Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

“Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe khi mang thai nhé. bà bầu bị bệnh trĩ

Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ vì nhiều lý do:

  • Tử cung lớn dần: Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ phần thân dưới gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở tử cung khiến tử cung bị sưng lên.
  • Táo bón: Táo bón là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng khi mang thai. Khi bị táo bón, bà bầu phải gắng sức rặn để đi đại tiện làm căng cơ và phát triển trĩ.
  • Tăng nội tiết tố progesterone: Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón, dẫn đến bệnh trĩ.

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

1. Triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhất là đại tiện ra máu

Trĩ là bệnh ít gây nguy hiểm đến mức chết người nhưng lại khiến người bị phải sống khổ sống sở vì những triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng nếu không điều trị. Có hai loại trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

Hai loại trĩ chỉ khác nhau ở vị trí hình thành búi trĩ. Trĩ ngoại là búi trĩ thò ra ngoài hậu môn còn trĩ nội là búi trĩ ở bên trong hậu môn. Cả hai loại trĩ đều có các biểu hiện như sau:

  • Đại tiện ra máu, thường là máu có màu đỏ tươi và xảy ra trong hoặc ngay sau khi đại tiện.
  • Phân có máu
  • Sau khi quan hệ có cảm giác đau nhói vùng đáy

Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết thường kéo dài dai dẳng và khi chuyển biến nặng máu có thể chảy ra ồ ạt thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không điều trị, bạn có thể bị thiếu máu.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.bà bầu bị bệnh trĩ

2. Đau rát và ngứa hậu môn

Tình trạng đau rát thường xuất hiện kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, nhất là khi bạn rặn nhiều, phân to cứng do táo bón. Khi rửa bằng nước hoặc lau bằng giấy vệ sinh bạn có cảm giác đau rát.

Tình trạng ngứa hậu môn thường diễn ra sau khi bạn cảm thấy đau rát. Nguyên nhân là do hậu môn bị trầy xước, nứt khi rặn đại tiện, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn của bạn ẩm ướt và bị viêm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng này thường xuất hiện ngắt quãng nên bạn dễ nhầm sang táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Thực chất đây là lúc búi trĩ đang phát triển ngày một to lên, sau một thời gian sẽ lòi ra ngoài.

3. Cảm giác như đại tiện chưa hết

Tình trạng này là khi bạn đi đại tiện và cảm thấy như chưa đi hết nên lại cố gắng rặn nhưng không được. Không ít người dùng đến dung dịch bơm hỗ trợ tống phân hoặc tự móc phân để giải tỏa bức bối khiến hậu môn bị tổn thương làm bệnh thêm trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp mô ở bên trong hậu môn bị phù nề hoặc búi trĩ xuất hiện chèn ép, làm hẹp đường ra của phân khiến bạn không đi đại tiện hết.

4. Sa búi trĩ là triệu chứng bệnh trĩ nặng nề nhất

Sa búi trĩ là tình trạng khi đi đại tiện bạn sẽ sờ thấy một túi nhỏ “thò” ra ngoài (trĩ nội) hoặc phồng lên ở hậu môn (trĩ ngoại).

Lúc đầu, búi trĩ chỉ thò ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó có thể tự thụt vào trong hoặc xẹp xuống. Tuy nhiên, càng về sau thì búi trĩ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên bị sưng phồng, chảy máu, rỉ dịch khiến bạn cảm thấy đau rát, nhất là khi ngồi.

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, đau, ngứa hậu môn và cảm giác đại tiện chưa hết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại – trực tràng như viêm đại tràng, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng, ung thư hậu môn. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên đi khám để rà soát bệnh và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ bạn còn gặp các dấu hiệu sau:

  • Nhu động ruột (hội chứng ruột kích thích)
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn
  • Ngứa
  • Nóng
  • Sưng tấy
  • Búi trĩ lòi ra kèm chảy máu, khó chịu nếu bệnh nặng
  • Bệnh trĩ còn có thể biểu hiện dưới dạng cục máu đông, được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Loại bệnh trĩ này thường có tình trạng hậu môn bị cứng, viêm và đau đớn. bà bầu bị bệnh trĩ

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị trĩ nên đẻ mổ hay đẻ thường tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường, tuy nhiên tình trạng trĩ vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, nhất là khi bạn đi đại tiện.

