Categories
Dạy con Nuôi dạy con

5 cách giúp con sống năng động

1. Các hoạt động ngoài trời

Quả thật dùng xe đẩy đưa trẻ đi mua sắm, cho trẻ ngồi vào ghế xe hơi rất tiện lợi cho các mẹ, nhưng bằng cách giữ trẻ cố định một chỗ như thế quả thật không tốt cho trẻ chút nào. Khi bạn rảnh rỗi, hãy để trẻ được vận động tự do (tất nhiên với sự giám sát như hình với bóng của người lớn). Một trong những cách tốt nhất bảo đảm trẻ vận động là cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Không gian ngoài trời có nhiều thứ để trẻ chạy nhảy, leo trèo, bò trườn, chơi đùa nhiều hơn khi trẻ ở trong nhà. Chính vì vậy mà bậc phụ huynh nên tìm hiểu các khu vui chơi an toàn bên ngoài và đưa con đi vận động. Đừng quên mang theo các quả banh cùng đồ chơi để trẻ chơi đùa. Cha mẹ cũng có thể cùng chơi bóng, trốn tìm hoặc rượt đuổi với trẻ.

5 cách giúp con sống năng động
Lối sống năng động giúp con luôn tràn trề năng lượng

Nếu đã quá chán các khu vui chơi, công viên quen thuộc, cả gia đình có thể kéo nhau đi chơi biển với trò xây lâu đài, tìm kho báu hoặc thi leo các đồi cát, ngắm cảnh. Sau bữa tối, cả gia đình có thể cùng thong thả đi dạo để ngắm sao.

2. Lăn, lê, bò, trườn
Khi việc cho con ra ngoài chơi là không thể, chẳng hạn vì trời đổ mưa, em bé đang bệnh, trẻ đang nổi cơn bực dọc v.v… thì mẹ có thể mở một vài bài nhạc và “nào, ta cùng nhảy múa”.

Bạn không nhất thiết phải tìm những bản nhạc dành riêng cho trẻ để con bạn chịu “động chân động tay”, bất kỳ bản nhạc nào với giai điệu cơ bản đều được. Hãy đứng lên và “lượn vài vòng” cùng con, chẳng mấy chốc cả mẹ và con đều đổ mồ hôi vui vẻ cho mà xem.

3. Mẹ, con cùng tập
Chắc các mẹ đều biết những lời cha mẹ nói đều gây ảnh hưởng đến cách con bạn nói chuyện, hay những gì bạn ăn cũng gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Việc tập thể dục cũng vậy: mức độ vận động và tập thể dục của con bạn trong tương lai ảnh hưởng rất lớn từ cách mà bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình.

Thế nên, những khi có thế, hãy đi bộ mua sắm hoặc tạt ngang nhà bạn bè thay vì ngồi xe suốt. Đừng quên mang theo xe đẩy nếu bạn sợ trẻ sẽ không đi nổi, hoặc nếu không gặp trường hợp đó thì xe đẩy vẫn rất hữu dụng giúp bạn chất hàng hóa lên.

Khi ở nhà, hãy cho trẻ cùng tham gia lúc bạn tập yoga, một điệu nhảy hoặc chỉ đơn thuần là tập thể dục theo video hướng dẫn.

Bạn cũng cần bảo đảm các buổi cả gia đình cùng ra đường có nhiều hoạt động, chẳng hạn như tắm ở hồ bơi gần nhà, đi dạo trong công viên hoặc thả diều thay vì chỉ ngồi một chỗ, như ngồi xe chạy lòng vòng.

4. Mời bạn bè đến nhà
Không có gì thú vị hơn có bạn bè “đồng tâm hợp lực” để cùng khuyến khích trẻ vận động. Hãy mời bạn bè thân thiết cùng đi té nước trong hồ bơi, hoặc đạp xe đạp chẳng hạn.

Nếu có nhóm bạn thường xuyên gặp gỡ hàng tuần, MarryBaby nhắc các mẹ hãy nhớ dành chút thời gian cho trẻ thỏa sức chơi đùa, tất nhiên là dưới cặp mắt giám sát của người lớn. Hoặc nếu nhà có điều kiện, bạn có thể cho bọn trẻ tập luyện cơ bắp với nhau trong khi mẹ và các bà mẹ khác cùng trò chuyện ngoài sân.

5. Đăng ký lớp ngoại khóa
Ngay cả với tuổi này ở trường, con bạn cũng sẽ có rất nhiều hoạt động như bơi lội, thể thao, âm nhạc hoặc các lớp ngoại khóa khác. Do vậy cha mẹ cần lưu ý không gây quá tải thời gian biểu của trẻ.

Mẹ nên là cầu nối điều chỉnh tính khí, thói quen hàng ngày của trẻ và nhu cầu xã hội cho trẻ. Chẳng hạn, trẻ đi học 5 ngày mỗi tuần có thể cảm thấy thêm một chương trình ngoại khóa là quá nặng. Ngược lại, trẻ đam mê hoạt động xã hội dành nhiều thời gian với bạn có thể phát triển mạnh một vài hoạt động trong thời khóa biểu mỗi tuần.

