Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cẩm nang chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng

Khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng, mẹ sẽ cần lưu ý một số điều sau:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Theo khuyến nghị, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và có thể kéo dài đến khoảng 1 năm [1]. Bởi sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Các thành phần trong sữa mẹ như đường sữa, protein (đạm tự nhiên), chất béo… được “thiết kế” phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Vì vậy, đối với em bé thì sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa và giúp bé hấp thu nhanh [2].
  • Sữa mẹ giúp xây dựng nền tảng đề kháng cho bé từ những ngày đầu đời nhờ chứa kháng thể, GOS, HMO, lợi khuẩn… [3], [4] Vì vậy, trẻ bú mẹ ít có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, béo phì, tiểu đường, viêm tai, tiêu chảy, táo bón… [1].
  • Thành phần sữa mẹ có đủ lượng chất béo, đường, nước, protein, vitamin… cần thiết cho sự phát triển của bé, thúc đẩy trẻ tăng cân lành mạnh. Hơn nữa, thành phần sữa mẹ luôn có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé theo thời gian [5].

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu là đủ?

tần suất cho bé bú

Vì kích thước dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và còn đang phát triển nên em bé thường xuyên cảm thấy đói nhưng mỗi lần chỉ bú được một ít sữa. Vì vậy, mẹ cần lưu ý [6]:

  • Trong vòng 2 tháng đầu, bạn cần cho bé bú với tần suất từ 2 đến 3 giờ một lần. Như vậy, trong một ngày sẽ có khoảng 8 đến 12 lần cho con bú.
  • Khi lớn thêm, bé sẽ bú mẹ ít thường xuyên hơn nhưng mỗi lần sẽ bú nhiều sữa hơn. Lượng sữa bé cần bú mỗi ngày có thể giống nhau đối với trẻ từ 4 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi.
  • Ngoài ra, đối với trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh, mẹ cũng có thể dựa trên các dấu hiệu bé đói bụng để cho bú theo nhu cầu. Nếu trẻ sơ sinh bị đói thì thường có những biểu hiện như khóc, bàn tay nắm chặt, mút tay, đưa lưỡi ra, dụi đầu vào ngực mẹ để tìm kiếm núm vú.

Cho bé bú đúng cách – Bí quyết giúp bé tránh đầy hơi, chướng bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng là do nuốt phải khí dư thừa trong khi bú. Hơn nữa, sự phân hủy, tiêu hóa sữa trong ruột của em bé cũng tạo ra khí dư thừa gây đầy hơi, khó chịu [7]. Do đó, mẹ cần cho con bú đúng cách để hạn chế tình trạng này:

  • Đảm bảo trẻ bú đúng khớp ngậm, môi của bé phải ngậm hết quầng vú của mẹ chứ không chỉ núm vú [8].
  • Vỗ ợ hơi cho bé trong hoặc sau khi cho bú để ngăn khí đi vào ruột của bé quá nhiều gây khó chịu. Nếu đang cho bé bú, mẹ có thể “tranh thủ” lúc đổi sang vú còn lại để vỗ ợ hơi cho con [8], [9].
  • Cố gắng đừng để bé bú quá nhiều hoặc quá nhanh [9].
  • Theo dõi thời điểm bé đầy hơi và xem lại chế độ ăn uống của mình [9]. Mẹ đang cho con bú có thể ăn phải những thực phẩm là “thủ phạm” khiến bé đầy hơi như bông cải xanh, bông cải trắng, các loại đậu… Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ thực phẩm nào đó đang ảnh hưởng đến em bé thì nên cắt giảm một cách hợp lý trong chế độ ăn uống của mình [7].
  • Nếu có bất kỳ lo ngại nào về vấn đề trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng… khi bú mẹ, bạn có thể hỏi xin lời khuyên của bác sĩ về việc cho con bú đúng cách [9].

Nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên làm gì?

mẹ không thể cho bé bú

Dù sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng một số trường hợp mẹ có thể gặp khó khăn hoặc không thể cho con bú do các nguyên nhân như nguồn sữa mẹ không đủ hoặc không có sữa mẹ; mẹ gặp các vấn đề sức khỏe như vừa phẫu thuật, bị bệnh hoặc dùng thuốc điều trị… [10], [11]. Trong trường hợp này, mẹ có thể cân nhắc một số giải pháp như [5]:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn cách cải thiện nguồn sữa mẹ.
  • Tìm kiếm ngân hàng sữa mẹ uy tín, chất lượng. Bạn có thể xin giới thiệu từ bác sĩ, chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm.
  • Tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn những công thức sữa phù hợp với chiếc bụng non nớt của bé. Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện nên bé sẽ dễ gặp các vấn đề tiêu hóa. Trong khi đó, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với bé. Do đó, khi chọn sữa cho con, mẹ cần ưu tiên những công thức sữa “êm dịu” tiêu hóa nhằm giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng

lưu ý khi cho bé ăn dặm

Trẻ mấy tháng ăn dặm? [6]

Mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng tháng thứ 6. Ngoài ra, nếu bé có một số dấu hiệu sau thì cũng cho thấy, bé đã sẵn sàng tập ăn dặm:

  • Trẻ có thể tự ngồi dậy hoặc với sự hỗ trợ
  • Trẻ có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Trẻ mở miệng khi bạn đưa thức ăn đến gần
  • Trẻ nuốt thức ăn thay vì dùng lưỡi đẩy ra ngoài
  • Trẻ hay đưa đồ vật vào miệng
  • Trẻ cố gắng với tay nắm lấy những đồ vật nhỏ, chẳng hạn như đồ chơi hoặc thức ăn
  • Trẻ hứng thú với thức ăn, biểu hiện qua việc nhìn chằm chằm những gì bạn ăn, với tay ra hoặc há miệng đòi ăn.

Lưu ý về chế độ ăn dặm cho bé

Ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo bạn đang cho con ăn dặm đúng cách:

  • Khi được 6 tháng tuổi, em bé bắt đầu tập nhai nên chưa thể nhai tốt như người lớn. Do đó, những thức ăn đầu tiên của bé cần đảm bảo mềm và dễ nuốt chẳng hạn như cháo hoặc rau củ quả nghiền nhuyễn [13].
  • Khi trẻ được 9 – 11 tháng tuổi, bạn có thể cắt nhỏ thức ăn thành từng lát mềm thay vì nghiền nát để trẻ học cách dùng các ngón tay cầm nắm thức ăn [13].
  • Trong thời gian đầu, bạn có thể trộn sữa mẹ với thức ăn đặc để giúp trẻ dễ dàng làm quen với việc ăn dặm hơn [14]. Việc trộn sữa mẹ không chỉ giúp bé dễ làm quen với kết cấu, mùi vị mà đạm mềm trong sữa mẹ còn giúp bé dễ tiêu hóa. Qua đó, “thích nghi” tốt hơn với việc ăn dặm và giảm nguy cơ táo bón.
  • Không thêm các gia vị như muối, đường… vào thức ăn của bé [12].
  • Giới thiệu từng loại thực phẩm riêng lẻ cho bé và đợi khoảng 1 ngày trước khi cho trẻ thử một món ăn mới để xem trẻ có dị ứng hay không.
  • Kiên nhẫn cho bé thời gian làm quen với thức ăn. Nếu trẻ từ chối một món nào đó trong lần đầu tiên, hãy kiên nhẫn thử lại những lần sau thay vì ép trẻ ăn.

Cách chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Nhìn chung, mẹ cần cho bé ăn các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng như rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt, cá, trứng, sữa… Việc ăn uống đa dạng mỗi ngày sẽ giúp bé có cơ hội để nhận được đủ các chất dinh dưỡng và vi khoáng chất cần thiết [13].

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý đến các loại thực phẩm và nước uống cần tránh cho bé dưới 1 tuổi như mật ong, thực phẩm chế biến sẵn, các loại hạt, nước ngọt, cà phê, đồ ăn chứa gia vị… [12], [13]

Nhìn chung, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, từ sau khi sinh đến giai đoạn tập ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì việc cho con bú ít nhất một năm. Với những bé dùng sữa ngoài, mẹ cần chọn công thức sữa giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, ít táo bón, êm bụng, êm giấc với đạm mềm nhỏ, tự nhiên. Nhờ đó giúp quá trình tập ăn dặm của bé suôn sẻ hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Nên cho trẻ ăn dặm vào buổi nào trong ngày là hợp lý, khoa học?

