Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Đầu tí bị thụt cho con bú như thế nào? Cách kéo đầu nhũ hoa

Đầu tí bị thụt là tình trạng một phần hoặc toàn bộ núm vú bị tụt vào trong tuyến vú gây khó khăn trong việc cho con bú. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp; nhưng là vấn đề khiến nhiều mẹ sau sinh cảm thấy khó chịu.

Đầu ti được biết đến là nơi tập trung của một số đầu dây thần kinh cảm giác và ống tuyến dẫn sữa. Ngoài chức năng thu nhận cảm giác của các dây thần kinh; đầu ti còn là nơi tuyến sữa bài tiết ra ngoài đối với phụ nữ cho con bú. Do đó, các mẹ có đầu ti bị thụt thường lo lắng về việc có thể nuôi con bằng sữa mẹ không.

1. Hiểu về tình trạng núm vú (đầu tí) bị thụt

hình ảnh núm vú bị thụt
Hình ảnh núm vú bình thường, núm vú phẳng (ngắn), và đầu tí bị thụt. Nguồn: Milk Bar Breastpumps

Trên thực tế, núm vú thường có hai dạng: Núm vú lồi ra ngoài; và núm vú thụt vào trong.

Đầu tí bị thụt (inverted nipples) là tình trạng đầu ngực bị tụt hẳn vào bên trong quầng ngực; hoặc chỉ nhú một ít phần đầu ra khỏi quầng ngực (nhìn tổng thể thì núm vú vẫn phẳng). Tình trạng đầu tí bị thụt còn được gọi là vú miệng đĩa hay núm vú con đỉa.

Tình trạng đầu tí bị thụt khá phổ biến và gây khó khăn khi cho con bú. Trường hợp núm ti bị thụt chiếm từ 10 đến 20% ở phụ nữ. Khi bị kích thích, đầu ngực cũng không nhô ra như phụ nữ bình thường.

Cách kiểm tra đầu tí bị thụt: Mẹ có thể tự kiểm tra tình trạng đầu tí bị thụt bằng cách ấn nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào phần quầng ngực cách núm vú để làm phần này lún xuống. Nếu đầu tí không nhô lên mà lại tụt vào, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để mẹ nhận biết loại núm ti của mình.

1.1 Có 3 cấp độ thụt đầu tí

3 cấp độ thụt đầu ti
Tùy vào cấp độ đầu tí bị thụt sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú khác nhau

Tình trạng núm vú bị tụt vào trong tùy theo cấp độ mà có những cách khắc phục khác nhau:

Cấp độ 1: Đây là tình trạng nhiều chị em gặp phải nhất. Đầu tí bị thụt ít, khi cho con bú, mẹ vẫn có thể kéo ra một cách dễ dàng; có thể duy trì được khả năng nhô ra mà không cần phải kéo thêm. Kiên trì thực hiện các biện pháp tại nhà là ổn mẹ nhé!

Cấp độ 2: Ở mức độ này, đầu vú có thể kéo ra được nhưng không duy trì được và rất dễ bị tụt trở lại. Lúc này mẹ cần tới bệnh viện để tiến này các tiểu phẫu để khắc phục sớm.

Cấp độ 3: Mức độ nặng nhất bởi tình trạng núm vú bị tụt vào hoàn toàn, cần phẫu thuật càng nhanh càng tốt để đảm bảo việc cho con bú và tính thẩm mỹ sau này.

1.2 Đầu tí bị thụt ảnh hưởng gì đến quá trình cho con bú?

Mẹ có đầu tí bị thụt khi cho con bú cũng trải qua những trở ngại nhất định:

  • Bé khó bú sữa mẹ: Vì đầu tí quá phẳng hay bị tụt vào trong nên bé khó ngậm núm ti đúng cách, khó lấy được lượng sữa cần thiết để phát triển.
  • Dễ bị tắc sữa: Đầu tí bị thụt sâu thì khả năng gây tác nghẽn dòng sữa chảy của mẹ càng nhiều. Tắc tia sữa sẽ dễ làm mẹ đau nhức và bị viêm ngực.

2. Nguyên nhân khiến đầu tí mẹ bị thụt vào trong

đầu tí bị thụt 1
Đầu tí bị thụt sẽ gây cản trở quá trình cho con bú của mẹ sau sinh

Đầu tí thụt không phải là tình trạng quá bất thường; đây chỉ là một biến thể của dạng chuẩn và nó khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ.

