Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bạn có cho bé bú bình đúng cách?

Bú bình và bú mẹ có tác động tới hệ tiêu hóa và miễn dịch của em bé không? Mẹ nên cho trẻ bú bình như thế nào cho đúng cách. Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu ngay sau đây nhé.Bú bình

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình hoàn toàn khác biệt, theo nghiên cứu gần đây của trường đại học California, Mỹ. Mẹ nên tiếp nhận thông tin này thế nào?

Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia khoa học đến từ trường đại học California, Mỹ, khỉ con bú sữa mẹ phát triển hệ thống miễn dịch hoàn toàn khác biệt so với khỉ bú bình. Các nhà nghiên cứu mong đợi sự hình thành các lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch của khỉ bú bình qua những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn ngược lại với mong đợi, khỉ bú bình chứa quá ít tế bào T và TH17, hai “chiến binh” giúp chiến lại bệnh nhiễm khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác.

Sự khác biệt bắt đầu xuất hiện ồ ạt khoảng vài tháng sau khi khỉ con cai sữa. Mặc dù ăn một chế độ như nhau nhưng khỉ bú mẹ lại sở hữu hệ miễn dịch vượt trội hơn hẳn. Chức năng miễn dịch của trẻ sơ sinh được hình thành nhờ nhiều vi khuẩn có lợi.

1. Khác biệt lớn khi ở mốc sáu tháng tuổi

Quay trở lại với nghiên cứu trên, khỉ con khi sinh ra hầu như không có tế bào TH17, và phải nhân lên số lượng trong suốt 18 tháng đầu tiên trong 2 năm đầu đời. Tế bào quan trọng này giúp chống lại rất nhiều sự xâm nhập của cá vi khuẩn gây hại, trong đó có SIV, tương tự với HIV ở loài người.Với kế hoạch nghiên cứu cho hai nhóm khỉ con bú mẹ và bú bình trong 12 tháng, nhưng chỉ đến 6 tháng, các nhà khoa học đã xác định được những khác biệt rõ ràng ở hệ miễn dịch của hai nhóm.

Cụ thể, khỉ bú mẹ chứa lượng lớn vi khuẩn prevotella và ruminococcus, giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng và tiêu hóa. Trong khi đó, khỉ bú bình lại chứa nhiều vi khuẩn clostridium, giúp hạn chế chứng ngộ độc thực phẩm. Nhìn chung, lượng vi khuẩn có lợi ở khỉ bú mẹ nhiều hơn, đa dạng hơn hẳn khỉ bú bình. Điều này đồng nghĩa, khỉ bú mẹ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.

Bú bình
Đường trong sữa mẹ giúp phát triển vi khuẩn có lợi, hơn nữa có hỗ trợ xây dựng nên hệ thống tế bào miễn dịch cần thiết cho sức khỏe bé.

2. Sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khi 12 tháng tuổi

Đến 12 tháng tuổi, 2 nhóm khỉ cho thấy sự tương phản đáng kể, sự khác biệt tập trung tuy vẫn nằm ở các tế bào T. Nhóm khỉ bú mẹ sở hữu lượng lớn tế bào T, đã được “trang bị” tốt hơn để tiết ra các hóa chất bảo vệ tên là cytokines.

Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu chỉ ra rằng đặc điểm hệ miễn dịch của con người được hình thành từ những tháng đầu đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột có trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sức khỏe sau này.

Axit arachidonic, kích thích việc sản xuất tế bào TH17, được tìm thấy rất nhiều trong sữa mẹ. Tóm lại, khi cho trẻ bú sữa công thức, hệ miễn dịch của trẻ hoàn toàn được phát triển theo hướng khác biệt so với trẻ bú mẹ. Nghiên cứu không chứng minh được vấn đề cho con bú mẹ sẽ giúp con khỏe mạnh hơn so với cho con bú bình. Đây chỉ là bước đầu tiên, chỉ ra được sự khác biệt giữa hệ miễn dịch của trẻ bú mẹ và bú bình mà thôi. Vì vậy, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nếu bé con nhà mình không có điều kiện bú mẹ như các bé khác nhé!

