăn được yêu cầu.

Mẹo cai sữa cho bé này rất thú vị, không chỉ làm bé quên đi cảm giác nhớ vú mẹ mà còn giúp trẻ được thư giãn với các trò chơi.

mẹo cai sữa cho bé
Cho bé chơi trò bác sĩ lúc ăn

5. Dành cho bé nhiều sự quan tâm hơn

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đáp ứng được nhiều nhu cầu của bé như bú, âu yếm, giao tiếp bằng mắt, làm dịu tâm trí. Trong quá trình cai sữa, bé đã bị tước đi một nhu cầu mà con yêu thích nhất là bú vú mẹ, nên bạn càng phải bù đắp nhiều hơn cho con bằng những nhu cầu còn lại trong số kể trên. 

Việc giao tiếp bằng mắt hay ôm ấp, vuốt ve luôn cần được duy trì để bé ít cảm thấy bị tổn thương nhất.  

Việc cai sữa cần một quá trình đủ để bé có thể thích nghi và không bị sốc tâm lý. Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi nào bé có thể tiếp nhận việc rời bỏ vú mẹ và cảm thấy hài lòng sau quá trình cai sữa mới là cai sữa đúng cách. 

Với các mẹo cai sữa cho bé của các mẹ Tây trong bài viết này, Marry Baby hy vọng có thể bổ sung cho cẩm nang cai sữa của các mẹ Việt thêm phong phú. 

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Nên cai sữa cho bé khi nào? Câu trả lời từ nguồn thông tin tin cậy dành cho mẹ

Theo tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu. Vậy mẹ nên cai sữa cho bé khi nào?

1. Nên cai sữa cho bé khi nào?

Theo tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu.

Nghiên cứu trên 1.312 bà mẹ và trẻ em cho thấy mối quan hệ và nhận thức của trẻ trong giai đoạn từ 3–7 tuổi cho thấy, những trẻ có thời gian bú mẹ nhiều hơn có trí thông minh và khả năng nhận diện hình ảnh tốt hơn. Các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada cũng khuyên mẹ nên cho con bú trong khoảng 2 năm và có thể hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế, thời điểm nên cai sữa cho bé khi nào sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết định của mẹ, tình trạng gia đình, lượng sữa mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Chẳng hạn, mẹ rất muốn cho con bú tới năm 2 tuổi, nhưng mẹ không đủ sữa hoặc phải trở lại công việc quá sớm và không đủ điều kiện để tiếp tục cho con bú. Nếu vẫn còn “lăn tăn” về quyết định nên cai sữa cho bé khi nào, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu sau đây:

  • Khi đầu trẻ đã cứng cáp hơn và mẹ không còn cần dùng tay để đỡ gáy bé khi bế. Hoặc khi trẻ đã có khả năng kiểm soát những hoạt động của đầu.
  • Bé có thể ngồi “vững như núi” mà không cần sự trợ giúp.
  • Bé có thể “vận động” cơ hàm để nhai thức ăn.
  • Cân nặng của trẻ gấp đôi cân nặng lúc mới sinh.
  • Thường hay quấy khóc mặc dù vừa mới được cho bú no sữa mẹ.
  • Bú lâu hơn bình thường.
  • Cho bất cứ vật nào trong tầm tay vào miệng.
  • Thường xuyên thức giấc ban đêm vì bị đói.
  • Biểu lộ sự tò mò khi nhìn thấy người khác ăn.

2. Sữa mẹ có còn đủ chất dinh dưỡng cho bé?

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng sau 6 tháng, sữa mẹ có thể “mất chất” và bé sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Điều này hoàn toàn không đúng. Nói cho cùng, sữa mẹ vẫn là một loại sữa. Nó vẫn chứa protein, chất béo và các yếu tố dinh dưỡng quan trọng khác, ngay cả sau 6 tháng. Thậm chí, khi bé 2 tuổi, sữa mẹ vẫn có các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Trong thực tế, một số yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn năm đầu tiên. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, trẻ mẫu giáo bú mẹ thường ít có khả năng nhiễm bệnh hơn những bé khác.