Nguyên nhân đầu tí bị thụt gây khó khăn trong việc cho con bú bao gồm:

  • Độ tuổi: Bước vào độ tuổi 30, ngực của phụ nữ sẽ thay đổi. Ống dẫn sữa sẽ bị ngắn lại khi mẹ đến gần thời kỳ mãn kinh. Đôi khi điều này khiến núm vú bị thụt vào trong.
  • Bẩm sinh: Núm vú hình thành khi còn trong bụng mẹ. Nếu đầu tí bị thụt khi mới sinh, đó là do gốc núm vú vẫn còn nhỏ trong bụng mẹ hoặc các ống dẫn sữa của bạn chưa phát triển đầy đủ.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương ngực: Phẫu thuật vú hoặc chấn thương khác ở vú cũng có thể khiến núm vú của bạn bị thụt vào trong.
  • Bể trái chàm (bị giãn ống tuyến sữa): Các ống dẫn sữa đến núm vú của bạn có thể bị giãn và tắc. Bể trái chàm thường thấy ở phụ nữ độ tuổi 45-55.
  • Nguyên nhân do bệnh lý: viêm nhiễm; bị khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú; áp xê dưới quầng vú; ung thư vú; hay bệnh Paget vú.

3. Đầu tí bị thụt có cho con bú được không?

Câu trả lời là CÓ. Tình trạng này không ảnh hưởng đến ống dẫn sữa của mẹ; vì vậy mẹ vẫn sẽ sản xuất sữa và sữa vẫn có thể chảy ra từ núm vú.

Tuy nhiên, với trường hợp đầu tí của mẹ bị thụt do một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến sữa thì cần tham khảo với bác sĩ; vì tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có thể sẽ cần có cách cho con bú riêng biệt.

Đầu tí bị thụt
Đầu tí bị thụt có thể không ảnh hưởng lớn đến quá trình cho con bú

Nhìn chung, trong rất nhiều trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ dù cho đầu ngực tụt vào trong. Vì đầu tí bị thụt nhưng chức năng của bầu vú vẫn bình thường nên các tuyến sữa không bị ảnh hưởng; hoạt động sản xuất sữa diễn ra bình thường.

Việc hỗ trợ điều trị sau sinh rất quan trọng, bà mẹ cần được giúp đỡ, và bản thân bà mẹ phải kiên trì bền bỉ vì khó khăn lúc đầu, Sau 1-2 tuần bú , vú sẽ mềm và việc bé bú sẽ kéo núm vú ra ngoài.

>> Mẹ xem thêm: Cách chữa nứt cổ gà hiệu quả để bé bú đủ sữa, mẹ không đau đớn

4. Cách cho bé bú khi đầu tí bị thụt

3 kỹ thuật cơ bản dưới đây sẽ rất hữu ích khi mẹ muốn duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ với đầu tí bị thụt.

  • Kích thích núm vú: Nếu núm ti không bị tụt vào quá sâu, mẹ hãy vê đầu tí bằng ngón tay trong khoảng 30 giây, sau đó cho bé bú.
  • Hỗ trợ đầu ngực: Trước khi cho con bú, mẹ có thể dùng các ngón tay để đẩy đầu ngực ra ngoài. Chỉ cần đặt ngón cái trên đầu ngực, các ngón tay khác ở phía dưới quầng ngực. Đẩy phần bầu ngực lùi về sau để núm ti lộ ra ngoài.
  • Sử dụng trợ ti: Trợ ti là một dụng cụ nhỏ bằng silicon được đặt vào đầu ngực để cố định vị trí núm vú của người mẹ. Nếu sử dụng dụng cụ này, mẹ cần chọn loại mỏng, có độ đàn hồi tốt để đảm bảo quầng ngực được kích thích đúng mức, lúc này các tuyến sữa mới nhận tín hiệu để sản xuất thêm sữa và không làm mẹ bị ít sữa.

Ngoài ra, tư thế cho bé bú mẹ đúng cách cũng giúp ích tình trạng đầu tí bị thụt khi cho con bú:

  • Tư thế bú đúng ở bé: Miệng bé phải mở rộng rồi ôm quầng vú mẹ, ôm quầng dưới nhiều hơn trên, chứ không chỉ “nhai” mỗi đầu tí.
  • Cách mẹ cho con bú: Đặt bé đối diện với một bên ngực mẹ, sao cho mũi (hoặc môi trên) của con đối diện với đầu tí của mẹ. Đợi đến khi bé mở miệng to (bạn có thể nhẹ nhàng cọ đầu “ti mẹ” lên môi của bé, kích thích bé mở miệng), bạn nhanh chóng đưa miệng con vào bầu vú mẹ.

[inline_article id=268820]

5. Cách kéo đầu tí (đầu nhũ hoa) ra ngoài tại nhà

Với những trường hợp tí bị thụt vào nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số mẹo:

5.1 Kích thích núm vú bằng tay

Mỗi lần tắm rửa, dùng tay se đầu tí và kéo dài ra để làm giãn các ống sữa bị tắc.

