Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách làm gối vỏ đậu xanh và những lưu ý khi cho trẻ dùng

Để có những chiếc gối vừa êm vừa tốt cho bé dùng trong tiết trời nóng bức, mẹ có thể tìm hiểu cách làm gối đậu xanh và may những chiếc gối nhỏ xinh cho bé yêu dùng.

lưu ý khi dùng gối vỏ đậu xanh cho bé

Theo Đông y, vỏ đậu xanh phơi hay sấy khô dùng làm ruột gối đem lại công dụng mát đầu, thông kinh lạc, giữ cho vùng đầu gáy được thoáng khí, sáng mắt… Việc cho trẻ dùng loại gối này đem lại rất nhiều lợi ích như: giúp bé ngủ ngon, tránh đổ mồ hôi trộm, hạn chế nguy cơ nóng sốt.

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ hướng dẫn bạn cách làm gối vỏ đậu xanh kèm những lưu ý khi dùng để đảm bảo sức khỏe bé yêu.

Cách làm gối vỏ đậu xanh cho bé có giấc ngủ ngon

1. Cách sơ chế vỏ đậu xanh làm gối cho bé

Để có vỏ đậu xanh làm gối cho bé, mẹ có thể nhờ người bán giá đỗ hỏi mua giúp vỏ đậu xanh của cơ sở làm giá hoặc đặt mua trên các trang bán hàng online uy tín.

Trước khi dùng vỏ đậu xanh để làm gối cho bé, mẹ nên nhặt hết các tạp chất lẫn trong vỏ đậu (nếu có). Sau khi nhặt sạch, mẹ nên rửa (đãi) lại nhiều lần cho sạch bụi bẩn và phơi khô. Lưu ý là mẹ không nên phơi dưới trời nắng to vì dễ khiến vỏ đậu giòn, nhanh bị vụn.

2. Kích thước để may ruột gối cho bé

Nếu muốn tự tay may cho con những chiếc gối nằm xinh xắn, đáng yêu mà băn khoăn chưa biết kích cỡ của ruột gối ra sao mới phù hợp, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Trẻ 0 – 18 tháng tuổi: kích thước ruột gối vào khoảng 25 x 35cm.
  • Trẻ 18 tháng đến 3 tuổi: Ruột gối dành cho bé nên có kích thước 30 x 40cm.
  • Với các bé 3 – 5 tuổi: kích thước ruột gối vào khoảng 35 x 45cm là phù hợp.
  • Trẻ 5 – 8 tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé có kích thước vào khoảng 40 x 55cm. Đây là kích thước gần gần tương đương với gối của người lớn.

Lưu ý là để may ruột gối cũng như bao gối cho bé, mẹ nên dùng vải cotton 100%, vải tơ tằm, line… tránh dùng vải có chất liệu nilon sẽ gây hầm bí, khiến con dễ bị hăm. Với vỏ gối, mẹ nên tăng thêm kích thước ở mỗi bề lên khoảng 5 – 10cm là vừa.

3. Nhồi ruột gối vỏ đậu xanh

Vỏ đậu xanh sau khi phơi khô, bạn có thể nhồi gối cho bé hoặc trộn với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để tăng độ đàn hồ cho gối.

Mẹ chỉ nên nhồi gối cho bé có độ cao phù hợp. Cụ thể với các bé từ 0 – 12 tháng tuổi: mẹ chỉ nên nhồi sao cho độ cao của ruột gối không quá 2cm. Với các bé từ 1 – 3 tuổi, độ cao gối không nên vượt quá 3cm mẹ nhé.

Việc cho bé dùng gối quá cao thực chất không tốt cho sức khỏe cột sống của trẻ vì có thể gây cong vẹo cột sống.

Những lưu ý khi cho trẻ dùng gối vỏ đậu xanh

cho bé nằm gối vỏ đậu xanh

Với các bé còn nhỏ, mẹ nên làm vài cái gối cho con luân phiên sử dụng mỗi khi gối bị bẩn. Trường hợp bị ọc sữa hay nôn trớ làm ướt gối, mẹ nên dùng bàn chải gột sạch rồi dùng sữa tắm hoặc xà bông dành riêng cho trẻ em để giặt. Sau khi giặt nên phơi thật khô mới cho bé dùng lại, để tránh ẩm mốc sinh sôi gây hại cho bé.

Mỗi tuần, mẹ nên phơi ruột gối để hạn chế tối đa nguy cơ nấm mốc phát triển. Một lưu ý không nên bỏ qua là trước khi cho bé dùng gối, mẹ nên dùng thử để xem gối có gây ngứa ngáy không, mùi của gối có dễ chịu rồi mới cho bé dùng.

