Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh có thể mẹ chưa biết

Bên cạnh các phương pháp điều trị theo y khoa, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị tình trạng bé ngủ hay giật mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh với thành phần từ tự nhiên.

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?

Giật mình là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, giúp trẻ phát triển các cơ quan cảm giác, vận động và phối hợp vận động. Trong hầu hết các trường hợp, giật mình sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể do một số nguyên nhân sinh lý và bệnh lý mẹ cần lưu tâm.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Phản xạ Moro: Đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, thường xuất hiện trong giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi. Khi trẻ giật mình, cánh tay và chân sẽ duỗi ra, đầu ngửa ra sau, miệng há ra. Phản xạ Moro giúp trẻ phát triển các cơ quan cảm giác, vận động và phối hợp vận động.
  • Sự thay đổi môi trường: Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh phải thích nghi với một môi trường mới hoàn toàn, khác xa với môi trường trong bụng mẹ. Điều này khiến trẻ dễ bị giật mình, đặc biệt là khi trẻ cảm thấy lạnh, đói, hoặc bị kích thích bởi âm thanh, ánh sáng, mùi vị,…
  • Sự phát triển của não bộ: Não bộ của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện nên khiến trẻ dễ bị kích thích và giật mình.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Thiếu canxi: Theo “Nelson Textbook of Pediatrics (Sách giáo khoa nhi khoa Nelson)” của tác giả Doyle và quyển “Zitelli and Davis’ Atlas of Pediatric Physical Diagnosis (Atlas chẩn đoán thể chất nhi khoa của Zitelli và Davis)” của tác giả Escobar, tình trạng thiếu canxi khiến trẻ dễ bị co giật, trong đó có hiện tượng giật mình. (1)
  • Thiếu máu: Thiếu máu khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, hoặc ngủ chập chờn làm giật mình thức giấc
  • Các bệnh lý về thần kinh: Tình trạng giật mình của trẻ cũng có thể đến từ các bệnh lý về thần kinh như viêm não, viêm màng não, động kinh,… 

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

2. Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là các mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý các mẹo dân gian này chưa được kiểm chứng y khoa và không có cơ sở mang ý nghĩa đúng đắn. Cha mẹ chỉ nên tham khảo, trước khi áp dụng các mẹo nào đều cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

2.1 Sử dụng vỏ cam hoặc quýt 

Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh bằng vỏ cam quýt
Mẹ hãy thử sử dụng tinh dầu từ vỏ cam quýt để hỗ trợ chữa trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình

Vỏ của các loại quả họ cam và quýt chứa nhiều tinh dầu tự nhiên có khả năng làm dịu tinh thần và giúp bé ngủ ngon hơn. Vì vậy, để giúp bé ngủ ngon hơn, không giật mình và hạn chế tình trạng cày ngày thức đêm, cha mẹ hãy đặt một phần vỏ cam hoặc quýt trong phòng ngủ của bé. Đây là một mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh giúp tạo môi trường thư giãn cho bé.

2.2 Làm gối đinh lăng giúp bé ngủ ngon

Sử dụng gối từ đinh lăng cũng là mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh và giúp trẻ ngủ sâu giấc. Mẹ có thể mua gối đinh lăng làm sẵn hoặc tự làm tại nhà. Cách làm gối đinh lăng đơn giản là mẹ phơi lá đinh lăng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Sau đó trộn bông gòn với lá đinh lăng theo tỷ lệ 1:1 rồi bỏ vào vỏ gối cho bé nằm.

Tùy vào tháng tuổi sẽ cần có kích thước gối và lưu ý khác nhau. Mẹ có thể xem chi tiết Cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon tại MarryBaby.

2.3 Để cành dâu trong phòng

Cành dâu tằm được cho là có khả năng xua đuổi tà khí và giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. Vì vậy, việc đặt một cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé là một mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh.

2.4 Treo tỏi ở đầu giường

Trong dân gian hay truyền tay nhau rằng rẻ bị giật mình trong đêm có thể là do ma quỷ trêu đùa. Tỏi chính là khắc tinh của ma quỷ, khiến ma quỷ khiếp sợ mà bỏ đi. Vì vậy, một mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh là treo tỏi đầu giường để xua tà khí, giúp con an tâm ngủ ngon. Mẹ lấy 5-6 củ tỏi khô, buộc chặt, rồi treo đầu giường của bé.

Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh bằng cách treo tỏi ở đầu giường
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo treo tỏi ở đầu giường của bé

2.5 Xông phòng bằng tinh dầu hoặc bồ kết

Sử dụng tinh dầu hoặc bồ kết để xông phòng có thể giúp bé giảm giật mình và quấy khóc vào ban đêm. Để dầu hoặc bồ kết trong một bình phun hoặc nồi nước sôi ở gần giường bé. Mẹ lưu ý tránh để bình xông ở tầm tay với của trẻ vì sẽ làm đổ bình xông vào người trẻ gây bỏng. 

2.6 Dùng gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng an thần, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ ngủ sâu giấc bằng cách dùng gừng tươi đập dập, cho vào chậu nước ấm, sau đó cho trẻ ngâm chân trước khi đi ngủ.

[key-takeaways title=”Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh”]

  1. Sử dụng vỏ cam hoặc quýt
  2. Làm gối đinh lăng giúp bé ngủ ngon
  3. Để cành dâu trong phòng
  4. Treo tỏi ở đầu giường
  5. Xông phòng bằng tinh dầu hoặc bồ kết
  6. Dùng gừng tươi

[/key-takeaways]

3. Cách trị giật mình cho trẻ sơ sinh theo khoa học

Mẹo trị giật mình cho trẻ sơ sinh theo khoa học
Mẹo trị giật mình cho trẻ sơ sinh theo khoa học

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Ngoài những mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh ở trên, mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo giúp giúp trẻ ngủ sâu giấc theo khoa học dưới đây:

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần được ngủ trong môi trường yên tĩnh, tối, mát mẻ để tránh bị kích thích và giật mình. 
  • Cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ: Trẻ sơ sinh có thể bị giật mình do đói, nên cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ để tránh tình trạng này.
  • Cho trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ: Cha mẹ tắm nước ấm trước giờ đi ngủ của trẻ 30 phút giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ hơn. 
  • Massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi ngủ: Massage nhẹ nhàng giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn. Cha mẹ có thể massage cho trẻ bằng dầu dừa hoặc dầu olive.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, không quá chật: Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để tránh tình trạng trẻ ngủ khó chịu, giật mình.
  • Không cho trẻ xem tivi, điện thoại trước khi ngủ: Ánh sáng từ tivi, điện thoại có thể khiến trẻ khó ngủ và dễ giật mình. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế để các thiết bị điện tử ở trong phòng ngủ. 
  • Dùng gối chống giật mình cho trẻ sơ sinh: Gối chống giật mình là một dụng cụ được thiết kế để giúp giảm thiểu tình trạng giật mình ở trẻ sơ sinh. Gối thường có hình chữ U, được làm từ vải mềm mại và có chứa các vật liệu nhẹ bên trong, chẳng hạn như bông hoặc lông vũ. Khi trẻ giật mình, gối sẽ giúp giữ cho trẻ ở tư thế ổn định, tránh bị giật mình quá mạnh.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng gối phù hợp cho con và có được bác sĩ tham vấn vì không phải loại gối nào trẻ cũng nằm được. Mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết trẻ sơ sinh có nên nằm gối không để rõ hơn về vấn đề này.

4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa giật mình cho trẻ sơ sinh:

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào cho trẻ. Một số mẹo dân gian có thể có tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc mà trẻ đang dùng.
  • Cẩn thận khi sử dụng các loại thảo dược. Một số loại thảo dược có thể gây ra dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác cho trẻ.

[inline_article id=306753]

[key-takeaways title=””]

Mẹ cần lưu ý rằng mẹo dân gian chỉ là những gợi ý và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Khi trẻ có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, trước hết cha mẹ cần nghe theo chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị cho trẻ. Nếu muốn kết hợp thêm các mẹo dân gian, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

[/key-takeaways]

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “trẻ sơ sinh” cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để phù hợp với cách dùng của nhiều mẹ. Song, mẹ cần hiểu rằng trẻ sơ sinh là trẻ dưới 30 ngày tuổi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách làm gối vỏ đậu xanh và những lưu ý khi cho trẻ dùng

Để có những chiếc gối vừa êm vừa tốt cho bé dùng trong tiết trời nóng bức, mẹ có thể tìm hiểu cách làm gối đậu xanh và may những chiếc gối nhỏ xinh cho bé yêu dùng.

lưu ý khi dùng gối vỏ đậu xanh cho bé

Theo Đông y, vỏ đậu xanh phơi hay sấy khô dùng làm ruột gối đem lại công dụng mát đầu, thông kinh lạc, giữ cho vùng đầu gáy được thoáng khí, sáng mắt… Việc cho trẻ dùng loại gối này đem lại rất nhiều lợi ích như: giúp bé ngủ ngon, tránh đổ mồ hôi trộm, hạn chế nguy cơ nóng sốt.

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ hướng dẫn bạn cách làm gối vỏ đậu xanh kèm những lưu ý khi dùng để đảm bảo sức khỏe bé yêu.

