Categories
Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cho con bú sau khi sinh mổ: Mẹ cần lưu ý những gì?

Nếu trẻ sinh thường được tiếp nhận vi sinh vật khỏe mạnh, đặc biệt là các lợi khuẩn bifidobacterium để hình thành hệ vi sinh đường ruột và góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này. Chính vì vậy, trẻ sinh mổ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch chậm hoàn thiện và có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng, ốm vặt cao hơn trẻ sinh thường [9], [10]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [12].

Sữa mẹ luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với trẻ sinh mổ. Sữa mẹ mang đến cho trẻ rất nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ giảm nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • HMO, đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Có rất nhiều loại HMO khác nhau nhưng phổ biến nhất là 5 loại HMO: 2’-FL, 3-FL; LNT, 3′-SL, 6’-SL có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ [14], [15]. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66%. 
  • Nucleotides, dưỡng chất giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của các nghiên cứu, nucleotides có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn 86% sau khi tiêm chủng vaccine HIB và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [16], [17], [18].
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium: Chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ  [16], [17], [18].

Tuy nhiên, mẹ sinh mổ lại có thể gặp nhiều khó khăn khi cho con bú do nhiều nguyên nhân từ thể chất đến tâm lý. Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt khi cho bú sau sinh mổ, cũng như cung cấp một số bí quyết hữu ích để giúp mẹ giảm bớt nỗi lo và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình chăm sóc bé yêu.

Những khó khăn mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ có thể sẽ gặp một chút khó khăn trong việc cho con bú. Hiểu rõ những khó khăn có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chăm sóc bé yêu [2]. 

  • Cơn đau từ vết mổ và tử cung co lại có thể khiến bạn thấy khó chịu khi cho con bú [2]. Ngoài ra, đau cũng có thể làm hạn chế việc di chuyển nên khiến bạn khó có thể cho bé bú. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế ngồi (cặp chặt hoặc bắt chéo) để tránh đụng vào vết thương [1]. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Paracetamol hoặc ibuprofen có thể dùng khi cho con bú nhưng nên tránh dùng codein hay aspirin [13].
  • Sinh mổ có thể làm chậm thời gian tạo sữa. Thời gian sữa mẹ tạo ra sau sinh mổ có thể chậm hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do mẹ không trải qua quá trình chuyển dạ nên việc sản xuất hormone cho con bú có thể bị ảnh hưởng [1].
  • Thuốc tê hoặc thuốc gây mê khi sinh có thể khiến việc cho con bú sau khi mổ gặp khó khăn. Các loại thuốc này có thể khiến mẹ và bé buồn ngủ khiến mẹ không thể cho bé bú ngay [1]. 
  • Ngoài ra, sau sinh mổ, mẹ và bé có thể được tách ra để chăm sóc. Việc trì hoãn tiếp xúc da kề da có thể khiến cơ thể mẹ thiếu hormone tạo sữa là prolactin và hormone tiết sữa oxytocin, khiến tuyến sữa không được kích thích dẫn đến tình trạng sữa mẹ về chậm sau sinh mổ [2], [3].
  • Tâm lý của mẹ sau sinh mổ cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nếu phải sinh mổ khẩn cấp mà không có sự chuẩn bị trước hoặc mẹ phải trải qua một cuộc sinh nở khó khăn, mẹ có thể thấy mệt mỏi và lo lắng. Tình trạng căng thẳng này có thể khiến hormone có tác dụng tạo sữa mẹ được sản xuất ra ít hơn và khiến việc cho con bú sau khi sinh mổ trở nên khó khăn [1], [2].
  • Trẻ sinh mổ không muốn bú mẹ do có nhiều dịch nhầy trong phổi. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh của mẹ nên phổi không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết dịch nhầy ra ngoài [1], [4].

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Gợi ý cách gọi sữa về cho mẹ

cho con bú sau sinh mổ

Tuy việc cho con bú sau khi sinh mổ có nhiều khó khăn nhưng mẹ đừng vội bỏ cuộc hoặc cũng đừng tự gây áp lực cho bản thân mình.Căng thẳng sẽ càng gây khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ! Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng những mẹo nhỏ sau để có thể gọi sữa về: 

Cho con bú càng sớm càng tốt và cho bú thường xuyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) khuyến cáo mẹ nên cho con bú sớm nhất có thể, tốt nhất trong vòng 1 tiếng sau sinh [5]. Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, giúp khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn [3].

