Sau sinh nở, người mẹ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Một trong những điều khiến mẹ lo lắng là sốt. Mỗi khi bị sốt, các mẹ bỉm sữa thường không biết cách nào để hạ nhiệt và sợ ảnh hưởng tới việc cho con bú.
Trước khi tìm hiểu cách hạ sốt cho mẹ sau sinh, mẹ cần hiểu sốt sau sinh hay sốt hậu sản là gì. Đây được định nghĩa là nhiệt độ trên 38ºC (đo từ miệng) trong hai lần riêng biệt cách nhau ít nhất 4 giờ.
Ngày đầu tiên sau sinh con, mẹ thường dễ bị sốt, nhưng đây là một hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Cơn sốt trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh không phải là dấu hiệu của bất kỳ loại bệnh nào. Các cơn sốt mà nhiệt độ dưới 38,4ºC thường tự khỏi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, sau 24 giờ đó, nếu lại bị sốt nghĩa là bạn đang có bất ổn về sức khỏe.
Mẹ sau sinh bị sốt là một dấu hiệu cần điều tra để xác định căn nguyên cụ thể, sau đó sẽ chỉ định điều trị hoặc sử dụng các cách hạ sốt cho mẹ sau sinh thông thường.
[inline_article id=147671]
Mẹ sau sinh bị sốt là do đâu?
Bà đẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân. Mẹ cần chú ý xem mình bị sốt do đâu để tìm cách hạ sốt sau sinh hiệu quả nhé.
- Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo; nhiễm trùng vết mổ, viêm nội mạc tử cung.
- Nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu và căng sữa.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hoặc viêm tĩnh mạch.
- Nhiễm trùng vú.
[inline_article id=170213]
Ngoài sốt do nhiễm trùng, mẹ sau sinh cũng có thể bị sốt do cúm, do tắc tia sữa, ngộ độc thực phẩm… Điều quan trọng là mẹ phải dựa vào triệu chứng của bản thân để chẩn đoán bệnh của mình.
Nếu có hiện tượng sốt cao kéo dài trên ba ngày (trên 39ºC) kèm sưng đỏ ở các bộ phận như âm đạo, vết mổ… lúc đó, mẹ nên nghĩ ngay đến hiện tượng sốt do nhiễm trùng. Vậy cách hạ sốt cho mẹ sau sinh là gì? Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời vì sốt do nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.
Với những cơn sốt thông thường như do cúm, do căng sữa… mẹ có thể tìm đến cách hạ sốt cho mẹ sau sinh đơn giản tại nhà mà ông bà cha mẹ thường thực hiện.
>>Bạn có thể quan tâm: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa
Cách hạ sốt cho mẹ sau sinh đơn giản
1. Súc họng bằng nước muối
Mẹ sau sinh bị sốt do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng. Lúc này, nước muối sẽ giúp mẹ sát khuẩn và đỡ đau rát họng. Do đó, cách hạ sốt cho mẹ sau sinh bằng việc súc miệng bằng nước muối ngày 3-4 lần, có thể sử dụng nước muối pha loãng tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý.
2. Cách hạ sốt cho mẹ sau sinh bằng cháo hành, tía tô
Ăn cháo hành nóng cùng lá tía tô là một phương pháp dân gian chữa sốt hiệu quả. Tía tô giúp giải cảm, hạ sốt. Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 2-3 bát cháo sẽ giúp cơ thể bài trừ được độc tố, giúp mẹ toát mồ hôi do đó hạ thân nhiệt.
Mẹ sau sinh bị sốt nóng lạnh có thể kết hợp cháo hành tía tô với trứng hoặc thịt băm để cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho bé bú mẹ.
>>Bạn có thể quan tâm: Lá tía tô có làm mất sữa không? Những tác dụng và bài thuốc chữa mất sữa từ tía tô
3. Bù nước – Một cách hạ sốt cho mẹ sau sinh
Mỗi khi sốt càng cao cơ thể càng mất nước và bị suy nhược, bởi vậy phải tăng cường uống nhiều nước. Uống nước đúng, đủ còn giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động, giúp đẩy lùi vi khuẩn, độc tố, phục hồi sức khỏe. Các mẹ có thể uống nước đun sôi (2-2,5 lít nước mỗi ngày và khi sốt có thể uống nhiều hơn), nước ép trái cây (nước cam, nước chanh, nước dừa, nước đậu đen, nước diếp cá…) hoặc dung dịch bù nước như oresol.
Cách hạ sốt cho mẹ sau sinh bằng uống nước khi sốt rất tốt, nhưng mẹ chỉ nên nhấp một ngụm nhỏ mỗi lần và uống nhiều lần. Không uống dồn dập nhiều một lúc dễ gây sốc. Khi sốt, các mẹ cần tránh uống các loại nước có gas, có cồn hay chứa cafein.