Cho bé bú bình đúng cách

1. Khoảng cách giữa các cữ bú

Tương tự như khi bú sữa mẹ, các mẹ không nên áp dụng cho bé một chế độ chăm sóc quá cứng nhắc khi bé chỉ mới được vài tuần tuổi. Tốt nhất, cứ mỗi 2-3 giờ mẹ hãy cho bé bú một bình sữa hoặc cho bé bú khi đói.

Khi được một tháng tuổi, bé đã sẵn sàng cho việc ăn uống theo đúng thời khóa biểu. Vì lẽ, trẻ sơ sinh bú sữa công thức có xu hướng nặng hơn so với những bé chỉ bú sữa mẹ. Do đó, việc lập thời gian biểu cố định giúp mẹ có thể kiểm soát được lượng sữa bé đã tiêu thụ, ngăn ngừa việc dung nạp quá nhiều.

bú bình
Mẹ nên cho bé bú mỗi 3-4 giờ một lần

Mẹ nên cho bé bú mỗi 3-4 giờ một lần. Khi bé đạt 4,5kg, bé sẽ cần khoảng 45-90ml sữa trong mỗi lần bú. Lưu ý, đừng ép bé uống thêm một khi bé đã no.

2. Khử trùng

Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm vú phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Bạn có thể khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi dùng khăn sạch làm khô chúng. Sau đó, bạn chỉ cần rửa trong nước nóng với xà bông và một bàn chải chuyên dụng là đủ.

Tuy nhiên, nếu bạn pha sữa bằng nước giếng thì nên khử trùng bình sữa thường xuyên. Còn nếu mẹ sử dụng bình nhựa không bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao thì có thể khử trùng bằng lò vi sóng, hoặc rửa sạch trong máy rửa chén.

Bên cạnh đó, hầu như tất cả các bố mẹ đều khử trùng nước trước khi pha sữa, đặc biệt khoảng thời gian bé mới chào đời. Tuy nhiên việc này là không cần thiết, trừ trường hợp mẹ dùng nước giếng.

Để tiết kiệm thời gian khử trùng nước, mỗi sáng mẹ nên đun sôi lượng nước đủ dùng cho cả ngày trong khoảng 1 phút. Sau đó, mẹ giữ nước trong bình giữ nhiệt, đợi thêm một chút nhưng không quá 30 phút cho nước nguội dần cho đến khi đạt nhiệt độ không quá nóng.

3. Cách tốt nhất để làm ấm sữa

Sữa ấm hay nguội không phải là vấn đề quan trọng hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu là sữa ấm thì bé sẽ thích thú hơn. Có nhiều cách để mẹ làm ấm bình sữa như: để bình sữa trong 1 tô nước nóng, đặt dưới vòi nước ấm, hoặc sử dụng bình giữ nhiệt.

Nếu bé quen uống sữa nguội thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Mẹ không cần tốn thời gian làm ấm sữa và bé cũng không cần chờ đợi sữa được làm ấm mỗi khi đói bất chợt.

Các mẹ lưu ý đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm ấm sữa. Bình sữa nhựa đặt trong lò sẽ rất dễ biến dạng khi nhiệt độ quá cao. Mặt khác, sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng trong sữa.Bú bình4

4. Quan sát sự hài lòng của bé

  • Trẻ sơ sinh không thể nói, do đó lắng nghe và quan sát là cách duy nhất để bố mẹ hiểu bé. Nếu mẹ nghe tiếng mút ồn ào khi bé uống, thì có thể bé uống quá nhiều không khí. Để hạn chế, hãy giữ bình sữa nghiêng một góc 45º.
  • Cho bé bú trong tư thế nằm thẳng không chỉ làm tăng nguy cơ nghẹt thở, mà còn có thể khiến sữa chảy vào tai giữa và gây ra nhiễm trùng.
  • Mẹ cần quan sát để  núm vú và cổ bình luôn chứa đầy sữa.
  • Cuối cùng, mẹ đừng bao giờ dựng đứng bình sữa vì nó có thể làm cho bé bị nghẹt thở.