Với mẹ sinh mổ, nếu gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, mẹ vẫn có thể tỉnh táo nên cần cho bé bú ngay [2]. Đối với trường hợp gây mê toàn thân, quá trình hồi phục sẽ lâu hơn. Nếu không thể cho con bú ngay, hãy yêu cầu được ôm bé và thực hiện da kề da ngay khi có thể. Khi được ôm bé, bạn hãy đặt em bé lên bầu vú để có thể để kích thích phản xạ bú mẹ của bé và việc tiết sữa của mẹ [2].

Ngoài cho bé bú sớm mẹ cũng nên cho bé bú thường xuyên, sau mỗi 1 – 3 tiếng [2]. Việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể của người mẹ hình thành được phản xạ tiết sữa, giúp tuyến vú làm việc hiệu quả và làm cho khả năng tiết sữa được ổn định hơn [3].

Thực hiện tiếp xúc da kề da 

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé là điều được khuyến khích thực hiện ngay sau khi sinh bởi điều này có thể giúp: [1], [11]

  • Tăng sự liên kết giữa mẹ và bé
  • Tăng mức độ hormone oxytocin – hormone có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết sữa của mẹ
  • Giúp da trẻ tiếp nhận những vi khuẩn trên da tốt từ mẹ
  • Trẻ ngậm và bú mẹ thường xuyên hơn;

Các hướng dẫn về sinh mổ đều khuyến cáo phụ nữ sinh mổ cần được hỗ trợ tiếp xúc da kề da với con càng sớm càng tốt sau khi sinh nếu muốn cho con bú. Với mẹ sinh mổ, việc thực hiện tiếp xúc da kề da trong vòng một giờ đầu tiên có thể là điều khó khăn. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện điều này ngay khi có thể để giúp kích thích sản xuất hormone tiết sữa và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn [1].

Massage bầu ngực để kích thích sữa mẹ về nhiều hơn

Massage ngực nhẹ nhàng trước khi cho con bú là một trong những cách gọi sữa về mà mẹ sinh mổ có thể thử. Massage nhẹ nhàng lên bầu ngực không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động mà còn giúp kích thích giãn nở các nang sữa giúp cho việc xuống sữa tốt hơn [6].

Để kích thích sữa về hiệu quả, các mẹ hãy thực hiện các bước massage sau:

  • Ngồi và tựa lưng ra phía sau
  • Sử dụng tay, hoặc khăn để tiến hành massage
  • Xoa nhẹ bầu ngực
  • Đặt ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ C, đầu 2 ngón tay thành 1 hàng ngang với đầu ngực
  • Nhấn nhẹ bầu sữa – ép một lực vừa phải – thả lỏng. Thực hiện đến khi thấy sữa xuất hiện và thực hiện lần lượt cho mỗi bên.

Đừng lo lắng khi không thấy sữa trong 1 vài phút đầu tiên, hãy nhẹ nhàng và kiên trì thực hiện đến khi sữa xuất hiện [7].

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Để sữa mẹ về nhanh, về nhiều, trong thực đơn ăn uống, mẹ nên ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm vào thực đơn các món lợi sữa như như cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, các loại nước như nước mè đen, nước đinh lăng, nước gạo lứt… [3] Uống đủ nước mỗi khi thấy khát hoặc khi thấy nước tiểu sẫm màu. Mẹ cũng có thể uống một cốc nước mỗi khi cho con bú. Cần đặc biệt lưu ý với đồ uống có đường và caffeine. Vì quá nhiều đường sẽ gây khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Mẹ cũng không nên nạp quá nhiều caffeine, cụ thể là không quá 710ml. Vì caffeine mẹ nạp vào quá mức sẽ khiến bé dễ kích động hoặc bị rối loạn giấc ngủ [8].

Nhờ đến sự trợ giúp của “trợ thủ”

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh mổ. Nếu sau sinh mổ việc cho con bú vẫn còn nhiều khó khăn, những cách gọi sữa về trên không hiệu quả ngay lập tức khiến bé không nhận đủ lượng sữa cần thiết thì mẹ cũng đừng quá lo làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ với các thành phần 5 HMOs, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12.

