Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon lành, mẹ nhàn tênh!

Hiểu được vấn đề mà các cha mẹ đang mắc phải, MarryBaby muốn chia sẻ đến cha mẹ 12 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc liền một mạch đến sáng; và những điều cha mẹ cần tránh nếu muốn dỗ bé ngủ ngon.  

1. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc

Muốn dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những cách dưới đây nhé:

1.1 Không nên để bé ngủ ngày quá nhiều

Đây là một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh nhanh ngủ đêm hiệu quả. Bé ngủ quá nhiều vào ban ngày là nguyên nhân khiến bé khó ngủ vào ban đêm. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên khuyến khích bé vận động hay nghe nhạc, trò chuyện, chơi đùa với bé để trẻ không ngủ ngày nhiều.

Mẹ nên cho bé ngủ trưa ngắn, nhưng không nên ngủ quá nhiều.

Để biết cách khắc phục trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, cha mẹ có thể đọc: Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm đơn giản mà hiệu quả

1.2 Chọn giờ đi ngủ hợp lý cho bé

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi từ 0-3,5 tháng tuổi, giờ đi ngủ thích hợp là từ 19:30-21:30. Bé ngủ vào thời gian này sẽ có đủ năng lượng và tỉnh táo dậy vào sáng mai. Mẹ nên sắp xếp dỗ hoặc ru bé ngủ vào khoảng thời gian lý tưởng này.

1.3 Tạo cảm giác cho bé thoải mái khi ngủ

cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ
Cách ru và dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất là khiến bé cảm thấy thoải mái và giúp bé ngủ ngon hơn.

Cách ru và dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất là khiến bé cảm thấy thoải mái và giúp bé ngủ ngon hơn. Để làm được điều đó, mẹ nên tạo cảm giác thoải mái cho bé trước khi đi ngủ bằng cách chuẩn bị không gian ngủ mát mẻ, yên tĩnh; gối êm nệm ấm.

Mẹ cũng đừng quên ôm, vỗ về và cho bé ôm gấu bông nếu bé muốn; và quan trọng là mẹ nhớ xem con đã đủ no chưa, bỉm có ướt có thể gây khó chịu cho con không nhé!

Tư thế ngủ cho bé cũng vô cùng quan trọng. Vậy tư thế ngủ như thế nào mới đúng, mời cha mẹ tìm hiểu Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết.

1.4 Mặc quần áo thoải mái cho bé

Quần áo quá chật, quá dày hoặc quá mỏng có thể khiến bé khó ngủ ngon giấc. Tùy vào thời tiết mà hãy cho bé mặc quần áo phù hợp. Mẹ cũng nên lựa vải cotton, thấm hút mồ hôi, co dãn tốt để bé ngủ thoải mái hơn nhé. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

1.5 Massage toàn thân để dỗ bé ngủ ngon

massage toàn thân
Xoa chân tay, bụng, lưng… nhẹ nhàng cũng là một cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất.

Xoa chân tay, bụng, lưng… nhẹ nhàng cũng là một cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất. Massage đúng cách có thể giúp bé dễ chịu, tiêu hóa tốt hơn và dễ đi vào giấc ngủ. 

Mẹ có thể dùng thêm dầu ấm dành cho bé để massage có thể giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Nếu bé trở nên cáu kỉnh, khó chịu, mẹ đừng vội bế lên mà hãy dỗ nhẹ nhàng, vuốt ve để bé ngủ lại.

1.6 Kể chuyện cho bé nghe

Mẹ có thể kể cho bé nghe bất cứ câu chuyện nào từ truyện cổ tích, đời sống hằng ngày, tin tức, thời sự,… bằng một giọng kể nhẹ nhàng, nhịp điệu trước khi đi ngủ. Phương pháp kể chuyện cũng là một cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất. 

[inline_article id=157978]

1.7 Hát ru bé ngủ

Hát ru là một cách ru cũng như dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất. Cách dỗ bé sơ sinh ngủ này đã được các mẹ Việt Nam áp dụng từ nhiều đời xưa đến nay.

Mẹ tham khảo một số bài hát ru: 12 lời bài hát ru trẻ sơ sinh ngủ ngon, không quấy khóc.

