Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nổi mụn nước ở tay và cách chữa nổi mụn nước ở tay an toàn nhất

Cách chữa nổi mụn nước ở tay ngay tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm sau đây sẽ giúp vùng da tay của bạn mịn màng trở lại một cách nhanh chóng. Những cách này cũng cực kỳ an toàn và không để lại biến chứng gì nếu bạn biết áp dụng đúng cách.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nổi mụn nước ở tay kèm theo những biến chứng bất thường khác, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được thăm khám kỹ lưỡng hơn.

Tay bị nổi mụn nước là do đâu?

Tay nổi mụn nước là tình trạng da tay nổi những mảng bong bóng nhỏ có chứa đầy chất dịch lỏng bên trong. 

Những mảng bong bóng này có thể gây cảm giác ngứa hoặc cũng có trường hợp nổi mụn nước không ngứa. Chất lỏng này có thể là máu, mủ hoặc là huyết thanh có trong máu.

Nếu không may bọc nước bị vỡ ra, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đớn và có nguy cơ mang mầm bệnh lây lan đến các vùng da lành xung quanh.

Đây là bệnh lý về da không hề hiếm gặp trong thời buổi hiện nay, nên chúng thường bị xem nhẹ. Hầu hết bệnh nhân đều đợi đến khi các dấu hiệu dần trở nên nghiêm trọng hơn thì mới bắt đầu tìm cách điều trị.

cách chữa nổi mụn nước ở tay
Tay bị nổi mụn nước rất  khó chịu trong khoảng thời gian đầu

Những nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

Phần lớn các yếu tố gây ra tình trạng bị nổi mụn nước ở tay đến từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố đến từ bên ngoài tác động đến hiện tượng này. Vậy những yếu tố đó là gì?

1. Nguyên nhân do sức khỏe bên trong cơ thể

  • Các nốt phồng rộp chứa nước trên bàn tay của bạn xuất hiện có thể là do da bị rối loạn chức năng hoặc bị bệnh lý chàm bội nhiễm. Những người bị tình trạng này sẽ nhận thấy tay nổi mụn nước rất ngứa vào hai bên mỗi đầu ngón tay. Các mụn nước cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn chân của bạn . Tình trạng này không có cách chữa trị. Nó xuất hiện và sẽ tự khỏi trong vòng hai đến ba tuần.
  • Cơ thể suy giảm khả năng giải độc cũng là lý do dễ khiến bạn bị nổi mụn nước ở tay, cụ thể là các tác động tại gan (nóng gan, gan nhiễm mỡ,…). Khi gan trở nên suy yếu, những phản xạ kích ứng, yếu tố gây hại xâm nhập dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra bệnh.
  • Một số trường hợp đã mắc bệnh lý nền sẵn như thủy đậu hay zona,… sẽ có biểu hiện nổi mụn nước ở tay, cùng nhiều vị trí khác trên khắp cơ thể.

>> Bạn có thể tham khảo: Gan nhiễm mỡ nên ăn gì? Nhắc người nhà nhớ cho kỹ kẻo cái mồm làm hại cái thân

2. Tay bị nổi mụn nước do tác động đến từ bên ngoài

  • Tiếp xúc với các thành phần gây kích ứng: Làn da sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích ứng cho da như hóa chất, bụi bẩn, các yếu tố dị ứng tùy vào mỗi cơ địa (côn trùng, hải sản, sữa, đậu phộng,…) trong thời gian dài.
  • Môi trường: Tình trạng không khí ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn,… cũng góp phần vào dẫn đến các triệu chứng bất thường trên cơ thể. Nếu trong nước ô nhiễm có chứa hàm lượng kim loại nặng và hóa chất độc hại cao, người tiếp xúc không chỉ đối mặt với nguy cơ với việc bị nổi mụn nước ở tay, mà còn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Cách chăm sóc các mụn nước trên tay và vị trí khác trên cơ thể

Hầu hết các mụn nước đều sẽ tự lành mà không cần điều trị. Miễn là người bệnh không tác động và làm chúng vỡ ra. Lớp da tại vị trí bị nổi mụn nước sẽ tự tái tạo lại, lớp da trên cùng sẽ khô đi và bong ra một cách tự nhiên.