Nếu bị trĩ nặng, búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là bạn nên đẻ mổ.

Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường vì sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.

[inline_article id=220463]

Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ sản khoa, nhiều chị em mắc bệnh trĩ khi mang thai có nguyên nhân từ việc táo bón thai kỳ. Song vì quá chủ quan nên táo bón đã chuyển sang bệnh trĩ. Do đó, bạn nên cảnh giác với chứng táo bón thai kỳ nếu không muốn mắc phải căn bệnh trĩ nhé.

Nếu phân không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi bị bệnh trĩ bạn rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, bệnh trĩ còn khiến sản phụ đau đớn, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

Bác sĩ khuyến cáo, bà bầu cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Cách ngăn ngừa bà bầu bị sa búi trĩ

1. Những việc cần làm để ngăn ngừa bệnh trĩ

Để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai, thai phụ có thể tham khảo những biện pháp sau:

  • Thai phụ cần chú ý tránh táo bón. Bà bầu bị táo bón sẽ làm đại tràng cứng, khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Uống nhiều nước – ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác… có thể giúp bạn tránh táo bón.
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
  • Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Không nên nhịn đi đại tiện.
  • Ăn nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám… có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ.bà bầu bị trĩ

2. Biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu 

  • Dùng khăn lau nhẹ nhàng hoặc dùng vòi xịt khi bạn đi vệ sinh.
  • Ngâm mình trong nước ấm sạch khoảng 10 phút/lần. Thực hiện vài lần mỗi ngày.
  • Tắm muối Epsom và nước ấm.
  • Chườm đá lạnh vào vùng trĩ vài phút. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
  • Thường xuyên đi lại và cố gắng không ngồi quá lâu. Điều này để tránh gây áp lực cho hậu môn khiến tình trạng trĩ thêm nghiêm trọng.
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để giúp phân mềm.
  • Tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh để tránh gây áp lực cho hậu môn.
  • Thực hiện các bài tập kegel để tăng cường sức khỏe các cơ ở vùng này.
  • Nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để giảm áp lực lên hậu môn.
  • Dùng baking soda pha nước để rửa hoặc tắm sẽ giảm ngứa ở búi trĩ.
  • Cố gắng đi bộ 15 phút mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu.bà bầu bị trĩ

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ khó điều trị bằng thuốc tây vì sợ ảnh hưởng tới em bé, nên phương pháp an toàn nhất vẫn là thảo dược. Theo Đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, sau đó một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Điều trị bằng phương pháp dân gian là điều trị tận gốc rễ của trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có lòng kiên trì. Bà bầu bị trĩ nên tham khảo bài thuốc dân gian dưới đây:

1. Rau diếp cá (dấp cá) điều trị trĩ cho bà bầu

Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…

Cách thực hiện:

  • 100g lá diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng
  • Bà bầu ăn sống hoặc đun lấy nước uống hàng ngày
  • Phần bã đắp vào chỗ búi trĩ để giảm đau đớnrau dấp cá

2. Củ nghệ tươi

Nghệ là vị thuốc có tác dụng xóa sẹo, có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số loại thuốc bôi nguồn gốc thảo dược đa phần đều chứa thành phần nghệ tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ nghệ nhỏ, cạo bỏ vỏ rồi giã nát
  • Đắp nghệ vào khu vực búi trĩ để giảm tình trạng đau rát và sưng, viêmbà bầu bị trĩ

Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, ra máu, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.

Đặc biệt khi bà bầu bị trĩ có hiện tưởng bệnh chuyển biến nặng như chảy máu hậu hôn hay sa búi trĩ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả bất ngờ

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có thể giúp chị em đẩy lùi loại bệnh khó chịu này mà không cần phẫu thuật. Chị em có thể tham khảo để áp dụng điều trị ngay tại nhà theo những cách dưới đây nhé.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Thời kỳ mang thai và sau khi sinh, nhiều chị em dễ mắc bệnh trĩ do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự tăng nồng độ nội tiết tố progesterone. Cộng hưởng vào đó chính là thói quen thường xuyên ngồi một chỗ khiến cho máu ít được lưu thông và hệ thống tĩnh mạch bị chèn ép.

