Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Uống nước lá gì dễ ngủ? 4 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn

Uống nước lá gì dễ ngủ? Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Nếu bạn khó ngủ, ngủ không ngon hay mất ngủ, ngày hôm sau sẽ thấy rất mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo hay tập trung.

Nhiều người cho rằng thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tham khảo bài viết này để biết Uống nước lá gì dễ ngủ nhé!

Vì sao bạn gặp phải những vấn đề về giấc ngủ?

uong-nuoc-la-gi-de-ngu-1
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều đối tượng

Một người được coi là mất ngủ nếu họ ngủ ít hơn bình thường từ 2 giờ trở lên, đây là một than phiền chủ quan của người mắc về giấc ngủ: ngủ không đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ không tốt, nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không hồi phục, cảm giác uể oải, mệt mỏi, còn buồn ngủ.

Những vấn đề về giấc ngủ có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn, trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Mất ngủ bao gồm mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), mất ngủ giữa giấc (đang ngủ thì tỉnh giấc và phải mất một thời gian dài mới ngủ lại được), mất ngủ cuối giấc (thức giấc sớm lúc 2-3 giờ sáng và không ngủ lại được). Khi tất cả các dạng mất ngủ này nặng lên, bệnh nhân sẽ mất ngủ hoàn toàn.

Mất ngủ mạn tính là mất ngủ liên tục, kéo dài trên 1 tháng mà không có nguyên nhân nào rõ ràng (không phải do trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện rượu, nghiện ma túy…).

Tùy theo từng cá nhân, nguồn gốc gây nên vấn đề không giống nhau. Dưới đây là một trong số các nguyên nhân thường gặp nhất:

Dưới đây là một trong số các nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Áp lực trong các vấn đề công việc, tài chính, sức khỏe hay gia đình,…
  • Thói quen ngủ không tốt, chẳng hạn như: giờ giấc đi ngủ không đều, không đúng, môi trường không thoải mái; ngày ngủ quá nhiều,…
  • Bạn đã ăn quá nhiều vào buổi tối. Đi kèm các biểu hiện khác như ợ nóng, tràn axit , đau dạ dày,…
  • Làm việc quá nhiều, lịch dày đặc không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm,…
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể can thiệp và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Lạm dụng quá nhiều các chất sau như: caffeine, nicotine và rượu, cà phê, trà…
  • Tuổi tác: Tuổi tác, stress cũng là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Tuổi càng cao, các biểu hiện ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu, mất ngủ,… càng phổ biến hơn.
  • Cơ thể bạn có thể đang gặp phải những vấn đề liên quan sức khỏe khác.
  • Tăng hoặc giảm cân nặng khó kiểm soát.

Ảnh hưởng của giấc ngủ đến sức khỏe

Trong trường hợp bạn để tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

  • Khiến những vết thương trên da của bạn khó lành hơn. Làn da dễ bị lão hóa.
  • Khả năng kiểm soát hành vi trở nên khó khăn, dễ phát sinh những hành vi không lành mạnh.
  • Tăng nguy cơ cơ thể mắc phải những bệnh về tim mạch hay tiểu đường.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, cáu kỉnh và khó chịu.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể cũng hoạt động kém hơn khi bạn bị mất ngủ.
  • Tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề về tâm lý, trầm cảm,…

Uống nước lá gì dễ ngủ?

Nhằm ngăn chặn những vấn đề nói trên cũng như tăng an toàn sức khỏe, việc chăm lo giấc ngủ là điều không thể bỏ qua. Vậy uống nước lá gì để dễ ngủ? uống nước lá gì để ngủ ngon?

Ngoài các phương pháp cải thiện mất ngủ phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thực phẩm hỗ trợ hiệu quả mà MarryBaby đã tổng hợp như sau.

1. Nấu nước lá lạc tiên

uong-nuoc-la-gi-de-ngu-3
Bạn có thể pha trà hoặc chế biến các món ăn với lá lạc tiên

Gợi ý là uống nước lá gì dễ ngủ đầu tiên chính là lạc tiên. Đây cũng là loại lá cây được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở Việt Nam. Thành phần hoạt chất saponin và alcaloid có trong lá lạc tiên có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và hiệu quả đối với chứng trầm cảm.

Theo YHCT , lạc tiên có tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan. Dùng trị mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp

Bạn có thể hái và phơi khô lá lạc tiên để sử dụng dần. Trong trường hợp khác, bạn cũng có thể dùng loại tươi để chế biến các món ăn mà không bảo quản được quá lâu.