Trong thời gian cho bé sử dụng gối vỏ đậu xanh, nếu nhận thấy bé yêu bị phát ban, ngứa hay xuất hiện dấu hiệu khác lạ nơi vùng da tiếp xúc với gối, mẹ cần cho trẻ dùng gối khác để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ nên thay vỏ gối sau mỗi 3 – 5 ngày sử dụng để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ cho bé.

Marry Baby tin rằng với những chia sẻ ở trên, mẹ đã có thể dễ dàng may cho bé yêu một bộ gối vỏ đậu xanh cho con dùng.

Lan Quan / Marry Baby 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có đáng lo ngại không?

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sauCơ thể trẻ sơ sinh hiện diện rất nhiều điều khác lạ. Nếu không biết trước, lúc phát hiện ba mẹ có thể sẽ lo lắng. Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau là một trong những điều khác thường mà rất nhiều người không biết lý do vì sao.

Hãy cùng Marry Baby khám phá vì sao đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau và điều này có đáng lo ngại không nhé. 

I. Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau bắt nguồn từ các điểm mềm không bình thường. 

1. Điểm mềm là gì? 

Điểm mềm thường được gọi là thóp. Mỗi em bé sinh ra đều có những điểm mềm này. Các điểm mềm nhằm làm cho hộp sọ có được sự linh hoạt cần thiết để giúp em bé chui ra khỏi tử cung của người mẹ.   

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Mỗi em bé sinh ra đều có những điểm mềm này.

Ngoài ra, các điểm mềm cũng giúp cho sọ não của bé phát triển trong năm đầu đời.  

2. Các điểm mềm thường nằm ở đâu trên đầu của bé? 

Các điểm mềm thường nằm trên đỉnh và phía sau đầu của trẻ sơ sinh. 

Số lượng các điểm mềm phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Các điểm mềm phía sau đầu thường biến mất sau khi bé được từ 1 đến 2 tháng tuổi. Điểm mềm trên đỉnh đầu thì sau khi bé được từ 7 đến 19 tháng tuổi mới biến mất. 

3. Cách nhận biết một điểm mềm bình thường

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Nếu điểm mềm bị trũng sâu, nhìn thấy rõ là sức khỏe của bé đang có vấn đề

Mỗi điểm mềm có kết cấu khá chắc chắn với các đường cong có xu hướng hơi lõm vào trong một chút. Nếu điểm mềm bị trũng sâu, nhìn thấy rõ là sức khỏe của bé đang có vấn đề, cha mẹ cần chú ý theo dõi. 

4. Nguyên nhân khiến các điểm mềm bị lõm sâu 

+ Mất nước: Đây là tình trạng lượng nước trong cơ thể bị hụt nhiều hơn lượng nước được nạp vào. Nguyên nhân phổ biến  gây mất nước là do bé bị ra mồ hôi quá nhiều. Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. 

+ Suy dinh dưỡng: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể của trẻ bị thiếu protein.

+ Chậm phát triển: Bé có số đo chiều cao, cân nặng và các chỉ số phát triển khác dưới mức bình thường.

+ Bệnh viêm ruột: Đây là tình trạng nguy hiểm, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. 

+ Bệnh tiểu đường insipidus: Đây là một dạng tiểu đường đặc biệt, làm cho thận không thể giữ được nước. Mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị. đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

II. Cách điều trị tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

+ Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do mất nước: Mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được truyền dịch qua miệng hoặc tĩnh mạch. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể bé. Khi cơ thể đủ chất lỏng, tình trạng bị lõm phía sau đầu của trẻ sẽ được cải thiện. 

+ Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do suy dinh dưỡng: Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bé theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. 

III. Cách phòng ngừa tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Để tránh cho đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau, cách tốt nhất là mẹ nên ngăn chặn các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Trong số đó có chứng mất nước. 

+ Mẹ nên cho con bú và uống nước đầy đủ.

+ Bổ sung canxi cho bé theo định kỳ.

+ Thường xuyên đưa con tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho bé.

+ Mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng phong phú để tăng chất lượng sữa cho con bú.

+ Mẹ cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi và giữ vệ sinh các dụng cụ ăn uống sạch sẽ để giúp con tránh bị tiêu chảy. Vì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị mất nước.đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau ở mức độ nhẹ là phổ biến, tuy nhiên nếu điểm mềm này bị trũng sâu, nhìn thấy rõ thì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện kiểm tra y tế nhé.

Hanako