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như thế nào? Mẹ nên biết điều này để giúp cho việc chăm con thuận tiện và đúng phương pháp khoa học hơn để tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé nhé.

Khi chăm sóc con, rất nhiều mẹ bỉm sữa xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày dày đặc; vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp con tăng cân và mau lớn. Nhưng việc nhồi nhét đó không hề tốt cho trẻ nhỏ vì có thể khiến bé sợ ăn dẫn đến lười ăn và sụt cân.

1. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm khi nào?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APA) khuyến cáo trẻ em bắt đầu tập ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan sát dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như:

  1. Bé tăng cân đều.
  2. Bé cảm thấy thèm khi thấy ba mẹ ăn.
  3. Bé thấy đói dù mới được mẹ cho ăn hoặc vừa bú xong.
  4. Bé đã có thể kiểm soát phần cổ và đầu một cách tốt nhất.
  5. Bé có xu hướng đưa tay hoặc đồ vật xung quanh lên miệng để cắn.
  6. Miệng và lưỡi của bé phát triển. Con có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt.

>> Xem thêm: 6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm mẹ nên chú ý

2. Mẹ nên cho trẻ ăn dặm vào buổi nào trong ngày là hợp lý?

[key-takeaways title=””]

Buổi sáng và buổi trưa là hai thời điểm lý tưởng nhất cho bé ăn dặm. Lý do là vì lúc này bé đang không quá đói cũng không quá no, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Song, cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho bé ăn dặm sau 19 giờ tối.
  • Dù bé vẫn đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn có thể linh hoạt thời gian cho bé ăn. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng 2 bữa ăn dặm cách xa nhau và bé ăn trước 19 giờ.

[/key-takeaways]

Đối với bé dưới 1 tuổi: Nên ăn 2 – 3 bữa dặm mỗi ngày, cách nhau 3 – 4 tiếng. Ví dụ:

  • Buổi sáng: 8h – 9h
  • Buổi trưa: 12h – 13h
  • Buổi chiều: 16h – 17h

Đối với bé trên 1 tuổi:

  • Có thể tăng lên 3 – 4 bữa dặm mỗi ngày.
  • Điều chỉnh thời gian ăn dặm phù hợp với nhu cầu và thói quen của bé.

3. Gợi ý bảng thời gian ăn dặm trong ngày cho bé theo tháng tuổi

Mẹ nên lưu ý, bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cần linh hoạt trong việc xây dựng chế độ ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi. Mẹ hãy tham khảo bảng gợi ý dưới đây nhé.

3.1 Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Tại thời điểm này; mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo loãng 1 lần/ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất lên 2 – 3 lần/ ngày.

Trong tuần đầu tiên của lịch ăn dặm cho bé 6 tháng; mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng như sau.

[key-takeaways title=”Thời gian ăn dặm bé 6 tháng tuổi tuần đầu tiên”]

  • Buổi sáng lúc bé ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi trưa: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Trước khi bé đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột.

[/key-takeaways]

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày 2
Bảng thời gian cho bé 6 tháng ăn dặm trong ngày tham khảo

**Lưu ý khi cho bé ăn dặm theo bảng thời gian trong ngày

Sang tuần thứ 2 – 3 của tháng 6, thời gian cho bé ăn dặm và lịch ăn dặm của bé không có nhiều sự khác biệt. Nhưng mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn cho bé trong ngày. Lưu ý, nhu cầu về sữa của trẻ ở giai đoạn này là khoảng 900ml/ ngày.

Lịch và thời gian ăn dặm của bé 6 tháng tuần tuổi thứ 2, thứ 3:

  • Buổi sáng khi ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền.
  • Buổi trưa: Bú mẹ hoặc bú sữa công thức
  • Giữa buổi chiều: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền.
  • Buổi tối: Bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài.
  • Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột.