[inline_article id=4802]

Cho bé uống sữa là khoảng thời gian tuyệt vời, khi bạn có thể nhẹ nhàng ôm con vào lòng và quan sát khuôn miệng nhỏ xíu háu ăn đang thích thú với bữa ăn của mình. Vì vậy, đừng quên tận dụng cơ hội này để được gần bé cũng như thể hiện tình yêu với bé nhiều hơn.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách cho bé bú bình mẹ cần nắm rõ để giúp con tăng cân đúng chuẩn

Cách cho bé bú bình như thế nào để bé vẫn ham ăn, tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh. Các mẹ hãy tìm hiểu cùng Marry Baby trong bài viết này nhé!Cách cho bé bú bình

Việc cho bé bú bình có cả mặt lợi và mặt hạn chế. Vì vậy mẹ cần tập cho bé bú bình đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức ăn của bé.

Lợi ích của việc cho bé bú bình

  • Sữa công thức mất nhiều thời gian để tiêu hóa nên các bé bú bình ít cần cho bú thường xuyên hơn.
  • Bạn sẽ biết chính xác số lượng sữa mà bé đã bú.
  • Cả cha lẫn mẹ bé đều có thể chia sẻ “công tác” cho bé bú, chưa kể các thành viên khác trong gia đình cũng có thể tạo mối gắn kết với bé trong suốt thời gian bú.
  • Mẹ có thể quay trở lại với cuộc sống thường nhật do không cần phải có mặt để cho bé bú.
  • Mẹ có thể ăn và uống tùy ý theo thích.

Những tác hại không ngờ khi cho bé bú bình lúc ngủ

1. Nguy cơ sâu răng

Với những bé đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Lí do là các mảng bám sẽ làm cho bé sâu răng. Nếu bị sâu trầm trọng, răng bé có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé trước khi đi ngủ, nếu không vi khuẩn sẽ tấn công và phá hủy răng của bé.

2. Nguy cơ sặc

Bé bị sặc sữa rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì khi bé ngủ, sữa có thể vẫn chảy vào họng bé cho dù bé không mút nữa.

3. Nguy cơ viêm phổi

Hệ hô hấp của con người có hai đường dẫn khí khác nhau, một đường cho không khí ra vào phổi, một đường khác cho thức ăn và dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Vì vậy, nếu bé vừa nằm vừa bú bình, đường dẫn đến phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Lúc này, chỉ một lượng sữa nhỏ cũng có thể vào qua đường thở đến phổi, dẫn đến viêm phổi và các vấn đề về hô hấp khác cho bé.Cách cho bé bú bình

4. Nguy cơ nhiễm trùng tai

Khi bạn để bé vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai của bé. Nếu bạn không phát hiện kịp thời để vệ sinh, tai bé có thể bị nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhất là việc phát triển thính giác sau này.

5. Nguy cơ ngứa da

Khi bé ngủ quên với bình sữa ngậm trong miệng, sữa có thể chảy xuống má của bé làm da bé ẩm ướt, gây kích ứng da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, cáu gắt, ảnh hưởng sức khỏe của bé. Tốt nhất, mẹ nên cho bé uống sữa xong trước khi ngủ.

12 vấn đề trong cách cho bé bú bình mẹ cần nắm rõ

1. Bình sữa thủy tinh hay nhựa?

Tốt nhất là bạn nên mua cả hai loại bình sữa bằng thủy tinh và nhựa. Trong lúc sử dụng, bé cưng sẽ có những biểu hiện cho bạn biết bé thích bình nào hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ là bình nhựa tuy nhẹ và tiện lợi hơn nhưng độ bền sẽ không bằng bình thủy tinh. 6 tháng bạn nên thay bình sữa (bằng nhựa) một lần và khi mua nhớ chọn loại nhựa không BPA để tránh độc hại  cho bé

2. Chọn núm vú giả như thế nào?

Hầu hết núm vú giả được làm từ silicon hoặc cao su latex và có nhiều kiểu dáng khác nhau. Kích thước núm và độ to nhỏ của lỗ núm vú cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa chảy nhanh hay chậm khi bé bú. Bạn nên mua nhiều kiểu khác nhau để xem cái nào phù hợp cũng như bé thích nhất. Nên kiểm tra núm vú giả thường xuyên để tránh trường hợp bị mòn hay rạn nứt. Thay núm vú mới khi chúng bị ngả màu.

