Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bảng thời gian ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi mẹ cần biết

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như thế nào? Mẹ nên biết điều này để giúp cho việc chăm con thuận tiện và đúng phương pháp khoa học hơn để tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé nhé.

Khi chăm sóc con, rất nhiều mẹ bỉm sữa xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày dày đặc; vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp con tăng cân và mau lớn. Nhưng việc nhồi nhét đó không hề tốt cho trẻ nhỏ vì có thể khiến bé sợ ăn dẫn đến lười ăn và sụt cân.

1. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm khi nào?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APA) khuyến cáo trẻ em bắt đầu tập ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan sát dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như:

  1. Bé tăng cân đều.
  2. Bé cảm thấy thèm khi thấy ba mẹ ăn.
  3. Bé thấy đói dù mới được mẹ cho ăn hoặc vừa bú xong.
  4. Bé đã có thể kiểm soát phần cổ và đầu một cách tốt nhất.
  5. Bé có xu hướng đưa tay hoặc đồ vật xung quanh lên miệng để cắn.
  6. Miệng và lưỡi của bé phát triển. Con có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt.

>> Xem thêm: 6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm mẹ nên chú ý

2. Cách xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Thời điểm, số lượng hay thời gian cho bé ăn dặm là điều băn khoăn của tất cả các bà mẹ. Trên thực tế đa số bé ở tuổi ăn dặm vẫn đang bú mẹ. Bởi vậy, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc cho bé ăn dặm.

Mẹ chỉ cần đảm bảo thời gian 2 bữa cho bé ăn dặm cách xa nhau. Dung tích bữa ăn cũng tùy thuộc vào khả năng hấp thu của mỗi bé. Với trẻ biếng ăn thì giai đoạn tập ăn; mẹ không nên chia làm quá nhiều bữa.

2.1 Biết thời gian bé cần để tiêu hóa thức ăn

Để sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất; mẹ cần nắm được thời gian các loại thực phẩm tiêu hóa hết:

  • Sữa mẹ: 1-2 giờ.
  • Sữa công thức: 2-3 giờ.
  • Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ.
  • Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ.
  • Đồ ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ.

2.2 Lưu ý trong khoảng thời gian tập cho bé ăn dặm

Ngoài ra, trong thời gian bắt đầu tập ăn dặm cho bé; mẹ nên:

  • Dùng bột ăn liền để bé tập ăn trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Không nên nấu nước hầm xương để pha bột cho bé. Bởi vì điều này sẽ khiến lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé sẽ bị mất cân bằng.
  • Tập cho bé ăn đúng giờ là điều vô cùng cần thiết cho quá trình ăn dặm. Chúng vừa giúp dạ dày của bé làm quen với thức ăn. Vừa giúp bé hình thành thói quen tốt khi lớn lên.
  • Tập ăn dặm có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày trong đó có 1 bữa cháo còn lại là các bữa sữa. Sau dần sẽ đổi thành 5 bữa rồi 3 bữa chính/ngày khi bé tròn 2 tuổi.
  • Các bữa ăn dặm phải cách nhau ít nhất 2 giờ. Khoảng cách giữa các bữa chính cần đảm bảo tối thiểu là 4 tiếng/ bữa.

>> Cùng chủ đề thời gian ăn dặm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tùy thuộc vào món ăn

2.3 Tiêu chí chọn mua thực phẩm ăn dặm cho bé

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu về các loại thực phẩm ăn dặm khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ khiến mẹ không khỏi phân vân, không biết chọn loại nào thì tốt cho bé. Nếu cũng đang rơi vào tình huống này, mẹ có thể cân nhắc một số tiêu chí sau:

  • Chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất cho sự phát triển của bé.
  • Nhiều hương vị khác nhau để bé hào hứng với việc khám phá thức ăn, không bị ngấy.
  • Đảm bảo bột ăn dặm cho trẻ có độ sạch, an toàn cao, không chứa hormone tăng trưởng, thành phần biến đổi gen, phụ gia, phẩm màu và các hóa chất độc hại khác.
  • Nên khởi đầu ăn dặm với các món bột nhuyễn và mịn để hệ tiêu hóa non nớt của con thích nghi dần dần với việc chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang việc ăn các thực phẩm khác (ăn dặm). Bột ăn dặm chính là khởi đầu an toàn và phù hợp cho bé yêu trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng này. 

