Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?

Vì thế, có nhiều chị em truyền tai nhau “bí – kíp” giảm nghén. Trong đó có mẹo để chồng nghén thay vợ. Vậy mẹo dân gian này có thật sự hiệu quả không? Hãy đọc ngay bài viết này để tìm thấy câu trả lời từ MarryBaby nhé.

Mẹo để chồng nghén thay vợ xuất phát từ đâu?

Trong thai kỳ, có rất nhiều chị em khổ sở với chứng ốm nghén thai kỳ. Để khắc phục tình trạng này, ông bà ngày xưa đã truyền lại rất nhiều mẹo chữa nghén cho bà bầu. Mẹo để chồng nghén thay vợ cũng xuất phát từ kinh nghiệm dân gian do ông bà để lại.

Theo đó, cách giảm nghén 3 tháng đầu này sẽ được áp dụng vào buổi tối và chọn lúc chồng đang ngủ say để bước qua chồng. Việc này cần phải được bạn thực hiện một cách nhẹ nhàng và không báo trước cho chồng.

[key-takeaways title=””]

Vậy bầu phải bước qua người chồng mấy lần để hết nghén? Chính xác là 5 lần liên tục và không bị chồng phát hiện.

Sau khi thực hiện cách này, các ông chồng sẽ cảm thấy chán án, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi vị… thay cho các triệu chứng ốm nghén của vợ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn ngọt là trai hay gái? Dấu hiệu nghén ngọt chính xác hay không?

Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?

Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?
Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?

Theo khoa học, chứng ốm nghén thai kỳ xảy ra là do hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) từ nhau thai tiết ra; cùng với sự gia tăng của hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Các hormone này tác động lên toàn cơ thể; trong đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây ra triệu chứng ốm nghén khi mang thai.

Sau khi tìm hiểu cách bước qua người chồng mấy lần để hết nghén và nhận biết chồng nghén thay vợ có biểu hiện gì; thì mẹo này có thực sự hiệu quả như lời đồn không? Cách giảm nghén 3 tháng đầu này chưa được khoa học chứng minh. Nhiều chị em cho biết đã thành công khi thực hiện mẹo chữa nghén cho bà bầu, nhưng cũng có nhiều người cho biết đã thất bại với mẹo này.

  1. Thực tế, mẹo để chồng nghén thay vợ này chỉ là cách giúp xoa dịu tâm lý cho mẹ bầu. Khi mẹ bầu cảm thấy an tâm, không lo lắng có thể khiến cho chứng ốm nghén giảm bớt đi.
  2. Bên cạnh đó, các triệu chứng ốm nghén của người chồng là do sự thay đổi tâm lý cảm thấy vui khi sắp “lên chức” hoặc lo lắng cho sức khỏe của vợ.
  3. Khi người chồng lo lắng quá nhiều cũng khiến cho nội tiết trong cơ thể thay đổi. Từ đó, người chồng sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn…

Đó chính là nguyên nhân tại sao mẹo để chồng nghén thay vợ lại có người áp dụng thành công; cũng có chị em lại thất bại!

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối phải làm sao?

Các cách giảm nghén 3 tháng đầu

Bên cạnh việc tìm hiểu mẹo để chồng nghén thay vợ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các cách giảm nghén trong 3 tháng đầu dưới đây:

1. Mẹo chữa nghén cho bà bầu qua cách ăn uống

  • Không được bỏ đói cơ thể: Cứ khoảng 3-4 tiếng bạn nên ăn một lần, mỗi lần chỉ ăn đủ, không nên quá no.
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
  • Nên ăn rau củ quả nhiều thay vì các món ăn nóng.
  • Hạn chế dùng các thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Nên ăn vặt với các thực phẩm chứa ít chất béo, lỏng cách nhau 1-2 tiếng.
  • Bổ sung vitamin B6 để giảm bớt triệu chứng ốm nghén.
  • Nên tránh bổ sung viên sắt cho đến khi triệu chứng ốm nghén giảm bớt (có tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ).
  • Tránh uống các loại nước ngọt có ga.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Uống trà gừng hoặc bỏ vài lát gừng vào nước nóng.
  • Uống nước cam cũng là cách giảm ốm nghén.
  • Nên dùng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

cách giảm nghén 3 tháng đầu

2. Cách giảm nghén 3 tháng đầu qua cách sinh hoạt

  • Khi cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh.
  • Nên dành 15-30 phút mỗi ngày để nghỉ trưa.
  • Tránh xa môi trường nhiều mùi để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Dùng tinh dầu chanh đổ vào khăn mùi xoa để giảm bớt triệu chứng ốm nghén.