Cách cho bé bú bình
Chọn núm vú giả cho bé như thế nào?

3. Khử khùng bình sữa

Lần đầu tiên sử dụng, bạn cần khử trùng bằng cách luộc bình sữa và núm vú 5 phút trong nước sôi. Sau đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch (hoặc có thể sử dụng chất tẩy rửa phù hợp). Tốt nhất nên rửa bình sữa bằng tay thay vì máy rửa chén để tránh va chạm và nhựa có thể bị rò rỉ khi ở nhiệt độ cao.

4. Pha chế sữa

Đối với sữa mẹ, bạn chỉ nên cho sữa mẹ vào bình và cho bé bú. Tuyệt đối không thêm nước hay nước ép trái cây vào bình sữa. Nếu sử dụng sữa công thức, các mẹ cần làm đúng chính xác như chỉ dẫn trên vỏ hộp. Tránh việc tự ý thêm nước, pha sai liều lượng bởi nếu sữa đặc sẽ có hại cho dạ dày của bé, còn nếu sữa loãng sẽ không đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

5. Thử nhiệt độ bình sữa

Tốt nhất nên cho bé bú một bình sữa mát hoặc có nhiệt độ bằng với nhiệt độ căn phòng. Tuy nhiên, nếu bé cưng thích sữa ấm, bạn cũng có thể ngâm bình sữa trong chén hoặc dưới vòi nước nóng từ 1-2 phút. Đừng dùng lò vi sóng vì có thể làm bé bị phỏng. Lắc đều bình sữa và nhỏ một hoặc hai giọt lên mu bàn tay để thử độ nóng. Lưu ý không thử ở cổ tay vì cổ tay chịu nhiệt tốt hơn mu bàn tay.

6. Cách chọn sữa công thức

Hầu hết các cha mẹ thường chọn sữa công thức là sữa bò khi cho bé bú bình nhưng cũng có thể chọn thêm sữa đậu nành (loại không gây dị ứng). Hãy chắc chắn rằng sữa bạn chọn đã được tăng cường thêm chất sắt. Sữa cho bé có thể chọn loại sữa bột hay sữa đã pha chế sẵn chỉ cần cho bé uống ngay. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể bú 175-237ml sữa mỗi lần.Cách cho bé bú bình

7. Khi nào bé no?

Lúc no, bé sẽ ngưng bú, nhả núm vú và quay mặt đi. Lớn hơn một chút, bé sẽ lấy tay đẩy bình sữa đi chỗ khác. Bạn có thể để một lúc xem bé có đổi ý và tiếp tục bú không. Tuy nhiên đừng ép bé phải bú cho hết bình nếu bé đã no.

8. Trị ọc sữa cho bé

Nếu bé của bạn thường xuyên bị ọc sữa, bạn cần giúp bé ợ hơi cả trong lúc cho bú. Bú một chút, ngưng và cho bé ợ hơi, sau đó tiếp tục. Không đặt bé nằm liền hoặc chơi đùa với bé sau khi bú no. Chứng ọc sữa sẽ giảm hẳn khi bé biết ngồi. Nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa các mẹ nhé!

9. Giúp bé ợ hơi

Sau khi bú xong, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé áp vào lòng, cho đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.

10. Khi nào nên đổi nhãn sữa?

Nếu bé không chịu bú hoặc phun, ói thì đó là lúc bạn nên đổi nhãn sữa công thức cho bé. Nhiều bé còn bị dị ứng với sữa như bị tiêu chảy, da khô và ửng đỏ, ói mửa. Khi đổi sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tư vấn về cách giúp bé làm quen với sữa mới. Tránh việc tự ý đổi sữa hoặc đổi đột ngột sẽ gây hại vì bé chưa kịp thích ứng.