Trẻ em hiện nay không chi cần ăn no, ăn ngon mà còn cần ăn sạch. Việc dậy thì sớm hiện đang là một hồi chuông cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ về việc chọn nguồn thực phẩm cho con. Việc sử dụng thực phẩm Organic (hữu cơ) cho con không chỉ là một xu hướng; mà còn là cách bảo vệ sức khỏe cho bé yêu ngay từ giai đoạn khởi đầu

Cuối cùng, điểm cộng của dòng sản phẩm này là phù hợp với hầu hết các phương pháp ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp với các phương pháp ăn dặm khác như ăn dặm kiểu Nhật (thay thế cháo rây), ăn dặm kiểu BLW (thêm vào thực đơn bữa phụ trong ngày)… mà không phải lo lắng về việc dư thừa hay thiếu hụt dưỡng chất cho bé.

3. Gợi ý bảng thời gian ăn dặm trong ngày cho bé 6-7 tháng tuổi

Mẹ nên lưu ý, bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cần linh hoạt trong việc xây dựng chế độ ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi. Vậy nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

3.1 Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Tại thời điểm này; mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo loãng 1 lần/ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất lên 2 – 3 lần/ ngày.

Trong tuần đầu tiên của lịch ăn dặm cho bé 6 tháng; mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng như sau.

[key-takeaways title=”Thời gian ăn dặm bé 6 tháng tuổi tuần đầu tiên”]

  • Buổi sáng lúc bé ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi trưa: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Trước khi bé đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột.

[/key-takeaways]

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày 2
Bảng thời gian cho bé 6 tháng ăn dặm trong ngày tham khảo

**Lưu ý khi cho bé ăn dặm theo bảng thời gian trong ngày

Sang tuần thứ 2 – 3 của tháng 6, thời gian cho bé ăn dặm và lịch ăn dặm của bé không có nhiều sự khác biệt. Nhưng mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn cho bé trong ngày. Lưu ý, nhu cầu về sữa của trẻ ở giai đoạn này là khoảng 900ml/ ngày.

Lịch và thời gian ăn dặm của bé 6 tháng tuần tuổi thứ 2, thứ 3:

  • Buổi sáng khi ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi trưa: Ăn bột hoặc cháo nấu với rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài.
  • Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột.

Đối với những bà mẹ không đủ sữa hoặc bé có nhu cầu ăn dặm sớm; giai đoạn ăn dặm có thể bắt đầu từ tháng thứ 4. Nhưng lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non, yếu; mẹ chỉ nên cho bé ăn nước cháo, nước rau củ hoặc bột loãng.

Thời gian biểu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm cũng cần linh hoạt, chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày xen kẽ các cữ bú. Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc; và có các giấc ngủ ngắn trong ngày để trí não của con phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

3.2 Lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ 7-8, trong khẩu phần ăn dặm của bé mẹ nên thêm vào các loại hải sản, ít nhất 3 bữa/ tuần. Xây dựng thực đơn đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm chất béo, chất đạm, vitamin và chất xơ, tinh bột.

[key-takeaways title=”Lịch trình cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm trong ngày”]

  • Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng/ trái cây rau củ nghiền.
  • Buổi trưa: Ăn nhẹ với trái cây, sữa chua.
  • Giữa chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Ăn dặm cháo bắp.
  • Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

[/key-takeaways]

>> Tham khảo: Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn ăn dặm cho bé

Lịch cho trẻ 7 tháng tuổi
Gợi ý thời gian và lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

3.3 Bảng thời gian biểu ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng tuổi trong ngày

Khác với giai đoạn mới bước vào thời kỳ ăn dặm thì nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé đến từ các bữa ăn. Vậy nên bé cần ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cũng cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm: Chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin. 

[key-takeaways title=”Thời gian biểu ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi”]

  • Buổi sáng sau khi bé thức dậy: Cho con bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo/ bột.
  • Buổi trưa: Ăn bữa trưa với cháo kèm thức ăn, rau củ mềm.
  • Giữa chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua, các món ăn nhẹ.
  • Buổi tối: Ăn tối với thực phẩm đặc.
  • Trước khi bé đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

[/key-takeaways]

Thời khóa biểu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cũng không có sự thay đổi nhiều. Ngoài bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày, mẹ cần lưu ý tăng lượng khẩu phần ăn để cung cấp đủ năng lượng cho bé phát triển.