Tuy vậy, bạn cũng cần tập trung vào việc biến buổi tập ngoại khóa trở nên vui vẻ, thoải mái chứ không phải là “sản sinh” ra một vận động viên Olympic của tương lai. Không nên tạo áp lực cho trẻ phải có khả năng thể thao vượt trội ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhạy cảm này.

Hãy tìm các người huấn luyện thân thuộc với trẻ và biết cổ vũ chứ không phải ép trẻ tập. Một điều mà MarryBaby không thể không đề cập là các mẹ cần lưu ý sử dụng các trang thiết bị phù hợp và an toàn với độ tuổi của trẻ. Đồng thời, hãy chọn các chương trình tập chủ yếu tập trung vào vận động tự do thay vì theo một bài tập nghiêm ngặt (20 phút vận động là tối đa). Cơ cấu lớp học cũng là điều đáng quan tâm: một số trẻ cảm thấy bị áp đảo tinh thần trong môi trường nhiều tiếng ồn và chứng kiến hết thân thể này đến thân thể khác cứ thay nhau mà bật tường.

Trước khi đăng ký cho trẻ tham gia, bạn cần yêu cầu cho con học thử để xem liệu trẻ có khả năng tham gia khóa học hay không.

Linh Lan

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những sai lầm thường gặp trong cách dạy con

Quá lệ thuộc vào nhau
Đặc điểm chung của gia đình Việt là sự lệ thuộc và nương tựa nhau về mặt tinh thần và đôi khi là cả vật chất. Trẻ từ lúc còn nhỏ cho đến lúc rời khỏi ghế nhà trường thường hay dựa dẫm vào cha mẹ chu cấp tài chính và ít nghĩ đến việc tự lập kiếm thêm tiền nếu có nhu cầu tiêu xài cá nhân. Thậm chí có những trường hợp phụ huynh vẫn tiếp tục đưa đón cho đến khi con tốt nghiệp Đại học. Vì thế, nhiều khi trẻ trở nên sợ sệt và thiếu quyết đoán lẫn tự lập. Sự bảo bọc vừa phải là điều cần thiết giúp con lớn lên khỏe mạnh, giàu tình cảm và độc lập.

Phân công lao động bất hợp lý
Người Việt thường có quy luật “bất thành văn” về những việc bếp núc, lau dọn nhà cửa,… là việc của phụ nữ. Sai lầm phổ biến của các bà mẹ Việt là mỗi khi con trai lăng xăng phụ giúp việc nội trợ thì thường bị gạt đi với lý do, “Con trai ai mà làm mấy chuyện này. Thôi, con cứ để mẹ và chị làm cho”. Lâu dần, nếp suy nghĩ này ăn sâu vào tâm trí của con trẻ (cả nam và nữ) để rồi khi lớn lên đàn ông luôn nghĩ đó không phải là việc của mình cũng như phụ nữ lại bắt đầu vòng luẩn quẩn lặp lại chính điều đó với con mình.

Quyền “phủ quyết” của cha mẹ
Cha mẹ thường hay áp đặt ý kiến của mình lên con trẻ và “bổn phận” của con là luôn phải vâng lời cha mẹ. Với sự nhận thức và tư duy lý luận ngày một phát triển, lắm lúc đứa trẻ nhận ra sự bất hợp lý trong một số quyết định của cha mẹ nhưng vì sợ uy quyền của họ mà không dám cự cãi. Lâu ngày, trẻ có thể sinh ra tâm lý không phục và chống đối ngấm ngầm. Điều này rất nguy hiểm khi đứa trẻ lớn lên và bắt đầu có sự độc lập nào đó về tài chính, chúng có thể sẽ không tôn trọng và có những hành động đi ngược lại đạo lý như hỗn xược, ngược đãi hoặc thậm chí là bạc đãi các bậc sinh thành.

Quá kỳ vọng vào con cái
Xuất phát từ quan niệm về những nghề “thời thượng” như kỹ sư, bác sỹ,… mà nhiều bậc phụ huynh đã “làm ngơ” trước sở trường và sở thích của con mình. Có rất nhiều người con đã tốn thời gian và tiền bạc để theo học nghề mong muốn của cha mẹ rồi sau đó mới theo đuổi niềm đam mê của mình.

Cách dạy con: Những sai lầm thường gặp trong
Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái

Bảo bọc và bênh con quá mức

Rất thường thấy câu chuyện khi con trẻ bị ngã, mẹ và bà thường dỗ cháu nín bằng những câu như, “Đánh chừa cái nền nhà làm bé bị ngã” hay “Nín nào, bà dắt đi mua kẹo”. Những câu dỗ dành tưởng chừng vô thưởng vô phạt ấy lại vô tình gieo vào đầu đứa trẻ những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc. Chẳng hạn, sau này khi lớn lên và tham gia giao thông rồi bị va quẹt, đứa trẻ (lúc này đã có hình hài của một người trưởng thành) sẽ không nhận lỗi ngay mà có thể chúng sẽ đánh người gây va quẹt trước.