Qua những chia sẻ trên đây, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về những vấn đề mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau sinh mổ cũng như một số cách gọi sữa về đơn giản. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé hoặc mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp để giúp trẻ sinh mổ phát triển tốt nhất.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sinh mổ nên ăn rau gì để sữa về nhiều và mẹ nhanh hồi phục sức khỏe?

Sau sinh mổ nên ăn rau gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bỉm vì cơ thể mẹ sau sinh mổ thường yếu và thời gian hồi phục cũng lâu hơn sinh thường. Chính vì vậy, việc ăn uống và kiêng khem như thế nào sẽ vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sức khỏe của các mẹ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

Vì sao sinh mổ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ hơn sinh thường?

Sau sinh, cơ thể của sản phụ rất yếu, đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ. Cụ thể:

  • Trong một số trường hợp ca mổ gặp khó khăn nhiều sẽ khiến quá trình hồi phục lâu, sản phụ đau hơn các ca mổ thông thường, em bé lại không được nằm da kề da với mẹ do ca mổ khó, mà việc nằm da kề da lại giúp bé tập bú sớm kích thích tiết sữa sẽ khiến sự tiết sữa về chậm và ít hơn.
  • Nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng do thuốc gây mê. Ngoài ra, quá trình hồi phục lâu và không được ăn uống thoải mái trong tuần đầu sau sinh sẽ khiến sự tuyến sữa về chậm và ít hơn sinh thường
  • Quá trình sinh mổ khiến mẹ mất nhiều máu hơn sinh thường nên hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung
  • Tử cung có thể mất đi tính trơn láng dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang sau sinh mổ
  • Dễ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ
  • Sau khi mổ lấy thai, ruột của sản phụ sẽ bị kích ứng, hoạt động của ruột và dạ dày giảm và vì thế khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn. Trong những ngày sau mổ, nếu ăn những loại thức ăn gây khó tiêu thì chị em sẽ có nguy cơ bị đầy bụng, táo bón và chậm hồi phục hơn.

Chính vì vậy, để sức khỏe mẹ sau sinh mổ nhanh hồi phục và lượng sữa về nhiều, mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học và bổ sung nhiều những thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn này.

Trong đó, rau xanh là một trong những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin mà mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Vậy sau sinh mổ nên ăn rau gì? Cùng tìm hiểu mẹ nhé.

Sinh mổ nên ăn rau gì
Cơ thể mẹ sau sinh mổ thường hồi phục chậm hơn mẹ sinh thường

Sau sinh mổ nên ăn rau gì? Top 6 loại rau tốt nhất cho mẹ sau sinh mổ

1. Cải bó xôi – Vừa giúp vết thương nhanh lành, vừa làm tăng lượng sữa mẹ

Mở màn cho danh mục sau sinh mổ nên ăn rau gì chính là cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina). Loại rau này được biết đến là nguồn cung cấp mangan dồi dào – vi chất giữ vai trò thúc đẩy vết thương mau lành nhờ tăng quá trình tạo collagen – nên rất thích hợp với những mẹ vừa mổ bắt con. Chưa hết, folate trong rau không những tốt cho não bộ của trẻ sơ sinh mà còn giúp mẹ gọi sữa về dạt dào.

Cách chế biến cải bó xôi cũng khá đơn giản, bạn có thể làm sinh tố, nấu canh, xào thịt bò hoặc đơn giản chỉ là trần qua nước sôi rồi ăn ngay. Tuy lợi ích vậy nhưng mẹ đừng nên lạm dụng nhiều vì thành phần axit oxalic có nhiều trong rau sẽ cản trở cơ thể hấp thụ canxi và sắt đấy.

2. Mẹ sinh mổ nên ăn rau gì? Đừng bỏ qua bông cải xanh mẹ nhé!

Bông cải xanh từ lâu được xem là “siêu thực phẩm” của mọi nhà. Vậy nên không quá ngạc nhiên khi loại rau họ cải này lại có mặt trong danh mục của đáp án “Sinh mổ nên ăn rau gì”. Mẹ sau sinh nên ăn bông cải xanh nhằm “nạp” thêm vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian phục hồi vết thương.