Cách làm gối vỏ đậu xanh cho bé có giấc ngủ ngon

1. Cách sơ chế vỏ đậu xanh làm gối cho bé

Để có vỏ đậu xanh làm gối cho bé, mẹ có thể nhờ người bán giá đỗ hỏi mua giúp vỏ đậu xanh của cơ sở làm giá hoặc đặt mua trên các trang bán hàng online uy tín.

Trước khi dùng vỏ đậu xanh để làm gối cho bé, mẹ nên nhặt hết các tạp chất lẫn trong vỏ đậu (nếu có). Sau khi nhặt sạch, mẹ nên rửa (đãi) lại nhiều lần cho sạch bụi bẩn và phơi khô. Lưu ý là mẹ không nên phơi dưới trời nắng to vì dễ khiến vỏ đậu giòn, nhanh bị vụn.

2. Kích thước để may ruột gối cho bé

Nếu muốn tự tay may cho con những chiếc gối nằm xinh xắn, đáng yêu mà băn khoăn chưa biết kích cỡ của ruột gối ra sao mới phù hợp, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Trẻ 0 – 18 tháng tuổi: kích thước ruột gối vào khoảng 25 x 35cm.
  • Trẻ 18 tháng đến 3 tuổi: Ruột gối dành cho bé nên có kích thước 30 x 40cm.
  • Với các bé 3 – 5 tuổi: kích thước ruột gối vào khoảng 35 x 45cm là phù hợp.
  • Trẻ 5 – 8 tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé có kích thước vào khoảng 40 x 55cm. Đây là kích thước gần gần tương đương với gối của người lớn.

Lưu ý là để may ruột gối cũng như bao gối cho bé, mẹ nên dùng vải cotton 100%, vải tơ tằm, line… tránh dùng vải có chất liệu nilon sẽ gây hầm bí, khiến con dễ bị hăm. Với vỏ gối, mẹ nên tăng thêm kích thước ở mỗi bề lên khoảng 5 – 10cm là vừa.

3. Nhồi ruột gối vỏ đậu xanh

Vỏ đậu xanh sau khi phơi khô, bạn có thể nhồi gối cho bé hoặc trộn với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để tăng độ đàn hồ cho gối.

Mẹ chỉ nên nhồi gối cho bé có độ cao phù hợp. Cụ thể với các bé từ 0 – 12 tháng tuổi: mẹ chỉ nên nhồi sao cho độ cao của ruột gối không quá 2cm. Với các bé từ 1 – 3 tuổi, độ cao gối không nên vượt quá 3cm mẹ nhé.

Việc cho bé dùng gối quá cao thực chất không tốt cho sức khỏe cột sống của trẻ vì có thể gây cong vẹo cột sống.

Những lưu ý khi cho trẻ dùng gối vỏ đậu xanh

cho bé nằm gối vỏ đậu xanh

Với các bé còn nhỏ, mẹ nên làm vài cái gối cho con luân phiên sử dụng mỗi khi gối bị bẩn. Trường hợp bị ọc sữa hay nôn trớ làm ướt gối, mẹ nên dùng bàn chải gột sạch rồi dùng sữa tắm hoặc xà bông dành riêng cho trẻ em để giặt. Sau khi giặt nên phơi thật khô mới cho bé dùng lại, để tránh ẩm mốc sinh sôi gây hại cho bé.

Mỗi tuần, mẹ nên phơi ruột gối để hạn chế tối đa nguy cơ nấm mốc phát triển. Một lưu ý không nên bỏ qua là trước khi cho bé dùng gối, mẹ nên dùng thử để xem gối có gây ngứa ngáy không, mùi của gối có dễ chịu rồi mới cho bé dùng.

Trong thời gian cho bé sử dụng gối vỏ đậu xanh, nếu nhận thấy bé yêu bị phát ban, ngứa hay xuất hiện dấu hiệu khác lạ nơi vùng da tiếp xúc với gối, mẹ cần cho trẻ dùng gối khác để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ nên thay vỏ gối sau mỗi 3 – 5 ngày sử dụng để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ cho bé.

Marry Baby tin rằng với những chia sẻ ở trên, mẹ đã có thể dễ dàng may cho bé yêu một bộ gối vỏ đậu xanh cho con dùng.

Lan Quan / Marry Baby 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

 

Bạn nghe nhiều bà mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau về công dụng của lá đinh lăng trong việc trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ. Nhưng không biết thực hư thế nào và cũng không biết cách làm gối đinh lăng cho bé dùng ra sao, đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của Marry Baby nhé.

