Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh mút tay là do đâu? Cha mẹ cần làm gì?

Thế những ngón tay có gì hấp dẫn mà nhiều trẻ sơ sinh lại thích mút tay đến như vậy? Bé mút tay có phải do đói? Trẻ sơ sinh mút tay như vậy liệu có an toàn không? Hãy cùng Marrybaby tìm câu trả lời nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh mút tay?

Trẻ sơ sinh mút ngón tay cái là một hiện tượng khá phổ biến mà trẻ nào cũng gặp phải. Nguyên nhân có thể vì:

  • Trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ nên gây ra căng thẳng, lo âu quá mức. Việc trẻ sơ sinh mút tay có thể giúp xoa dịu sự căng thẳng. Trẻ sẽ bình tĩnh hơn khi bị kích động.
  • Một lợi ích khác của việc trẻ sơ sinh mút ngón tay là giúp trẻ tiếp xúc với vi trùng hàng ngày trong giai đoạn đầu đời. Điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ và giảm các bệnh dị ứng phổ biến ở trẻ khi trưởng thành.
  • Việc mút tay còn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và ngủ sâu hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Top 8 mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực hiệu quả mẹ cần biết!

2. Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không?

trẻ sơ sinh mút tay

Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh sẽ bỏ mút tay ở tháng thứ 6,7 hoặc từ 2-4 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ còn đang mọc răng, Trong lúc mọc răng, việc mút tay có thể ảnh hưởng đến cách những chiếc răng mọc lên và sinh ra các vấn đề về răng miệng của trẻ.

Việc này làm tăng nguy cơ các răng cửa mọc không thẳng hàng, gây ra khe hở giữa răng cửa trên và dưới. Tùy thuộc vào thời gian trẻ sơ sinh tiếp tục mút ngón tay cái, các biến dạng răng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

Các vấn đề khác có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mút ngón tay cái là đau ngón cái; nhiễm trùng và hình thành vết chai trên ngón tay cái.

3. Có nên để trẻ mút tay tự ngủ?

Mút ngón tay thường là điều mẹ nên tránh; nhưng trên thực tế, đây là một cách hữu ích trẻ tự xoa dịu bản thân; giống như núm vú giả. Việc mút ngón tay cái rất khó kiểm soát với trẻ sơ sinh và không phải là vấn đề ở độ tuổi này.

Các chuyên gia nói rằng việc mút ngón tay cái chỉ trở thành vấn đề sau khi trẻ lên 3 tuổi, khi nó có thể bắt đầu cản trở sự hình thành răng vĩnh viễn của trẻ. Đến lúc đó, con có thể sẽ thấy thoải mái hơn nhiều khi tự đi vào giấc ngủ. Nhưng nếu thói quen này khiến mẹ khó chịu; và mẹ muốn bé dừng lại, hãy thực hiện những cách sau đây để giúp bé bỏ tật mút tay nhé.

4. Mẹo giúp bé hết mút tay

Mặc dù hầu hết trẻ em đều ngừng tự mút ngón tay cái trước khi vào mẫu giáo; nhưng cho trẻ sơ sinh mút tay có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của con; đặc biệt là lúc con mọc răng. Vì vậy, các mẹ cần có một số mẹo giúp bé hết mút tay để đảm bảo sức khỏe của con tốt nhất.

4.1 Quan sát để xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh mút tay

Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh chỉ mút ngón tay trước khi đi ngủ, có thể đó chỉ là một cách để con thư giãn và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon hơn. Mẹ có thể thử cho con uống một bình sữa hoặc trà thảo mộc phù hợp với độ tuổi của con.

Nếu mẹ thấy con đưa ngón tay cái vào miệng mỗi khi lo lắng, tức giận hoặc buồn bã. Hãy tìm cách giúp con bình tĩnh hơn bằng cách vỗ về, dỗ ngọt con.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

4.2 Sử dụng phần thưởng để khuyến khích trẻ sơ sinh bỏ tật mút tay

quà cho trẻ

Khi thấy trẻ sơ sinh mút tay, mẹ có thể dùng những món đồ chơi, quà bánh để làm phần thưởng nếu trẻ không mút tay nữa. Hãy nói với con rằng “nếu con không mút tay nữa mẹ sẽ tặng món này cho con”. Nếu món quà đó khiến con thích thú, con sẽ dần dần làm quen với việc bỏ mút ngón tay.

