Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mới sinh nên ăn gì? Lời khuyên vàng cho phụ nữ sau sinh

an-gi-sau-sinh2

Những cảm xúc mang thai sẽ đến ngày vỡ oà khi em bé ra đời, nhưng kèm sau đó là biết bao điều cần phải lo lắng về sức khỏe của mẹ, về việc chăm sóc bé, nhất là 40 ngày đầu sau sinh nở. Ai cũng biết rằng thực đơn và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để giúp mẹ phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con bú, thế nhưng không phải chị em nào cũng rành về các thực phẩm và cách ăn uống sau sinh để có thể tự chăm sóc tốt cho mình. Mới sinh nên ăn gì? Marry Baby mang đến một số lời khuyên cho các bà đẻ, hãy cùng theo dõi nhé! 

Vì sao phải có một chế độ ăn sau sinh riêng?

Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể mẹ đã bị rút đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Sau sinh, mẹ giống như rắn lột da yếu ớt hay bị viêm nhiễm, cộng với việc cho con bú càng khiến cơ thể mẹ thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng và dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm.

Nghiên cứu năm 2013 công bố trên Tạp chí Tâm thần học châu Á đã chỉ ra rằng, chứng trầm cảm sau sinh có mối liên kết với viêm. Và sự suy giảm chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng quan trọng như serotonin làm folate, vitamin D, sắt, selenium, kẽm, chất béo và axit béo bị giảm… sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Nói một cách đơn giản, dinh dưỡng có quyết định lớn tới tình trạng sức khỏe của mẹ sau sinh. Cho nên mẹ cần phải biết mới sinh nên ăn gì, ăn như thế nào để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Năm nguyên tắc về dinh dưỡng quan trọng dưới đây có thể là một hướng dẫn tuyệt vời giúp mẹ thoát khỏi bệnh tật.

Cách bổ sung dinh dưỡng sau sinh

1. Ăn thức ăn ấm, dễ tiêu hóa

Từ khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ rất nhạy cảm, chỉ cần ăn một món gì đó không hợp bụng đã bị tiêu chảy hoặc táo bón. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa vẫn chưa được phục hồi, do vậy ăn các thức ăn ấm nóng, mềm như súp và món hầm sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và cơ thể cũng được làm ấm.

2. Ăn thực phẩm giàu collagen để hỗ trợ sửa chữa mô

Collagen là thành phần quan trọng giúp xây dựng lại các mô bị tổn thương trong quá trình sinh nở và giảm rụng tóc cho mẹ sau sinh.

Mẹ có thể tìm thấy rất nhiều các chất giúp bổ sung collagen thủy phân hoặc bột ở các cửa hàng thực phẩm tự nhiên hoặc trang web trực tuyến. Ngoài ra, mẹ có thể thêm vào thực đơn món móng giò heo vừa giúp tăng cường collagen, vừa giúp tăng tiết sữa cho con bú hoặc các loại cá da trơn như cá ba sa., lòng trắng trứng gà…

thuc-pham-giau-collagen-cho-ba-de
Bà đẻ nên bổ sung collagen để tái tạo mô.

3. Uống nhiều nước thường xuyên

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc cơ thể và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Các mẹ cho con bú cần ít nhất 10-15 ly nước (khoảng ít nhất 2 lít nước) mỗi ngày để làm dịu cơn khát và thúc đẩy quá trình sản xuất sữa. Mẹ nên biết rằng, khi tiêu thụ càng nhiều chất lỏng, cơ thể sẽ được tái tạo và phục hồi càng nhanh. Ngoài ra, nước còn làm giảm tình trạng nóng trong dẫn đến tình trạng mụn trứng cá và táo bón ở các mẹ sau sinh nữa.

4. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, chống viêm

Ngoài việc vệ sinh và ngủ nghỉ tốt sau khi khi nở thì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cũng giúp mẹ tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật và mau chóng phục hồi sau sinh.

Một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ có thể tìm đến như các thực phẩm giàu màu sắc và cung cấp nguồn protein lành mạnh để bổ sung vào thực đơn hàng ngày như thịt bò, cà chua, táo, cà rốt… Ngoài ra, mẹ nên cung cấp thêm các chất béo và một số loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng khác như ngô, hạt mắc ca, đậu xanh, yến mạch…

Lưu ý, với các mẹ có tiền sử gia đình bị dị ứng với các loại hạt thì không nên ăn để tránh cho bé bị dị ứng sữa mẹ nhé.

5. Dùng các chất bổ sung thích hợp

Mỗi cơ thể sẽ có sự hấp thụ dinh dưỡng khác nhau. Có mẹ hấp thụ rất tốt, có mẹ hấp thụ kém nên dù ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất, chất lượng sữa kém nên nuôi con vất vả hơn.

