Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách sơ cứu và chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả

Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp bạn dễ chịu hơn khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn.

1. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thức ăn hay ngộ độc thực phẩm (food poisoning) là một căn bệnh sau khi bạn ăn phải thực phẩm có vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng.

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường là thức ăn nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella; và các dạng vi khuẩn khác từ thịt tái sống chưa chế biến kỹ; hoặc thực phẩm không được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.

Thường thì các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện từ 1-36 giờ sau khi ăn; đồng thời biến mất sau vài ngày khi các độc chất đã bị thải loại khỏi cơ thể qua con đường tự nhiên; hoặc do bạn thực hiện chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà đúng cách.

Một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Sốt.
  • Nôn mửa.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.
  • Bị tiêu chảy.

Nếu ngộ độc thức ăn, thực phẩm xảy ra ở người già, trẻ em, phụ nữ mang thai; họ cần được cấp tốc đưa đi viện để cấp cứu. Các trường hợp còn lại, nếu không bị nặng; bạn có thể áp dụng các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà sau đây.

2. Cách chữa ngộ độc thức ăn và thực phẩm tại nhà

Đầu tiên, hãy nhớ lại trong vòng 1-36 giờ trước bạn đã ăn gì. Có món gì lạ mà bạn mới ăn lần đầu, món nào có vị khác thường như bị hư hỏng, những người khác có bị tương tự? Sau khi xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm; bạn hãy thực hiện những biện pháp sau:

2.1 Cách nghỉ ngơi cơ thể để chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà
Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà – Nghỉ ngơi

Cách chữa ngộ độc thức ăn tại nhà đơn giản đó là để cơ thể của bạn nghỉ ngơi; và có thời gian chữa lành sau khi bị ngộ độc. Bạn hãy nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi cơ thể bạn thấy tốt hơn.

Ngoài ra, bạn không nên ăn hoặc uống trong vài giờ sau khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Khi bạn bắt đầu có thể ăn uống trở lại, hãy thử những món ăn nhẹ nhàng và nhạt nhẽo; như bánh quy giòn và đồ uống thể thao. Ngậm đá bào để giữ nước.

2.2 Uống nhiều nước, chất lỏng hoặc nước oresol

Điều quan trọng nhất để đẩy độc ra ngoài là bổ sung nước hoặc các loại canh, súp. Người trưởng thành nên uống 3,5 lít nước mỗi ngày để bù đắp lại lượng nước thất thoát do nôn mửa và tiêu chảy. Bạn cũng nên thường xuyên uống nước điện giải oresol để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê baking soda (thuốc muối), 4 thìa súp đường vào 1 lít nước ấm để uống.

2.3 Bổ sung Probiotics (hay các chất trợ sinh)

Một trong cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà là bổ sung những sinh vật giúp kiểm soát hệ sinh vật đường ruột của bạn.

Ngộ độc thực phẩm có thể làm mất cân bằng vi khuẩn tốt và xấu trong ruột của bạn. Uống men vi sinh có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn trở lại trạng thái cân bằng. Chúng cũng có thể củng cố đường ruột của bạn; để bảo vệ bạn khỏi các bệnh do thực phẩm trong tương lai.

2.4 Cách chữa trị buồn nôn sau khi ăn, giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các loại trà thảo mộc, đặc biệt là trà bạc hà, chứa các hợp chất giúp làm dịu dạ dày. Cách chữa ngộ độc thức ăn tại nhà là bạn có thể thử uống trà bạc hà để bổ sung nước cho cơ thể và làm giảm nôn ói. Uống nước gừng hoặc trà mật ong cũng giúp giảm khó chịu bụng.

Nếu bạn nôn mửa quá mức, không thể uống được thì hãy nhập viện để được truyền dịch.

>> Bạn xem thêm: Các loại trà tốt cho sức khỏe bạn nên uống mỗi ngày

2.5 Ăn thức ăn nhạt – Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà hữu hiệu

ăn thức ăn nhạt
Ăn thức ăn nhạt – Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà hữu hiệu

Khi bạn cảm thấy đỡ buồn nôn, và có khả năng “giữ” lại thức ăn trong cơ thể; hãy chọn để ăn những món nhẹ nhàng, ít chất béo, ít chất xơ cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Một số thực phẩm gợi ý cho bạn khi bị ngộ độc thực phẩm:

Ngoài những cách chữa ngộ độc thực phẩm bằng việc ăn những món nhạt; bạn cũng cần lưu ý về những món ăn cần tránh.

2.6 Ngộ độc thực phẩm cần tránh ăn gì?

Không nên uống sữa khi bị ngộ độc thực phẩm
Không nên uống sữa khi bị ngộ độc thực phẩm – Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Không chỉ biết cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà; bạn cũng cần lưu ý để tránh những việc sau:

  • Hạn chế ăn: Ăn các thực phẩm cứng sẽ khiến tình trạng nôn mửa và tiêu chảy nặng nề hơn. Do đó nên tránh ăn cho đến khi cơ thể đã tống hết chất độc ra ngoài và ngừng nôn mửa.
  • Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa: Lúc này hệ tiêu hóa khó dung nạp lactose, do đó bạn không nên uống sữa, ăn bơ, phô mai, sữa chua…

2.7 Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà khác

  • Tránh uống các thuốc cầm tiêu chảy hoặc nôn mửa: Việc uống thuốc sẽ cản trở quá trình thải độc, khiến bạn chậm hồi phục.
  • Uống thuốc hạ sốt: Nếu bị sốt cao, bạn có thể uống paracetamol để hạ nhiệt; đồng thời giúp giảm đau bụng. Ibuprofen cũng là thuốc hạ sốt nhưng có thể gây kích ứng dạ dày; nên tốt nhất là bạn hãy uống paracetamol.