1.8 Cho bé mặc tã siêu thấm

Bé sơ sinh dễ đi tè lúc nửa đêm. Tã giấy không đủ thấm vừa khiến bé dễ thức giữa đêm mà còn bị hăm tã. Vì vậy, cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ sâu và không thức đêm chính là chọn loại tã siêu thấm hút. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Nên cho trẻ mặc tã đến khi nào? 5 cách bỏ tã cho bé

1.9 Để ý dấu hiệu buồn ngủ của bé

để ý dấu hiệu bé buồn ngủ
Để ý dấu hiệu buồn ngủ của bé rồi áp dụng những cách dỗ trẻ sơ sinh đi ngủ.

Khi bé có các dấu hiệu như ngắp, vươn vai, dụi mắt hay quấy khóc; đó có thể là đang trong trạng thái mệt mỏi và cần đi ngủ ngay. Lúc này, mẹ hãy dỗ cho bé đi ngủ bằng những cách ở trên như ôm ấp, massage, kể chuyện,… nhé!

1.10 Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ tự ngủ. Cha mẹ nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

2. Một số nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc

Bên cạnh biết cách dỗ và ru trẻ sơ sinh ngủ; mẹ cũng nên biết những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc giữa đêm để biết cách khắc phục và biết cách giúp bé ngủ lại dễ dàng:

  • Do dị ứng: Mũi trẻ con dễ nhạy cảm với những bụi bẩn, hóa chất, côn trùng,… nếu nhà không dọn dẹp sạch sẽ. Trẻ cũng thể dị ứng sữa bò nếu bé không dung nạp được lactose. 
  • Do tiêu hóa không tốt: Trẻ dễ khóc đêm nếu bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng…
  • Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện: dù chỉ tác động nhỏ bên ngoài khiến trẻ dễ giật mình tỉnh giấc và trở nên quấy khóc. 
  • Do thiếu canxi: Dấu hiệu chính là trẻ chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… 

[inline_article id=176054]

3. Những điều cha mẹ cần tránh nếu muốn dỗ bé ngủ ngon

Điều cha mẹ cần tránh trong cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon
Điều cha mẹ cần tránh trong cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon

Ngoài những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon ở trên. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bé có những giấc ngủ dài, sâu giấc và an toàn.

Cha mẹ KHÔNG NÊN làm những việc này:

  • Đánh thức khi con ngủ: Nếu con ngủ gật trong xe đẩy hoặc xe tập đi; cha mẹ chỉ cần mang xe vào một nơi an toàn mà bé có thể ngủ. Vậy nên, để dỗ bé ngủ ngon, hãy cho bé ngủ một giấc trưa ngon lành ở trong xe đẩy; và nhớ cài dây an toàn, cũng như đừng quên để mắt đến bé. 
  • Sử dụng núm vú giả để bé ngậm khi ngủ: Núm vú giả có thể góp phần gây ra các vấn đề nha khoa. Sử dụng núm vú giả cũng có thể khiến bé bị nhiễm trùng tai.
  • Vội thức giấc khi nghe những âm thanh đầu tiên bé phát ra: Cha mẹ hãy cho bé học cách tự ngủ lại một mình nếu có thể; và không nên vội vàng thức dậy hay bật đèn khi nghe tiếng “sột soạt” hay tiếng thở của bé. 
  • Đặt đồ chơi, gối hoặc mền trong nôi: Việc đặt quá nhiều đồ chơi cũng như các vật dụng khác vào trong chiếc nôi nhỏ bé sẽ khiến cho khoảng không gian của bé trở nên chật hẹp hơn; và có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị ngạt thở.
  • Sử dụng giường cũi cho các hoạt động vui chơi hoặc ăn uống: Cha mẹ nên nhớ là giường cũi chỉ để cho bé ngủ mà không nên sử dụng chúng vào mục đích khác. Giường cũi có thể bị bẩn, mất vệ sinh, gây mùi khó chịu khi vui chơi, ăn uống; nên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.