Sử dụng dung dịch bù nước oresol cần tuân theo hướng dẫn trên bao bì. Pha quá loãng hoặc quá đặc cũng gây mất tác dụng của thuốc và ảnh hưởng tới sức khỏe.
[inline_article id=162493]
4. Cách hạ sốt cho mẹ sau sinh bằng thuốc
Nếu dùng thuốc làm cách hạ sốt cho mẹ sau sinh, mẹ sẽ lo lắng liệu thuốc có ảnh hưởng đến bé qua sữa mẹ không? Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, một số bà mẹ lo ngại rằng việc truyền thuốc kháng sinh qua sữa mẹ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.
Mặc dù các loại thuốc kháng sinh được truyền qua sữa mẹ ở nhiều mức độ khác nhau nhưng theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng chúng trong thời gian ngắn hiếm khi gây hại cho em bé.
Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng một số loại kháng sinh có thể an toàn nếu sử dụng đúng và trong một thời gian ngắn, nhưng một số thì không (ví dụ như thuốc sulfat truyền qua sữa mẹ gây nguy cơ vàng da cho trẻ sơ sinh). Vậy nên, nếu cần sử dụng thuốc, mẹ nên đến bác sĩ thăm khám và được kê đơn để sử dụng, tránh việc tự tiện mua thuốc về uống.
Bị sốt có nên cho con bú không?
Ngoài trăn trở cách hạ sốt cho mẹ sau sinh, mẹ cũng tò mò liệu bị sốt có nên cho con bú không? Theo các chuyên gia y tế, nếu không may mẹ bị cảm lạnh hoặc cúm, sốt, tiêu chảy và nôn mửa, hoặc viêm vú, hãy tiếp tục cho con bú như bình thường. Trên thực tế, trẻ sẽ không mắc bệnh qua sữa mẹ vì sữa mẹ chứa các kháng thể để giảm nguy cơ mắc bệnh tương tự.
Trong hầu hết các trường hợp, mẹ có thể cho trẻ bú sữa nếu bị sốt. Rất hiếm khi bệnh lây truyền qua sữa mẹ. Khả năng lây lan nhiễm trùng qua tiếp xúc cao hơn.
Ngay cả khi mẹ bị bệnh tiếp xúc gần gũi với con, sữa mẹ vẫn có thể bảo vệ trẻ khỏi bị lây nhiễm bệnh. Điều này là do sữa mẹ mang các kháng thể mà cơ thể người tạo ra để chống lại sự lây nhiễm cho con. Và nếu trẻ bị ốm, việc cho con bú sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh hơn.
[inline_article id=127573]
Ngừng cho con bú khi mẹ đang bị sốt hoặc bị ốm không phải là một ý kiến hay, trừ khi bác sĩ yêu cầu làm như vậy. Bởi nếu ngừng cho con bú có thể dẫn đến tình trạng ngực quá căng. Điều này có thể gây viêm vú và làm trầm trọng thêm cơn sốt. Đặc biệt hơn, việc ngừng cho bú trong một thời gian dài gây ra tình trạng lượng sữa giảm đi hoặc mẹ bị mất sữa.
Trong trường hợp mẹ đang phải sử dụng một loại thuốc không tương thích với việc cho con bú, mẹ nên sử dụng máy hút sữa. Vắt sữa ra trước khi uống thuốc. Hoặc nếu như mẹ hoàn toàn không thể cho trẻ bú, hãy vắt bỏ sữa của mình, điều này sẽ giúp duy trì nguồn sữa mẹ. Lúc này, nên cho trẻ uống sữa công thức thay thế cho đến khi mẹ khỏi bệnh.
Ngoài những cách hạ sốt cho mẹ sau sinh trên, trong khi ốm, mẹ nên ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để cơ thể nhanh chóng được phục hồi.
Làm thế nào để phòng ngừa lây bệnh cho con khi mẹ bị sốt?
Nếu sốt là dấu hiệu của bệnh hoặc nhiễm trùng, bạn có thể giảm nguy cơ lây truyền sang con bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bên cạnh nắm các cách hạ sốt cho mẹ sau sinh:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng, hoặc sử dụng gel khử trùng. Bàn tay của mẹ phải luôn sạch sẽ trước khi bế con và cho con bú.
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho.
- Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác, giặt khăn ăn và khăn tay bẩn bằng nước nóng.
- Đừng hôn con khi mẹ bị ốm.
Cách hạ sốt cho mẹ sau sinh mà MarryBaby gợi ý rất đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mẹ hãy thực hiện nếu không may bị ốm sau khi sinh con nhé. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh!
Phương Uyên