Áp dụng phương pháp “làm mềm bằng áp lực ngược” (reverse pressure softening):

  • Dùng các đầu ngón tay đã được cắt móng thật ngắn.
  • Sau đó, mẹ nhấn nhẹ và chắc tay quanh quầng vú ngay dưới đầu tí và đếm đến 50.

5.2 Kỹ thuật hoffman

Kỹ thuật Hoffman được sáng tác vào năm 1950, nhằm giúp giải quyết vấn đề đầu tí bị thụt khi cho con bú.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt hai ngón tay ở hai bên núm vú. Lưu ý, mẹ đặt ở gốc núm vú, không phải bên ngoài quầng vú.
  • Bước 2: Nhấn lực vừa đủ mạnh vào mô vú.
  • Bước 3: Khi mẹ đang ấn xuống, nhẹ nhàng kéo hai ngón tay của bạn ra xa nhau.
  • Bước 4: Di chuyển ngón tay cái của mẹ xung quanh núm vú và lặp lại.
Kỹ thuật Hoffman
Kỹ thuật Hoffman giải quyết đầu tí bị thụt khi cho con bú

5.3 Dùng sản phẩm hỗ trợ để nhũ hoa nhô lên

Một số sản phẩm giúp mẹ giải quyết tình trạng đầu tí bị thụt khi cho con bú:

  • Sử dụng tấm chắn núm vú: làm từ chất liệu silicon mềm dẻo được đeo trên núm vú và quầng vú của mẹ trong khi cho con bú. Sản phẩm này mô phỏng núm vú đang cương cứng và giúp bé ngậm khớp bú dễ dàng hơn.
  • Dùng máy hút sữa: để giúp cho đầu tí (núm vú) nhô ra và kéo ngực ngược về phía  trước để giúp bé dễ tìm thấy đầu tí hơn trong khi bú.
  • Mặc áo ngực vừa phải: sẽ giúp các mô mỡ quanh ngực thúc cho đầu tí thay đổi vị trí, dịch chuyển ra ngoài nhiều hơn.

Nếu sau 1 -2 tuần trẻ vẫn không bú tốt, thì có hút sữa bằng máy và cho bé uống sữa bằng muỗng. Đồng thời vẫn cho bé tắng cường ngậm vú, để bé có thể dần dần làm quen và ngậm được vú.

đầu ti bị thụt - cách khắc phục
Sử dụng máy hút sữa và cho con bú thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng đầu tí bị thụt cấp độ 1

5.4 Cách khắc phục đầu ti bị thụt khi cho con bú khác

Ngoài các kỹ thuật trên, một số mẹo nhỏ dưới đây cũng rất hữu ích cho các mẹ có đầu tí bị thụt:

  • Chọn đúng áo ngực: Nếu đầu tí bị thụt vào trong, mẹ nên chú ý đến việc chọn lựa chiếc loại áo ngực cho con bú. Nên cho loại áo ngực thật ôm có phần chóp tương đối thoải mái, để các mô mỡ quanh ngực dồn ép cho đầu núm vú nhô ra và lâu ngày sẽ làm cho đầu vú nhú ra.
  • Massage đầu ngực: Mỗi ngày đi tắm, bạn dùng tay se đầu tí và kéo ra nhằm làm giãn các ống sữa bị tắc.
  • Kéo núm ti: Trước khi đi ngủ, mẹ dùng tay nâng bầu ngực lên đồng thời dùng 3 ngón tay, ngón tay cai, trỏ và giữa đặt vào phần quầng ngực, kéo núm ra. Lưu ý, mẹ kéo theo hướng lên trên, và kéo sang trái, sang phải vài phút.

Trường hợp đầu tí thụt quá sâu và để trong thời gian quá lâu thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về giải pháp phẫu thuật.

Ngoài ra, theo các mẹ có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, nếu đầu tí bị thụt, mẹ nên cho con bú sữa mẹ nhiều. Tuy điều này sẽ khó khăn cho mẹ trong thời gian đầu; nhưng sau một thời gian, đầu tí bị thụt khi cho con bú sẽ được cải thiện.

Trong trường hợp đầu tí bị thụt vào trong quá lâu mới can thiệp; hoặc mức độ thụt của đầu tí quá sâu, mẹ nên gặp bác sĩ có chuyên môn để tìm hiểu giải pháp phẫu thuật tạo hình núm vú. Cách tốt nhất để tránh đầu tí bị thụt vẫn đảm nhận tốt vai trò cho con bú chính là phải cho bé bú thật nhiều.