[inline_article id=124750]

Cách để dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh và ngon là thách thức không hề đơn giản. Cha mẹ hãy thử áp dụng những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ như trên và đừng quên phải kiên trì để bé có được những giấc ngủ ngon nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Giấc ngủ là một trong số những chìa khóa vàng giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh; vì thế mẹ nào cũng quan tâm chăm sóc giấc ngủ của con.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Trước khi biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ, cha mẹ cần biết vai trò của giấc ngủ đối với bé là gì.

Trong lúc bé ngủ, não bộ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để giúp cơ thể phát triển chiều cao. Nghiên cứu chứng minh, trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ phát triển não tốt hơn so với trẻ sơ sinh ngủ ít; hoặc thường xuyên ngủ không ngon giấc.

Không chỉ vậy, việc ngủ nhiều, ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch; từ đó tránh được các nguy cơ phát triển bệnh tật.

Lý do vì sao giấc ngủ quan trọng đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc cũng giảm rủi ro bị béo phì.
  • Trẻ sơ sinh được ngủ đúng giờ sẽ có sức tập trung tốt hơn.
  • Giấc ngủ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các vấn đề tim mạch và bệnh tiểu đường.
  • Giấc ngủ ngon có thể giúp con năng động và thích tương tác với mọi thứ xung quanh.
  • Trong lúc ngủ, cơ thể trẻ sơ sinh sản sinh một loại protein có tên là cytokines; giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi nhiễm trùng, bệnh tật.

2. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng (giờ) một ngày là đủ?

trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Tùy vào từng tuần tuổi mà bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng (giờ) một ngày là đủ? Mẹ nên biết khung thời gian này để có thể dễ dàng theo dõi giấc ngủ của con.

2.1 Thời gian ngủ đủ của trẻ từ 1-12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Ở mỗi độ tuổi, thời gian ngủ của bé sẽ có sự khác biệt tùy vào từng tháng tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh 15-20 ngày tuổi: Thời gian ngủ từ 15-16 tiếng/ngày.
  • Trẻ sơ sinh 1-3 tháng: Thời gian ngủ của trẻ khoảng 14-17 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Thời gian ngủ của trẻ khoảng 16 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ sẽ ngủ đến 12 giờ vào ban đêm
  • Bé 12 tháng tuổi trở lên: Thời gian ngủ khoảng 12-15 tiếng/ngày.

Như vậy, với thắc mắc trẻ 2 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày; trẻ 1 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, trẻ 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì khoảng 14-18 tiếng/ngày mẹ nhé. Hoặc mẹ có thể xem qua bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để theo dõi giấc ngủ của con.

2.2 Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày giữa ngày và đêm?

Thời gian ngủ đủ đối với trẻ sơ sinh, cả ban ngày và ban đêm:

  • Trẻ dưới 1 tuần tuổi: Ngủ 8 tiếng vào ban ngày; 8-9 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ 2 tuần – 1 tháng tuổi: Ngủ 7 tiếng vào ban ngày; 8-9 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 1-3 tháng tuổi: Ngủ 4-5 tiếng vào ban ngày; 9-10 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Ngủ 4 tiếng vào ban ngày; 10 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Ngủ 3 tiếng vào ban ngày; 11 tiếng vào ban đêm.

Vậy trẻ nên bắt đầu ngủ tối lúc mấy giờ? Hầu hết các mẹ không thể can thiệp vào chuyện này vì bé cứ ngủ một giấc 2 tiếng lại thức chơi rồi ngủ. Song mẹ hãy tập cho bé đi ngủ lúc 9-10 giờ tối để bé có thể ngủ một giấc dài 4-5 tiếng.

Mặc dù đã có câu trả lời cho mẹ về thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng, bao nhiêu giờ một ngày là đủ. Lo lắng tiếp theo của các mẹ là vậy liệu cho trẻ ngủ nhiều thì có sao không?

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Mẹ đừng thấy bé ngủ quá nhiều mà lo lắng nhé!

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thì có tốt không? Câu trả lời là trẻ ngủ nhiều là bao nhiêu tiếng. Và nếu vẫn nằm trong số giờ ngủ tiêu chuẩn của con thì hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Mẹ lo lắng cũng đúng, bởi vì có nhiều trẻ sẽ ngủ lên đến 16 tiếng/ngày.