Khi bạn đã áp dụng các mẹo để chồng nghén thay vợ và cách giảm nghén 3 tháng đầu trên nhưng tình trạng không giảm bớt, mà còn trầm trọng hơn khiến cơ thể bị giảm cân nhiều, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và giúp bạn khắc phục tình trạng.

[inline_article id=276023]

Như vậy bạn đã biết mẹo để chồng nghén thay vợ có thực sự hiệu quả không rồi đúng không? Đây chỉ là một mẹo dân gian và chưa được khoa học kiểm chứng. Nên khi áp dụng mẹo này sẽ có người thành công và cũng có người thất bại. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ bầu đang tìm hiểu cách giảm nghén 3 tháng đầu.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiểu rõ nguyên nhân, thời điểm ốm nghén xuất hiện và cách giảm tình trạng này sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong hành trình mang thai. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích và mẹo đơn giản để vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé!

1. Ốm nghén khi mang thai là gì?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn và nôn ói khi mang thai. Đây là hiện tượng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 70% mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Ốm nghén được cho là liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là hormone thai kỳ hCG (human chorionic gonadotropin). Ngoài ra, 2 hormone trong thai kỳ là estrogen và progesterone cũng có vai trò không nhỏ trong những thay đổi về cơ thể của mẹ bầu: hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và khứu giác nhạy cảm hơn cũng góp phần khiến mẹ bầu dễ buồn nôn khi ngửi mùi nồng hoặc ăn một số loại thực phẩm.

Ở một số trường hợp hiếm, nôn nghén có thể nặng đến mức mẹ nôn liên tục, mất nước và sụt cân nhiều, gọi là ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum). Lúc này, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được chăm sóc y tế.

2. Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ, nhưng thời điểm cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Đa số mẹ bầu sẽ bị ốm nghén trước tuần thứ 9 rồi dần hết nghén vào khoảng tuần 13, khi mẹ bước sang tam cá nguyệt thứ hai.

Tuy nhiên, một số ít mẹ bầu có thể bị ốm nghén kéo dài đến cuối thai kỳ, đặc biệt là những người mắc chứng nôn nghén nặng. Trường hợp này cần được theo dõi và chăm sóc y tế kịp thời.

3. Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Mức độ ốm nghén nặng hay nhẹ sẽ khác nhau ở từng mẹ bầu. Tuy nhiên, đa số mẹ bị nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 hoặc 10 của thai kỳ – thời điểm nồng độ hormone hCG đạt mức cao nhất. Đến tuần thứ 11, nồng độ hCG bắt đầu giảm dần, nên triệu chứng nôn nghén thường cũng nhẹ đi hoặc biến mất.

Các dấu hiệu ốm nghén nặng thường gặp bao gồm:

  • Buồn nôn dữ dội.
  • Nôn nhiều hơn 3 lần/ngày.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Cực kỳ mệt mỏi.
  • Ngất xỉu.
  • Đau đầu.
  • Mất nước nghiêm trọng (dấu hiệu bao gồm ít hoặc không đi tiểu, nước tiểu màu sẫm, chóng mặt khi đứng dậy).
  • Sụt cân trên 5% so với cân nặng trước khi mang thai.

Lúc này, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được truyền dịch và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân nôn nghén nặng vẫn chưa được biết rõ, nhưng khả năng cao là do hormone thai kỳ tăng quá nhanh, đặc biệt là hormone hCG. Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone cũng góp phần khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với mùi và vị, dẫn đến buồn nôn nhiều hơn. Các hormone này cùng tăng cao khiến cơ thể mẹ phản ứng mạnh hơn bình thường, dẫn đến buồn nôn nặng và kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết ốm nghén nặng và khi nào cần đi khám bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết ốm nghén nặng và khi nào cần đi khám bác sĩ.

4. Tổng hợp các cách trị ốm nghén cho bà bầu

4.1. Cách giảm nghén khoa học cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, buồn nôn và nôn mửa có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn và khó chịu. Dưới đây là một số cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả, được khuyến nghị bởi Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG):

4.1.1. Tránh xa mùi gây khó chịu

Hormone thai kỳ làm khứu giác mẹ bầu nhạy cảm hơn, khiến nhiều mùi trở nên khó chịu. Mẹ nên tránh những mùi dễ gây buồn nôn như mùi thức ăn nồng, nước hoa, khói thuốc…

4.1.2. Dậy chậm rãi vào buổi sáng

Khi vừa thức dậy, mẹ nên ngồi dậy từ từ, ngồi trên giường vài phút trước khi đứng lên. Có thể ăn nhẹ một vài chiếc bánh quy lạt hoặc bánh mì khô trước khi rời giường để giúp dạ dày dễ chịu hơn.

