Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng- Nên và không nên làm gì?

Không ít mẹ phải loay hoay tìm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà không hề biết rằng đó là những triệu chứng thường gặp của hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi dấu hiệu như sốt, sưng, đỏ,…sẽ tự khỏi trong vài ngày.

1. Các dấu hiệu bé bị sốt sau khi tiêm phòng (vắc-xin)

Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 – 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 38 độ C.

Các bác sĩ cho biết, cơn sốt này thường thấy cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy uy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Tình trạng sốt muộn này xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng bệnh sởi, bệnh quai bị,..

Một vài triệu chứng sau khi trẻ tiêm vắc-xin:

  • Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ dễ kích động, bứt rứt khó chịu.
  • Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần.

Trường hợp sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu:

  • Lừ đừ, bỏ bú.
  • Thở khó, co lõm ngực.
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.
  • Sốt cao trên 39 độ C và co giật. Tay chân lạnh, tím tái.
  • Quấy khóc nhiều dù đã uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.

>> Mẹ tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ phải làm sao?

2. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Em bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Vắc-xin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng, đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nắm được điều này mẹ sẽ yên tâm mỗi lần đưa con đi tiêm chủng. Tuy nhiên, để bé thoải mái hơn mẹ vẫn nên thực hiện một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng.

2.1 Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Điều đầu tiên trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng đó là phải kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát; và mặc quần áo rộng thoái mái.

2.2 Lau mát cho bé

Một cách đơn giản để hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là lau mát cơ thể cho bé. Nước sẽ bốc hơi giúp làm giãn nở mạch máu và làm mát cơ thể. Mẹ duy trì việc lau mát cơ thể cho bé liên tục từ 30 – 45 phút; nhiệt độ sẽ giảm dần sau đó.

2.3 Cho bé uống nhiều nước

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng; hoặc bé bị sốt do bệnh, thì cách tốt nhất chính là uống nhiều nước. Vì khi bị sốt, cơ thể bé sẽ nóng và làm cơ thể bốc hơi nhiều hơn, điều đó làm cho cơ thể của bé bị mất nước.

Nếu trẻ sơ sinh vẫn còn bú mẹ và bị sốt, mẹ nên tăng cử bú cho bé. Đối với bé đã cai sữa mẹ, thì mẹ có thể cho trẻ uống Oresol; hoặc ăn cháo nước muối loãng, hay các món nhiều nước.

2.4 Tắm bằng nước ấm trong phòng kín

Giữ cơ thể của bé sạch sẽ là điều cần thiết, đặc biệt là khi trẻ đang bị sốt hoặc bị bệnh. Mẹ ưu tiên dùng nước ấm và cho trẻ tắm trong phòng kín. Điều này giúp hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh khi tắm.

[inline_article id=127573]

2.5 Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

  • Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi: các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen (paracetamol).
  • Bé từ 6 tháng tuổi trở lên: bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé, chứ không phải là theo độ tuổi.
  • KHÔNG được cho bé uống aspirin; vì nó có liên quan đến hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

>> Mẹ tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sau tiêm phòng?

Cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng – Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng chuyển biến xấu

Sau khi tiêm chủng vắc-xin, nếu bé có một trong những dấu hiệu sau đây thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra sớm.

Các dấu hiệu trẻ nên được đưa đi khám bác sĩ bao gồm:

  • Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ.
  • Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tím.
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng.
  • Các dấu hiệu bất thường khác khiến bố mẹ lo lắng.
  • Sốt trên 39°C, kéo dài trên 24h, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng.
  • Tím tái, khó thở (thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực…)

4. Một số lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé

Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin
Cách nào không nên áp dụng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

Khi trẻ tiêm xong, dù là mũi đầu tiên hay mũi nhắc lại, mẹ cũng cần chờ khoảng 30 phút ở sảnh bệnh viện trước khi ra về. Mẹ không nên chủ quan, và cần hết đề phòng tình trạng sốc phản vệ.

4.1 Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm

Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

>> Mẹ tham khảo: Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian có thực sự an toàn?

4.2 Không đắp khoai tây hay chanh

Nhiều mẹ truyền tai nhau mẹo đắp khoai tây lát mỏng, lòng trắng trứng hay chanh cắt lát lên vết tiêm của bé để giảm đau hạ sốt. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi KHÔNG khuyến khích áp dụng biện pháp này. Vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Nếu mẹ đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà thân nhiệt của bé không giảm mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám.