Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh? Lời giải đáp bất ngờ cho bà bầu

Phù chân khi mang thai hay xuống máu chân khi mang thai là một tình trạng mang đến nhiều khó khăn cho bà bầu trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn rất khó di chuyển. Vậy bà bầu phù chân mấy lần thì sinh để bạn nhẹ mối lo đây? Bài viết này, MarryBaby và bạn sẽ tìm hiểu vấn đề này nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai

Hầu hết, tất cả các thai phụ đều trải qua tình trạng phù chân khi mang thai. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xuống máu chân khi mang thai trước khi tìm hiểu vấn đề “bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh?”

Dưới đây là những lý do khiến cho hầu hết các bà bầu đều bị phù chân khi mang thai:

  • Lưu lượng máu tăng cao: Trong suốt thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều máu hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển. 
  • Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi ngày càng lớn lên, tử cung giãn ra rồi đè lên các tĩnh mạch làm ngăn trở dòng máu từ chân tuần hoàn về tim.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho thành tĩnh mạch trong cơ thể mềm ra dẫn đến khó hoạt động như bình thường hơn.

[key-takeaways title=””]

3 lý do ở trên chính là nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai. Hơn nữa, các điều trên có thể khiến cho một lượng máu rất ít rò rỉ qua các mạch máu nhỏ vào các mô dẫn đến sưng phù chân tay khi mang thai.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, nguyên nhân làm máu xuống chân còn do các lý do như: 

  • Ăn kiêng
  • Uống không đủ nước
  • Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu

Tuy nhiên, với những bà bầu thường xuyên vận động cũng có thể bị sưng chân khi mang thai. Điều này có thể do tử cung giãn ra khi thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép lên tĩnh mạch chủ dẫn đến cản trở tuần hoàn máu từ chân về tim. 

>> Bạn có thể xem thêm: Có cần thiết bổ sung viên sắt dạng uống cho mẹ bầu?

Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con?
Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con?

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh con?

[quotation title=””]

Nhiều bà bầu truyền tai nhau rằng nếu bị phù chân 3 lần trong tháng cuối thai kỳ thì sẽ sinh con trong tầm 1-2 tuần sau đó.

[/quotation]

Vậy bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con? Quan điểm trên chỉ được truyền lại từ dân gian ngày xưa và chưa được kiểm chứng khoa học nên không đáng tin cậy. Thực tế, có nhiều bà bầu chưa từng trải qua tình trạng trên nhưng cũng vẫn sinh con như bình thường. Do đó, chúng ta không có con số cụ thể để trả lời cho vấn đề này.

Tình trạng phù chân khi mang thai có thể trở nên nặng nhất khi bạn bước vào giai đoạn chuẩn bị đến ngày chuyển dạ sinh nở. Bởi vì, giai đoạn này thai nhi đã ngày càng lớn hơn, lượng máu tăng cao hơn, sự thay đổi nội tiết diễn ra nhiều hơn,… 

Để biết được khi nào chuẩn bị đi sinh, bạn nên để ý những thay đổi của cơ thể dựa vào các dấu hiệu sắp sinh dưới đây:

Bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby để thảo luận với chúng tôi về vấn đề hình ảnh bong nút nhầy tử cung và khi nào cần đến bệnh viện cùng với chủ đề “bà bầu phù chân mấy lần thì sinh?” nhé.

Phù chân khi mang thai khi nào là nguy hiểm?

Sưng chân khi mang thai
Bà bầu sưng chân mấy lần thì sinh? Khi nào là dấu hiệu nguy hiểm?

Hầu hết tình trạng sưng phù chân khi mang thai thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu bạn bị sưng chân kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám sức khỏe ngay nhé.

  • Đau dữ dội ở dưới xương sườn 
  • Sưng tấy đột ngột ở mặt, tay hoặc chân 
  • Cảm thấy cơ thể như bị ốm hoặc nôn mửa
  • Cảm thấy đau đầu dữ dội hoặc đau đầu âm ỉ không biến mất
  • Tầm nhìn có vấn đề, chẳng hạn như mờ mắt hoặc hoa mắt

[key-takeaways title=””]

Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được cấp cứu. Tình trạng tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 24-26 và giai đoạn cuối của thai kỳ.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu

Cách làm giảm phù chân ở bà bầu ở tháng cuối

Phù chân mấy lần thì sinh?
Khi nghỉ ngơi bạn nhớ gác chân lên cao để giảm sưng chân

Sau khi tìm hiểu bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh; chúng ta cần tìm hiểu thêm các cách làm giảm phù chân ở bà bầu dưới đây:

  • Nên gác chân lên cao khi nghỉ ngơi: Khi nghỉ ngơi, bạn hãy gác chân cao hơn hông nhất có thể.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa khi bạn đi tiểu.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Nếu bạn ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ làm chân phù nặng hơn.
  • Nên mang giày và tất thoải mái: Bạn nên tránh đeo quai giày chật vì có thể gây chèn ép lên cổ chân đang sưng phù
  • Thường xuyên vận động khi mang thai: Bạn có thể chọn các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…

[inline_article id=72659]

Như vậy bạn đã biết, bà bầu phù chân mấy lần thì sinh rồi phải không? Chúng ta sẽ không thể nào có câu trả lời cho vấn đề này vì chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không hay cần nghỉ ngơi nhiều hơn?

Khi bị sưng chân trong thai kỳ, bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu và hoạt động không thoải mái, chỉ muốn ngồi một chỗ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc; “bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?” và “cách giảm phù chân khi mang thai là gì?” Để có câu trả lời cho những vấn đề này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? 

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Mặc dù, phù chân có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt, nhưng bà bầu bị phù chân vẫn nên đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày trong suốt thai kỳ.

Việc bà bầu đi bộ, tập thể dục và áp dụng các bài tập dành cho chân khi đang ngồi hoặc đứng có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm sưng mắt cá chân và ngăn ngừa chuột rút ở cơ bắp chân. Bà bầu có thể áp dụng bài tập cho chân như sau:

  • Uốn cong và duỗi chân lên xuống 30 lần
  • Xoay mỗi cổ chân theo vòng tròn 8 lần một chiều và 8 lần theo chiều ngược lại

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không; chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về việc bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không để có một chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.

Nguyên nhân và dấu hiệu phù chân khi mang thai

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không và nguyên nhân do đâu?
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không và nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai là gì? Trong thai kỳ, có 3 lý do chính dưới đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân.

  • Lưu lượng máu tăng: Trong suốt thai kỳ, cơ thể sản xuất nhiều máu hơn bình thường để giúp nuôi thai nhi phát triển.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố tăng trong thai kỳ gây giãn các cơ trơn thành mạch. Do đó, các tĩnh mạch khó hoạt động bình thường hơn.
  • Thai nhi lớn đè lên tĩnh mạch chân: Khi thai nhi lớn lên, tử cung của bà bầu sẽ giãn ra và đè lên tĩnh mạch chủ dưới dẫn đến ngăn dòng máu chạy từ chân về tim.

Vì 3 lý do trên nên lưu lượng máu của bà bầu có xu hướng dồn về phần chân dẫn đến chân hoặc mắt cá chân bị sưng tấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có gây nguy hiểm cho thai nhi hay sinh non không?

Dấu hiệu xuống máu chân nặng ở bà bầu có phải là tiền sản giật?

Phù chân hay xuống máu chân khi mang thai là tình trạng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu xuống máu chân ở bà bầu dưới đây thì có thể dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.

  • Mặt hoặc tay của bà bầu cũng bị sưng tấy
  • Tình trạng sưng chân ngày càng trở nặng hơn
  • Sưng chân vào đầu ngày và không giảm khi nghỉ ngơi

Ngoài ra, nếu một chân của bà bầu bị sưng nhiều hơn chân kia có thể do một trong các tĩnh mạch ở chân đang gặp vấn đề nghiêm trọng, như huyết khối tĩnh mạch sâu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Phù tay khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

[key-takeaways title=””]

Tiền sản giật và vấn đề ở tĩnh mạch đều là những tình trạng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên thì sắp xếp thời gian đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và theo dõi nhé.

[/key-takeaways]

Những cách giúp giảm phù chân khi mang thai

Cách giảm phù chân khi mang thai là gì?
Cách giảm phù chân khi mang thai là gì?

Bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm phù chân ở bà bầu dưới đây:

  • Hạn chế ăn muối
  • Mang vớ và đi giày thoải mái
  • Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5l nước)
  • Hạn chế hoạt động ngoài trời khi trời nóng
  • Mỗi ngày nên đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng
  • Ăn thực phẩm lành mạnh với lượng protein phù hợp
  • Tránh đứng lâu và thường xuyên nghỉ ngơi trong ngày
  • Nằm nghiêng sang bên trái và dùng gối nâng cao chân khi ngủ
  • Massage chân và mặc quần hỗ trợ chân để giúp cải thiện tuần hoàn máu

[inline_article id=138674]

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không rồi. Nếu bạn bị phù chân trong thai kỳ thì nên đi bộ và vận động nhẹ để tăng tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng sưng chân nhé.