Dậy từ từ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.
Dậy từ từ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.

4.1.3. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày. Tránh để bụng quá đói hoặc quá no, vì cả hai tình trạng này đều dễ làm mẹ buồn nôn hơn. Sau khi ăn, mẹ nên ngồi thẳng để thức ăn tiêu hóa dễ dàng.

4.1.4. Uống nước thường xuyên

Mẹ bầu nên uống nước đều đặn trong ngày, tránh để cơ thể mất nước. Nước lọc, trà gừng hoặc đồ uống có ga nhẹ (như soda lạnh) có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Nếu khó uống nước, mẹ có thể thử làm đông lạnh nước, nước trái cây hoặc sữa thành đá viên để ngậm – độ lạnh sẽ làm tê nhẹ khoang miệng, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

4.1.5. Hít thở không khí trong lành

Việc đi dạo nhẹ nhàng hoặc mở cửa sổ khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu dễ thở và thấy thoải mái hơn. Không khí trong lành giúp tinh thần thư giãn, hạn chế cảm giác buồn nôn.

4.1.6. Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Mẹ nên ưu tiên các món ăn ít béo, dễ tiêu và nhạt vị. Chế độ ăn BRATT (chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng và trà) là lựa chọn tốt vì dễ ăn, đồng thời cung cấp đủ calo, nước và chất điện giải cho mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể thử các sản phẩm chứa gừng như trà gừng, bánh quy gừng… vì gừng hỗ trợ giảm buồn nôn hiệu quả.

4.1.7. Đổi vitamin bầu

Một số loại vitamin tổng hợp chứa sắt có thể khiến mẹ dễ buồn nôn hơn. Nếu gặp tình trạng này, mẹ nên hỏi bác sĩ về việc đổi sang dạng vitamin nhai hoặc viên bổ sung axit folic riêng. Ngoài ra, ACOG khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung 10-25 mg vitamin B6 mỗi 8 giờ để giảm buồn nôn, nôn mửa.

4.2. Mẹo dân gian trị ốm nghén cho bà bầu

Khám phá các mẹo dân gian giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả.
Khám phá các mẹo dân gian giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả.

Ốm nghén là chuyện thường gặp khi mang thai, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết cách vượt qua cảm giác khó chịu này. Ngoài những phương pháp khoa học, một số mẹo dân gian có thể giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, ăn uống ngon miệng mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé yêu.

  1. Ngậm gừng tươi: Gừng ấm bụng, giảm buồn nôn nhanh. Cắt lát mỏng ngậm hoặc pha trà gừng ấm uống vào buổi sáng.
  2. Uống nước chanh ấm: Chanh giúp tỉnh táo, giảm cảm giác buồn nôn và bổ sung vitamin C.
  3. Ngửi vỏ cam, quýt, chanh: Mùi thơm tự nhiên từ vỏ giúp mẹ bầu bớt nhạy cảm với mùi khó chịu.
  4. Nước mía pha gừng: Nước mía cung cấp năng lượng, gừng giúp giảm nôn ói.
  5. Trà bạc hà: Bạc hà làm dịu dạ dày, giảm đầy hơi và buồn nôn hiệu quả.
  6. Ô mai chua: Kích thích vị giác, giảm cảm giác đắng miệng và buồn nôn.
  7. Nước cơm: Nước cơm ấm cung cấp năng lượng nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa.
  8. Sữa lạnh: Một ly sữa lạnh giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn nhanh.
  9. Ăn bánh mì khô hoặc bánh quy lạt: Giúp thấm bớt axit dạ dày, giảm cảm giác cồn cào, buồn nôn.
  10. Ngủ đủ giấc: Cơ thể mệt mỏi dễ làm nghén nặng hơn. Ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu thoải mái, giảm buồn nôn.
  11. Uống nước từng ngụm nhỏ: Giữ cơ thể đủ nước để giảm khô miệng và buồn nôn.
  12. Nước gừng mật ong: Pha nước gừng ấm với một chút mật ong giúp bổ sung năng lượng và hạn chế buồn nôn.
  13. Ăn trái cây mát như dưa hấu, lê: Giúp thanh nhiệt, dễ ăn, giảm cảm giác ngấy và buồn nôn.
  14. Sữa chua: Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi và khó chịu.
  15. Ngửi tinh dầu sả hoặc bạc hà: Mùi thơm nhẹ nhàng giúp thư giãn và giảm buồn nôn.
  16. Uống trà hoa cúc: Giúp thư giãn, dễ ngủ và hỗ trợ tiêu hóa.
  17. Nước ép táo hoặc nước ép cà rốt: Dễ uống, giàu dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa.
  18. Ăn vặt với hạt khô (hạnh nhân, hạt điều): Bổ sung năng lượng nhẹ nhàng, chống cồn cào dạ dày.
  19. Bánh gạo lứt: Dễ ăn, nhẹ bụng, giúp thấm bớt dịch dạ dày và giảm buồn nôn.
  20. Uống nước dừa: Thanh mát, bổ sung điện giải và giảm cảm giác khó chịu do nghén.
  21. Đi dạo nhẹ nhàng: Không khí trong lành giúp mẹ bầu thư giãn, dễ chịu hơn.
  22. Hít thở sâu, chậm: Giúp cơ thể thư giãn, ổn định nhịp thở, giảm cảm giác buồn nôn tức thì.