[inline_article id=64328]

Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây, việc thường xuyên cho con bú sau 24 tháng tuổi làm tăng nguy cơ sâu răng của trẻ. Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Tăng cường sức khỏe, có khoảng 40% trẻ em bú mẹ trong từ 6-24 tháng tuổi và hơn 48% trẻ em hơn 24 tháng tuổi bị sâu răng.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ không nên để trẻ ngậm ti suốt đêm và nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, các nha sĩ cũng khuyên mẹ nên đưa bé đi khám răng ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hoặc không trễ hơn lần sinh nhật đầu tiên của bé.

3. Nên cai sữa cho bé khi nào? Bí kíp giúp mẹ cai sữa cho bé thành công

Khi mẹ đã có cho mình câu trả lời rằng nên cai sữa cho bé khi nào, MarryBaby mách mẹ một số mẹo để cai sữa thành công mà nhiều mẹ đã áp dụng hiệu quả. Mẹ có thể tùy theo con mình mà chọn lựa áp dụng nhé. Cụ thể đó là:

  • Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
  • Chủ động rút ngắn thời gian và số lần cho trẻ bú mỗi ngày. Chẳng hạn, nếu trước đây mỗi ngày mẹ cho bé bú khoảng 7-8 lần thì nên rút xuống còn 3-4 lần/ngày. Không nên cai sữa một cách đột ngột để tránh những chấn động về tâm lý cho trẻ.
  • Khi rút bớt khẩu phần sữa của trẻ, mẹ nên bù lại bằng cách cho bé ăn dặm, kết hợp với uống thêm sữa bột, hoặc sữa tươi trong trường hợp bé trên 1 tuổi.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, và nên đa dạng hóa các loại thức ăn để tạo hứng thú cho bé.Cai sữa cho bé

4. Các loại thực phẩm tốt cho bé trong thời kỳ cai sữa

Khi bé ngừng bú mẹ cũng đồng nghĩa với việc bé ngừng nhận các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Lúc nào, bé sẽ cần được bù đắp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng thông qua thực phẩm. Mẹ cần lưu ý các điểm sau để hỗ trợ bé cai sữa tốt hơn.

  • Tăng cường rau xanh và các loại trái cây trong thực đơn ăn dặm của con với các loại dễ tiêu hóa như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ…
  • Thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo kê, lúa mạch, yến mạch… vào bữa ăn dặm hàng ngày sẽ giúp cho quyết định “cai sữa cho bé khi nào” của mẹ thành công êm ái hơn vì con có thêm dưỡng chất từ nguồn tinh bột tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu omega 3, axit béo hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thực phẩm cho bé nên được nấu kỹ và xay nhuyễn để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, khi cho con nếm thử món mới, mẹ nên cho con làm quen từ từ, mỗi ngày một ít để tránh nguy cơ dị ứng và sự thay đổi đột ngột của hệ tiêu hóa.

5. Cai sữa cho bé khi nào? Lưu ý khi ngưng cho bé bú mẹ

  • Thay vì cắt giảm một cách đột ngột, mẹ nên bắt đầu bằng việc giảm số lần cho bé bú, kéo giãn khoảng cách giữa các cữ bú hoặc cho bé ăn no trước khi bú.
  • Khi đặt câu hỏi rằng mẹ nên cai sữa cho bé khi nào, mẹ hãy lưu ý không nên cai sữa cho bé vào mùa hè hoặc khi trẻ bị bệnh nhé.
  • Nếu bị căng tức sữa khi ngưng cho bé bú, mẹ có thể dùng khăm ấm để chườm, sau đó vắt sữa ra.
  • Nên vững tâm lý khi quyết định cai sữa cho bé, bởi trong thời gian đầu bé có thể quấy khóc dữ dội.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ nên cai sữa cho bé khi nào và có lựa chọn đúng đắn cho bé yêu.

MarryBaby