Lời khuyên cho mẹ có thể trạng hấp thụ kém là nên tiếp tục bổ sung các loại vitamin chất lượng cao từng đợt để cung cấp đủ chất cho cơ thể và sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ một loại vitamin nào đó nhé.

thuc-pham-giau-protein-cho-ba-de
Bổ sung thực phẩm giàu protein cho bà bầu.

Bổ sung các thực phẩm chống viêm 

Thực phẩm chống viêm giúp có rất nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ sau sinh như ức chế sự giải phóng các cytokine tiền viêm, hỗ trợ vào việc chữa lành cơ thể, xây dựng lại các mô, bảo vệ sức khỏe tinh thần, sản xuất sữa mẹ giàu dinh dưỡng và khôi phục mức độ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, mẹ rất nên bổ sung các thực phẩm chống viêm vào chế độ ăn hàng ngày sau sinh. Các thực phẩm giàu chất chống viêm mẹ có thể lựa chọn như:

+ Các loại rau xanh: Súp lơ, cải bắp, rau ngót, đu đủ xanh, cà chua.

+ Trái cây và quả mọng: Việt quất, cherry, táo, lê, cam, bưởi.

+ Protein giàu chất sắt: Thịt bò, trâu, thịt cừu, bò rừng, gan và nước dùng xương.

+ Các chất béo lành mạnh: Dầu dừa, dầu bơ, dầu ô liu nguyên chất, bơ từ sữa bò. 

+ Cá béo, ít thủy ngân: Cá hồi đại dương và cá mòi.

+ Một lượng vừa phải các loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, không chứa gluten: Gạo, kê, hạt diêm mạch, yến mạch.

+ Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh, cải thiện tiêu hóa.

+ Collagen: Có trong nước xương hầm, móng giò heo, bột collagen thủy phân từ sữa.

cai-bo-xoi-tot-cho-ba-de
Cải bó xôi tốt cho bà đẻ

+ Protein: Trong các loại thịt bò, thịt gà, cá, trứng, các loại đậu.

+ Các axit béo thiết yếu: Có trong quả óc chó, hạt chia, cá hồi Alaska đại dương, cá ngừ albacore, hạt lanh, hạt cây gai dầu và cá mòi hoặc dầu cá, dầu nhuyễn thể, dầu gan cá, dầu hạt lanh, dầu tảo. 

+ Vitamin A: Có trong gan bò, cà rốt, khoai lang, cải xoăn, cải bó xôi hoặc thuốc bổ sung vitamin A. 

+ Vitamin C: Có trong ổi, đu đủ, kiwi, cam, dâu tây, dứa, ớt chuông, bông cải xanh, bắp cải đỏ, su hào, đậu Hà Lan hoặc thuốc bổ sung vitamin C.

+ Vitamin D: Có thể để cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời và thuốc bổ sung vitamin D3/K2. 

+ Các vitamin B: Có trong men dinh dưỡng, rau biển, hạt mắc ca, hạnh nhân, quả hồ trăn, đậu đen, đậu lăng, gan, ức gà tây, trứng nướng, bơ, sữa chua. 

+ Vitamin B12: Có trong gan bò, cá mòi, thịt cừu, cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên, men dinh dưỡng.

+ Sắt: Có trong thịt đỏ như thịt bò, gan và thịt cừu; rau lá xanh đậm như cải xoăn, cá thu và cải bó xôi; đậu lăng; đậu đen; sô cô la đen, thuốc bổ sung vitamin C.

+ Folate: Có trong cải bó xôi, rau xanh, gan bò, đậu mắt đen, bông cải xanh, bơ.

+ Kẽm: Có trong hạt bí ngô, thịt cừu, đậu xanh, bột ca cao, thịt bò hoặc thuốc bổ sung.

+ Iốt: Có trong các loại rau biển như cá tuyết nướng, quả nam việt quất, khoai tây, tôm hoặc thực phẩm chức năng như viên nang tảo bẹ.

rau-bien-tot-cho-ba-de
Rau biển tốt cho bà đẻ

+ Selen: Có trong trứng, hạt hướng dương, cá ngừ albacore, hạt chia hoặc vitamin tổng hợp.

+ Magiê: Có trong sô cô la đen, ngũ cốc nguyên cám, hạt điều, quả bơ… 

Chăm sóc mẹ sau sinh rất quan trọng, trong đó vấn đề ăn uống là yếu tố quyết định phần lớn tới sự phục hồi của mẹ. Mới sinh nên ăn gì? Nếu mẹ còn chưa rõ, hãy ghi nhớ các thông tin Marry Baby đã chia sẻ này nhé!