4.3. Trị ốm nghén bằng thuốc

Nếu mẹ bị ốm nghén trầm trọng và không cải thiện sau khi đã thay đổi lối sống như trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chữa nôn nghén, an toàn cho thai kỳ. Các loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Vitamin B6 (pyridoxine): Đây là lựa chọn đầu tiên được khuyến nghị bởi ACOG để giảm ốm nghén khi mang thai. Vitamin B6 thường an toàn khi dùng đúng liều, nhưng liều cao có thể gây tê, ngứa ran ở tay và chân (dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên).
  • Doxylamine: Là một loại thuốc kháng histamine thường được dùng để hỗ trợ giấc ngủ, doxylamine cũng được sử dụng ngoài chỉ định để điều trị buồn nôn khi mang thai.
  • Các thuốc kháng histamine khác: Một số loại kháng histamine khác như meclizine, diphenhydramine và dimenhydrinate cũng có thể giúp giảm buồn nôn khi mang thai.

Các loại thuốc trị ốm nghén trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ bầu luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Thực đơn cho bà bầu ốm nghén

Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, ăn uống khó khăn, thậm chí sụt cân. Việc xây dựng thực đơn phù hợp sẽ giúp mẹ giảm buồn nôn, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ còn băn khoăn “Bà bầu nghén nặng nên ăn gì?”, hãy thử áp dụng thực đơn này để vừa bớt buồn nôn, vừa khỏe mạnh nhé!

5.1. Gợi ý thực đơn cho bà bầu ốm nghén

Thực sự khi ốm nghén, đặc biệt là ốm nghén nặng, việc chỉ ăn một ít thức ăn cũng khá vất vả và là một sự nỗ lực rất nhiều. Hơn nữa, giai đoạn này hầu như nhu cầu về năng lượng không tăng lên đáng kể so với trước mang thai nên cũng không cần thiết phải cố ăn nhiều hơn bình thường.

Dưới đây là thực đơn 7 ngày dành cho mẹ bầu bị ốm nghén, giúp mẹ dễ ăn, dễ tiêu và đủ chất dinh dưỡng, việc thay đổi các món ăn sẽ giúp mẹ bầu cải sự ngon miệng, tránh nhàm chán và tìm ra loại thức ăn phù hợp.

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Ngày 1 Cháo yến mạch, chuối chín Cơm trắng, thịt gà hấp, rau cải luộc Sữa chua, hạnh nhân Cá hồi áp chảo, khoai lang hấp
Ngày 2 Bánh mì đen, trứng luộc, dưa leo Cơm gạo lứt, thịt heo rim, bí đỏ hấp Trái cây tươi (táo, lê), bánh quy nhạt Đậu hũ sốt cà, rau xanh luộc
Ngày 3 Phở gà Cơm trắng, tôm hấp, bông cải xanh Sữa tươi không đường, chuối Thịt bò xào nấm, canh rau ngót
Ngày 4 Bánh mì bơ đậu phộng, sữa hạt Cơm trắng, cá hấp, cà rốt luộc Canh súp khoai tây, sữa chua Gà kho gừng, rau muống luộc
Ngày 5 Cháo thịt bằm Cơm gạo lứt, thịt bò xào, bắp cải luộc Bánh quy nhạt, trái cây (ổi, nho) Cá nướng, bí xanh hấp
Ngày 6 Bún bò Cơm trắng, thịt heo rim, su hào xào Sữa chua, hạt chia Đậu hũ kho nấm, rau thập cẩm
Ngày 7 Xôi đậu xanh, sữa hạt Cơm trắng, gà kho nghệ, rau củ luộc Trái cây tươi, bánh quy nhạt Cá sốt cà, bông cải xanh hấp