2. Nước lá cây trinh nữ

Uống nước lá gì dễ ngủ, lá cây trinh nữ cũng là gợi ý bạn có thể tham khảo. Cây trinh nữ còn có tên gọi khác là cây xấu hổ, cây mắc cỡ, cây cỏ thẹn. Loại cây này mọc hoang dọc hai bên đường khá nhiều nhưng thường ít người quan tâm.

Xét về thành phần thì loại lá cây dược liệu này rất tốt với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có tính mát, vị chát nhưng thoang thoảng ngọt, có tác dụng tiêu huyết, an thần, trấn tĩnh… Vì thế, giúp người sử dụng có được cảm giác thoải mái, dễ chịu để, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, thành phần của cây trinh nữ có rất nhiều hợp chất như  mimosine, 2”-o-rhamnosylisoorientin, protein, mimoside… Những thành phần này có khả năng kết hợp cùng với meprobamat, hexobacbital cải thiện hệ thần kinh trung ương làm việc hiệu quả hơn, giảm mệt mỏi, stress. Đồng thời, kéo dài giấc ngủ bằng cách tăng cường khả năng hoạt động với bibactal. Từ đó, giúp giấc ngủ kéo dài hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Sau đây là cách thực hiện nấu nước lá cây trinh nữ để uống.

  • Bạn chuẩn bị khoảng 15gr lá cây trinh nữ, 15gr cúc bạc đầu, 15gr me đất. Đây là những nguyên liệu đã được phơi khô.
  • Cho những nguyên liệu vào ấm đun sắc. Bạn tiếp tục đun nước cho đến khi chỉ còn khoảng 1 chén nữa thì sử dụng.
  • Bạn nên sử dụng nước trà cây trinh nữ đều đặn khoảng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Nước lá cây đinh lăng

Trà đinh lăng giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn

Ngoại trừ những loại lá cây kể trên, bạn có thể uống nước lá gì dễ ngủ? Theo nhiều nghiên cứu có sẵn, rễ cây đinh lăng đạt nhiều tác dụng tích cực như: bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, các hoạt chất tanin, alkaloid, lysin, saponin có giúp kháng viêm, lợi tiểu, ổn định đường huyết.

Đặc biệt, triệu chứng mất ngủ của bạn sẽ được cải thiện tốt nhất. Cả phần rễ và lá đinh lăng đều được sử dụng làm thuốc và có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, khi mới bị mất ngủ thì sử dụng lá đinh lăng sẽ dễ dàng thực hiện hơn và có giá thành rẻ hơn rễ cây đinh lăng.

Bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Sử dụng cây đinh lăng tươi chặt nhỏ thành từng đoạn, rửa sạch, phơi khô và sao vàng để có thể dùng dần.
  • Sử dụng khoảng 10g lá đinh lăng và ngâm trong nước sôi như ngâm trà. Sử dụng trong vòng 8 tiếng để trà đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bạn có thể sử dụng loại trà này hằng ngày.

4. Trà tim sen

Bên cạnh rễ đinh lăng thì trà tim sen cũng là lựa chọn hàng đầu. Tim sen còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tâm sen, liên tâm, liên tử tâm,… Đây là phần lá mầm có trong mỗi hạt sen.

Trong Đông y, tim sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, hạ hỏa, thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm. Đây là loại thực phẩm chữa mất ngủ phổ biến và được nhiều gia đình sử dụng.

Các nghiên cứu cho thấy, trong tim sen có chứa các thành phần Asparagine và Nuciferin. Các hoạt chất này có khả năng kích thích não bộ, giải phóng căng thẳng, giãn mao mạch và làm dịu thần kinh trung ương hỗ trợ cải thiện chức năng cơ thể cải thiện chất lượng giấc ngủ .

Việc bạn uống một ly trà tim sen vào khoảng trước 1 – 2 giờ khi đi ngủ, chắc chắn cơ thể bạn sẽ cảm nhận rõ rệt.

Trà tim sen hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả

Ngay theo đây là hướng dẫn cách pha đơn giản nhất cho bạn:

  • Sử dụng loại tim sen đã phơi khô, trọng lượng khoảng 3gr.
  • Bạn tráng qua tim sen với nước sôi và tráng đổ bỏ nước đầu.
  • Hãm tim sẽ với khoảng 200ml nước sôi. Sau 10 phút, bạn có thể gạn lấy phần nước trà. Sẽ tốt hơn cho sức khỏe và bộ não nếu bạn dùng trà ấm.