Với những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài và vỡ gây nhiễm trùng, việc điều trị nội khoa (dùng thuốc) không còn tác dụng thì đốt điện hay phẫu thuật cắt bỏ chính là giải pháp tốt nhất.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, ở giai đoạn đầu hoặc cấp độ 1, 2 với những triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, táo bón, cảm giác đại tiện chưa hết và búi trĩ chưa sa ra ngoài, cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng các giải pháp tự nhiên được khuyến cáo là an toàn, hiệu quả tốt nên áp dụng trước khi dùng thuốc.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

1. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Cứ 100g lá trầu không có tới 2,4% tinh dầu. Khi dùng lá trầu không để thoa lên hậu môn sẽ làm mềm thành mao mạch, giúp búi trĩ có thể thụt vào trong, từ đó hạn chế được tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra, lá trầu không còn thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp cho quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn trong cơ thể tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

♦ Cách dùng

  • 20 lá trầu không bản to rửa sạch.
  • Đun sôi nước, cho lá trầu và chút muối ăn rồi tắt bếp, chờ nước nguội.
  • Dùng nước trầu để xông hơi. Khi nước bắt đầu nguội dần nhưng còn ấm, dùng nước này ngâm hậu môn và dùng lá trầu không cọ rửa nhẹ nhàng để tăng tính diệt khuẩn.
  • Kiên trì thực hiện hằng ngày, sau 1 tháng sẽ thấy các búi trĩ sẽ dần teo lại.

2. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, giải độc cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học còn phát hiện rau diếp cá chứa một lượng lớn chất quercetin và isoquercetin có tác dụng làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch, trị bệnh táo bón ở thai phụ, giảm khả năng bị ung thư và chữa bệnh trĩ hiệu quả.

♦ Cách dùng

  • 50g diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn
  • Hòa tan 1 thìa muối với nước ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sau đó đắp trực tiếp diếp cá lên búi trĩ.
  • Dùng gạc băng lại để cố định phần rau diếp cá vừa đắp.
  • Để khoảng 30 phút, gỡ ra rồi rửa sạch.

Bạn cũng nên kết hợp ăn rau diếp cá sống để giải nhiệt cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm tình trạng trĩ nhé.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

3. Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa trị bệnh trĩ mang lại cho mẹ cảm giác thoải mái, dễ chịu bởi tác dụng làm dịu da bổ sung nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể, gia tăng độ bền của tĩnh mạch. Dầu dừa dùng để chữa trĩ ngoại.

♦ Cách dùng

  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước muối
  • Thấm dầu dừa vào bông gòn và chấm trực tiếp lên búi trĩ
  • Duy trì cách làm này 2-3 lần/ngày để giảm cơn đau do viêm

4. Cách chữa bệnh trĩ bằng giấm táo

Giấm táo hữu cơ là một trong những nguyên liệu có sẵn tại nhà tuyệt vời dùng đễ chữa bệnh trĩ nhờ khả năng kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Bạn có thể dùng giấm táo để chữa trĩ.

♦ Cách dùng

  • Dùng bông/gạc sạch nhúng vào một ít giấm táo rồi thoai lên vùng trĩ ngoại hoặc đắp qua đêm. Để giảm cảm giác châm chích, bạn có thể pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 để thoa lên vùng trĩ.
  • Song song với việc thoa ngoài thì bạn nên pha 1 thìa súp giấm táo với 1 cốc nước khoảng 240ml rồi uống 2-3 lần/ngày.
  • Bạn có thể hòa khoảng 100ml giấm táo vào chậu nước ấm rồi ngâm hậu môn khoảng 10-20 phút trước khi tắm cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Hoặc bạn pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi cho vào khay đá nhỏ để đông lại, sau đó dùng những viên đá này chườm lạnh lên vết thương trĩ để giảm đau, sưng hiệu quả.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

5. Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua

Phèn chua có đặc tính sát khuẩn và làm se bề mặt da nên rất công hiệu trong việc làm co búi trĩ, giảm chảy máu cũng như làm khô bề mặt vết thương trĩ.

