Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Quan hệ bằng miệng (oral sex) có nhiễm HIV không?

Virus HIV được lây truyền khi máu hoặc chất lỏng từ người bị bệnh thấm vào cơ thể của người kia. Điều này sẽ xảy ra khi cơ thể một trong hai người có vết thương hở, vết cắt hoặc thông qua các mô của âm đạo, trực tràng, bao quy đầu hay khi dương vật phóng tinh trùng.

Một người có thể bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khi sử dụng miệng, môi và lưỡi để kích thích bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người có bệnh. Thế nhưng, quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không?

Quan hệ bằng miệng là gì? Liệu quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không? Quan hệ tình dục bằng miệng (Oral sex) là khi một người sử dụng miệng và lưỡi của mình để gây kích thích lên dương vật, âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình. Đây là một trong những cách quan hệ tình dục giúp gia tăng hứng thú và khoái cảm của các cặp đôi.

HIV thường lây lan bằng con đường quan hệ tình dục không an toàn như tiếp xúc trực tiếp với hậu môn, âm đạo hoặc dương vật. Ngoài ra, HIV còn có thể lây truyền virus cho người dùng chung kim tiêm, ống tiêm được sử dụng để chích ma túy hoặc xăm mình. 

Như vậy, quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không? Hoạt động này được xếp hạng rất thấp trong danh sách các con đường lây truyền HIV. Cụ thể ở hai trường hợp dưới đây.

>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ vợ chồng bằng miệng: Lợi ích, tác hại là gì? Cách quan hệ bằng miệng giúp cả hai thăng hoa

1. Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không khi bạn là người chủ động?

quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không

 là người quan hệ bằng miệng với người đã nhiễm HIV thì nguy cơ bạn bị lây nhiễm cũng rất thấp. Thực tế, một nghiên cứu vào năm 2002 cho thấy tỉ lệ lây nhiễm virus HIV thông qua con đường này là gần như bằng không.

2. Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không khi bạn là người bị động?

Khả năng bạn bị lây nhiễm HIV khi được người bị bệnh quan hệ bằng miệng (oral sex) cho cũng rất thấp. Bởi vì enzyme có trong nước bọt của cơ thể người có thể trung hòa nhiều loại virus khác nhau. Điều này có thể đúng ngay cả khi trong nước bọt có chứa máu. 

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn chủ quan khi quan hệ bằng miệng. Bởi lẽ bạn vẫn có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV nếu đối tác hoặc bạn có vết thương hở, vết loét, bị chảy máu…

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng

Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không phụ thuộc vào một số yếu tố rủi ro dưới đây:

1. Bạn là người chủ động oral sex cho người bị nhiễm HIV

Nguy cơ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào người mang virus HIV có quan hệ tình dục bằng miệng hay không. Nếu người nhiễm HIV là người bị động thì người còn lại sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tuy nước bọt không mang các loại virus nhưng nếu miệng bạn có vết thương hở thì khả năng cao là sẽ bị nhiễm HIV.

2. Lượng virus trong cơ thể người nhiễm bệnh cao 

Bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn khi người bệnh HIV có lượng virus trong cơ thể cao. Số lượng virus càng cao thì khả năng lây truyền cho đối phương càng mạnh.

3. Nam giới xuất tinh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm

Nếu bạn là nữ và quan hệ bằng miệng cho nam giới mà anh xuất tinh thì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn. 

4. Kinh nguyệt làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

kinh nguyệt làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

Quan hệ bằng miệng khi hành kinh có nhiễm HIV không? Câu trả lời là có.

Khi có kinh nguyệt, các tế bào mang virus HIV sẽ rụng khỏi tử cung. Nếu miệng người còn lại tiếp xúc với máu hoặc chất dịch có chứa các tế bào này sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

>> Bạn có thể tham khảo: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?

5. Một trong hai bạn có vết thương hở 

Vết hở ở âm đạo, hậu môn, khoang miệng hoặc lưỡi ở một trong hai người sẽ làm tăng tỉ lệ lây truyền HIV khi quan hệ bằng miệng. Đây có thể là những vết cắt hoặc tổn thương đến từ bệnh nhiễm trùng hoặc các tình trạng khác của cơ thể.

Ví dụ như bệnh nấm candida có thể gây loét hoặc làm tổn hại đến tính toàn vẹn của các mô trong khoang miệng. Vết rách nào trên cơ thể bạn cũng làm tăng rủi ro cao bị nhiễm hoặc lây truyền virus.

6. Viêm niệu đạo dễ làm lây nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV mà bị viêm niệu đạo sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền virus cho người khác.

Có cách nào giảm rủi ro nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng hay không?

Để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong quá trình quan hệ bằng miệng, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây:

1. Người dương tính với HIV

Khi lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì người bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm HIV sang cho đối phương thông qua quan hệ tình dục.

Vì vậy, người bị nhiễm HIV có thể tham khảo liệu pháp kháng retrovirus (ART) giúp giảm thiểu khả năng lây lan HIV đến 96% theo hướng dẫn của bác sĩ. 

2. Người âm tính với HIV

cách giảm rủi ro nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng

Nếu bạn không nhiễm HIV nhưng bạn đời lại bị nhiễm thì hãy cân nhắc sử dụng phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) . Loại thuốc hàng ngày này có thể giúp bạn ngăn ngừa lây truyền HIV nếu uống đúng cách. Bạn cũng có thể sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng để an tâm hơn khi quan hệ.

Mặt khác, bạn nên sử dụng phương pháp dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) trong các trường hợp dưới đây:

  • Bạn quan hệ tình dục nhưng không dùng bao cao su hay các biện pháp phòng tránh khác.
  • Bạn không rõ chàng hoặc nàng có đang bị nhiễm HIV hay không. 

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn gì để cô bé nhiều nước và thơm cho mỗi cuộc yêu càng thêm cháy bỏng?

Lưu ý khi quan hệ tình dục bằng miệng

Bạn quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không cũng phụ thuộc vào một số lưu ý dưới đây:

  • Bạn hoặc đối phương nên bỏ miệng ra khi xuất tinh trong quá trình quan hệ bằng miệng.
  • Hãy sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng để bảo vệ an toàn cho bản thân.
  • Cân nhắc việc sử dụng chất bôi trơn trong quá trình quan hệ để tránh ma sát nhiều gây nên các vết rách nhỏ.
  • Nếu khoang miệng hoặc lưỡi của bạn đang có vết rách hoặc lở loét thì tuyệt đối không nên quan hệ tình dục bằng miệng. Vết rách và vết loét dù nhỏ nhất cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Không nên dùng răng cắn hoặc làm rách da người còn lại. Vì những vết hở này có thể khiến bạn tiếp xúc trực tiếp với máu của người kia và làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

[inline_article id=265201]

Dù tỉ lệ lây nhiễm HIV là rất thấp song bạn và đối phương cần luôn thẳng thắn với nhau về tình trạng sức khỏe của mình. Tốt hơn hết, bạn và người ấy nên kiểm tra HIV và STIs trước khi chính thức “yêu” để đảm bảo an toàn. Đồng thời, vợ chồng bạn cũng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và luôn chăm sóc răng miệng kỹ càng để tránh những rủi ro khi quan hệ bằng miệng nhé.