Theo như các bác sĩ da liễu đã khuyến cáo, bạn không nên tự ý nặn mụn nước dù cho bạn đang bị nổi mụn nước không ngứa hay có ngứa rát, vì các mụn nước này đóng vai trò như một lớp bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Thay vào đó, chúng ta có thể che vết phồng rộp tích nước này bằng băng gạc để đảm bảo an toàn.

Tóm lại, bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị những điều sau:

  • Che các mụn nước rộp bằng băng.
  • Tránh làm vỡ mụn nước để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Giữ cho khu vực da luôn sạch sẽ, vệ sinh cẩn thận và không tự ý thoa thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa nổi mụn nước ở tay
Cẩn thận không nên làm vỡ mụn nước trên tay

5 cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà an toàn nhất

Sau đây sẽ là một số cách chữa nổi mụn nước ở tay bằng thiên nhiên đem lại kết quả nhanh chóng mà lại tương đối an toàn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng các mẹo dân gian này không áp dụng với mụn nước đã vỡ và viêm.

1. Đắp dưa leo để chữa mụn nước ở tay

Dưa leo giúp làm mát, dịu nhẹ làn da đang bị rát, sưng, nổi hột nước. Người bệnh chỉ cần dùng dưa leo tươi cắt thành từng lát mỏng, đắp lên các vùng bị mụn trong 20-25 phút và sau đó không cần rửa lại với nước sạch.

2. Sử dụng mật ong

Trong mật ong có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc tố rất tốt. Để trị mụn nước, người bệnh dùng một ít mật ong bôi một lớp mỏng lên vùng bị mụn nước và để trong vòng 30 phút, sau đó rửa nhẹ nhàng với nước lạnh.

>> Bạn có thể tham khảo: 5 công thức mặt nạ chuối mật ong giúp da sáng mịn trong nháy mắt

3. Nha đam

Nha đam sẽ giúp làm dịu da, hết ửng đỏ, thúc đẩy da tái tạo tế bào mới, cải thiện sức khỏe làn da của bạn. Trước hết, dùng phần thịt bên trong của lá nha đam, sau đó đem làm nhuyễn thành gel lỏng để dễ sử dụng. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng, sau đó đắp gel lên các vùng bị mụn nước.

Cách chữa nổi mụn nước ở tay
Cách chữa nổi mụn nước ở tay với nha đam rất hiệu quả

4. Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng lấy sạch chất bẩn, cặn bã, loại bỏ các chất độc trên da, giúp bạn lấy lại làn da sạch mịn. Mọi người có thể sử dụng bột yến mạch làm cách trị mụn nước ở môi, mặt bằng phương pháp đắp mặt nạ trên da.

>> Bạn có thể tham khảo: 18 công dụng của yến mạch có thể khiến bạn ngạc nhiên

5. Gel bôi ngoài da

Loại gel thường được dùng để điều trị mụn nước có thể là sachol, acyclovir, dung dịch hồ nước,… Gel có tính chất bám dính lâu, nên bạn không nên để chất bụi bẩn dính lên lớp gel. Khi bôi nên bôi từng lớp mỏng để da dễ thở, bôi thêm 1 lớp tiếp theo nếu thấy lớp gel bị trôi đi mất.

Mong rằng với 5 cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà của MarryBaby, bạn sẽ có thể tìm ra cho bản thân một cách phù hợp để đánh bay các nốt mụn nước trên tay một cách nhanh chóng.

Đừng quên xem thêm một số bài viết hữu ích khác về việc chăm sóc và điều trị bệnh lý về da ngay tại nhà tại website này bạn nhé!