Đôi điều cần biết về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc, làm cảnh, lấy lá ăn như một loại rau.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng như là nhân sâm của người Việt vì nó mang lại công dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như rễ, thân, lá, cành, hoa đều được dùng làm thuốc nhưng phổ biến hơn cả là rễ và lá. Lá khô thường được dùng làm gối, lót giường nằm cho trẻ nhỏ để trị mất ngủ, co giật ở trẻ

Bạn có thể thu hái lá đinh lăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để dùng. Để lá phát huy dược tính tốt nhất, bạn chỉ nên thu hái lá của cây được trồng trên 3 năm.

Cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

1. Cách phơi và sao lá đinh lăng để làm gối

Nếu nhà có trồng cây đinh lăng, bạn nên chọn hái lá đinh lăng già, không bị sâu. Sau khi thu hái lá, bạn nên rửa qua cho sạch bụi, vẩy ráo. Bạn có thể buộc 4 – 5 cành lá lại thành 1 chùm, treo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cho lá đinh lăng khô nhiên. Hoặc bạn cũng có thể tuốt bỏ phần cọng cứng, chỉ lấy lá rồi hong khô tự nhiên. Bạn không nên phơi lá đinh lăng dưới trời nắng gắt vì có thể làm cháy lá, mất đi dược tính.

Khi lá đinh lăng đã khô, bạn vò nhẹ để loại bỏ cọng cứng, để khi nhồi gối không cộm khiến bé bị đau, khó chịu. Sau đó, bạn sao vàng hạ thổ. Hạ thổ là đổ lá đinh lăng đã sao xuống nền đất, để khoảng 15 – 20 phút là được.

Nếu không có sẵn lá đinh lăng mà phải đi mua lá khô, bạn nên rửa lại cho thật sạch và hong khô rồi tiến hành làm như hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt mua gối của các địa chỉ bán có uy tín.

2. Kích thước ruột gối cho bé

học cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

Nếu muốn tự may ruột và bao gối cho bé cưng mà chưa biết kích cỡ thế nào cho phù hợp hay chọn loại vải có chất liệu gì, bạn hãy tham khảo các gợi ý sau:

♦ Chất liệu: Bạn nên chọn vải có chất liệu là cotton, linen, lụa… để may gối cho bé, tránh dùng các loại vải có chất liệu nilon.

♦ Kích thước:

  • Đối với trẻ từ 0 – 18 tháng tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé với kích thước 25 x 35cm. Bề dày của ruột gối sau khi đã nhồi lá đinh lăng và bông gòn không nên dày quá 2cm.
  • Trẻ từ 18 – 24 tháng: Với trẻ trong độ tuổi này, mẹ nên may ruột gối cho bé theo kích thước 30 x 40cm. Độ dày của gối bằng với độ dày của gối dành cho bé dưới 18 tháng hoặc chỉ nên dày hơn chút xíu. Bạn tránh nhồi gối quá dày sẽ không tốt cho trẻ.

Thay vì may gối hình chữ nhật như thông thường, nếu khéo tay, mẹ có thể may theo dạng bán nguyệt hay hình những chú thú ngộ nghĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nệm lót lá đinh lăng cho bé dùng. Cách làm nệm cũng tương tự như những gợi ý khi làm gối đinh lăng cho bé, chỉ khác là kích thước cùng độ dày lớn hơn và bạn phải chần để nệm không bị dạt.

3. Cách nhồi gối đinh lăng cho bé

Trước khi nhồi lá đinh lăng vào ruột gối, bạn nên vò nhẹ để lá mềm bớt. Sau khi vò, bạn trộn đều lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 rồi mới nhồi vào gối để gối không có nhiều mùi hăng. Trong khi nhồi, bạn nên dàn thật đều tay để gối được mềm.

Lưu ý khi cho bé sử dụng gối đinh lăng

học cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

Vì các bé còn quá nhỏ nên chuyện nôn trớ hay ọc sữa ra gối là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó, mẹ nên làm một lúc nhiều gối để có gối luân phiên cho bé dùng và tiện việc vệ sinh. Tuy cách làm gối đinh lăng có hơi tốn nhiều thời gian nhưng để con có được chiếc gối tốt dùng thì điều này cũng đáng đúng không bạn.

Trong quá trình cho bé sử dụng, mẹ nên thay bao gối mỗi 2 – 3 ngày, ruột gối nên được hong khô thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Với mỗi chiếc gối đinh lăng, bạn chỉ nên cho bé sử dụng trong khoảng 6 – 8 tháng rồi thay mới để hạn chế nguy cơ nấm mốc sinh sôi nhằm bảo đảm sức khỏe.

Lan Quan/Marry Baby