11. Tư thế cho bé bú

Đeo cho bé chiếc yếm nhỏ bằng vải mềm để thấm sữa bị rơi ra ngoài. Sau đó, một tay bạn nâng đầu bé cao hơn thân, tay còn lại giữa bình sữa và cho bé bú. Theo dõi bé bú sẽ giúp bạn biết khi nào bé đã no. Nếu bé nuốt chậm, ngưng bú, hãy cố gắng giúp bé ợ hơi rồi cho bú tiếp.Cách cho bé bú binh

12. Thời gian bảo quản sữa

Bạn nên bỏ đi phần sữa bé bú dư còn trong bình. Nếu sữa công thức là sữa đã pha sẵn, bạn cần cho bé bú ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh và mở hộp. Sữa pha từ sữa bột có thể bảo quản trong vòng 24 giờ trong tủ lạnh và không để bên ngoài quá 2 giờ. Tốt nhất nên pha sữa bột theo liều lượng từng lần cho bé bú.

Sữa mẹ có thể bảo quản 7 ngày trong tủ lạnh. Nếu đông lạnh ngăn đá tủ lạnh có thể dùng được trong 3 tháng và trong 6 tháng nếu đông lạnh ở 0°F.

Tập cho bé bú bình đúng cách

1. Chuẩn bị bình sữa

Trước khi chuẩn bị bình sữa cho bé, bạn cần rửa tay bằng xà phòng và bảo đảm là khu vực chuẩn bị sữa phải sạch sẽ.

  • Đổ nước sôi vào bình trước và để cho nước nguội bớt, nhưng không được để quá nửa tiếng đồng hồ. Các loại sữa bột công thức đều không được tiệt trùng nên điều quan trọng là nước pha sữa cho bé phải là nước sôi ít nhất 70ºC để khử trùng.
  • Bảo đảm là bạn pha sữa theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất vì cho quá nhiều hoặc quá ít sữa bột có thể khiến bé bị bệnh. Không bao giờ được thêm ngũ cốc hay thực phẩm gì khác vào bình sữa.
  • Dùng tay sạch cầm ở cạnh núm vú, nhẹ nhàng đặt lên trên miệng bình sữa rồi gắn vào bình sữa.
  • Nếu bạn cần cho bé bú khi phải đi ra ngoài thì lý tưởng nhất là dùng các hộp sữa đóng góp sẵn. Bằng không, hãy dùng một bình nước nóng và thêm sữa đã được “cân đong đo đếm” vào như bạn vẫn thường làm.

2. Rửa và khử trùng bình sữa

Tất cả các dụng cụ và bình dùng cho bé bù phải được rửa sạch và khử trùng trước.

  • Rửa bằng nước xà phòng ấm, lý tưởng là ngay sau khi cho bé bú xong. Dùng bàn chải để vệ sinh những chỗ khó rửa sau đó rửa sạch nước xà phòng dưới vòi nước.
  • Khử trùng bình sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Trước khi “bắt tay làm việc”, cần bảo đảm tay bạn và khu vực nơi bạn dùng để chuẩn bị bình sửa đều sạch sẽ.Cách cho bé bú bình

3. Dùng nước máy hay nước đóng chai?

Bạn không nên nghe theo những lời đồn đoán vô căn cứ, chỉ cần dùng nước máy để pha sữa cho bé là được rồi. Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra chất lượng nước và áp dụng các quy tắc sau:

  • Để vòi nước chảy từ 2-3 phút rồi mới sử dụng
  • Chỉ dùng nước lạnh
  • Tránh dùng các bình lọc nước vì vi trùng có thể sinh sôi nảy nở trong đó
  • Nếu vòi nước có nắp khuếch tán thì cần phải tẩy cặn thường xuyên

Nếu bạn muốn dùng nước đóng chai cho bé, hãy kiểm tra nước có phù hợp cho bé không và luôn bảo đảm nước phải được đun sôi. Lưu ý sau khi mở chai nước mà chưa dùng hết thì bảo quản phần còn lại đậy kín nắp trong tủ lạnh và sử dụng hết trong vòng 24 tiếng.