3.4 Bé từ 12 tháng – 24 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn đa dạng các loại thức ăn. Trung bình 1 bữa trẻ có thể ăn được 1 tô cháo 250ml. Đây cũng là thời điểm bé có thể ăn theo lịch của gia đình mình.

>> Tham khảo: 10 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng

4. Các lưu ý khi áp dụng bảng thời gian ăn dặm cho bé trong ngày

4 “không” khi tập cho bé ăn dặm:

  • Không cho bé ăn quá 30 phút một bữa. Không ép bé ăn.
  • Không cho con vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa chơi hoặc bế con đi ăn rong.
  • Không cắt ngang giấc ngủ của con; bắt trẻ phải thức dậy ăn khi bé đang ngủ ngon giấc.
  • Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng.

Mẹo cho bé làm quen với thời gian ăn dặm tốt hơn:

  • Lựa chọn các loại bát, chén, thìa ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc đáng yêu sẽ kích thích bé.
  • Mẹ nên tạo không gian ăn uống thoáng mát. Có thể cho trẻ ngồi ăn cùng bàn ăn với gia đình. Vừa giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mọi người; vừa tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của trẻ.
  • Luôn thực hiện nguyên tắc cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc; từ ít đến nhiều để dạ dày của bé có thể thích nghi khỏe mạnh. Trong đó, bột ăn dặm là thức ăn lý tưởng nhất trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm của bé.

Trên đây là một số bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày để các mẹ có thể tham khảo. Tùy điều kiện gia đình, sức khỏe và khả năng hấp thu của bé; các mẹ có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên “bé ăn khỏe, mẹ nhàn tênh”

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên khi được mẹ áp dụng đúng thời điểm sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái khi tập ăn. Mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm  trước 17 tuần tuổi và muộn hơn 26 tuần tuổi.

Bé ăn dặm lần đầu tiên là một mốc quan trọng của cả mẹ và bé; đánh dấu sự phát triển của bé ở một giai đoạn mới. Chính vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt nhất để “công cuộc” ăn dặm của con thật dễ dàng.

Trong bài viết, mẹ sẽ biết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên; kèm gợi ý thực đơn cho bé mới tập ăn dặm.

1. Khi nào nên tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên?

Theo CDC Hoa Kỳ, khi bé được 6 tháng tuổi, là lúc mẹ nên bắt đầu tập cho con ăn dặm. Với phản xạ đẩy lưỡi, trẻ nhỏ sẽ đẩy lưỡi chống lại muỗng hay bất cứ thứ gì khác đưa vào miệng; hản xạ này sẽ biến mất khi bé được 4–5 tháng tuổi. Vì thế, mẹ nên bắt đầu cách tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên.

Hơn nữa, khi vào giai đoạn 6 tháng tuổi; sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé nữa. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ việc ăn thêm các thức ăn thô. Điều này sẽ tạo nền tảng để bé phát triển và vận động tốt.

Ngoài ra, bé ăn dặm còn giúp phát triển cơ – hàm – lưỡi… giúp bé dễ tập nói và tự tập cách tự ăn sau này. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ theo dõi nội dung tiếp nhé!

2. Hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

2.1 Chuẩn bị dụng cụ tập ăn dặm lần đầu

Chuẩn bị chu đáo các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm an toàn, vệ sinh và đẹp mắt cũng là nền tảng quan trọng để tập ăn dặm cho bé lần đầu tiên đúng cách.

Dụng cụ chế biến: nồi/cốc nấu cháo có thanh định lượng; máy xay thực phẩm để nghiền nhuyễn đồ ăn; đồ rây cháo để lọc bỏ kết cấu lợn cợn của đồ ăn đúng cách khi tập ăn dặm lần đầu tiên cho bé.

Bình tập uống cho bé: bé 6 tháng tuổi đã có thể uống được nước; do đó, mẹ mua bình tập uống nước cho bé; hoặc cốc uống nước nhưng lưu ý là miệng cốc nên nhỏ để tránh nước tràn vào mũi của bé.

bình tập uống nước cho bé

Bát ăn dặm và thìa ăn dặm: mẹ hãy ưu tiên lựa chọn bát và thìa có nhiều màu sắc để tập ăn dặm cho bé lần đầu tiên đúng cách; đồng thời, dụng cụ ăn dặm nhiều màu sắc cũng giúp bé hứng thú trong lúc ăn hơn.