5.2. Lưu ý chung khi xây dựng thực đơn ốm nghén

Chọn thực phẩm nhẹ bụng, đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
Chọn thực phẩm nhẹ bụng, đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.

Mẹ bầu ốm nghén thường khó ăn uống, nhưng vẫn cần đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn:

  • Tránh xa thức ăn khó tiêu hóa: Hạn chế đồ chiên, nhiều dầu mỡ; nên nấu chín hoặc xay nhuyễn đậu, ngũ cốc, hạt và rau để dễ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh để bụng đói: Mẹ bầu nên chia thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn để tránh tình trạng buồn nôn.
  • Đảm bảo đủ nước: Uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày để tránh mất nước do nôn ói. Nên uống nước từng ngụm nhỏ trong ngày, tránh uống quá nhiều cùng lúc.
  • Tránh thực phẩm dễ gây buồn nôn: Các loại thực phẩm này bao gồm đồ ăn quá cay, những món có mùi nặng như cá, giấm, tỏi và hành, thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán, thực phẩm nóng…

6. Dấu hiệu sắp hết nghén

Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp vượt qua giai đoạn nghén:

  • Cảm giác buồn nôn giảm dần: Mẹ bầu sẽ không còn cảm giác khó chịu, buồn nôn liên tục như trước. Thỉnh thoảng vẫn có thể buồn nôn nhẹ, nhưng tần suất ít hơn hẳn.
  • Ăn uống ngon miệng trở lại: Nếu mẹ bắt đầu cảm thấy thèm ăn trở lại và có thể ăn được những món trước đây từng sợ, đây là tín hiệu tốt cho thấy cơ thể dần ổn định.
  • Bớt nhạy cảm với mùi: Mẹ bầu sẽ ít bị khó chịu bởi mùi thức ăn, mùi nước hoa hay mùi lạ xung quanh như giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Cơ thể khỏe khoắn, ít mệt mỏi: Giai đoạn nghén thường khiến mẹ bầu uể oải, thiếu sức sống. Khi sắp hết nghén, mẹ sẽ thấy người khỏe khoắn hơn, có nhiều năng lượng hơn.

Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu có cơ địa khác nhau, nên thời điểm hết nghén cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Nếu tình trạng buồn nôn và nôn kéo dài đến cuối thai kỳ hoặc khiến mẹ kiệt sức, sụt cân nhiều, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nhận biết cơ thể đang dần thoát khỏi giai đoạn ốm nghén.
Nhận biết cơ thể đang dần thoát khỏi giai đoạn ốm nghén.

7. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

7.1. Ốm nghén sinh con trai hay con gái?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu ốm nghén sinh con trai hay con gái. Theo một thống kê, mẹ mang thai bé gái có tần suất ốm nghén cao hơn đáng kể so với mẹ mang thai bé trai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghén nặng sinh con trai hay gái cần nhiều bằng chứng hơn nữa để đủ đưa ra kết luận.

Tương tự, nghén mùi khi mang thai là trai hay gái cũng chưa có bằng chứng rõ ràng. Để biết chính xác giới tính em bé, mẹ nên dựa vào siêu âm hoặc xét nghiệm y khoa.

7.2. Vì sao bị nghén vào buổi chiều tối?

Ốm nghén có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong ngày, kể cả chiều tối. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ và yếu tố di truyền.

Một số nguyên nhân kích thích thai nghén buổi tối bao gồm:

  • Đói hoặc khát.
  • Ăn các món cay, dầu mỡ.
  • Ngửi mùi nồng, khó chịu.
  • Nằm xuống ngay sau khi ăn.
  • Uống vitamin bầu lúc bụng rỗng.