♦ Cách dùng

  • Xay nhuyễn phèn chua thành dạng bột
  • Hòa 3 thìa cà phê phèn chua vào 1,2 lít nước ấm
  • Ngâm hậu môn khoảng 15-20 phút, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Hoặc bạn cũng có thể ngâm gạc/bông sạch vào hỗn hợp phèn chua và nước rồi đắp trực tiếp lên vùng có vết thương trĩ
  • Thực hiện ngày 2 lần

Tỏi là thảo dược có chất kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng chống sưng viêm, củng cố thành mạch máu và cầm máu hiệu quả tức thời.

Cách dùng

  • Bóc 1 củ tỏi bỏ vỏ, rửa sạch, ép lấy nước rồi bôi trực tiếp nước ép lên vùng trĩ.
  • Nếu ngại dùng nước ép tỏi nguyên chất sẽ gây cảm giác khó chịu, bạn có thể cho một thìa súp tỏi xay/băm nhuyễn vào 240ml nước đã đun sôi, ngâm khoảng 15 phút rồi dùng hỗn hợp rửa vùng hậu môn vài lần, nên thực hiện trước lúc đi ngủ.

7. Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ

Nghệ có tính sát khuẩn tự nhiên và làm đông máu nhanh nên có thể điều trị hiệu quả các trường hợp chảy máu do trĩ.

♦ Cách dùng

  • Hòa bột nghệ nguyên chất với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa trực tiếp lên hậu môn. Đợi cho đến khi thật khô rồi mới rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm.
  • Hòa nửa thìa cà phê bột nghệ nguyên chất với 1 thìa súp nha đam xay nhuyễn, trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên vùng hậu môn trước khi đi ngủ.
  • Trộn đều 1 thìa cà phê bột nghệ với 1 thìa súp sáp mỡ (vaselin có thành phần chính là petroleum jelly tinh khiết) rồi thoa đều hỗn hợp vào ngón tay sạch, sau đó đưa sâu vào ống hậu môn.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

8. Dùng trà xanh cũng là cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

Trà xanh cũng được xem là một trong những dược liệu giúp cải thiện tình trạng chảy máu, giảm đau rát, viêm sưng và thu hẹp các vết thương do bệnh trĩ gây ra hiệu quả.

♦ Cách dùng

  • Nấu nước từ lá trà xanh tươi hoặc pha trà được đóng gói sẵn rồi dùng nước trà ấm để rửa vùng hậu môn nhiều lần trong ngày.
  • Hoặc dùng trà xanh dạng túi lọc, ngâm nước ấm rồi đắp trực tiếp lên vết thương trĩ 2-3 lần/ngày.

9. Cách trị bệnh trĩ bằng nha đam

Nha đam là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người bởi nó có thể giúp chữa lành hầu hết các loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh trĩ.

♦ Cách dùng

  • Cắt bỏ vỏ một khúc nha đam, rửa sạch
  • Dùng nha đam thoa lên vùng hậu môn 2 lần/ngày.

*Để nha đam phát huy tối đa tác dụng, bạn hãy dùng nha đam nấu ăn hoặc làm nước mát để uống hàng ngày giúp giảm bệnh trĩ.

10. Cách chữa bệnh trĩ bằng nước chanh

Hỗn hợp nước và dầu sẽ bao bọc và làm mềm phân để giúp bạn đại tiện dễ hơn. Còn nước chanh giúp điều hòa nhu động ruột, làm quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ.

♦ Cách dùng

  • Mỗi sáng thức dậy, ngay khi bụng còn đói, bạn hãy uống một ly nước lọc pha với một thìa súp dầu oliu và 10 giọt hước cốt chanh tươi.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

11. Dầu dừa

Dầu dừa là chất kháng khuẩn nên có tác ụng chống viêm, giảm sưng và xoa dịu cảm giác đau rát của bệnh trĩ.

♦ Cách dùng

  • Vệ sinh hậu môn thật sạch
  • Thoa một ít dầu dừa nguyên chất vào hậu môn 2 lần/ngày, nhất là ngay sau mỗi lần đi đại tiện.

12. Dầu hạnh nhân 

Dầu hạnh nhân có thể làm dịu cơn đau, nóng rát, ngứa và tình trạng viêm sưng hậu môn. Đây là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu rất an toàn.