Khi ăn bông cải, tốt nhất mẹ nên dùng chín để tránh tình trạng bé sơ sinh bú mẹ bị đầy hơi, trướng bụng. Ngoài ra bạn lưu ý không nên loại bỏ phần cuống của rau vì đây là bộ phận có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ hơn hẳn so với phần bông.

Sinh mổ nên ăn rau gì
Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ

3. Khoai lang – Tốt cho tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ

Nếu băn khoăn chẳng biết mẹ sau sinh mổ nên ăn rau gì thì hãy cho ngay khoai lang vào thực đơn. Sở dĩ như vậy là vì loại củ này có nhiều carbohydrate (chất đường, bột) lành mạnh.

Thành phần này chẳng những cung cấp năng lượng cho hoạt động sửa chữa của tế bào mà còn thúc đẩy tổn thương mau lành nhờ cung cấp thêm các enzyme có lợi như hexokinase và citrate synthase.

Chưa kể khoai còn cung cấp nhiều chất xơ rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa (thường bị suy giảm sau sinh mổ) của sản phụ. Mẹ nào đang lo lắng về chất lượng sữa của mình thì cũng có thể ăn khoai thường xuyên nhằm bổ sung thêm chất khoáng và vitamin thiết yếu nhé!

4. Ăn rau chùm ngây sau sinh mổ giúp mẹ phòng tránh nguy cơ loãng xương

Phải nói mẹ sau sinh mổ mà không dùng chùm ngây thì thật đáng tiếc. Bởi đây là loại rau được giới chuyên gia khuyến nghị sử dụng cho những mẹ ít sữa.

Lợi ích này dựa vào những thành phần quý báu có trong chùm ngây như vitamin A, C, E cùng một số axit amin thiết yếu giữ vai trò tạo ra nguồn sữa dồi dào.

Bên cạnh khả năng lợi sữa thì chùm ngây còn là nguồn canxi phong phú giúp mẹ phòng tránh nguy cơ loãng xương và những vấn đề liên quan đến việc thiếu hụt canxi sau sinh như rụng tóc sau sinh, đau mỏi vai gáy, tụt lợi chân răng… Loại rau này khá dễ sử dụng, mẹ có thể nấu canh hoặc xào với tôm, thịt ăn đều được.

5. Sau sinh mổ nên ăn gì? Mua ngay măng tây mà dùng mẹ nhé

Nhiều người hoài nghi không biết ăn măng tây sau sinh được không thì câu trả lời là “Có”. Theo giới chuyên gia, việc tiêu thụ loại rau này sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều vi chất quan trọng chẳng hạn: vitamin A, B, E, K, sắt, kẽm, magie. Các chất này không những giúp chị em mau khỏe mà còn kích thích việc tiết sữa.

Tuy vậy, việc ăn nhiều măng tây cũng khiến sản phụ rơi vào tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Tốt nhất mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần và luân phiên cùng các loại rau khác kể trên.

Sinh mổ nên ăn rau gì
Măng tây chứa nhiều vi chất quan trọng giúp kích thích việc tiết sữa

6. Quả bầu – Giàu chất dinh dưỡng, lại không lo tăng cân

Có hàng tá lý do để mẹ ăn quả bầu sau sinh mổ. Lấy ví dụ tiêu biểu như việc ăn bầu sẽ cung cấp chất xơ giúp mẹ ngăn ngừa táo bón hay cải thiện sắc vóc sau sinh nhờ bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Chưa kể thành phần quả bầu chứa đến 95% là nước nên mẹ có thể ăn thoải mái mà không lo cân nặng tăng. Để không bị ngán, mẹ nên linh hoạt trong cách nấu bầu như luộc, hấp, nấu canh hay xào với thịt cũng rất ngon.

Mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

Bên cạnh việc bổ sung nhiều các loại rau tốt cho sức khỏe, mẹ sau sinh mổ cũng nên chú ý kiêng khem các loại thực phẩm sau đây để không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục sức khỏe:

  • Thực phẩm có tính hàn như cua, ốc, rau đay,… vì nhóm thực phẩm này có nguy cơ gây ức chế sự ngưng tụ của máu, khiến vết mổ lâu lành hơn
  • Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng có thể thúc đẩy quá trình tạo, tang nguy cơ gây viêm vết mổ
  • Thực phẩm dầu mỡ
  • Đồ ăn nhiều gia vị cay, nóng
  • Cà phê, rượu, bia hay các loại thực phẩm có chứa chất kích thích
  • Thực phẩm tái, sống
  • Hạn chế ăn mặn với những sản phụ bị cao huyết áp.
  • Hạn chế ăn ngọt với sản phụ có đái tháo đường.