4.3 Cho con chơi trò nhập vai

Nếu con có những món đồ chơi yêu thích như gấu bông hoặc đồ chơi yêu thích, hãy tận dụng chúng để giúp trẻ sơ sinh bỏ tật mút tay.  Ví dụ mẹ có thể giả bộ nói với con rằng gấu bông muốn ngừng mút ngón tay của mình. Hỏi con xem phải làm sao để giúp gấu bông bỏ mút tay đây. Cứ như thế, con sẽ giúp “người bạn” của mình bằng cách làm gương tốt, bỏ mút tay để gấu bông làm theo.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp và những lợi ích mẹ chưa biết

4.4 Sử dụng núm vú giả

Các chuyên gia tin rằng núm vú giả thực sự có thể tốt hơn việc mút ngón tay cái vì những lý do sau:

  • Núm vú giả mềm hơn và ít gây hại cho răng hơn.
  • Viền nhựa trên núm vú giả giúp giảm bớt một phần lực cắn từ răng.
  • Núm vú giả dễ dàng khử trùng trước khi cho trẻ sơ sinh mút.

4.5 Nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng

Nếu đã dùng nhiều cách nhưng con vẫn mút ngón tay của mình liên tục và không ngừng, nhiều cha mẹ chắc hẳn cảm thấy khó chịu và mất kiên nhẫn. Đừng la mắng hoặc nặng lời với con. Điều này sẽ khiến trẻ sơ sinh trở nên sợ hãi và thậm chí mút tay nhiều hơn do căng thẳng.

Hãy nhớ luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng nhắc con dừng lại. Việc gì cũng cần thời gian cả, đặc biệt tình trạng trẻ sơ sinh mút tay cũng sẽ biến mất khi con lớn. Nếu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 mẹo “sống sót” khi chăm con tháng đầu sau sinh

4.6 Đưa trẻ sơ sinh mút tay đi khám nha sĩ

Đôi khi nha sĩ sẽ có nhiều cách “dụ dỗ” con cai mút tay hơn. Hầu hết các phòng khám nha khoa nhi đều có rất nhiều tài nguyên giáo dục đầy màu sắc, thân thiện với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, nếu con mắc một số vấn đề răng miệng do di chứng mút tay lâu ngày để lại, cha mẹ cũng nên đưa con đến phòng nha để chữa trị kịp thời.

5. Một số lưu ý khi cho bé mút núm vú giả

trẻ sơ sinh mút tay

Cho trẻ sơ sinh mút núm vú giả thay vì mút tay là một giải pháp an toàn hơn. Nhưng sử dụng núm vú giả không đúng cách cũng khiến sức khỏe con bị ảnh hưởng. Cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng núm vú giả:

  • Sử dụng núm vú giả sau khi cho trẻ bú, không sử dụng trước hoặc giữa các bữa ăn.
  • Sử dụng núm vú giả làm bằng vật liệu chắc chắn, một mảnh có thể tiệt trùng. Núm vú phải mềm và thông thoáng, có lỗ nhỏ, tấm chắn rộng hơn miệng trẻ.
  • Không buộc núm vú giả quanh cổ em bé hoặc buộc vào nôi hoặc xe đẩy. Con có thể không cẩn thận nuốt phải, dẫn đến nghẹt thở.
  • Đảm bảo rằng chiếc nút núm vú giả của con là chỉ cho một mình con nút.
  • Không nhúng núm vú giả vào mật ong hoặc làm ngọt bằng bất kỳ cách nào khác.

Trẻ sơ sinh mút tay có thể do trẻ đang căng thẳng. Mút tay có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn. Ngoài ra nó còn giúp trẻ ngủ ngon hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bỏ mút tay ở tháng thứ 6,7 hoặc từ 2-4 tuổi và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trong lúc mọc răng, việc trẻ sơ sinh mút tay có thể ảnh hưởng đến cách những chiếc răng mọc lên và sinh ra các vấn đề về răng miệng. Cha mẹ cũng nên bỏ túi một số cách giúp bé bỏ tật mút tay như là dùng phần thưởng khuyến khích con, cho trẻ đóng vai, dùng núm vú giả…

[inline_article id=192753]