Hanako

 

 

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

“6 chữ không” giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Để rút ngắn thời gian dưỡng sức, sớm lành vết mổ đẻ, trong cuộc sống hàng ngày, mẹ cần nhớ kỹ “6 chữ không” để sớm phục hồi sức khỏe sau sinh mổ dưới đây nhé,

Không nằm nhiều nếu muốn nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Theo quan niệm xưa, nhiều bà và mẹ cho rằng, phụ nữ sau sinh thì không nên đi lại hay hoạt động nhiều mà nên nằm im một chỗ. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, mẹ sau sinh mổ không nên kiêng nằm nhiều mà cần tăng cường vận động thể chất để giúp máu huyết lưu thông, nhanh chóng hồi phục.

phục hồi sau sinh mổ 1
Dù rất mệt mỏi nhưng mẹ cần vận động nhẹ, đi lại để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ.

Mẹ đẻ mổ nằm quá nhiều có thể khiến tâm trạng không thoải mái, dễ chóng mặt, choáng váng, máu huyết lưu thông kém và dễ có nguy cơ thuyên tắc phổi.

Không kiêng tắm kẻo bị nhiễm trùng vết mổ

Nhiều mẹ sau sinh vẫn giữ quan niệm sinh đẻ là phải kiêng tắm rửa. Việc kiêng tắm rửa khiến mẹ luôn trong tình trạng nóng nực bực bội, bức bối khó chịu, dễ đẫn đến stress, căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Việc mẹ kiêng tắm rửa cũng dễ làm nhiễm trùng vết thương và gây ảnh hưởng đến em bé. Nó khiến bé có thể nhiễm khuẩn khi bú sữa mẹ, do cơ thể mẹ không được vệ sinh sạch sẽ.

[inline_article id=242706]

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh mổ: Không ăn quá no kẻo hại dạ dày

phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Trước khi bước vào cuộc đại phẫu để đón em bé chào đời, mẹ không được ăn uống để ngừa tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi do hít phải.

Chính vì nhịn quá lâu, lại thêm mất sức sau ca mổ, nhiều mẹ sẽ cảm thấy đói vô cùng, chỉ muốn ăn thật no. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ, trong quá trình đẻ mổ, bác sĩ đã tác động đến thành ruột, dạ dày khiến dạ dày bị ức chế, ruột yếu đi.

Nếu mẹ ăn quá nhiều, thức ăn sẽ tích tụ trong dạ dày và ruột. Khi các cơ quan này còn yếu không tiêu hóa được, dễ dẫn đến bị táo bón, đầy hơi, không có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh mổ.

Sau sinh mẹ nên nghỉ ngơi khoảng 6 giờ rồi có thể ăn cháo loãng, xúp, sau 2-3 ngày. Khi hệ tiêu hóa đã hoạt động trở lại, mẹ có thể ăn cơm.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng rất hữu ích cho mẹ

Không quan hệ tình dục sớm

Thời gian để mẹ có thể phục hồi sức khỏe sau sinh mổ ít nhất là 42 ngày, đó là với những mẹ sinh thường. Với các mẹ sinh mổ phải rạch từng lớp da thịt, mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.

Nếu mẹ quan hệ vợ chồng trở lại trong thời gian ngắn sau sinh, có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, khiến quá trình hồi phục của mẹ trở nên khó khăn và lâu hơn. Tốt hơn hết, mẹ nên chờ cho đến khi thấy mình đã hoàn toàn sẵn sàng và vết thương mổ đẻ đã lành.

>>>  Mẹ có thể đọc thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

phục hồi sau sinh mổ 3
Quan hệ quá sớm sẽ ảnh hưởng sức khỏe của sản phụ sau sinh mổ

Không làm việc nặng vì ảnh hưởng vết mổ

Một số mẹ sau sinh mổ chưa lâu đã làm việc nặng, xách vật nặng mà không lường trước rằng điều này có thể làm ảnh hưởng đến vết thương mổ đẻ, làm bục vết thương, nhiễm trùng vết thương.

Sau sinh mổ cơ thể mẹ còn yếu ớt, việc phải gắng sức mang vác quá nặng cũng khiến mẹ mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.

[inline_article id=244165]

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh mổ: Không tập luyện thể thao quá sớm

phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Vì lo sợ rằng vóc dáng của mình sẽ ngày càng xồ xề xấu xí sau sinh, nhiều mẹ vừa sinh con vài ngày đã vội vàng tìm cách tập luyện để giảm cân sau sinh. Khi mẹ gắng sức tập luyện có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ.

Tập luyện quá sớm sau sinh mổ cũng khiến mẹ dễ bị choáng váng, ngất xỉu, mệt mỏi. Mẹ nên chờ cho đến khi vết thương lành hẳn rồi hãy quyết định có tập luyện hay không.

Ngoài ra sau sinh mổ, cơ thể mất nhiều sức lực, năng lượng, thay vì ăn uống kiêng khem, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm lợi sữa giúp tử cung đàn hồi tốt, cho mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ, cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.