♦ Cách dùng

  • Lấy một ít dầu hạnh nhân rồi thoa đều lên ngón tay sạch và đưa sâu vào bên trong vùng hậu môn để tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu tình trạng sưng viêm.
  • Hoặc trộn dầu hạnh nhân và dầu hoa phong lữ theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa bên ngoài hậu môn.

13. Dầu tràm trà

Dầu tràm trà có đặc tính kháng vi khuẩn và điều trị nhiều bệnh lý nhiễm trùng hiệu quả. Tuy nhiên, dược tính nổi bật và quan trọng nhất của loại dầu này chính là chống viêm nên rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng ngứa ngáy, đau rát do trĩ gây ra.

♦ Cách dùng

  • Cho một ít dầu vào miếng bông dạng tròn rồi thoa lên vùng hậu môn.
  • Hoặc cho 8 giọt tinh dầu tràm trà vào bồn tắm đã pha sẵn nước ấm để tắm ngâm.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

14. Cách trị bệnh trĩ bằng muối Epsom

Loại khoáng chất tự nhiên giàu magiê và sulfat này không những là nguyên liệu làm đẹp nổi tiếng mà còn là một trong những loại dược liệu tuyệt vời dành cho người bị bệnh trĩ. Theo kinh nghiệm áp dụng của nhiều người, loại muối này có khả năng làm thuyên giảm triệu chứng và đẩy lùi bệnh trĩ rất nhanh chóng.

♦ Cách dùng

  • Chuẩn bị bồn tắm, cho nước ấm vào khoảng 1/3 bồn rồi cho 150g muối vào.
  • Dùng hai bàn tay chà xát để muối tan nhanh.
  • Ngồi vào bồn và ngâm vùng hậu môn ít nhất 20 phút.
  • Tắm lại và rửa sạch hậu môn bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau sạch và để khô tự nhiên rồi mới mặc quần áo vào.

15. Cách chữa bệnh trĩ bằng cúc La Mã

♦ Thuốc mỡ từ cúc La Mã và hoa hồng

  • Lấy 250ml dầu mầm lúa mì, 10g bột hoa cúc La Mã và 2 cánh hoa hồng cho vào một chiếc nồi nhỏ sau đó đun lửa liu riu khoảng 1 giờ.
  • Dùng vải màn lọc để lấy hỗn hợp dung dịch.
  • Trộn đều hỗn hợp với 20g sáp ong và 20g hoạt chất lanolin rồi cho vào lọ sạch bảo quản thành dạng sáp để dành dùng dần.
  • Mỗi ngày thoa sáp lên hậu môn 2 lần cho đến khi khỏi bệnh hẳn.

♦ Tinh dầu từ cúc La Mã

Chọn các sản phẩm tách dầu từ cúc La Mã, tốt nhất là tinh dầu chất lượng cao rồi thoa trực tiếp lên vùng bị bệnh trĩ mỗi ngày để làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát.

♦ Chữa bệnh trĩ tại nhà với thuốc ngâm từ cúc La Mã

  • Nấu 3 lít nước với 1 nắm hoa cúc La Mã phơi khô, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội dần thì lọc bỏ xác hoa cúc ra khỏi nước. Dùng nước này để ngâm hậu môn 15 phút mỗi ngày.

♦ Trà thảo mộc từ lá cúc La Mã

  • Đun sôi 1 lít nước, thả vào vài lá cúc La Mã, sau đó nấu sôi thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Uống trà này mỗi ngày để điều trị bệnh trĩ.

♦ Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian với hoa cúc calendula (cúc kim tiền hoặc cúc tâm tư)

  • Đun 240ml nước sôi, sau đó cho 1 thìa súp đầy hoa cúc calendula khô để ngâm khoảng 5 phút rồi uống ngay
  • Uống 2-4 lần/ngày
  • Hoặc ngâm một miếng gạc/khăn sạch vào trà rồi đắp lên hậu môn khi còn ấm để chữa bệnh trĩ.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

16. Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng rau má

Rau má giúp giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm và làm dịu các cơn trĩ cấp vô cùng hiệu quả nhờ khả năng làm lành tổn thương, tăng sự kết nối giữa mô và các mạch máu.

Cách dùng

  • Lấy một nắm rau má rửa sạch, giã nát với một nhúm muối, sau đó dùng đắp lên hậu môn
  • Hoặc nấu nước rau má uống hàng ngày

Lá và hạt của cây sầu đâu cũng là bài thuốc chữa bệnh trĩ được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Với đặc tính kháng nấm và chống viêm nhiễm hiệu quả, sầu đâu giúp giảm tình trạng chảy máu, sưng viêm và đau khi bị bệnh trĩ.

♦ Cách dùng

  • Xay hạt hoặc lá sầu đâu đã phơi khô thành bột.
  • Trộn bột sầu đâu với một ít dầu dừa rồi thoa lên hậu môn.

18. Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng hạt dẻ

Những ai bị trĩ nên thêm hạt dẻ vào thực đơn hàng ngày vì đây là loại thuốc chữa bệnh trĩ có nguồn gốc thiên nhiên rất an toàn cho phụ nữ sau sinh. Tại Mỹ, người ta đã xem hạt dẻ ngựa là một liệu pháp hiệu quả điều trị tình trạng rối loạn tĩnh mạch và phù nề do bệnh trĩ. Nhờ chứa saponin và tannin – hoạt chất có đặc tính chống viêm và làm lành vết thương mạnh nên hạt dẻ có thể giúp phụ nữ sau sinh cải thiện các triệu chứng của căn bệnh này.

♦ Cách dùng

  • Rang hạt dẻ khô để dùng như món ăn vặt hàng ngày.
  • Hoặc nấu trà hạt dẻ để uống.

19. Dùng bồ công anh – cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Theo nhiều công trình nghiên cứu, thảo dược bồ công anh, nhất là phần lá và rễ, có chứa các hợp chất giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, làm mềm phân và cải thiện đáng kể tình trạng đi đại tiện chưa hết, đau rát khi đại tiện do bệnh trĩ gây ra.

♦ Cách dùng

  • Dùng rễ bồ công anh xay nhuyễn.
  • Cho 2 thìa cà phê vào ngâm khoảng 15 phút với 240ml nước sôi rồi dùng vải mùng lọc bỏ bã.
  • Phần nước dùng uống 2 ly/ngày.

*Lưu ý: Dù được xem là thuốc trị bệnh trĩ vô cùng hiệu nghiệm, tuy nhiên, bồ công anh lại chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, dù bị trĩ nặng, bạn cũng không được dùng thuốc từ bồ công anh.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Những điều cần làm khi bị bệnh trĩ

1. Giảm cân

Bạn nên thực hiện giảm cân trước khi áp dụng các phương pháp trị bệnh trĩ. Bởi vì cân nặng quá mức sẽ khiến bệnh trĩ nặng hơn. Nguyên nhân là do cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực cho phần tĩnh mạch ở khu vực trực tràng, hậu môn, lâu ngày làm các tĩnh mạch này căng giãn bất thường dẫn đến sưng viêm và trĩ.

Hiện có rất nhiều cách giảm cân để bạn áp dụng và dù chọn giải pháp nào đi nữa, bạn cũng cần kiên trì để đạt được mức cân nặng ổn định theo tiêu chuẩn BMI < 25.

2. Cải thiện chế độ ăn uống

Cải thiện chế độ ăn uống là bước cần làm tiếp theo khi chữa bệnh trĩ tại nhà. Trên thực tế bạn không cần phải kiêng khem quá nhiều thứ mà chỉ cần tuân thủ những ghi chú nhỏ sau để giúp điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón và cung cấp các dưỡng chất tốt cho việc phục hồi các tĩnh mạch.

♦ Tăng cường chất xơ

  • Bạn nên ăn gấp đôi lượng chất xơ so với trước khi bị trĩ và nên ăn đều 3 bữa/ngày. Mỗi ngày nạp khoảng 20-30g chất xơ.
  • Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, hạt, rau và trái cây như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, bột yến mạch, gạo nâu, atisô, bông cải xanh, lê, táo, chuối.

♦ Uống nhiều nước

Hãy uống thật nhiều nước, tốt nhất là uống đủ 2 lít/ngày để giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn cũng như giúp phân mềm và dễ tống ra ngoài hơn. Nước lọc là chọn lựa tốt nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn các loại nước ép trái cây, đặc biệt là nước ép giúp nhuận tràng như nước ép mận, dứa.