Để đủ nghị lực lẫn năng lực đương đầu với những thử thách khi lớn lên, ngay từ lúc còn bé, cha mẹ hãy cho con những hành trang thiết yếu để mang vào đời. Đó phải là tình yêu thương, kiến thức, nghị lực, sự độc lập, khả năng quyết đoán… và hãy luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bé.

Bảo My

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách dạy con: Tổng hợp những bí quyết dạy con từ Đông sang Tây

Cách dạy con như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ sau này. Vì vậy, ba mẹ cần rèn nắn con từ khi còn nhỏ để bé hình thành nề nếp và các thói quen ứng xử đúng chừng mực nhé.Cách dạy con

Cách dạy con của người phương Tây

1. Tôn trọng con trẻ

Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toán quyền nói “có” hoặc “không” đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ).

Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

2. Đâu đâu cũng là cửa hàng “tự phục vụ”

Tùy vào khả năng của bé theo độ tuổi mà phụ huynh Tây thường “khai thác tối đa” khả năng tự phục vụ của con. Chẳng hạn, khi bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật, các bé sẽ được làm quen ngay với thìa và bát bột. Trẻ có thể múc lung tung song các mẹ Tây vẫn để con tự xoay sở để “chiến đấu” với khẩn phần ăn của mình như một bản năng sinh tồn tự nhiên. Trong khi đó, mẹ chỉ là người giám sát và hỗ trợ bé khi cần thiết. Tương tự, bé lớn hơn một chút đã phải tự thay quần áo, mang giày.

3. Tự giải quyết vấn đề

Các mẹ Tây để con tự giải quyết các vấn đề phát sinh với bạn bè hoặc anh chị em của bé. Nếu trẻ tranh giành đồ chơi của nhau thì bé có thể tự chọn giải pháp hoặc chơi đồ chơi của mình một mình hoặc chấp nhận chia sẻ chung với bạn. Nhiều trẻ ban đầu cũng chọn giải pháp chơi một mình nhưng bé nhanh chóng nhận ra sự buồn tẻ trong khi các bạn khác đang tíu tít chơi với nhau. Thế là tự bé biết mình nên chọn giải pháp “thế giới đại đồng” để được hòa mình vào niềm vui chung đó.

Do phải tự giải quyết các vấn đề của mình từ khá sớm nên trẻ lớn lên thường rất độc lập trong cách hành xử nhưng vẫn biết cách để làm việc nhóm hiệu quả.Cách dạy con

4. Phương pháp “con lật đật”

Đây là phương pháp “Nếu con ngã, con sẽ phải tự đứng dậy”, “Nếu con biết cách tự kích hoạt chế độ khóc, con cũng phải tự biết bấm nút ngừng khóc”. Các mẹ Tây ít khi dỗ dành con nín khóc như các mẹ châu Á.

Ngược lại khi con khóc, họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc của mình và để trẻ tự ngừng khóc. Họ chỉ đến xem và kiểm tra bé có ổn không trong trường hợp bé khóc quá lâu hoặc đột ngột ngừng khóc. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.

5. Lắng nghe và kiên nhẫn

Nếu xét về tính kiên nhẫn với con, các bà mẹ Tây phương có thể bỏ ra hàng giờ để “bi bô” với trẻ hay chỉ đơn giản là chơi xếp hình cùng con. Một điểm dễ thấy khác ở trẻ con phương Tây là chúng rất hay hỏi “Tại sao?” và “Tại sao không?”.

Ngược lại với các mẹ Á Đông đôi khi chỉ trả lời qua loa hoặc ậm ừ qua chuyện, các mẹ Tây lại rất nhẫn nại trong việc giải thích cho con mình đến thỏa mãn mới thôi. Điều này đòi hỏi họ cũng phải tự trau dồi kiến thức và tìm cách giải thích một cách hợp lý nhất cho con mình. Khi con làm sai, họ luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định trong việc bảo cho biết “Không được” kèm lời giải thích cụ thể. Các mẹ Tây luôn kiên trì nói “Không được” cho đến khi đứa trẻ hiểu ra mới thôi.

6. Hào phóng lời khen

Trái với suy nghĩ khen con nhiều sẽ khiến chúng tự phụ hoặc dùng chiêu bài “khích tướng” để con cố gắng hơn, cách dạy con của các bà mẹ Tây là luôn cho con sống trong thế giới “lạm phát” của những lời khen và động viên.

Tuy nhiên, họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào hành động cụ thể của con. Ví dụ, khi trẻ biết tự mặc quần áo, mẹ sẽ không bao giờ chỉ khen: “Con mẹ giỏi quá” mà thay vào đó là: “Con biết tự mặc quần áo rồi đây. Con thật giỏi!”.Cách dạy con

Cách dạy con ngoan theo tính cách của bé

1. Bé năng động

Với các bé thuộc nhóm năng động, mẹ đừng quá trông mong bé có thể ngồi yên một lúc lâu. Ngay cả khi còn nhỏ, những bé thuộc nhóm này cũng cần được thường xuyên thay đổi tư thế, quang cảnh xung quanh hơn so với những bé khác.