4.  Nhiệt độ phù hợp

  • Cần đảm bảo sữa đã nguội trước khi cho bé bú. Luôn kiểm tra nhiệt độ có an toàn cho bé không bằng cách nhỏ vài giọt vào lưng bàn tay.
  • Nhiệt độ hợp lý là bình sữa có nhiệt độ phòng. Nếu bạn thích làm nóng bình sữa thì hãy dùng thiết bị hâm sữa chuyên dụng. Cẩn thận không nên làm nóng bình bằng lò vi sóng vì sữa trong bình có thể không được làm nóng đồng đều và có thể có vị trí trong bình sữa lại quá nóng.
  • Nếu sữa đã được hâm nóng, phải tiêu thụ hết trong nửa tiếng đồng hồ. Nếu là ở nhiệt độ phòng thì cũng cần phải cho bé sử dụng hết trong vòng một tiếng đồng hồ.

[inline_article id=4802]

Cách cho bé bú bình như thế nào ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn cũng như sức khỏe đường ruột của con, vì vậy mẹ nên chú ý cho bé bú bình đúng cách nhé.

PN.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé bú bình bao nhiêu là đủ: Dựa trên cân nặng và độ tuổi

Bé bú bình bao nhiêu là đủ? Mẹ cần nắm rõ lượng sữa bé bú theo từng tháng tuổi để chăm con đúng cách không vô tình gây hại cho đường tiêu hóa của bé nhé.Bé bú bình

Dấu hiệu bé đói bụng

Nhìn chung, bé ăn khi đói và dừng lại khi đủ no, vì vậy thông qua các dấu hiệu bé đang đói, bạn sẽ biết cần cho bé bú bình khi nào và bao nhiêu là tốt nhất.

Bạn nghĩ rằng các bé sơ sinh sẽ khóc khi đói? Không. Bé khóc có nghĩa là con đã đói được một lúc lâu rồi! Bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sớm như bé chép miệng, mút môi, có vẻ như đang tìm kiếm thứ gì đó hoặc bé đưa tay lên miệng.

♦ Thay đổi khẩu vị: Bé có thể háu ăn hơn bình thường trong một số thời kỳ nhất định, cụ thể là giai đoạn 10-14 ngày sau khi sinh và ở giai đoạn bé được 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Ngoài ra, bé bú bình có thể lâu đói hơn bình thường nếu cảm thấy không khỏe.

♦ Bú chưa đủ: Bạn sẽ nhận ra bé muốn bú nữa khi kết thúc cữ bú một cách nhanh chóng và bé nhìn xung quanh để tìm thêm thức ăn. Nếu bé có vẻ đói sau lần bú bình đầu tiên, chuẩn bị thêm một bình nữa cho bé ngay lúc đó. Chỉ nên pha thêm một ít sữa để bé có thể uống vừa hết.

♦ Bú quá nhiều: Các dấu hiệu nhận biết bé đã bú quá no: Nôn mửa sau khi bú, đau bụng sau khi bú. Khi bé co chân lên hoặc vùng cơ bụng có vẻ căng, có thể bé đang đau bụng.

♦ Không phải lúc nào bé cũng đói: Bạn không nên vội vàng cho bé bú ngay khi bé khóc nếu bé vừa được cho bú trước đó. Lý do có thể vì bị ướt tã, bé muốn ợ hơi hay đơn giản muốn được bạn vỗ về.Bé bú bình

Dấu hiệu cho thấy bé bú bình đủ cho sự phát triển và tăng trưởng

♦ Bé tiếp tục tăng cân sau hai tuần đầu tiên sau sinh và duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm đầu tiên. Hầu hết các bé có thể bị sụt cân khoảng 10% trọng lượng sơ sinh nhưng sau đó sẽ nhanh chóng tăng cân như cũ trước khi bé khoảng 2 tuần tuổi.

♦ Bé tỏ ra thoải mái và hài lòng sau khi ăn.

♦ Bé làm ướt 5-6 tã mỗi ngày nếu bạn đang sử dụng cho bé loại tã dùng một lần hoặc 6-8 lần nếu bạn đang cho bé sử dụng tã vải.