♦ Không ăn nhiều đồ cay nóng

Nếu đã có triệu chứng đau rát hậu môn, bạn nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng để không làm gia tăng tình trạng khó chịu.

♦ Tránh cà phê và rượu

Các loại chất kích thích này làm giảm nhu động ruột, gây táo bón. Táo bón khiến bệnh trĩ càng thêm trầm trọng.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

♦ Thêm vào các loại thực phẩm hỗ trợ phục hồi tình trạng tổn thương tĩnh mạch 

Cam quýt, mâm xôi, anh đào, bạch quả, hạt dẻ, hoa cúc calendula rất tốt cho bệnh nhân trĩ vì có thể giúp giảm tình trạng sưng, viêm do trĩ gây ra.

3. Thay đổi bài tập thể dục

Thói quen tập thể dục đều đặn rất tốt cho người bị bệnh trĩ vì tác động trực tiếp đến trực tràng, giúp điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, tập luyện những bài tập làm căng, tạo áp lực ở bụng và thân dưới như cử tạ sẽ ảnh hưởng đến tĩnh mạch trực tràng và đây cũng là nguyên nhân gây đau đớn hay đại tiện ra máu ở người bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, ngồi nhiều và các hoạt động gắng sức quá đỗi như khuân, vác, đẩy vật nặng cũng không có lợi cho người bệnh trĩ. Vì vậy, khi đã bị bệnh và muốn điều trị hiệu quả, bạn nên chuyển sang tập luyện một môn thể dục, thể thao khác như yoga, bơi lội, đi bộ để giảm triệu chứng và phòng tránh bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn.

4. Chườm lạnh

Việc đắp lạnh không chỉ giúp làm dịu vết thương, giảm sưng viêm và những cơn nóng rát khó chịu do trĩ gây ra mà còn giúp làm co các búi trĩ nên bệnh rất nhanh khỏi. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho nước đá vào túi sạch hoặc ngâm khăn sạch trong nước lạnh rồi đắp lên vùng hậu môn khoảng 15 phút 2-3 lần/ngày.

5. Không dùng giấy vệ sinh lau vết thương trĩ

Bạn không nên dùng giấy vệ sinh hoặc bất kỳ loại khăn giấy khô nào để lau chùi vùng trĩ. Bởi vì giấy vệ sinh thường khô, thô ráp và được tái chế từ loại giấy không đảm bảo chất lượng, khi chà xát lên vùng da viêm sưng có thể làm rách vết thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn hãy thay thế bằng các loại khăn ướt không gây dị ứng. Để làm khô khu vực hậu môn, bạn có thể sử dụng khăn vải mềm và sạch.

6. Đi đại tiện nhưng đừng mất quá nhiều thời gian

Bạn không nên nhịn đi đại tiện vì sẽ làm phân khô cứng và tích tụ lại trong đại tràng, gây áp lực cho hậu môn. Bạn cũng không nên rặn và ngồi đại tiện quá lâu vì sẽ gây tổn thương hậu môn, làm cho bệnh trĩ càng thêm nghiêm trọng.Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

7. Xây dựng thói quen tốt khi vệ sinh và chăm sóc cơ thể

  • Tắm nước ấm, đặc biệt là ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày rất có ích cho người bệnh trĩ vì không những giúp vệ sinh hiệu quả mà còn giảm tình trạng sưng, đau hiệu quả.
  • Mặc quần áo rộng và làm từ cotton, nhất là đồ lót bởi trang phục chật chội có thể làm tình trạng trĩ nặng thêm.
  • Không chà xát hay cào gãi làm vùng viêm nhiễm bị nhiễm trùng.
  • Không ngồi lâu quá 1 giờ đồng hồ (cứ 1 giờ thì đứng dậy đi lại để thư giãn), nếu ngồi phải ngồi trên gối hay miếng đệm mỏng. Tránh ngồi ở mặt phẳng gồ ghề, quá cứng để giảm sưng và không kích ứng các vết thương trĩ.

[inline_article id=139703]

Với các cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian, mẹ hoàn toàn có thể chủ động vì nguyên liệu dễ tìm, cách thức dễ làm. Đừng để trĩ làm phiền niềm vui thai kỳ và hạnh phúc làm mẹ của mình nhé!