Bé nhóm này cực thích những trò chơi kích thích sáng tạo và khám phá. Vì vậy, thay vì ép con vào khuôn khổ, mẹ nên cho con cơ hội tự do khám phá an toàn, nhưng chú ý không để bé phấn khích thái quá. Bởi khi bé quá mệt, bé sẽ không kìm chế được cảm xúc của mình và bị chính những cảm xúc này làm cho “choáng ngợp”. Mẹ nên để ý dấu hiệu của việc quá tải, và nên tránh những cơn “thịnh nộ” của bé. Khi bé sắp lên cơn, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng trẻ, đưa trẻ đi nơi khác cho đến khi bé bình tĩnh lại.

2. Bé cáu kỉnh

Mẹ nên xác định ngay từ đầu rằng bé sẽ không cười nhiều, vì vậy mẹ nên tạo cho cơ hội cho bé sử dụng mắt, tai chứ không phải cơ thể của mình.

Nếu bé đang chơi, mẹ nên “lùi” lại và để bé chọn đồ chơi mà bé thích. Bé rất dễ buồn bực và nổi cáu với những món đồ chơi hoặc tình huống lạ. Đặc biệt, mẹ nên cẩn trọng với những giai đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, nếu bé đang chơi và chuẩn bị tới giờ đi ngủ, hãy nhắc nhở, sau đó cho bé vài phút để làm quen với điều này.

3. Bé nhạy cảm

Hãy bảo vệ không gian của con. Nhìn xung quanh trẻ và cố gắng tưởng tượng thế giới theo cách của bé. Những bé thuộc nhóm này thường rất dễ bị ảnh hưởng. Bất cứ kiểu kích thích giác quan nào, như tiếng tivi ầm ĩ, ánh sáng chói mắt, hay tiếng chuông chói tai cũng có thể làm bé khó chịu.

Khi gặp phải những tình huống mới, mẹ nên cố gắng hỗ trợ con hết mình, nhưng đừng xoa dịu trẻ quá nhiều. Đôi khi sự xoa dịu của mẹ lại là nguyên nhân làm bé thêm sợ hãi. Giải thích mọi việc mẹ định làm với bé, từ việc thay tã đến việc đưa bé ra ngoài. Luôn trấn an bé rằng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh bé.Cách dạy bé

4. Bé bài bản

Nếu bé thuộc nhóm bài bản, mẹ nên thiết lập một lịch trình sẵn, và cố gắng theo sát lịch trình này hết mức có thể. Điều này sẽ giúp cuộc sống của cả mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn. Khi bé lớn hơn một chút, thỉnh thoảng mẹ có thể thử sai “lịch”, bỏ qua một vài giấc ngủ trưa ngắn chẳng hạn. Tuy nhiên, cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ quá nhiều. Bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu.

5. Bé thiên thần

Tạo cho con nhiều cơ hội để tương tác với mọi người, như đưa bé ra ngoài chơi thường xuyên chẳng hạn. Các bé thuộc nhóm thiên thần thường rất thích tiếp xúc với mọi người cũng như rất dễ làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá ép buộc con hòa nhập vào một không gian hoàn toàn mới, vẫn nên cho bé thời gian thích nghi.

Cách dạy con kiềm chế tính hung hăng

1. Đặt ra giới hạn

Giới hạn là điều cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào. Bên cạnh việc đưa ra các giới hạn, bạn cần nhớ rằng trẻ cần cảm giác được yêu thương và quan tâm trìu mến để tin tưởng vào những lời khuyên của bố mẹ. Những em bé cảm thấy mình được yêu thương gần như lúc nào cũng muốn làm vui lòng cha mẹ và sẽ tán thành lời chỉ dẫn và cách dạy con mà phụ huynh đưa ra. Đặt ra những giới hạn hợp lý đối với hành vi của trẻ là một phần của tình thương, giống như cho con ăn, vỗ về, chơi đùa và đáp ứng mong muốn của con.

2. Cố tìm hiểu điều gì đã kích thích hành vi hung hăng ở trẻ

Tự hỏi mình xem chuyện gì có thể khiến bé bị kích động. Có thể bé đang quá mệt hoặc không khỏe. Bị xô đẩy, bất ngờ bị chạm vào người, bị từ chối điều bé muốn… thường gây ra cảm giác thất vọng và giận dữ dẫn đến hung hăng trong hành vi.Cách dạy con

3. Tận dụng những gì mẹ biết

Áp dụng triệt để những điều mẹ biết về tính khí, nhịp điệu tâm lý, sở thích và cả sự nhạy cảm của con. Chẳng hạn, nếu mẹ hiểu rằng bé dễ cáu hoặc buồn bực khi mới thức dậy hay rất dễ thấy khó chịu những lúc mệt mỏi hoặc đói bụng, bạn sẽ không chọn thời điểm ấy để “lên lớp” bé. Việc hiểu con đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn tìm ra cách dạy con thích hợp nhất.