Bên cạnh những gợi ý trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số gợi ý cho băn khoăn uống nước lá gì để dễ ngủ như: bình vôi, hoa cúc, nữ lang, vông nem,…

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về uống nước lá gì dễ ngủ. Tuy nhiên, các loại lá cây thảo dược này chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện đối với các trường hợp nhẹ. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, tình trạng nặng hơn thì cần thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

13 cách giảm mệt mỏi mà không cần thuốc

cach-chong-met-moi

Trong cuộc sống công nghiệp ngày nay, chắc hẳn ai cũng có một lúc nào đó cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Bạn cứ mải miết mưu sinh, chạy từ hoạt động này sang hoạt động khác cho đến khi cơ thể rã rời, không còn một chút sức lực nào. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mỏi mệt kéo dài, kèm theo triệu chứng đau và sốt nhưng không xác định được nguyên nhân, Marry Baby khuyên bạn nên đến bệnh viện để khám sức khỏe. Vì mệt mỏi quá có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải. Nhưng nếu cơ thể mệt mỏi không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng 13 cách chống mệt mỏi dưới đây để lấy lại năng lượng nhé!

1. Chế độ ăn uống cân bằng 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng ruột kích thích (IBS) có liên quan với mệt mỏi mãn tính, và một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa IBS để loại bỏ tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài.

Do đó, bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Những thực phẩm tươi từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, đặc biệt là thực phẩm giàu protein, giúp duy trì mức năng lượng. Các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh và trái cây cũng cần được bổ sung đều đặn mỗi ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp giải phóng endorphin tự nhiên làm tăng mức năng lượng cho cơ thể, mang đến giấc ngủ ngon và xua tan căng thẳng, mệt mỏi.

Nếu bạn dành thời gian tập thể dục mỗi tuần 2 tiếng đồng hồ với cường độ vừa phải, cơ thể sẽ được khởi động và duy trì năng lượng tốt hơn, nhờ đó sức khỏe cũng được cải thiện.

Những lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên được công nhận rộng rãi và ai cũng biết, vấn đề là bạn có đủ kiên trì để luyện tập mỗi ngày hay không.?

Nếu bạn cũng thuộc tuýp lười tập thể dục, bạn nên rủ bạn bè luyện tập cùng hoặc thuê một huấn luyện viên. Tham gia vào các khóa học yoga hay gym đông người sẽ giúp bạn có động lực luyện tập hơn đấy.

tap-the-duc-chong-met-moi
Tập thể dục là cách chống mệt mỏi hiệu quả.

3. Uống nhiều nước 

Uống nước nhiều rất tốt cho sức khỏe và làn da. Cơ thể thiếu nước, bạn sẽ bị khô miệng, khô mũi, khản giọng, ngủ không ngon giấc, hay bị ngáy và hay bị chuột rút ở chân. Thiếu nước cũng làm giảm mức năng lượng trong cơ thể, sự tỉnh táo và minh mẫn cũng không còn, thay vào đó là tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Ngoài ra, lười uống nước da cũng lão hóa nhanh hơn, da sẽ bị khô, nhăn và dễ nổi mụn trứng cá. 

Do đó, bạn nên giữ thói quen uống nước ít nhất 2 lít nước một ngày để cơ thể được thải độc và duy trì mức năng lượng.

4. Cắt giảm lượng caffeine 

Caffeine giúp đầu óc tỉnh táo, vì vậy mà nhiều người thường uống cà phê mỗi ngày. Nhưng nếu uống quá nhiều bạn sẽ bị mất ngủ, người mệt mỏi, năng lượng bị suy kiệt.

Do đó, bạn không nên uống quá 4 ly cà phê một ngày và không uống vào buổi tối.

5. Cải thiện chất lượng giấc ngủ 

Chế độ ngủ nghỉ khoa học sẽ giúp bạn duy trì tốt mức năng lượng. Nếu bạn chưa có một giấc ngủ ngon, hãy thử cải thiện bằng cách thư giãn trước khi đi ngủ. Một số động tác thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng cũng giúp lưu thông khí huyết, mang đến giấc ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, dọn dẹp phòng ngủ thơm tho, gọn gàng, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, giường ngủ phù hợp cũng giúp ngủ ngon giấc. 

Ngoài ra, quần áo ngủ mềm mại, thoải mái cũng làm cơ thể được thư giãn để đi vào giấc ngủ.

6. Bỏ rượu 

Thói quen nhậu nhẹt sau giờ tan sở của nhiều nam giới hiện nay rất đáng lo ngại. Rượu, bia gây hại cho thần kinh, làm cơ thể mất cân bằng, dẫn đến giấc ngủ kém, đầu óc mơ màng, tâm trạng chán nản mệt mỏi. Tốt nhất, bạn nên bỏ rượu, bia và chọn lối sống lành mạnh.