Thời gian biểu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm cũng cần linh hoạt, không nên ép bé ăn 2-3 bữa/1 ngày nếu bé chưa sẵn sàng. Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc; và có các giấc ngủ ngắn trong ngày để trí não của con phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

3.2 Lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ 7-8, trong khẩu phần ăn dặm của bé mẹ nên thêm vào các loại hải sản, ít nhất 3 bữa/ tuần. Xây dựng thực đơn đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm chất béo, chất đạm, vitamin và chất xơ, tinh bột.

[key-takeaways title=”Lịch trình cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm trong ngày”]

  • Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng/ trái cây rau củ nghiền.
  • Buổi trưa: Ăn nhẹ với trái cây, sữa chua.
  • Giữa chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối trước 7g: Ăn dặm cháo bắp.
  • Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

[/key-takeaways]

>> Tham khảo: Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn ăn dặm cho bé

Lịch cho trẻ 7 tháng tuổi
Gợi ý thời gian và lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

3.3 Bảng thời gian biểu ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng tuổi trong ngày

Khác với giai đoạn mới bước vào thời kỳ ăn dặm thì nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé đến từ các bữa ăn. Vậy nên bé cần ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cũng cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm: Chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin. 

[key-takeaways title=”Thời gian biểu ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi”]

  • Buổi sáng sau khi bé thức dậy: Cho con bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo/ bột.
  • Buổi trưa: Ăn bữa trưa với cháo kèm thức ăn, rau củ mềm.
  • Giữa chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua, các món ăn nhẹ.
  • Buổi tối: Ăn tối với thực phẩm đặc.
  • Trước khi bé đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

[/key-takeaways]

Thời khóa biểu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cũng không có sự thay đổi nhiều. Ngoài bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày, mẹ cần lưu ý tăng lượng khẩu phần ăn để cung cấp đủ năng lượng cho bé phát triển.

3.4 Bé từ 12 tháng – 24 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn đa dạng các loại thức ăn. Trung bình 1 bữa trẻ có thể ăn được 1 tô cháo 250ml. Đây cũng là thời điểm bé có thể ăn theo lịch của gia đình mình.

4. Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Thời điểm, số lượng hay thời gian cho bé ăn dặm là điều băn khoăn của tất cả các bà mẹ. Trên thực tế đa số bé ở tuổi ăn dặm vẫn đang bú mẹ. Bởi vậy, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc cho bé ăn dặm.

Mẹ chỉ cần đảm bảo thời gian 2 bữa cho bé ăn dặm cách xa nhau. Dung tích bữa ăn cũng tùy thuộc vào khả năng hấp thu của mỗi bé. Với trẻ biếng ăn thì giai đoạn tập ăn; mẹ không nên chia làm quá nhiều bữa.

4.1 Biết thời gian bé cần để tiêu hóa thức ăn

Để sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất; mẹ cần nắm được thời gian các loại thực phẩm tiêu hóa hết:

  • Sữa mẹ: 1-2 giờ.
  • Sữa công thức: 2-3 giờ.
  • Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ.
  • Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ.
  • Đồ ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ.

4.2 Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

– Bắt đầu từ lượng ít đến nhiều: Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên sử dụng bình ăn dặm hoặc muỗng (thìa) để cho bé ăn. Bắt đầu với 1-2 muỗng bột/lần và tăng dần lượng thức ăn lên 1/3 chén, 1/2 chén và tiếp tục điều chỉnh theo sự phát triển của bé. Việc điều chỉnh lượng thức ăn dặm theo từng thời kỳ là cần thiết để hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần và đảm bảo việc bổ sung dinh dưỡng được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

– Từ vị ngọt đến vị mặn: Khi mới tập ăn, mẹ nên cho bé bắt đầu bằng vị ngọt từ các loại thực phẩm như táo, chuối, khoai lang. Sau đó mới chuyển sang các loại rau, thịt cá. Lưu ý: Không nên nêm thức ăn cho trẻ bằng nước mắm, muối hay bất kỳ loại gia vị nào.