Việc ốm nghén vào buổi chiều tối hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu có thể khắc phục bằng cách:

  • Ăn nhẹ thường xuyên: Chọn thực phẩm dễ tiêu như bánh quy, hạt, chuối, cơm, táo, bánh mì nướng; thực phẩm chua nhẹ như chanh, cam; gừng…
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn: Kê cao phần đầu và ngực bằng gối để tránh trào ngược dạ dày.
  • Điều chỉnh giờ uống vitamin: Nếu uống vitamin buổi tối gây buồn nôn, hãy thử chuyển sang buổi sáng, kèm một bữa ăn nhẹ. Tuyệt đối không tự ý ngưng vitamin mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

7.3. Bước qua người chồng mấy lần để hết nghén?

Giải mã quan niệm dân gian về việc bước qua chồng để hết nghén.
Giải mã quan niệm dân gian về việc bước qua chồng để hết nghén.

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc bước qua người chồng có thể giúp mẹ bầu hết nghén. Tuy nhiên, nhiều mẹo dân gian lại truyền tai nhau rằng làm như vậy sẽ giúp chồng “nghén thay vợ”.

Cụ thể, mẹ bầu sẽ bước qua người chồng 5 lần liên tục vào buổi tối, khi chồng ngủ say để chuyển nghén sang chồng. Lưu ý là phải đi lên từ cuối giường và đã bước qua rồi thì không bước lại nữa.

Thực tế, đây là một hiện tượng gọi là hội chứng mang thai đồng cảm (hội chứng Couvade) – khi chồng có triệu chứng giống vợ bầu như buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón… Mẹ bầu chỉ nên xem mẹo này như một cách trấn an tinh thần và tạo cảm giác thoải mái hơn.

[key-takeaways title=”Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả không?”]

Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định bước qua người chồng giúp hết nghén. Tuy nhiên, dân gian tin rằng làm vậy có thể khiến chồng “nghén thay vợ” – một hiện tượng gọi là hội chứng Couvade (hội chứng mang thai đồng cảm).

[/key-takeaways]

7.4. Thai 7 tuần tự nhiên hết nghén có sao không?

Ốm nghén thường hết vào tuần 13 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu đột ngột ngừng nghén sớm thì cần chú ý.

Trong một số trường hợp, việc đột nhiên hết nghén ở tuần thứ 7 có thể do cơ thể thích nghi tốt với sự gia tăng nhanh chóng của các hormone như hCG và estrogen trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của mức hormone thấp bất thường. Điều này đôi khi liên quan đến tình trạng thai nhi chậm phát triển hoặc thậm chí là ngừng phát triển (sảy thai), đặc biệt nếu mẹ bầu có tiền sử sảy thai trước đó.

Lúc này, mẹ bầu nên liên hệ bác sĩ, nhất là khi xuất hiện các dấu hiệu đáng lo ngại như:

  • Ra máu âm đạo.
  • Đau vùng chậu hoặc đau lưng dưới (có thể âm ỉ hoặc từng cơn).
  • Các dấu hiệu mang thai khác (như mệt mỏi) đột nhiên biến mất.
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường, ra nước hoặc ra mô lạ từ âm đạo.

7.5. Mang thai không nghén có sao không?

Không nghén khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường đối với nhiều mẹ bầu. Mặc dù ốm nghén là triệu chứng phổ biến, xảy ra ở khoảng 70-80% phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng vẫn có không ít người mang thai khỏe mạnh mà không hề trải qua cảm giác buồn nôn hay nôn ói.

Kết luận

Ốm nghén là một phần bình thường của thai kỳ, dù khó chịu nhưng thường không gây hại cho mẹ và bé. Hiểu rõ nguyên nhân, thời điểm nghén nặng nhất và áp dụng các mẹo giảm nghén phù hợp sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu triệu chứng quá nghiêm trọng như nôn nhiều, mất nước hay sụt cân nhanh, mẹ đừng cố chịu đựng mà nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

20 cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai

Không phải tất cả nhưng hầu hết các mẹ đều trải qua tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu. Khi những cơn ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ cần phải biết cách giảm nghén 3 tháng đầu để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm tệ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Đây không chỉ là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu và đôi khi còn lâu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Nguyên tắc “vàng” trong cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu

Làm sao để bớt nghén trong 3 tháng đầu? Mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

1. Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu: Không được bỏ đói cơ thể

Ốm nghén nên “ngại” ăn? Sai lầm rồi bầu nhé! Thực tế, việc dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài ngược lại sẽ khiến tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

2. Bữa ăn sáng của thai phụ rất quan trọng

Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt, thậm chí là trước khi ra khỏi giường cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng, tiết ra nhiều dịch vị nên dễ kích thích và cần được bổ sung thức ăn.