>> Mẹ có thể tham khảo: 12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng rất hữu ích cho mẹ

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, mẹ đã biết sau sinh mổ nên ăn rau gì và kiêng ăn những thực phẩm nào để cơ thể nhanh hồi phục và có sữa nhiều cho con bú. Đừng quên nghỉ ngơi thật nhiều và giữ cho đầu óc luôn thoải mái trong giai đoạn này nữa mẹ nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng rất hữu ích cho mẹ

Hiểu rõ những khó khăn đó, MarryBaby đã tổng hợp 12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ rất hữu ích. Mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

I. Phục hồi sau sinh mổ: Các lưu ý khi chăm sóc vết mổ 

Tuần đầu tiên sau sinh mổ, mẹ sẽ cần sự giúp đỡ của các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh. Vì vết mổ chưa khô nên cần chăm sóc để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra. Những loại thuốc mẹ sử dụng trong thời gian này không ảnh hưởng tới sữa non. 

Sang ngày thứ 3, bác sĩ có thể mở băng và để khô vết mổ. Một số điều mẹ cần lưu ý lúc này:

  • Tuyệt đối không để nước thấm ướt vùng vết mổ 
  • Nếu mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ
  • Nên lau người bằng nước ấm
  • Tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt
  • Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ

Sau thời gian 1 tuần, mẹ có thể ăn uống, sinh hoạt gần như bình thường. Cơ quan sinh dục sẽ tự phục hồi sau 6 tuần (gọi là thời gian hậu sản). Lúc này, mẹ có thể làm việc nếu sắp xếp hợp lý giữa việc chăm sóc bé và các việc khác. Do vậy, hiểu biết về cách phục hồi sau sinh mổ sẽ giúp quá trình này diễn ra tốt hơn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Chăm sóc vết mổ sau sinh: ‘Hô biến’ để không bị sẹo

II. 12 bí quyết để phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng

1. Hồi phục sau sinh mổ bằng cách kiên nhẫn với các chức năng của cơ thể

Sinh mổ có thể ảnh hưởng một số chức năng của cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết được điều này. Bộ phận “đình công” đầu tiên có thể là bàng quang, và mẹ có thể cảm thấy ngay sau khi sinh. Không chỉ gặp khó khăn khi đi tiểu, nhiều mẹ sau sinh mổ cũng sẽ gặp vấn đề với việc xì hơi và “đi nặng”.

Lý do cho tình trạng này là vì, trong suốt ca mổ, ổ bụng của mẹ sẽ chứa đầy khí và hơi. Vậy nên mẹ sẽ cần dùng đến thuốc chống đầy hơi để loại trừ bớt các khí dư này. Nếu gặp khó khăn trong việc đại tiện, mẹ nên nói với bác sĩ, y tá chăm sóc để được hỗ trợ phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ cho mẹ dùng thuốc giảm đau, bôi trơn và từ đó dễ đại tiện hơn.

2. Dùng men tiêu hóa hoặc ăn thực phẩm lên men

Một số loại thuốc mẹ dùng sau sinh mổ có thể gây mất cân bằng đường ruột sau sinh. Do đó, mẹ cần bù men tiêu hóa để đường ruột hoạt động tốt hơn.

Kháng sinh được dùng trong ca mổ có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non và ruột già của người mẹ. Nó làm gia tăng tiết chất nhầy và tiêu diệt cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi trường ở ruột già. Các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn, thậm chí là tiêu chảy có thể xuất hiện khi mẹ sinh mổ. Do đó, mẹ cần tham khảo việc sử dụng men vi sinh (men tiêu hóa) hoặc các lợi khuẩn. Lợi ích của các thực phẩm lên men này là giúp góp phần làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó bảo vệ hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy sau sinh, giúp mẹ hồi phục sau sinh mổ nhanh hơn. 

3. Phục hồi sau sinh mổ: Tránh thực phẩm gây viêm

Các thực phẩm gây viêm bao gồm thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm chiên rán. Mẹ cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này vì chúng không tốt cho quá trình lành sẹo mổ. Ngoài ra, thực phẩm gây viêm còn làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ. Những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng..