bát và đĩa cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Tập cho bé ăn dặm với ghế ăn dặm: gia đình hãy sắm ghế cao để bé có thể ngồi ăn cùng; ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối đừng cho bé vừa ăn vừa xem tivi hoặc xem ipad; sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Để giảm nguy cơ trẻ bị mắc nghẹn, mẹ hãy cho bé ngồi tư thế thẳng đứng khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

ghế ăn dặm

Sử dụng yếm ăn dặm để tập cho bé: giai đoạn cho bé tập ăn dặm lần đầu tiên có thể bé sẽ bị vương vãi đồ ăn. Cha mẹ hãy sắm và đeo yếm cho bé cưng để tránh làm hỏng bộ đồ bé mặc tại nhà nhé.

Dùngg yếm cho bé tập ăn dặm lần đầu tiên

Dụng cụ bảo quản khi tập cho bé ăn dặm: với cha mẹ bận rộn; việc chuẩn bị trước đồ ăn dặm cho bé rất thuận tiện. Do đó, hãy mua các khay bảo quản đồ ăn dặm của con; đồng thời, tham khảo cách trữ đông rau củ quả ăn dặm cho bé.

khay ăn dặm cho trẻ

[key-takeaways title=””]

Một ghế ngồi ăn dặm (nếu bé đã ngồi vững); bộ bát; muỗng; cốc uống nước và túi ăn dặm dành cho các bé ăn dặm kiểu tự chỉ huy (BLW – baby led weaning). Tất cả những điều này sẽ giúp bé cảm thấy vui khi mẹ tập ăn dặm lần đầu tiên cho bé.

[/key-takeaways]

2.2 Thực phẩm tốt cho ngày đầu tiên ăn dặm

Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm, đặc biệt là trong lần đầu; mẹ nên ưu tiên cho bé ăn bột, rồi sau đó mới chuyển sang cháo và dần dần ăn cơm nát. Theo đó, mẹ có thể cân nhắc những lựa chọn sau:

Bột vị ngọt: Bữa ăn ở giai đoạn 6-7 tháng, mẹ chỉ nên tập cho bé ăn 1 cữ trong ngày với bột ăn dặm là bột ngọt. Mẹ có thể chọn bột gạo, rau xanh, dầu ăn (dầu óc chó, dầu oliu cho bé ăn dặm).

Bột vị mặn: Từ 7-9 tháng, cha mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 bữa trên ngày với bột mặn có bổ sung thêm chất đạm (thịt, cá,…). Các thành phần bột gạo, rau xanh, dầu ăn vẫn có thể áp dụng như trước. Với giai đoạn này, cha mẹ có thể làm thêm bánh flan cho bé ăn dặm để bổ sung sắt và kích thích khẩu vị cho trẻ.

Cháo ăn dặm: Bắt đầu từ giai đoạn 8-9 tháng, bé cần được ăn dặm 2-3 bữa cháo trong một ngày; để hấp thu dinh dưỡng đầy đủ nhất. Đối với cháo, cha mẹ có thể không cần xay nhuyễn thức ăn như bột mặn mà chỉ rây thức ăn để có độ thô phù hợp với lứa tuổi của bé.

[key-takeaways title=”Gợi ý cha mẹ các món cháo ăn dặm bổ dưỡng:”]

[/key-takeaways]

2.3 Có nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé?

Cha mẹ không nên dùng muối, đường hay bột ngọt để nêm đồ ăn dặm cho bé; vì có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ. Nếu gia đình muốn nêm nếm thức ăn; hãy sử dụng các gia vị an toàn cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.

2.4 Liều lượng tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Trong lần đầu tiên tập ăn dặm cho bé đúng cách, mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng 113g thực phẩm. Tương đương với một muỗng cà phê lúc đầu; rồi sau đó từ từ tăng lên một muỗng canh.

Gia đình có thể tham khảo công thức: 40g bột gạo, 20g rau xanh (xay nhuyễn), 10g dầu ăn (mè, oliu); và đối với bột mặn mẹ thêm 20g chất đạm (thịt, cá, trứng).

2.5 Khung giờ cho bé ăn dặm lần đầu

Thời gian trong ngày mẹ nên bắt đầu từ bữa sáng để tập ăn dặm cho bé lần đầu tiên. Vì sau một đêm dài khiến bụng bé đói sẽ thèm ăn hơn; vì thế bé sẽ hào hứng hơn. Đừng cho bé ăn dặm khi bé đang bệnh, sốt; hay bỏ bú; hoặc khi bụng đang no.