– Từ loãng đến đặc: Trong thời gian đầu, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng để bé dễ làm quen và dễ nuốt. Sau đó, tăng dần độ đặc của thức ăn để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi dễ dàng và hấp thu tốt hơn.

– Làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày: Đây là cách tốt nhất để mẹ phát hiện con có dị ứng với loại thực phẩm nào hay không. Nếu sau khoảng thời gian này, bé không có biểu hiện gì đặc biệt, mẹ có thể cho bé ăn và thử thêm nhiều loại thực phẩm khác như ngũ cốc, yến mạch, sữa chua, váng sữa, phô mai,…

>> Cùng chủ đề thời gian ăn dặm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tùy thuộc vào món ăn

5. Tiêu chí chọn mua thực phẩm ăn dặm cho bé

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu về các loại thực phẩm ăn dặm khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ khiến mẹ không khỏi phân vân, không biết chọn loại nào thì tốt cho bé. Nếu cũng đang rơi vào tình huống này, mẹ có thể cân nhắc một số tiêu chí sau:

  • Chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất cho sự phát triển của bé.
  • Nhiều hương vị khác nhau để bé hào hứng với việc khám phá thức ăn, không bị ngấy.
  • Đảm bảo bột ăn dặm cho trẻ có độ sạch, an toàn cao, không chứa hormone tăng trưởng, thành phần biến đổi gen, phụ gia, phẩm màu và các hóa chất độc hại khác.
  • Nên khởi đầu ăn dặm với các món bột nhuyễn và mịn để hệ tiêu hóa non nớt của con thích nghi dần dần với việc chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang việc ăn các thực phẩm khác (ăn dặm). Bột ăn dặm chính là khởi đầu an toàn và phù hợp cho bé yêu trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng này. 

Trẻ em hiện nay không chi cần ăn no, ăn ngon mà còn cần ăn sạch. Việc dậy thì sớm hiện đang là một hồi chuông cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ về việc chọn nguồn thực phẩm cho con. Việc sử dụng thực phẩm Organic (hữu cơ) cho con không chỉ là một xu hướng; mà còn là cách bảo vệ sức khỏe cho bé yêu ngay từ giai đoạn khởi đầu

Cuối cùng, điểm cộng của dòng sản phẩm này là phù hợp với hầu hết các phương pháp ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp với các phương pháp ăn dặm khác như ăn dặm kiểu Nhật (thay thế cháo rây), ăn dặm kiểu BLW (thêm vào thực đơn bữa phụ trong ngày)… mà không phải lo lắng về việc dư thừa hay thiếu hụt dưỡng chất cho bé.

>> Tham khảo: 10 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng

6. Danh sách thực phẩm cần tránh cho bé khi bắt đầu ăn dặm

  • Mật ong: Bé có thể bị ngộ độc botulinum nếu ăn mật ong trước 12 tháng tuổi.
  • Trứng chưa chín và thực phẩm có chứa trứng sống: Vi khuẩn trong trứng sống có thể gây hại cho sức khỏe non nớt của trẻ khi trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi.
  • Sữa ít béo: Trẻ em trước 2 tuổi cần uống sữa có đầy đủ chất béo để phát triển não bộ và hệ thần kinh.
  • Các loại hạt nguyên hạt và các loại thực phẩm cứng: Trẻ em trước 3 tuổi có thể bị nghẹn, ngạt thở khi ăn các loại hạt, thực phẩm cứng.
  • Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Không dùng cho bé dưới 12 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khả năng tiêu hóa sữa bò.
  • Các loại sữa hạt: Không cho bé uống sữa từ thực vật như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa dừa,… trước 2 tuổi vì có thể gây dị ứng cho bé.
  • Trà, cà phê hoặc đồ uống có đường: Các thức uống có đường sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là răng miệng.

[inline_article id=178819]

7. Các lưu ý khi áp dụng bảng thời gian ăn dặm cho bé trong ngày

4 “không” khi tập cho bé ăn dặm:

  • Không cho bé ăn quá 30 phút một bữa. Không ép bé ăn.
  • Không cho con vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa chơi hoặc bế con đi ăn rong.
  • Không cắt ngang giấc ngủ của con; bắt trẻ phải thức dậy ăn khi bé đang ngủ ngon giấc.
  • Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng.