4. Trao đổi rõ ràng

Nói với con rằng bạn muốn bé làm hoặc không làm gì trong một tình huống cụ thể (nhưng cố gắng đừng nói dài dòng). Trẻ sẽ nhận biết mẹ không hài lòng từ giọng điệu của bạn cũng như những gì bạn nói. Điều quan trọng là mẹ cần nói rõ ràng về chuyện mình không tán thành con làm. Tuy nhiên, “bài giảng” dài dòng cùng những lời báo gay gắt thường phản tác dụng.

Nói với một đứa trẻ 3 tuổi rằng bé không được xem tivi trong 2 tuần nếu đánh em có thể khiến bé khó chịu, mà lại khó giúp bé hiểu ra và phát triển khả năng tự kiểm soát. Hãy nói: “Con đánh em, em sẽ bị đau và mẹ không thích hành động đó”. Nó giúp bất kỳ đứa bé nhỏ tuổi nào đang làm mẹ không hài lòng cũng được nhắc nhở rằng bé vẫn được yêu thương ngay cả khi mẹ không thích hành động ấy.

5. Quan sát, nhưng đừng vội đưa ra hành động

Khi con đang chơi với đứa trẻ khác, mẹ nhớ để mắt đến con nhưng cố đừng lảng vảng gần đó. Chuyện va chạm nhẹ vì nghịch ngợm, chạy và đuổi bắt hoặc chơi chung đồ chơi có thể mau chóng biến thành một cuộc chiến giữa hai bé, và các con sẽ cần đến một trọng tài.

Tuy nhiên, có những lúc mẹ cần để các bé tự thu xếp chuyện của mình.

6. Trở thành “huấn luyện viên”

Ở thời điểm thích hợp, mẹ hãy chứng tỏ làm cách nào để xử lý một tình huống phát sinh xung đột giữa hai đứa trẻ.

Chẳng hạn, nếu con đã đủ lớn, mẹ có thể dạy bé vài từ dùng để tránh né hoặc dàn xếp mâu thuẫn.

Bé 2 tuổi nên cầm lấy đồ chơi rồi nói “không” hoặc “của mình” thay vì xô đẩy hoặc gào khóc khi một bé khác cố giật đồ. Trẻ con cần những gợi ý cụ thể để biết cách giải quyết bất đồng hơn việc tấn công và trả đũa bạo lực. Làm tấm gương tốt luôn là cách dạy con hữu hiệu nhất!Cách dạy con

7. “Ra tay” kịp thời

Khi con đang hùng hổ theo cách tiêu cực, hãy tạo việc cho bé làm. Ví dụ: mẹ có thể nói: “Nếu con thấy muốn đánh, cứ đến đánh vào gối (hoặc túi tập đấm), nhưng không được đánh bạn”. Cơ hội đó không chỉ giúp trẻ giải tỏa cảm giác hung hăng mà còn hiểu rằng sẽ có thời điểm và nơi chốn áp dụng cho những hành động như thế.

8. Sử dụng ngôn ngữ

Nếu con biết nói, hãy giúp bé giải thích chuyện gì đang khiến con giận dữ. Nếu bạn có thể đoán biết còn trẻ chưa nói được, nên làm điều ấy giùm con, chẳng hạn: “Chắc là con đang giận vì không được đi chơi với cu Tin phải không? Mẹ biết là con buồn, nhưng bây giờ đã trễ quá rồi” (hoặc bất kỳ lý do nào khác).

9. Tự hỏi bản thân xem bạn có đang làm bé hiểu lầm hay không

Nếu bạn nói “Đừng đánh bạn/em” hoặc “Ngoan nào” trong khi bản thân lại không tinh ý mà tỏ vẻ thích thú với hành vi hung hăng của con trước người khác, bé sẽ bối rối. Điều này làm cho việc phát triển khả năng tự kiềm chế khó khăn hơn.

10. Tránh phát vào mông bé

Bạn hãy thận trọng khi áp dụng cách dạy con bằng đòn roi. Trẻ nhỏ thường khuấy động cơn giận ở người lớn khi các bé kích động, đùa bỡn, cư xử ương ngạnh hoặc tấn công bé khác. Nếu cách dạy dỗ của bạn là đánh đập hoặc trừng phạt thể xác đối với con vì hành vi như thế, có thể hiệu quả sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.Cách dạy con

11. Kiên nhẫn, vì con cần thời gian để học hỏi

Việc học cách yêu quý và sống hòa hợp với người khác của trẻ là việc cần được rèn luyện qua nhiều năm. Có những khi bạn thấy thất vọng khi cứ phải tìm cách dạy con cư xử đúng mực hoặc lo lắng con quá nhút nhát. Song hãy giữ vững lập trường: mình phải dạy con nên cần kiên nhẫn.