Ngoài ra, cách tập ăn dặm lần đầu tiên dễ nhất là cho bé bú một ít sữa mẹ trước; sau đó chuyển sang nửa muỗng thức ăn rất nhỏ và cuối cùng là với sữa mẹ nhiều hơn. Điều này sẽ ra sự thú vị khi  bé được bú mẹ với trải nghiệm mới của việc ăn bằng muỗng.

3. Nguyên tắc trong cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

3.1 Chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu

Cách tập bé ăn dặm lần đầu tiên dễ dàng nhất là mẹ nên để ý khi bé thực sự rất thèm ăn với các dấu hiệu như:

  • Nhìn theo thức ăn.
  • Hoặc khi bé có thể ngồi tốt.
  • Tóp tép miệng khi thấy người lớn ăn.
cách cho be an dặm lần đầu tiên
Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên: Chỉ cho bé ăn khi đói

3.2 Không ép bé ăn

Để tập ăn dặm lần đầu đúng cách và không gây sợ hãi cho bé; mẹ không nên o ép con ăn cho bằng được. Nếu bé khóc hoặc quay đi khi cho bé ăn, mẹ có thể thử tập cho bé ăn trong 1 hoặc 2 tuần sau đó.

3.3 Hãy kiên trì, kiên nhẫn với con

Khi chọn thức ăn cho bé, nếu con không thích phun ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác. Mẹ không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới; trung bình mẹ có thể phải cho bé thử 5-10 lần. Hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

[inline_article id=268437]

3.4 Cân bằng giữa sữa mẹ và thức ăn dặm

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất cho con ở thời điểm này. Vì sữa mẹ là nguồn kháng thể tốt nhất giúp cho con có sức đề kháng cao.

Nếu mẹ đột ngột giảm hẳn việc cho bú mà chỉ tập trung vào việc ăn dặm; mẹ sẽ có thể làm tổn thương tinh thần của con. Nên cho con bú mẹ tốt nhất đến khi bé đủ 1 tuổi; tham khảo bảng ml sữa chuẩn theo từng tháng để biết liều lượng bú sữa thích hợp.

Thông thường, ở giai đoạn đầu khi vừa chuyển tiếp từ việc bú mẹ hoàn toàn sang ăn thực phẩm rắn; mẹ nên ưu tiên cho bé ăn dặm bằng dạng bột nhuyễn mịn; vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt và nhạy cảm.

3.5 Thời gian biểu cụ thể cho việc ăn dặm của con

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé ăn dặm lần đầu tiên cũng là lúc mẹ nên xây dựng một thời gian biểu cụ thể.

Mẹ nên có một chế độ ăn dặm chi tiết gồm: thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn; thức ăn gì nên ưu tiên nên hạn chế. Cùng với đó mẹ lưu bảng theo dõi chiều cao và cân nặng của bé qua từng tháng tuổi.

3.6 Biết dừng đúng lúc

Mẹ nên quan tâm tới dấu hiệu khi bé đã no như: ngậm miệng lại khi mẹ đưa muỗng đến gần; phun thức ăn hoặc quay mặt đi… Bên cạnh đó, khi thấy bé có biểu hiện nôn mửa; tiêu chảy hoặc phát ban; mẹ cũng nên tạm dừng việc cho trẻ ăn dặm lại.

Khi áp dụng cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ chỉ giới thiệu cho bé một lượng rất nhỏ thức ăn. Không vì thấy bé ăn ngon miệng mà mẹ cố “nhồi nhét” khiến bé cảm thấy sợ việc ăn uống. Hãy để mỗi bữa ăn của con là một niềm vui mẹ nhé!

3.7 Ưu tiên hương vị tự nhiên

Tập cho bé ăn dặm giai đoạn đầu chủ yếu giúp trẻ làm quen mùi vị thực phẩm. Vì vậy, mẹ không nên nêm nếm muối, đường hay bột ngọt. Hơn nữa, các loại gia vị này cũng không tốt cho sức khỏe trẻ nếu dùng sai cách.

Hành trình cho bé ăn dặm lần đầu tiên vượt qua dễ dàng hay gian nan tùy thuộc rất nhiều vào mẹ. Miễn mẹ kiên trì và nắm vững 8 nguyên tắc trên đây, việc ăn dặm sẽ không thể làm khó mẹ. Hy vọng những cách tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên hữu ích đối với mẹ!