Mẹo cho bé làm quen với thời gian ăn dặm tốt hơn:

  • Lựa chọn các loại bát, chén, thìa ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc đáng yêu sẽ kích thích bé.
  • Mẹ nên tạo không gian ăn uống thoáng mát. Có thể cho trẻ ngồi ăn cùng bàn ăn với gia đình. Vừa giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mọi người; vừa tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của trẻ.
  • Luôn thực hiện nguyên tắc cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc; từ ít đến nhiều để dạ dày của bé có thể thích nghi khỏe mạnh. Trong đó, bột ăn dặm là thức ăn lý tưởng nhất trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm của bé.
  • Tập cho bé ăn đúng giờ là điều vô cùng cần thiết cho quá trình ăn dặm. Chúng vừa giúp dạ dày của bé làm quen với thức ăn. Vừa giúp bé hình thành thói quen tốt khi lớn lên.
  • Tập ăn dặm có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày trong đó có 1 bữa cháo còn lại là các bữa sữa. Sau dần sẽ đổi thành 5 bữa rồi 3 bữa chính/ngày khi bé tròn 2 tuổi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý:

  • Không nêm gia vị khi cho bé ăn dặm, đặc biệt là tránh cho bé ăn nhiều muối, thức ăn cay, nóng.
  • Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ vừa ăn để bé dễ nuốt.
  • Quan sát bé khi ăn để đảm bảo bé không bị nghẹn.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho bé.
  • Bảo quản thức ăn dặm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Trên đây là một số bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày để các mẹ có thể tham khảo. Tùy điều kiện gia đình, sức khỏe và khả năng hấp thu của bé; các mẹ có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách tập cho bé 6-24 tháng tuổi ăn dặm đúng cách từ A-Z

Trẻ con lớn nhanh như thổi nên ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần được bổ sung dưỡng chất khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mình. Đây là một bước tiến quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với các bé. Tuy nhiên, mẹ có đảm bảo cho bé ăn dặm đúng cách.

Khi nào nên tập cho bé ăn dặm?

Có thể mẹ không biết, nhưng việc quyết định khi nào cho bé ăn dặm đúng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thói quen ăn uống và sức khỏe của bé. Ăn dặm trễ, cơ thể bé sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Ngược lại, ăn quá sớm lại làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy, chọn đúng thời điểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần chú ý nếu muốn cho bé ăn dặm đúng cách.

Theo học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), bé có thể bắt đầu ăn dặm khi được từ 4 đến 6 tháng tuổi. Thế nhưng mỗi đứa bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau nên người có thể đưa ra đáp án đúng nhất dành cho câu hỏi “trẻ mấy tháng cho ăn dặm” chỉ có con mà thôi.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu mà không cần ai hỗ trợ
  • Có thể mở miệng để nhận và nuốt thức ăn, thay vì đẩy thức ăn ra ngoài
  • Tò mò mọi thứ xung quanh, nhất là với những món cha mẹ đang ăn
  • Cố gắng cầm món đồ nào đó và đưa vào miệng
  • Trông bé vẫn còn đói dù đã bú đủ 8 – 10 cữ sữa mỗi ngày

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

Cho bé ăn dặm như thế nào mới đúng cách?

1. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Một yếu tố quan trọng trong việc cho bé ăn dặm đúng cách là đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi bé đã quen với việc ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn chén bột hoặc cháo hoàn chỉnh với bốn nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm cung cấp bột đường: gạo, bột, khoai. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm không nên trộn thêm gạo nếp, không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vì dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn.
  • Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn đa dạng thịt bò, cá, tôm, cua… (khi sang tháng tuổi thứ 7).
  • Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 6:4, do đó nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
  • Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột, cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân.Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên chọn phần lá rau xanh mềm và bỏ phần cuống rau để tránh gây lợn cợn. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều.

