Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành và Top 5 sản phẩm giảm đau tầng sinh môn cho mẹ sinh thường

Hầu hết các mẹ sinh thường sẽ chịu những tổn thương nhất định ở tầng sinh môn. Các vết khâu tầng sinh môn đều có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu như không được chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng. Vậy nên chăm sóc vết khâu tầng sinh môn như thế nào, rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì?

Hiểu được điều đó, MarryBaby đề xuất một số cách chăm sóc và sản phẩm vệ sinh, giảm đâu cho mẹ sinh thường. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

I. Tình trạng nhiễm trùng tầng sinh môn

Trước khi tìm hiểu giải đáp cho câu hỏi rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì, mẹ nên biết lý do vì sao mẹ cần chăm sóc kỹ vết thương tại tầng sinh môn sau sinh và cần lưu ý dùng đúng loại dung dịch để rửa và giảm đau nhằm tránh gây nên nhiễm khuẩn tầng sinh môn.

Theo đó, nhiễm khuẩn tầng sinh môn sau sinh, hay còn gọi là nhiễm khuẩn hậu sản, là một trong nhiễm trường hợp hay gặp nhất trong tai biến sản khoa. Tác nhân gây bệnh gồm tất cả các vi khuẩn thông thường như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí… 

Một số tác hại khi mẹ bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn có thể kể đến như:

  • Âm hộ phù nề, sưng to, vết khâu tầng sinh môn có mủ.
  • Âm đạo ra rất nhiều dịch có mùi hôi, khiến mẹ đau đớn mỗi lần thăm khám.
  • Tử cung ra nhiều dịch có mùi hôi thối, có khi ra máu (hiếm gặp).
  • Phần phụ (vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng) bị nhiễm khuẩn kéo dài, dễ thành mãn tính nếu không điều trị kịp thời.
  • Viêm phúc mạc tiểu khung và viêm phúc mạc toàn bộ. Đây là hình thái rất nguy hiểm, phải mổ dẫn lưu mủ, dễ để lại di chứng sau mổ.
  • Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới làm cho chân bị phù to, nóng và đau. Dạng này có thể gây tử vong đột ngột nếu cục máu đông di chuyển lên tim gây nhồi máu cơ tim, lên não gây nhồi máu não, đến phổi gây tắc mạch phổi…
  • Tình trạng nhiễm khuẩn huyết – một hình thái nặng khó điều trị, tử vong rất cao.

Đó là những tác hại khôn lường của việc nhiễm khuẩn tầng sinh môn của sản phụ sau sinh. Do đó, mẹ cần biết cách vệ sinh khu vực trọng yếu này thật kỹ lưỡng sau khi sinh. Trong đó, việc rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì và cách chăm sóc tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng.

chăm sóc tầng sinh môn
Tâng sinh môn thường bị rạch khi sinh thường để cuộc sinh diễn ra suôn sẻ, sau sinh, mẹ cần chăm sóc khu vực này để tránh nhiễm trùng.

II. 6 cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn hiệu quả

1. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng miếng gạc lạnh

Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn còn bị sưng và đau. Mẹ có thể sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Mẹ luôn nhớ giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Ngoài ra, khi lau khô, mẹ cẩn thận làm từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.

2. Mẹo chăm sóc vết khâu tầng sinh môn: Chọn tư thế ngồi thích hợp

Tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn có thể khiến mẹ đau nhức. Để giảm bớt cảm giác này, mẹ nên chọn tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu. Mẹo lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi cũng giúp vết thương không bị đè nén nhiều.

3. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách ngăn ngừa táo bón

Một số vấn đề xảy ra khi chuyển dạ có thể khiến mẹ bị táo bón sau khi sinh. Nếu mẹ bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. Hãy làm theo các gợi ý sau đây để giảm thiểu tình trạng này:

  • Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại đậu, trái cây tươi và rau xanh. Chúng là những thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời..
  • Bổ sung nước bằng cách uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày. Các dạng nước lỏng ấm như trà thảo mộc cũng có thể hữu ích.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc làm mềm phân nếu cần.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ nếu cần thiết.
  • Dùng ghế nhỏ để kê cao chân cao lên khi đang ngồi trên bồn cầu. Tư thế này sẽ giúp mẹ rặn dễ dàng hơn.

4. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn thế nào? Chỉ cần vệ sinh đúng cách

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Câu trả lời là bằng nước và hãy giữ cho chỗ khâu được sạch sẽ, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tầng sinh môn.

Sau khi đi toilet, mẹ cần lưu ý khi vệ sinh bằng cách:

  • Chùi nhẹ nhàng từ phía trước ra phía sau sau khi đại tiện.
  • Sau khi chùi, xịt nước ấm vào chỗ khâu. Vỗ nhẹ cho khô.
  • Không dùng xà bông hoặc bất cứ dung dịch nào ngoại trừ nước.
  • Thay băng vệ sinh ít nhất 2 tới 4 giờ mỗi lần.

5. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ

Đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành. Tập đi bộ còn giúp mẹ ngăn ngừa cứng khớp và đau lưng do nằm nhiều.

Sau ngày đầu tiên, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh hoặc khu vực xung quanh khoa hậu sản.

Mẹ có thể bắt đầu tập luyện bằng cách đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và đi nhẹ nhàng.

6. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là cách để mẹ phục hồi vết thương hiệu quả và có sữa cho con. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Chúng giúp tạo các tế bào mới, khiến quá trình lành vết thương dễ dàng hơn. 

rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì
Ăn uống lành mạnh là cách chăm sóc tầng sinh môn hiệu quả, mau lành và giúp mẹ lợi sữa cho con bú.

III. Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì?

Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn. Theo bác sĩ sản khoa, một số cách vệ sinh nhằm hồi phục vết rạch tầng sinh môn nẹ nên tham khảo như:

  • Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.
  • Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh. Bằng cách dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (Lưu ý: Không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng). Sau đó lau khô lại.
  • Nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho an toàn? Mẹ có thể dùng vòi hoa sen để rửa nhẹ vùng vết thương. Không chà xà phòng vào vết thương.
  • Uống paracetamol giúp giảm đau nhức hoặc ibuprofen giảm sưng. Cả hai loại thuốc giảm đau đều an toàn nếu mẹ đang cho con bú.
  • Đặt một túi đá/ túi mát lên khu vực này trong khoảng 10 phút mỗi lần. Bọc hỗn hợp này bằng vải hoặc khăn để tránh bỏng nước đá, có thể gây đau đớn.
  • Tắm nước ấm để làm dịu đi cơn đau tầng sinh môn.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiện đang được bán trên thị trường. Chúng được sử dụng để thúc đẩy quá trình hồi phục tầng sinh môn mà không để lại sẹo. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa

[health-tool template=”ovulation-calculator”]

IV. Top 5 sản phẩm xịt, bôi kết hợp rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho hiệu quả

Earth Mama Herbal Perineal – Xịt giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng thuốc xịt giảm đau hỗ trợ mẹ rất tốt trong quá trình hồi phục.

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho mau lành? Xịt thảo dược Earth Mama Herbal Perineal là một loại thảo dược không mùi nhẹ nhàng cho mẹ sử dụng sau sinh. 

Công dụng

  • Xịt làm mát sau sinh, xịt đáy chậu làm dịu, giúp giảm bớt sự khó chịu của đau âm đạo sau sinh, sưng ở tầng sinh môn và bệnh trĩ.
  • Dạng nước phun sương giúp nhanh chóng làm mát dịu vùng đáy chậu do đau và sưng “vùng kín” sau khi sinh.
  • Là thảo dược không có paraben, dầu khoáng và hương thơm nhân tạo. 

Hướng dẫn sử dụng

  • Sau khi đi tiểu và tắm, mẹ sử dụng bình xịt làm mát này trên phần âm đạo để tránh kích ứng và khó chịu.
  • Lắc đều trước khi sử dụng.

Nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Chai Xịt New Mama Bottom Spray

Chai Xịt giảm đau New Mama Bottom Spray được sản xuất tại Mỹ. Đây là sản phẩm bán chạy nhất của hãng Earth Mama Angel Baby và là một trong những sản phẩm “phải có” ở các bệnh viện tại Mỹ.

Công dụng

  • Thiết kế dạng phun sương thảo dược làm mát dịu vùng đáy chậu trước và sau sinh giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu do đau, sưng vùng âm hộ sau khi sinh và các mô màng bụng bị sưng hoặc thâm tím.
  • Vòi xịt được thiết kế có thể xịt từ mọi góc độ.
  • Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? New Mama Bottom Spray là sản phẩm giúp làm dịu tình trạng đau nhức, khó chịu ở âm hộ sau khi sinh mà không cần uống thuốc giảm đau.
  • Giúp các mẹ có thể ngồi, cho con bú hoặc đi lại dễ dàng hơn.
  • Tuyệt đối lành tính cho thai kỳ với thành phần hoàn toàn thực vật từ tự nhiên.

Hướng dẫn sử dụng

Lắc đều và xịt “vùng bên dưới” bất cứ khi nào cần thiết, đặc biệt là sau khi mẹ đi vệ sinh và tắm.

Bình xịt giảm đau Dermoplast

rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì

Mẹ còn chưa biết nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì thì hãy tham khảo sản phẩm này nhé.

Bình xịt lạnh Dermoplast giúp nhanh làm lành vết thương. Được sử dụng cho các vết cắt, vết thương hở và rất phổ biến tại các bệnh viện ở Mỹ với khoảng 90% sản phụ trên thế giới tin dùng.