Thay vào đó, mẹ nên sử dụng các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh và các loại hạt. Các thực phẩm giàu axit amin cũng giúp phục hồi sức khỏe sau sinh mổ cho người mẹ. Hoặc mẹ có thể tham khảo gợi ý chọn Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh để việc ăn uống hỗ trợ mẹ phục hồi sau sinh mổ và mang lại lợi ích đối với dòng sữa cho con.

4. Mẹo phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng: Đi bộ

Sau sinh mổ, mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi lại. Nhưng đừng vì thế mà nằm nhiều trên giường. Đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể được hồi phục nhanh hơn. Cụ thể, nó giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu. Bên cạnh đó, đi bộ làm giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Mẹ nên bắt đầu đi bộ ngắn khoảng 30 phút mỗi ngày. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Đây cũng là cách để hồi phục sau sinh mổ nhanh chóng mẹ nhé.

5. Phục hồi sau sinh mổ bằng thuốc giảm đau

Sau khi sinh mổ, có khoảng hơn 60% người mẹ bị đau ở vết thương. Ngoài cảm giác đau vết mổ, mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và các tình trạng đau vùng đáy chậu. Lúc này mẹ cần sự trợ giúp của các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm hồi phục sau sinh mổ. 

Tùy theo tình trạng của mẹ mà việc điều trị bằng các loại thuốc giảm đau opioid sẽ khác nhau. Nếu không có chống chỉ định, nên dùng bổ trợ các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID để có thể làm giảm lượng opioid.

Nếu ngại dùng thuốc, mẹ có thể xem bài viết Bật mí 5 cách giảm đau sau sinh mổ không cần dùng thuốc để tham khảo cách vượt qua cơn đau vết mổ không cần đến thuốc nhé,

6. Nằm nghiêng khi ngủ, nghỉ ngơi hợp lý

hồi phục sau sinh mổ

Lưu ý để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ và nghỉ ngơi. Việc nằm nghiêng khi cho con bú sẽ giúp mẹ giảm các cơn đau do tử cung co lại. Đồng thời giảm cảm giác buồn nôn và đau đầu. Mặc khác, nằm nghiêng khi ngủ tạo cảm giác thoải mái và hạn chế được những va chạm với vết mổ.

7. Giảm đau sau sinh mổ với sự hỗ trợ của gối

Ôm gối khi cười hay nói chuyện sẽ giúp hạn chế các chuyển động cơ bụng, nhờ đó mẹ sẽ đỡ đau hơn. Mẹ nên đặt một cái gối lên bụng để giảm đau lúc ho hay ngáp. Chèn nhiều gối xung quanh khi ngủ để hạn chế việc lăn qua lăn lại làm vết thương va chạm với vật cứng, chỗ cứng trên giường.

Khi cho bé bú, nếu mẹ dùng gối kê đỡ, bé sẽ được ở sát bụng và gần vú mẹ hơn. Đó cũng là cách để bé học cách bắt núm vú chuẩn xác hơn, đồng thời, lúc cho bé bú mẹ ngồi cũng đỡ đau mỏi lưng sau khi sinh hơn.

8. Chống táo bón để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh mổ

Sau sinh mẹ đi tiêu chậm thường là do nội tiết tố dao động. Chế độ ăn uống không đủ chất lỏng hoặc chất xơ cũng là nguyên nhân. Ngoài ra, thuốc gây mê được sử dụng trong khi phẫu thuật và tình trạng mất nước có thể dẫn đến táo bón sau khi sinh, đặc biệt đối với các mẹ đang cho con bú.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên uống thêm nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ và sắt. Một số đơn thuốc làm mềm phân an toàn cũng có thể giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này nhé.

9. Không quá áp lực với việc nuôi con bằng sữa mẹ

Dòng sữa mẹ ngọt lành mang đến cho con những dưỡng chất bổ dưỡng, bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ. Tuy nhiên, tất cả những thuận lợi này chỉ có được khi trẻ sinh nở qua đường âm đạo. Còn với trẻ sinh mổ, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình tiết sữa.