Làm gì nếu bạn nghi ngờ bé bú ít hơn bình thường hoặc bú quá nhiều?

Các bác sĩ có thể kiểm tra trọng lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của bé nhằm giúp ba mẹ xác định các chỉ số đó có phù hợp với trọng lượng và độ tuổi của bé hay không, đồng thời tư vấn xem ba mẹ nên làm gì cho bé.

Cách cho bé bú bình

1. Nên cho bé bú bình bao nhiêu mỗi ngày?

Sau đây là hướng dẫn của Marry Baby dành cho những bé bú bình trong 4-6 tháng đầu tiên, sau đó kết hợp uống sữa bột và ăn dặm cho đến khi bé được 1 tuổi.

Về cơ bản, bạn không nên cho bé uống nhiều hơn 900 gram sữa bột trong một ngày. Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn cần giảm lượng sữa dành cho bé. Các bác sĩ có thể cho bạn biết bé đang ở đâu trên biểu đồ tăng trưởng nhằm đảm bảo rằng bé đang phát triển đúng tiến độ và được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng vừa đủ.

*Lưu ý: Nếu bé được cho bú sữa mẹ kết hợp sữa bột, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về liều lượng cần thiết.Bé bú bình

2. Cho bé bú bình theo trọng lượng cơ thể

Trong 4-6 tháng đầu tiên khi bé không ăn bất kỳ thức ăn đặc nào, cách đơn giản để xác định lượng sữa bột bé cần là 150g sữa trên 1kg cân nặng của bé mỗi ngày. Ví dụ, nếu bé nặng 2,7kg, bạn sẽ phải cung cấp cho bé 400g sữa bột trong khoảng thời gian 24 giờ.

Tuy nhiên, cách quy đổi trên không phải là một quy tắc “bất di bất dịch” mà bạn áp đặt cứng nhắc đến bé. Đó chỉ là lượng sữa trung bình mà một đứa bé cần được nhận trong một ngày. Thức ăn hàng ngày sẽ thay đổi theo nhu cầu của từng bé. Bé có thể sẽ cần ít hoặc nhiều sữa hơn vào những ngày khác nhau.

3. Cho bé bú bình theo độ tuổi

Trong tuần đầu tiên sau sinh, bạn không nên cho bé bú bình quá nhiều để giữ cho bé có trọng lượng khỏe mạnh. Hầu hết bé mới sinh sẽ cần bú sau mỗi vài giờ. Bạn có thể bắt đầu với 40-60ml sữa bột mỗi lần cho bú trong tuần đầu tiên, và sau đó lên đến 60-90ml sau mỗi 3-4 giờ.

Khi bé lớn hơn, đồng nghĩa với việc bao tử của bé sẽ chứa được nhiều hơn, bé có thể bú ít lần hơn nhưng bú nhiều hơn cho mỗi lần. Khi được 1 tháng tuổi, bé có thể sẽ giảm số lần ăn xuống còn 5-6 lần với khoảng 120ml sữa/lần. Đến khi được 6 tháng tuổi, bé có thể bú 4 hoặc 5 lần với 180-240ml sữa/lần.

Bé có thể sẽ duy trì thói quen bú kể trên cho đến được 1 tuổi. Sau đó, bé có thể chuyển sang chế độ ăn với sữa tươi nguyên chất cùng ba bữa ăn dặm và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày.Bé bú bình

Làm gì nếu bạn nghi ngờ bé bú bình quá nhiều hoặc quá ít?

Các bác sĩ có thể kiểm tra trọng lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của bé nhằm giúp ba mẹ xác định các chỉ số đó có phù hợp với trọng lượng và độ tuổi của bé hay không, đồng thời tư vấn xem ba mẹ nên làm gì cho bé.

Các bé có cùng cân nặng và độ tuổi vẫn có thể có nhu cầu về lượng sữa khác nhau, vì thế ba mẹ cũng cần quan sát các dấu hiệu khi đói, khi no của bé để biết nên cho bé bú bình bao nhiêu là tốt nhất nhé.

Marry Baby