Dạy con đúng cách về việc tiêu tiền từ độ tuổi 3-6

1. Bài học đầu tiên: Chờ đợi

Ở lứa tuổi lên 3, trẻ nên được học về sự kiên nhẫn và làm thế nào khi chúng không có được thứ mình muốn ngay lập tức. Các bài học về cách kiểm soát cảm xúc ham muốn điều gì đó sẽ mang đến lợi ích cho cả cuộc đời về sau của con.

♦ Gợi ý: Hãy nói với con rằng mẹ sẽ cho con 1 cái bánh ngay bây giờ, nhưng nếu bé chịu đợi thêm 10 phút thì bạn sẽ cho con 2 cái. Hãy xem bé đưa ra lựa chọn như thế nào và cố gắng khuyến khích con nên chờ đợi thêm 10 phút.

♦ Bài học: Hãy kiên nhẫn và chờ đợi để được thành quả tốt hơn.

2. Cách dạy con về tiền ở tuổi lên 4: Tập đếm

Con sẽ không hiểu về những khái niệm tài chính phức tạp, nhưng đây là tuổi mà bé đã có thể tập đếm số.

♦ Gợi ý: Đưa cho con một xấp tiền và để bé bắt đầu đếm xem có bao nhiêu tờ trong đó. Cho bé thực hành với tiền xu vì chúng tạo ra những tiếng leng keng rất vui tai. Cách vài ngày, hãy đưa cho con một loại tiền mới và giới thiệu tên của loại tiền đó, ví dụ, tờ 5.000, tờ 10.000 đồng… Khi con đã nắm được tên của tất cả các loại tiền, hãy để bé phân loại chúng và mỗi tuần bạn lại tăng số lượng các tờ tiền lên để tăng thử thách cho bé.

♦ Bài học: Nắm được tên và kích thước của từng loại tiềnCách dạy con

3. Cách dạy con về tiền ở tuổi lên 5: Học cách chọn lựa

Trẻ ở tuổi này thường mè nheo để có được thứ mình thích, đôi khi chỉ vì muốn được bằng bạn bè. Bạn cần ngăn cản tính “đua đòi” này ngay khi nó bắt đầu. Vậy, làm thế nào để trả lời cho những câu như “con muốn có cái xe giống bạn An”?
Gợi ý: Hãy nói với con rằng bạn không thể mua cho bé mọi thứ bé muốn, nên bé phải lựa chọn những gì quan trọng nhất. Nếu con thích 2 món hàng, hãy để bé chọn 1 mà thôi.
♦ Bài học: Để mua bất cứ thứ gì, chúng ta đều cần phải chi tiền. Vì vậy, bé không thể lúc nào cũng có được thứ mình muốn.

4. 6 tuổi: Cho con tiền tiêu vặt

Đây là tuổi mà con học cách ra quyết định và thực hiện quyết định đó. Hãy cho bé một khoản tiền tiêu vặt và để con quyết định xem mình có nên chi tiêu hay giữ tiền lại.

♦ Gợi ý: Hãy cho con tiền tiêu vặt hàng tuần. Số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của bạn, nhưng đừng quá nhiều. Các bà mẹ Mỹ cho trẻ 6 tuổi 6 đô-la mỗi tuần, tương đương 134.000 đồng. Ngoài ra, bạn không nên yêu cầu con làm việc nhà rồi xem khoản tiền tiêu vặt này như phần trả công cho các việc đó. Hãy xem khoản tiền tiêu vặt này như một công cụ đơn thuần để dạy con về tiền mà thôi.

♦ Bài học: Nếu con muốn mua gì, hãy xem giá bao nhiêu rồi tiết kiệm để mua.

Mách mẹ cách dạy con từ bỏ hành vi xấu

1. Ngắt lời khi bạn đang nói chuyện

Khi bé đang nói, bạn hãy để con nói hết, đừng ngắt lời con. Tương tự, bạn cũng dạy con hành xử như thế khi người khác đang nói.

Cách dạy con

2. Chơi xấu

Nếu bạn không can thiệp khi bé bắt nạt bạn bè, giật tóc em nhỏ hay cắn những vị khách đến chơi nhà, những hành vi này có thể trở thành một thói quen cố hữu khi bé lên 8 tuổi. Hãy nói với bé rằng những hành động này khiến mọi người bị đau, và hỏi ngược lại bé: “Con cảm thấy thế nào nếu con bị bắt nạt giống như vậy?”. Để bé biết rằng bất cứ hành động nào làm tổn thương người khác thì không được phép và không cho bé tiếp tục chơi nếu có hành vi xấu đối với bạn bè.

3. Giả vờ không nghe thấy những gì bạn nói

Nhắc nhở con bạn liên tục chỉ khiến cho bé chờ đến lần nhắc tiếp theo. Tốt hơn hết là khiến bé tập trung vào lần đầu tiên bạn nói với bé điều gì đó. Ví dụ: Thay vì nói với con ở phòng bên kia, hãy đi tới chỗ bé và nói với bé những điều cần làm. Chạm vào vai con, nói tên bé và tắt tivi cũng khiến bé tập trung hơn. Nếu bé không chịu nhúc nhích, hãy áp dụng một hình phạt nào đó.