Trường hợp, nếu con của mẹ ngủ nhiều hơn mức tiêu chuẩn, và trông con mệt mỏi phờ phạt. Lúc này mẹ nên ưu tiên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi càng sớm càng tốt.

Khi bé ngủ, mẹ không nên đánh thức bé dậy để cho con bú. Giấc ngủ của mỗi bé sơ sinh có thể khác nhau nhưng trung bình mỗi giấc ngủ ngắn của con sẽ kéo dài từ 2-3 tiếng đồng hồ; nhiều bé có giấc ngủ kéo dài tới 4 giờ.

>> Cùng chủ đề trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

4. Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Vấn đề trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ, mặc dù là quan trọng. Nhưng một vấn đề quan trọng không kém đó chính là cách chăm sóc giấc ngủ cho con.

Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh:

  • Không để bé ngủ trên ghế sofa.
  • Cho bé ngủ nằm ngửa, kể cả bé sinh non.
  • Hạn chế để thú cưng leo lên người con trong lúc ngủ.
  • Dọn dẹp đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ xung quanh nơi con ngủ.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ sơ sinh trong khi con ngủ.
  • Tuyệt đối không để bé ngủ cùng giường với cha mẹ, vì con có thể sẽ bị ngạt thở.
  • Tuyệt đối tránh khói thuốc lá trong nhà. Vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc giỏ mây ở phòng ngủ của mẹ. Hoặc mẹ có thể cho bé ngủ trong nôi được gắn cạnh giường của ba mẹ.

5. Điều mẹ cần lưu ý về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh nằm sấp
Tư thế ngủ của bé cũng cần chú ý như trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ. Mẹ hãy thường xuyên cho bé nằm sấp vài phút khi bé thức giấc

5.1 Tránh chứng trẻ bị méo đầu

Các điểm bằng phẳng trên đầu (còn gọi là đầu lép, đầu bẹt, đầu dẹt, đầu méo,…) có thể phát triển khi bé được liên tục cho nằm cùng một vị trí. Có nghĩa là nếu mẹ cho bé nằm ở một tư thế như nằm ngửa thì trẻ dễ bị méo sau đầu.

Để tránh điều này, mẹ nên chú ý thực hiện các điều sau:

  • Thay đổi vị trí ngủ cho bé: Hầu hết các bé thích quay mặt về hướng có hoạt động trong phòng, vì thế thỉnh thoảng mẹ hãy thay đổi hướng nằm cho bé bằng cách để con nằm ở vị trí ngược đầu với vị trí cũ.
  • Cho bé trên 4 tháng tuổi nằm sấp: Mỗi khi bé thức giấc, mẹ có thể cho con nằm sấp vài phút để giúp tăng cường cho các cơ ở thân trên và giúp bé học cách xoay đầu.
  • Hạn chế cho bé nằm ở một tư thế và nằm nôi di động: Tránh để bé nằm lâu ở một tư thế vì dễ bị méo đầu. Thay vào đó, mẹ nên thay đổi vị trí nằm cho bé thường xuyên trong ngày và khi bé tỉnh giấc, hãy cho con nằm sấp một lúc mẹ nhé.
  • Cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh: Nếu phát hiện bé bị méo đầu; mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để bác sĩ nhi khoa chỉ cho phương pháp tập luyện nhằm điều trị vùng đầu bị méo. Hoặc bác sĩ sẽ dùng phương pháp dùng mũ “nắn đầu” để điều chỉnh đầu cho bé.

5.2 Trẻ sơ sinh ban ngày ngủ ít

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Nếu bé ngủ ít thì phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban ngày như dưới đây để con có thể ngủ nhiều hơn nhé.

>> Cùng chủ đề trẻ ngủ bao nhiêu tiếng: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng, bao nhiêu giờ một ngày là đủ? Ở mỗi giai đoạn phát triển, giấc ngủ của bé lại có sự thay đổi khác nhau.

Mẹ nên ghi nhớ bảng thời gian trung bình trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ cùng với những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé mà MarryBaby đã chia sẻ. Từ đó, giúp con có chất lượng giấc ngủ tốt nhất nhé.

[inline_article id=32613]