>> Mẹ có thể tham khảo: Các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm và cực kỳ bổ não

2. Thực phẩm rắn không nên cho ăn

Dị ứng thực phẩm không phải là chuyện nhỏ, nhất là những em bé nhỏ. Do đó, cha mẹ nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn dặm của bé như:

  • Mật ong: Bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, nếu cho bé ăn mật ong quá sớm
  • Sữa bò: đây là thực phẩm dễ gây dị ứng, vậy nên, trong năm đầu đời của con, ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn không nên cho con uống sữa bò.
  • Các thực phẩm cứng như quả hạch, nho khô, kẹo cứng, nho, rau sống cứng, bắp rang bơ, bơ đậu phộng và xúc xích. Những thực phẩm này dễ dẫn đến nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ.

3. Liều lượng hợp lý là một nguyên tác trong việc cho bé ăn dặm đúng cách

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời “sơ khai”, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và chủ yếu để bé cưng phát triển. Việc ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu tập cho bé quen dần với thức ăn. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1-2 buổi mỗi ngày tùy theo nhu cầu.

Khẩu phần ăn mỗi ngày của bé sẽ được tăng dần theo thời gian. Từ 3 muỗng thức ăn mỗi lần, mẹ có thể tăng lên 6-8 muỗng/ lần và tăng thêm 2 bữa phụ mỗi ngày là đảm bảo cho bé ăn dặm đúng cách.

4. Các giai đoạn cho bé ăn dặm đúng cách

Bột – Cháo – Cơm là ba giai đoạn ăn dặm quan trọng của việc cho bé ăn dặm đúng cách.

  • Giai đoạn ăn bột: Từ 4-6 tháng tuổi trở đi mẹ có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng. Thông thường có hai lựa chọn. Một là mua bột đóng hộp của các thương hiệu sản xuất uy tín, các loại bột khá đa dạng và có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Hai là mẹ tự chế biến bột cho bé nhưng cần đảm bảo hợp vệ sinh và đủ dưỡng chất.
  • Giai đoạn ăn cháo: 9 tháng, bé đã chập chững những bước đi đầu đời. Đây cũng là lúc mẹ nên thay thế bột bằng cháo ăn dặm. Sai lầm phổ biến trong cách nấu cháo chính là chỉ sử dụng nước hầm xương. Mẹ đừng quên rằng nước ngọt của xương không cung cấp đủ dinh dưỡng mà trẻ cần ăn thêm phần thịt. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của trẻ, nên múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa.
  • Giai đoạn ăn cơm: Bé đã đủ 20 cái răng là lúc có thể nhai cơm kỹ. Nếu cho con đi học thời điểm 18 tháng tuổi, nhà trường sẽ cho ăn cơm mềm và tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh hoặc súp hoặc cho trẻ ăn trái cây thái nhỏ.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu đúng cách

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng thức ăn gì? Câu trả lời là không có nguyên tắc tuyệt đối nào. Chỉ biết rằng các bác sĩ khuyên không nên bắt đầu bằng thịt. Phần lớn lời khuyên cho rằng nên bắt đầu bằng các món rau hoặc cháo sữa ngũ cốc và không được quên 4 nguyên tắc ăn dặm lần đầu sau:

  • Không hấp tấp vội vàng và tin tuyệt đối vào kinh nghiệm của người quen. Nếu nghi ngờ bất kỳ điều gì nên dừng lại ngay.
  • Không để ý chuyện bé ăn nhiều hay ít. Số lượng không quyết định chất lượng.
  • Không ép bé ăn vì bé sẽ sớm chán ghét chuyện ăn uống.
  • Chỉ cho bé ăn thức ăn mới khi cơ thể khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt.

Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), cách cho bé ăn dặm đúng cách nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

[inline_article id=187247]

Các phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách

Có nhiều phương pháp tập cho bé ăn dặm đúng cách để cung cấp dinh dưỡng cho bé, nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm chỉ huy. Tùy hoàn cảnh gia đình, tính cách và sở thích của bé cưng, mẹ có thể chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Hoặc mẹ cũng có thể chọn lọc và kết hợp tất cả các phương pháp với nhau để phù hợp nhất với cục cưng của mình. Lưu ý, dù chọn phương pháp nào, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ càng và kiên trì với phương pháp mình chọn.