Do đó, nếu sữa non về chậm, mẹ hãy cứ thư giãn, từ từ rồi sữa cũng sẽ về. Để hỗ trợ, mẹ có thể dùng sữa sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh trong lúc chờ sữa non về. Các chuyên gia đã phát triển một thành phần đặc biệt – Synbiotic vào trong những sản phẩm sữa công thức. Chất này giúp vi khuẩn có lợi phát triển, dần hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Ngoài ra, nó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Tóm lại, mẹ đừng quá áp lực việc cho trẻ bú cũng là cách để mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó phục hồi sau sinh mổ nhanh hơn. 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi

10. Phục hồi sau sinh mổ: Cần chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng

Có khoảng 33% trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh có thể phòng ngừa được. Do đó, mẹ cần nâng cao ý thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn khi mổ lấy thai.

Tình trạng nhiễm khuẩn là vết mổ sau sinh có dấu hiệu mưng mủ. Ngoài ra, mẹ bị nhiễm khuẩn vết mổ có thể bị sốt, đau bụng, sản dịch đục và có mùi hôi, ra huyết âm đạo bất thường và tiêu chảy. Mẹ muốn phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh thì đừng quên chú ý các dấu hiệu này nhé.

11. Dùng băng vệ sinh thay cho tampon

Hiện tượng ra sản dịch cũng xảy ra ở hầu hết các mẹ sau sinh mổ. Đây là tình trạng bình thường nhưng mang lại những cảm giác khó chịu cho sản phụ.  Sử dụng băng vệ sinh để thấm hút dịch là một cách hay. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên dùng các loại thụt rửa hoặc tampon vì có thể gây nhiễm trùng khi hậu sản. Các mẹ mới sinh mổ bị ra huyết nhiều và hôi hoặc bị sốt cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

>> Mẹ có thể tham khảo: Băng vệ sinh tampon tưởng đơn giản mà không giản đơn

12. Chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Sau khi sinh xong, mẹ đều có những trạng thái cảm xúc khác nhau, thậm chí là cảm xúc tiêu cực. Việc này dần dần có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Do đó, các mẹ hãy chủ động giải tỏa tâm lý bằng cách người thân hoặc bạn bè. Luôn dành thời gian hàng ngày để vui chơi cùng con. Mẹ có thể thực hiện các hoạt động lành mạnh khác để cảm thấy tốt hơn.

II. Những điều mẹ nên tránh sau khi sinh mổ

  • Quan hệ tình dục, cho đến thời điểm an toàn, cơ thể phục hồi hoàn toàn (ít nhất là sau 6 tuần sau khi sinh mổ). Mẹ xem thêm bài viết Quan hệ sau sinh và những điều sản phụ cần ghi nhớ để có sự hồi phục an toàn mà vẫn giữ được “lửa hôn nhân” nhé.
  • Liên tục sử dụng cầu thang bộ vì có thể gây hậu sản, bục vết mổ.
  • Tập thể dục quá sức, nâng vật nặng
  • Sử dụng tampon hoặc thụt rửa
  • Dùng bể bơi công cộng hoặc bồn tắm nước nóng

>> Mẹ có thể xem thêm: “6 chữ không” giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ

Phục hồi sau sinh mổ là một quá trình cần thời gian và sự kiên nhẫn của người mẹ. Vì tình hình sức khỏe còn yếu, mẹ nên cẩn trọng và chăm sóc bản thân chu đáo hơn. Mong rằng bài viết đã cung cấp những mẹo nhỏ cho mẹ để hồi phục sức khỏe sau sinh hiệu quả hơn.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

“6 chữ không” giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Để rút ngắn thời gian dưỡng sức, sớm lành vết mổ đẻ, trong cuộc sống hàng ngày, mẹ cần nhớ kỹ “6 chữ không” để sớm phục hồi sức khỏe sau sinh mổ dưới đây nhé,

Không nằm nhiều nếu muốn nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Theo quan niệm xưa, nhiều bà và mẹ cho rằng, phụ nữ sau sinh thì không nên đi lại hay hoạt động nhiều mà nên nằm im một chỗ. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, mẹ sau sinh mổ không nên kiêng nằm nhiều mà cần tăng cường vận động thể chất để giúp máu huyết lưu thông, nhanh chóng hồi phục.

phục hồi sau sinh mổ 1
Dù rất mệt mỏi nhưng mẹ cần vận động nhẹ, đi lại để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ.