3. Lựa thực phẩm cho thai kỳ đúng cách

Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm sẽ có mùi vị nhiều hơn khi lạnh và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.

cách giảm nghén 3 tháng đầu
Chọn đúng thực phẩm là cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả

4. Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu: Tránh thức uống có ga

Tuy nằm trong danh sách cần hạn chế, nhưng việc sử dụng một chút nước uống có ga này trong 3 tháng đầu có thể giảm bớt chứng buồn nôn của mẹ bầu. Nhưng mẹ nhớ chỉ dùng 1 chút thôi nhé.

Sau khi đổ nước ngọt ra cốc, thêm 1 vài lát gừng và hâm nóng, bầu đã có ngay một thức uống giảm ốm nghén hiệu quả rồi nhé!

5. Bà bầu cần tập hít thở đúng cách

Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng. Cảm giác buồn nôn của bạn sẽ nhanh chóng được “thổi bay” theo từng hơi thở.

>>> Bạn có thể tham khảo: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: Lợi ích, các bài tập và những lưu ý

6. Dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày

Tuy chỉ kéo dài chừng 15-30 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi và bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.

7. Cách giảm nghén 3 tháng đầu: Hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Nằm trong danh sách những thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng, những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nôn ói của bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

cách trị ốm nghén 2
Mẹ bầu nên tránh ăn những món cay nóng sẽ làm tình trạng ốm nghén nặng hơn

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn cay có tốt không? Mẹ bầu thèm cay nên xem ngay!

8. Ăn trước khi đi ngủ để tránh cảm giác ốm nghén?

Một bữa ăn nhẹ với ngũ cốc, hoa quả hoặc sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp cung cấp protein, năng lượng cho cơ thể mà còn là một cách trị ốm nghén tốt cho bầu. Để cạnh giường ngủ những món snack dinh dưỡng lành mạnh giàu chất đạm, ít chất béo, chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa đủ thôi nhé.

9. Cách giảm nghén cho bà bầu: Tránh xa môi trường nhiều mùi

Phần lớn các mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi lỡ ngửi thấy một mùi hương đặc biệt nào đó. Nếu cũng nằm trong số này, bạn nên tìm hiểu và loại bỏ bớt những “nguồn” gây khó chịu này.

10. Tập thể dục nhẹ nhàng

Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, mẹ bầu nên nằm nán lại một chút trước khi ra khỏi giường, ăn nhẹ một chút thực phẩm như đã nói ở trên và sau đó nên vận động cơ thể nhẹ nhàng để có tinh thần thoãi mái hơn, khí huyết lưu thông cũng có thể hạn chế tình trạng ốm nghén, khó chịu, buồn nôn.

Trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng vào buổi sáng thì bạn cũng nên dậy khỏi giường. Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

[inline_article id=219650]

11. Ngủ đủ giấc khi mang bầu

Ngủ đủ giấc khi mang thai cũng là một cách giảm nghén 3 tháng đầu. Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt.

Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

12. Cách giảm ốm nghén cho bầu – Uống đủ lượng nước 

Một cách giảm nghén 3 tháng đầu là uống đủ nước. Ngoài giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, bổ sung nhiều chất lỏng khi mang thai cũng giúp hạn chế ốm nghén hiệu quả.

Không chỉ nước lọc, mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa… Tuy nhiên, cần tránh việc uống quá nhiều nước một lúc, nên chia làm nhiều lần trong ngày để không làm dạ dày đầy nhanh.

13. Cách giảm nghén cho bà bầu: Bổ sung vitamin B6

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong các loại vitamin, B6 là loại có thể hạn chế phần nào tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vì vậy, thường xuyên “măm” các thực phẩm giàu loại vitamin này, mẹ nhé!

cách trị ốm nghén 3
Vitamin B6 cũng là một giảm nghén khi mang thai đơn giản, hiệu quả

14. Vấn đề dùng viên sắt trong ba tháng đầu

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt nên tránh cho đến khi triệu chứng ốm nghén được cải thiện vì sắt có thể gây kích thích acid dạ dày và “khiêu khích” cảm giác buồn nôn, nôn.Thay thế bằng các loại vitamin tổng hợp hoặc viên acid folic. Trong trường hợp mẹ uống sắt mà không gặp vấn đề thì hoàn toàn có thể dùng được nhé. Khi không thể dùng sắt có thể bổ sung thông qua thực phẩm giàu chất sắt, các chuyên gia khuyến khích mẹ tự xác định loại thức ăn mà cơ thể có thể dung nạp tốt nhất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

15. Cách giảm nghén với chanh và tinh dầu hương chanh

Chanh có tác dụng tốt trong những cách giảm nghén 3 tháng đầu. Mẹ có thể mua tinh dầu chanh, đổ một lượng nhỏ tinh dầu vào một chiếc khăn tay mùi xoa. Ghé sát mũi vào vị trí có tinh dầu chanh trên khăn và hít thật sâu, sau đó bạn sẽ không thấy cảm giác buồn nôn và khó chịu nữa.