4. Tự ý làm mọi việc

Tạo ra một vài quy tắc nhỏ ở trong nhà và liên tục nói về những luật này với con, chẳng hạn: “Con phải xin phép mẹ mỗi khi muốn ăn kẹo, bởi vì đó là quy tắc nhà mình”. Ví dụ như nếu con bạn bật tivi mà không xin phép, hãy nói bé tắt: “Con cần phải hỏi mẹ trước khi mở ti vi”. Nêu các quy tắc ra thành lời như vậy có thể khiến bé ghi nhớ nó.Cách dạy con

5. Tỏ thái độ một cách tiêu cực

Khi bạn nói điều mà trẻ không thích, trẻ sẽ nói chuyện cộc lốc, đảo mắt lia lịa, tỏ ra giận dữ, vứt đồ… Hãy khiến con ý thức được hành vi của bé. Ví dụ như nói với bé rằng “Khi con đảo mắt như vậy, có vẻ như con không thích những gì mẹ nói thì phải”. Nếu hành vi này vẫn tiếp tục, bạn có thể ngừng trao đổi với bé: “Tai mẹ không nghe thấy gì nếu con nói chuyện với mẹ kiểu đấy. Khi nào con sẵn sàng để nói chuyện lễ phép hơn, mẹ sẽ nghe con nói”.

6. Nói dối

Có rất nhiều cách dạy con thôi nói dối. Chẳng hạn, khi con bạn nói xạo, bắt bé ngồi xuống và nêu rõ ràng sự thật ra. Để bé biết rằng nếu bé không nói sự thật, mọi người sẽ chẳng bao giờ thèm tin những gì bé nói nữa. Hãy kể cho bé nghe câu chuyện Cậu bé chăn cừu.

Khám phá động cơ bé nói dối và đảm bảo bé không đạt được mục đích ấy. Ví dụ như nếu bé bảo đã đánh răng trong khi chưa đánh, bạn bắt bé đi đánh răng.

Cách dạy con

Bí quyết đưa con vào nề nếp

1. Độ tuổi thích hợp

Nếu mẹ bắt một nhóc tỳ dưới 18 tháng phải tuân thủ kỷ luật, gần như kết quả mẹ nhận được sẽ là số 0 tròn trĩnh. Những em bé ở tuổi này chưa hiểu được thế nào là “được” và “không được”. Vì vậy, nếu muốn con bắt đầu làm quen với kỷ luật thì mẹ hãy kiên nhẫn chờ bé đủ lớn đã nhé.

2. Mục tiêu khi đặt ra kỷ luật

Thất bại trong cách dạy con tuân thủ nguyên tắc một phần đến từ việc không xác định được mục đích. Mẹ đừng liên tục bảo con không được thế này, không được thế kia mà không cho bé thấy vì sao phải làm như vậy. Trước hết, cần xác định những lĩnh vực nào cần đưa ra quy tắc. Thông thường, mẹ sẽ cần đặt quy tắc ở những “địa hạt” như:

  • An toàn
  • Cách cư xử
  • Sự lễ độ
  • Giờ giấc và thói quen hàng ngày
  • Điệu bộ

3. Phân loại nguyên tắc

Những điều nên làm: Mẹ nên khuyến khích bé thực hiện càng nhiều càng tốt những việc như giúp đỡ mọi người, giữ gìn vệ sinh, cư xử hòa nhã với mọi người…

Những điều không được làm: Không đòi mua hàng khi đi siêu thị, không đi xe máy với người lái xe đã uống rượu bia, không nhổ nước bọt lung tung.

Nguyên tắc bất di bất dịch: Có những điều cần được tuân thủ mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như không được xúc phạm người khác. Và nguyên tắc này cần được áp dụng với tất cả mọi người, không chỉ các bạn nhỏ.

♦ Nguyên tắc theo tình huống: Cuộc sống luôn biến đổi và ứng với mỗi tình huống xảy ra, chúng ta có thể nhìn thấy các nguyên tắc mới. Chẳng hạn, khi đi du lịch thì phải thế nào, khi có khách đến nhà thì phải thế nào.

Cách dạy con

4. Ai được đặt ra kỷ luật

Một sai lầm của hầu hết bố mẹ là không cho con tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc. Điều này có thể khiến bé cảm thấy bị áp đặt. Thực tế, bố mẹ hoàn toàn có thể “mời” bé tham gia vào quá trình này. Mẹ có thể cùng các bé vẽ ra một bức tranh về những quy tắc cần thiết, vừa vui, vừa dễ hiểu phải không nào?