-ruou-de-bao-ve-suc-khoe
Thói quen uống rượu khiến cơ thể mệt mỏi.

7. Tránh các chất gây dị ứng 

Khi bạn bị dị ứng, các hóa chất trong cơ thể được giải phóng để chống lại phản ứng dị ứng nên có thể gây ra triệu chứng khó thở và mệt mỏi. Dị ứng có thể gây viêm xoang, nghẹt thở, tiêu hóa kém, đau đầu làm bạn không thể tập trung vào công việc.

Với một người hay bị dị ứng thì thói quen ghi chép lại các thực phẩm, thành phần mình đã từng bị dị ứng sẽ giúp bạn tránh được điều này.   

8. Giảm căng thẳng, stress 

Ai cũng mệt mỏi giữa bộn bề cuộc sống nhưng đừng để căng thẳng kéo dài vì nó sẽ làm cơ thể và tinh thần bạn suy kiệt, dễ mắc bệnh trầm cảm.

Hormone căng thẳng có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, vì thế hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách này hay cách khác.

Bạn có thể chọn một vài hình thức luyện tập để cân bằng tâm trí như thái cực quyền, thiền định và yoga. Đôi khi bạn cũng nên đi massage hoặc đến phòng xông hơi để thải độc cơ thể và thư giãn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày trong chính ngôi nhà của mình, trồng cây cảnh cũng là một thú vui mang đến sự thư thái.

9. Kiểm tra sức khỏe tâm thần 

Khi tinh thần bạn bất ổn thì xu hướng những hình ảnh mệt mỏi, status tâm trạng mệt mỏi sẽ xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội. Cùng với đó, bạn hay bị mất ngủ, cảm thấy lo lắng, cáu giận, buồn bã vô cớ, thấy mất phương hướng khi nghĩ về tương lai. 

Khi có những dấu hiệu này, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tâm thần, vì có thể bạn đang bị mắc bệnh trầm cảm, hoặc một chứng bệnh tâm lý nào đó và nó rất nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm.

10. Không nên ngồi nhiều 

Những căn bệnh như thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng, mỏi vai gáy, bệnh trĩ… thường gặp ở dân văn phòng. Thói quen ngồi nhiều dẫn đến tuần hoàn kém, làm cơ thể mệt mỏi và dễ mắc phải nhiều chứng bệnh. 

Do đó, dù bạn phải ngồi làm việc 8 tiếng một ngày nhưng hãy cố gắng đứng dậy, đi vệ sinh hoặc đi lấy nước cứ khoảng 30 phút một lần. Dù thời gian đi lại chỉ vài phút cũng giúp máu lưu thông và cũng là cách chống mệt mỏi tốt cho bạn.

ngoi-nhieu-dan-den-met-moi
Ngồi nhiều sẽ làm bạn mệt mỏi.

11. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt  

Máu thiếu sắt làm nồng độ hemoglobin thấp, gây khó khăn cho việc vận chuyển oxy đến các mô và cơ bắp, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể mệt mỏi dễ mắc bệnh hoặc dễ bị nhiễm trùng.

Tình trạng thiếu sắt thường thấy ở phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể bổ sung sắt bằng viên uống, thực phẩm chức năng hoặc bằng các loại thực phẩm giàu sắt như: Rau lá xanh, ngũ cốc, bánh mì, thịt bò, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, gan, quả hạch. 

12. Ăn vặt  

Những bữa ăn nhẹ trong ngày giúp bổ sung năng lượng tốt hơn là chỉ ăn 3 bữa chính vì nó có thể giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.

Khi bạn ăn cách nhau 3 – 4 giờ một lần, sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể tốt hơn nhưng nhớ chỉ nên ăn trái cây, sữa không đường hoặc những món ăn ít ngọt và ít dầu mỡ nhé.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá no vì nó sẽ làm bạn tức bụng, khó chịu.

13. Bỏ thuốc lá 

Hút thuốc lá làm giảm mức oxy, gây khó thở, dễ mắc các bệnh về hô hấp, răng miệng và nguy cơ ung thư phổi cao.

Bỏ thuốc lá không hề dễ dàng với những người đã hút lâu năm, nhưng bạn có thể thử với một vài loại thuốc cai nghiện từ bác sĩ và phải có quyết tâm cao mới cai thuốc lá thành công được. 

Bạn đang mệt mỏi với cuộc sống và cạn kiệt năng lượng đừng để nó kéo dài, hãy thử bất kỳ cách nào có thể giúp bạn thoát ra và đừng quên áp dụng 13 cách chống mệt mỏi mà Marry Baby đã chia sẻ nhé!

Hanako