16. Cách trị ốm nghén bằng gừng

“Nổi tiếng” với công dụng trị ốm nghén, gừng là có tác dụng giảm đau và chống táo bón thai kỳ hiệu quả. Bầu có thể uống trà gừng, hoặc thêm 1 lát gừng vào ly nước nóng. Rất hiệu quả nhé! Sử dụng gừng đã được đưa vào y văn và có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của nó, gừng tươi, bột gừng, trà gừng, tinh dầu…đều được.

cách trị ốm nghén 4
Gừng tươi cũng là cách giảm ốm nghén hiệu quả

17. Giảm nghén khi mang thai với trà bạc hà, tinh dầu bạc hà

Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày.

Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà.

Cách 1:

  • Cho một thìa lá bạc hà khô vào một chiếc tách pha trà có vung đậy.
  • Đổ nước nóng đến miệng tách nước.
  • Đậy vung vào và để đó từ 5 – 10 phút.
  • Lọc trà, cho thêm một chút mật ong hoặc đường vào, khuấy đều và uống ngay khi trà còn nóng.

Cách 2:

  • Mua tinh dầu bạc hà, đổ một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà vào một chiếc khăn tay mùi xoa.
  • Ghé sát mũi vào vị trí có tinh dầu bạc hà trên khăn và hít thật sâu. Sau đó bạn sẽ không thấy cảm giác buồn nôn và khó chịu nữa.

Chú ý: Nếu bạn không thích mùi bạc hà, bạn nên chọn loại thảo mộc khác như chanh hoặc gừng. Nếu không, chính bạc hà lại là nguyên nhân khiến bạn bị buồn nôn nhiều hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các loại rau bà bầu không nên ăn để tránh gây hại cho con

18. Nước cam cũng là một cách giảm nghén hiệu quả

Vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm dễ chịu của cam giúp mẹ bầu tinh thần thoải mái, đối phó hiệu quả với những cơn ốm nghén đáng ghét nữa đấy.

Mỗi ngày mẹ có thể uống từ 1-2 ly nước cam ép hoặc ăn cam để được cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và con đồng thời đuổi ốm nghén khó chịu.

Tuy nhiên, không nên uống lúc đói vì tính axit trong cam cũng khá cao, uống lúc đói có thể gây hại cho dạ dày, cũng chỉ nên uống từng ngụm, không nên uống một lần quá nhiều vì lúc đó có thể kích thích.

[inline_article id=219091]

19. Làm sao để bớt nghén trong 3 tháng đầu? Hãy thử châm cứu 

Châm cứu có thể là một cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả. Châm cứu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh, bao gồm cả chữa chứng buồn nôn ở bà bầu. Châm cứu là cách chữa ốm nghén an toàn và bạn không cần phải lo lắng khi áp dụng cách chữa trị này. Về mặt y học thực chứng, phương pháp này vẫn chưa được ghi nhận thành khuyến cáo điều trị.

Tuy nhiên, bạn không thể tự làm việc châm cứu ở nhà. Bạn cần gặp người có chuyên môn uy tín để châm cứu hiệu quả và an toàn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có đáng lo?

20. Ăn vặt là cách giảm nghén 3 tháng đầu

Ăn vặt là một có để giảm ốm nghén, nên ăn một lượng nhỏ cách nhau 1-2 giờ, loại thức ăn nên được chọn lựa cần chứa ít chất béo, lõng để thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn, không nên ăn các loại nhiều dẫu mỡ, cay, quá chua hoặc quá ngọt. Mặc dù trong một thời gian dài bạn có thể được khuyên nên sử dụng các loại snack như bánh quy, nhưng đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng, hiện các nhà y học chứng cứ dựa trên nghiên cứu khuyên nên sử dụng các thực phẩm có thành phần protein thì khả năng hiệu qủa sẽ cao hơn.

Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng hơn thì mẹ cần đi khám bác sĩ để có cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả bảo vệ thai kỳ của mình.