Mẹ đẻ mổ nằm quá nhiều có thể khiến tâm trạng không thoải mái, dễ chóng mặt, choáng váng, máu huyết lưu thông kém và dễ có nguy cơ thuyên tắc phổi.

Không kiêng tắm kẻo bị nhiễm trùng vết mổ

Nhiều mẹ sau sinh vẫn giữ quan niệm sinh đẻ là phải kiêng tắm rửa. Việc kiêng tắm rửa khiến mẹ luôn trong tình trạng nóng nực bực bội, bức bối khó chịu, dễ đẫn đến stress, căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Việc mẹ kiêng tắm rửa cũng dễ làm nhiễm trùng vết thương và gây ảnh hưởng đến em bé. Nó khiến bé có thể nhiễm khuẩn khi bú sữa mẹ, do cơ thể mẹ không được vệ sinh sạch sẽ.

[inline_article id=242706]

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh mổ: Không ăn quá no kẻo hại dạ dày

phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Trước khi bước vào cuộc đại phẫu để đón em bé chào đời, mẹ không được ăn uống để ngừa tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi do hít phải.

Chính vì nhịn quá lâu, lại thêm mất sức sau ca mổ, nhiều mẹ sẽ cảm thấy đói vô cùng, chỉ muốn ăn thật no. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ, trong quá trình đẻ mổ, bác sĩ đã tác động đến thành ruột, dạ dày khiến dạ dày bị ức chế, ruột yếu đi.

Nếu mẹ ăn quá nhiều, thức ăn sẽ tích tụ trong dạ dày và ruột. Khi các cơ quan này còn yếu không tiêu hóa được, dễ dẫn đến bị táo bón, đầy hơi, không có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh mổ.

Sau sinh mẹ nên nghỉ ngơi khoảng 6 giờ rồi có thể ăn cháo loãng, xúp, sau 2-3 ngày. Khi hệ tiêu hóa đã hoạt động trở lại, mẹ có thể ăn cơm.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng rất hữu ích cho mẹ

Không quan hệ tình dục sớm

Thời gian để mẹ có thể phục hồi sức khỏe sau sinh mổ ít nhất là 42 ngày, đó là với những mẹ sinh thường. Với các mẹ sinh mổ phải rạch từng lớp da thịt, mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.

Nếu mẹ quan hệ vợ chồng trở lại trong thời gian ngắn sau sinh, có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, khiến quá trình hồi phục của mẹ trở nên khó khăn và lâu hơn. Tốt hơn hết, mẹ nên chờ cho đến khi thấy mình đã hoàn toàn sẵn sàng và vết thương mổ đẻ đã lành.

>>>  Mẹ có thể đọc thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

phục hồi sau sinh mổ 3
Quan hệ quá sớm sẽ ảnh hưởng sức khỏe của sản phụ sau sinh mổ

Không làm việc nặng vì ảnh hưởng vết mổ

Một số mẹ sau sinh mổ chưa lâu đã làm việc nặng, xách vật nặng mà không lường trước rằng điều này có thể làm ảnh hưởng đến vết thương mổ đẻ, làm bục vết thương, nhiễm trùng vết thương.

Sau sinh mổ cơ thể mẹ còn yếu ớt, việc phải gắng sức mang vác quá nặng cũng khiến mẹ mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.

[inline_article id=244165]

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh mổ: Không tập luyện thể thao quá sớm

phục hồi sức khỏe sau sinh mổ

Vì lo sợ rằng vóc dáng của mình sẽ ngày càng xồ xề xấu xí sau sinh, nhiều mẹ vừa sinh con vài ngày đã vội vàng tìm cách tập luyện để giảm cân sau sinh. Khi mẹ gắng sức tập luyện có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ.

Tập luyện quá sớm sau sinh mổ cũng khiến mẹ dễ bị choáng váng, ngất xỉu, mệt mỏi. Mẹ nên chờ cho đến khi vết thương lành hẳn rồi hãy quyết định có tập luyện hay không.

Ngoài ra sau sinh mổ, cơ thể mất nhiều sức lực, năng lượng, thay vì ăn uống kiêng khem, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm lợi sữa giúp tử cung đàn hồi tốt, cho mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ, cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.