5. Điều chỉnh và dự phòng

Đã gọi là “luật” thì có nên thay đổi không? Câu trả lời là “Có”. Khi bé con lớn lên và trạng thái của gia đình bạn đã thay đổi, các quy tắc cũng sẽ được biến đổi theo. Điều này dẫn chúng ta đến một vấn đề khác: Những điều dự phòng khi luật bị thay đổi. Điều này bao gồm việc “phá luật” và thay đổi do tình huống. Nếu bé phá luật, mẹ cần nhắc nhở và cân nhắc về những hình phạt.

Những sai lầm thường gặp trong cách dạy con

  • Quá lệ thuộc vào nhau
  • Phân công lao động bất hợp lý
  • Quyền “phủ quyết” của cha mẹ
  • Quá kỳ vọng vào con cái
  • Bảo bọc và bênh con quá mức

[inline_article id=2605]

Cha mẹ dùng cách dạy con như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tính cách và tương lai của bé sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các phương pháp dạy con phù hợp với tính cách của từng bé để giúp trẻ trưởng thành lên mỗi ngày nhé.

Marry Baby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy con biết nói lời xin lỗi

Để dạy con biết nhận lỗi, các bậc cha mẹ hãy tham khảo những điều sau:

Đừng ngại ngần xin lỗi trẻ
Nhiều người cho rằng nếu xin lỗi con, chúng sẽ “được nước làm tới”, nên dù cho mình đã làm sai nhưng vẫn kiên quyết không nói ra. Thực tế, dám nhận ra sai lầm của mình trước mặt con không những không làm mất đi uy quyền mà còn có ý nghĩa quan trọng nâng cao giá trị của cha mẹ trong lòng con. Vì thế cần nhất khi dạy con biết nói xin lỗi là nên giải thích cho trẻ hiểu, chính người lớn cũng thường xuyên mắc lỗi chứ không riêng gì trẻ và người lớn cũng cần phải nhận và sửa lỗi.

Cha mẹ đừng ngần ngại nói lời xin lỗi trẻ, cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ, để trẻ thấy được đây là việc nên làm. Nếu trẻ tỏ ra bối rối hay hỏi tại sao bạn lại xin lỗi thì hãy giải thích cho trẻ lý do tại sao bạn cần phải làm điều đó với cách diễn đạt phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được khi nào thì cần phải nói như vậy.

Dạy con biết nói lời xin lỗi
Đừng ép buộc, hãy tạo điều kiện cho trẻ
Không riêng gì trẻ, không ai trong số chúng ta không xấu hổ và sợ người khác biết lỗi lầm của mình. Phần lớn, trẻ sẽ tìm cách giấu giếm sự thật, nói dối, quanh co hoặc “đánh trống lãng” khi bị hỏi đến. Tránh trách mắng, ép buộc trẻ nói ra mà hãy khuyến khích chúng tự thừa nhận. Cho dù bạn đã biết hết mọi chuyện nhưng vẫn phải tỏ ra chưa biết gì, rồi khơi gợi, dẫn dắt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ có thể dễ dàng nói ra, và đó sẽ là lời thú tội chân thật nhất.

Nên giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi không phải là hèn nhát mà là người có lòng tự trọng và có trách nhiệm. Hãy giải thích cho trẻ hiểu khi gây ra một sai phạm gì đó, cách tốt nhất là nói thật cho cha mẹ hoặc người lớn biết. Đó là một phẩm chất dũng cảm.

Giúp trẻ nhận lỗi và khắc phục lỗi
Việc nhận lỗi không đơn thuần chỉ là ba từ “con xin lỗi” mà là cả nhận thức, thái độ và hành động sau đó. Chính vì thế để trẻ hiểu được lỗi mà mình mắc phải là việc làm rất khó và rất quan trọng. Việc giải thích cho con các bước cần thiết cho việc nhận lỗi là vô cùng hữu ích. Nó bao gồm những bước sau: Tiếp xúc riêng với người cần được xin lỗi, nhìn vào mắt họ, nói một cách rõ ràng và chân thành.

Hãy dạy cho con làm quen với những câu nói chịu trách nhiệm khi mình gây ra điều gì đó. Chẳng hạn khi trẻ làm rơi vỡ đồ thì bạn cần giúp trẻ biết nhận lỗi bằng câu nói: “Con đã bất cẩn để làm rơi vỡ cái đĩa.” kèm theo một lời xin lỗi. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tự chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân.

Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi
Hãy khen ngợi trẻ khi chúng dám nói ra sự thật về bản thân. Những câu đại loại như “Con rất dũng cảm , biết nhận lỗi như thế là đã lớn.” sẽ khiến trẻ tin rằng ai cũng yêu mến người nói thật và tự nói ra. Đưa ra cho trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen. Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn tự thú cho dù chúng “bóng gió” thì bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn.

Nêu gương bạn cùng lứa tuổi
Một hình thức thiết thực nhất là hãy luôn nhắc cho trẻ về những tấm gương cùng lứa tuổi trong trường học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng xóm láng giềng,… Phân tích cho trẻ thấy được người bạn đó đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào, đổng thời động viên, khuyến khích trẻ học tập cái hay, cái tốt từ người ban đó.

Lâm Sơn Vương