Công dụng

  • Với tác dụng giảm đau nhanh, Dermoplast được sử dụng rộng rãi cho các sản phụ sau sinh trong bệnh viện. Đặc biệt là vết rạch tầng môn sinh và vết mổ.
  • Giúp giảm đau nhanh và giảm ngứa từ vết xước, cháy nắng, côn trùng cắn, vết cắt nhỏ, bỏng và kích ứng da.
  • Đặc điểm phun không chạm làm giảm đau đến vùng nhạy cảm của mẹ sau sinh.

Hướng dẫn sử dụng

  • Làm sạch vết thương bằng nước ấm.
  • Lắc đều bình và xịt vào vùng cần giảm đau, xịt cách xa 20cm.
  • Ngày xịt 3 lần vào vết thương.

>>> Mẹ có cùng câu hỏi Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp “cô bé” không?

Miếng dán lạnh Tucks giảm đau – giải pháp rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho mau lành

rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì rất quan trọng, ngoài ra, mẹ cần có sản phẩm giảm đau để nhanh lành vết thương tại tầng sinh môn nhé.

Miếng dán lạnh Tucks giảm đau sau sinh được sản xuất tại Mỹ. Một hộp miếng dán lạnh Tucks giảm đau sau sinh gồm 100 miếng dùng để giảm đau vùng tầng sinh môn, mẹ có thể dùng trong thời gian khá lâu với chi phí tiết kiệm.

Công dụng

  • Tốt cho sản phụ sau sinh, để lót vào băng vệ sinh sau sinh.
  • Làm cho chỗ khâu tầng sinh môn mát lạnh, tránh viêm và mau lành, giảm đau cho sản phụ.
  • Được hầu hết các bệnh viện tại Mỹ cung cấp cho những bà mẹ sau sinh dùng để giảm đau tối đa vùng tầng sinh môn. 

Hướng dẫn sử dụng

  • Có thể thay Miếng dán lạnh Tucks giảm đau sau sinh tới 6 lần/ngày hoặc sau mỗi lần rửa, vệ sinh.
  • Để giảm đau nhanh chóng, có thể quấn Miếng dán lạnh Tucks vào tay, chấm vào vết thương và để ở đó từ 5 đến 15 phút.

Kem bôi Earth Mama Perineal Balm

chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Sau khi sinh, mẹ hay có cảm giác sưng đau ngứa do vết cắt tầng sinh môn. Kem bôi Earth Mama Perineal Balm là câu trả lời cho việc rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho hiệu quả.

Sản phẩm từ thương hiệu Earth Mama Angel Baby của Mỹ và được tin dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Công dụng

  • Giúp cung cấp dưỡng chất trước và sau khi sinh, bôi lành âm đạo
  • Giúp mau lành vết mổ đẻ,ngăn ngừa bệnh trĩ, giảm ngứa, sưng, chữa lành nhanh các vết thâm tím sau khi sinh.
  • Cung cấp các dưỡng chất an toàn giúp xoa dịu vết thương, làm mát, mang lại cảm giác dễ chịu.

Hướng dẫn sử dụng

Dùng 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm vết sưng, ngứa. Bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng thường xuyên.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả

V. Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Lời khuyên của bác sĩ

rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì
Mẹ nhớ câu trả lời cho câu hỏi “rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì” thì chính là nước. Như vậy là đủ an toàn và vệ sinh cho mẹ rồi nhé.

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Bên cạnh việc tham khảo cách lựa chọn sản phẩm chăm sóc vết khâu tầng sinh môn như trên, các bác sĩ sản khỏa đặc biệt lưu ý việc chăm sóc vết khâu trong giai đoạn hậu sản. Cụ thể là:

  • Ngoài việc nên biết rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì, mẹ cũng cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đặc biệt, không được ngâm mình trong nước hồ, ao bẩn.
  • Sau khi sinh phải được theo dõi 1 – 5 ngày, nếu ổn định mới được về nhà tiếp tục tự chăm sóc, theo dõi.
  • Khi có các triệu chứng bất thường, mẹ phải đến khám ngay ở cơ sở y tế để được các bác sĩ chăm sóc, điều trị kịp thời.
  • Nữ hộ sinh khi làm các thủ thuật sản khoa phải thực hiện đúng quy tắc vô khuẩn. Hạn chế các trường hợp phải đưa tay vào buồng tử cung. Trong trường hợp có chỉ định can thiệp hậu sản, các y bác sĩ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
  • Cơn đau hậu sinh gây cản trở cho việc sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Đặc biệt, nếu khu vực tầng sinh môn bị rạch và khâu lại, mẹ sẽ cảm giác đau đớn kéo dài. Điều quan trọng là phải giữ cho “vùng kín” sạch sẽ để vết thương mau lành, tránh viêm nhiễm.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm tới sức khỏe không?

Mong rằng bài viết đã giải đáp thắc mắc nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nhớ bất kỳ sản phẩm nào, mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Chúc mẹ mau phục hồi để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình nhé.