2.8 Chế độ ăn uống để nhanh hồi phục sau ngộ độc thực phẩm

Nước cơm
Uống nước cơm sẽ giúp bạn hồi phục nhanh sau những cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khi hết nôn mửa, tiêu chảy và có thể bắt đầu ăn trở lại; bạn nên chọn các thức ăn đơn giản đã được nấu chín. Chẳng hạn cháo trắng, cơm trắng, nước cơm, khoai tây chín nghiền, các loại rau nấu chín nhừ. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung chuối và bánh mì khô.

Một số lưu ý khác trong cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà:

  • Hạn chế vận động vì cử động nhiều có thể khiến bạn buồn nôn.
  • Sau khi ăn xong có thể nằm nghỉ ngơi, đặt đầu lên gối với độ cao hơn chân 30cm.
  • Nếu mùi thức ăn khiến bạn thấy khó chịu thì nên chờ thức ăn nguội, bay mùi rồi hãy ăn.
  • Trước khi bắt đầu ăn thực phẩm cứng; bạn nên hòa 2 thìa súp giấm táo với một cốc nước ấm uống cho dịu bụng.
  • Để tránh buồn nôn sau khi ăn, bạn nên ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Tránh thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Không nên ăn thực phẩm cay và béo, cũng hạn chế thực phẩm quá giàu chất xơ như các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu…
  • Khi có cảm giác muốn nôn, bạn hãy nhấp từng ngụm nước có đường. Nên tránh nước cam hoặc nước ép nho vì độ axit quá cao.

3. Có nên gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn buồn nôn và nôn ói. Gây nôn là cách dùng ngón tay đưa vào cổ họng để kích hoạt cơn buồn nôn và nôn.

Nhưng việc tự gây nôn tại nhà KHÔNG được khuyến khích bởi các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ. Việc tự gây nôn có thể nguy hiểm và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tự gây ra nôn mửa có thể liên quan đến các nguy cơ tiềm ẩn như: mất nước; mất cân bằng điện giải; tổn thương cổ họng; răng hoặc nướu. (theo Nghiên cứu vào năm 2017 được đăng tải trên NCBI).

4. Trường hợp ngộ độc thực phẩm nào cần nhập viện?

Trường hợp nào cần nhập viện?
Nếu buồn nôn không dứt thì bạn nên đi viện – Thay vì cố gắng thực hiện cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc do vi khuẩn gây ra thường có thể trị hết ở nhà nếu bạn là người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những trường hợp sau nên được đưa tới bệnh viện:

  • Người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai.
  • Người lớn bị nôn mửa và tiêu chảy hơn 24 tiếng; có dấu hiệu mất nước.
  • Trẻ dưới 6 tuổi bị nôn mửa và tiêu chảy trong vài giờ; hoặc không đi tiểu trong 4-6 tiếng.
  • Trẻ trên 6 tuổi bị nôn mửa và tiêu chảy hơn 1 ngày; bị sốt hoặc không đi tiểu trong vòng 6 tiếng, có dấu hiệu mất nước.
  • Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng như khó thở, ngất xỉu, hôn mê; nôn ra máu, đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ.

5. Cách phòng ngừa và chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Rửa tay và các dụng cụ nhà bếp cũng như bề mặt bếp, bàn ăn: Ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể lây lan qua tay bẩn, thớt hoặc các bề mặt bẩn. Do đó khi đi chợ về, bạn nên rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm; các nguyên liệu hãy ngâm muối khử trùng nếu có thể. Thớt nên dùng riêng loại cắt đồ sống và đồ chín.

Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm trong tủ lạnh phải đậy nắp kỹ và chia ngăn đồ sống, đồ chín, tránh để lẫn lộn. Thịt và sữa nên bảo quản trong tủ lạnh ngay khi mua về.

Nên nấu thực phẩm tới nhiệt độ chín thích hợp: Đối với thịt gia cầm, nên nấu tới 74°C. Thịt bò xay nấu tới 71°C, bò bít tết nấu tới 63°C, thịt lợn nấu tới 71°C, cá nấu tới 63°C. Tránh hâm thức ăn nhiều lần có thể phát sinh vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

[inline_article id=265589]

Tình trạng ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ 2-3 ngày, sau đó bạn có thể trở lại với công việc, học tập. Hy vọng cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà ở trên sẽ giúp ích cho bạn. Rút kinh nghiệm, lần sau bạn hãy ăn chín, uống sôi và hạn chế thử các món lạ, không ăn ở những nơi thiếu vệ sinh nhé.