Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách luyện tập cho phổi cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể làm được

Chăm sóc và bảo vệ lá phổi là việc vô cùng quan trọng. Phổi không khỏe sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề về đường thở, mắc các bệnh về đường hô hấp, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách luyện tập cho phổi khỏe mạnh không khó. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào.

Tầm quan trọng của phổi

Phổi có chức năng chính là đưa oxy đi vào các tế bào máu (còn gọi là hồng cầu) thông qua hoạt động hít thở. Các tế bào máu này sẽ vận chuyển oxy đi nuôi khắp cơ thể. Phổi cũng hoạt động để cơ thể loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra. Một số vai trò khác của phổi như:

  • Điều chỉnh độ pH trong máu bằng cách tăng hoặc giảm lượng khí CO2.
  • Lọc những cục máu đông (nếu có) trong tĩnh mạch.
  • Lọc bóng khí có thể hình thành trong máu.
  • Chuyển hóa chất hóa học angiotensin I thành angiotensin II trong máu. Đây là những hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Vì sao phải tìm hiểu cách luyện tập cho phổi

Hiện nay, các bệnh liên quan đến phổi ngày càng xuất hiện nhiều với diễn biến phức tạp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Mới nhất có thể kể đến Covid-19 (Corona hay nCoV – gọi tắt là Covid), một bệnh về đường hô hấp, gây ra bởi virus SARS-CoV-2.

Các bệnh về phổi có thể xảy ra với bất cứ ai, khắp mọi độ tuổi, giới tính, nhất là đối tượng trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng kém.

Cách luyện tập cho phổi
Phổi là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể người

Khi phổi gặp vấn đề, tùy vào mức độ tổn thương mà bạn sẽ gặp các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.  Các triệu chứng bệnh phổi thường gặp như ho có đờm, thở khò khè, sốt, khó thở, người mệt mỏi, chán ăn.

Khi phổi bị tổn thương, bạn có thể gặp các bệnh sau:

  • Hen suyễn: Là hiện tượng đường thở bị viêm, nhiễm trùng. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như ho, đau tức ngực và khó thở.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ra bởi luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Triệu chứng của bệnh bao gồm khó thở, ho, đau tức ngực, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy. Đây là loại bệnh mãn tính và có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, ung thư phổi.
  • Viêm phế quản: Là tình trạng viêm lớp niêm mạch trong ống phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho có đờm, thở khò khè.
  • Xơ nang phổi: Khi phổi nhiễm trùng, các chất nhầy tích lũy trong phổi ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng xơ nang phổi.

Ngoài ra, bệnh phổi còn có nguy cơ gây viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, ho dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính, tắc mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.

Như vậy, để có cơ thể khỏe mạnh, phổi là một trong những cơ quan hàng đầu mà bạn cần chăm sóc và gìn giữ. Tìm hiểu và áp dụng cách luyện tập cho phổi sẽ có thể giúp bạn có một chiếc máy điều hòa không khí vận hành trơn tru, dẻo dai.

Cách luyện tập cho phổi

Có một số bài tập đơn giản nhưng lại có tác dụng tuyệt vời cho cơ quan hô hấp, đặc biệt là phổi.

cách luyện tập cho phổi
Hít thở sâu là một trong những cách luyện tập cho phổi

1. Hít thở sâu

Ở trạng thái bình thường, bạn sẽ hít thở khoảng 12 đến 15 nhịp mỗi phút. Để giúp giãn nở cơ phổi, tăng thể tích lưu thông khí, bạn có thể tập cách hít thở sâu.

Cách làm như sau:

  • Ngồi thẳng, thư giãn cơ mặt.
  • Từ từ hít không khí vào một hơi sâu nhất có thể, bụng căng lên.
  • Thở không khí ra bằng mũi và miệng

Động tác hít thở sâu được khuyến cáo nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy buổi sáng.

2. Ngồi đúng tư thế cũng là cách luyện tập cho phổi

Tư thế ngồi khom lưng khiến buồng phổi không mở rộng đúng mức cần thiết để chứa đủ không khí. Điều này khiến cho hơi thở bị ngắn lại, đồng nghĩa với lượng oxy được hít vào giảm đi.

Đó là lý do tại sao khi ngồi làm việc sai tư thế trong một thời gian dài, bạn dễ thấy chóng mặt, nhức đầu.

Bạn cần giữ tư thế ngồi đúng khi học tập hoặc làm việc. Bạn chỉ cần ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, vai thả lỏng, bàn chân đặt sát sàn và duỗi thẳng hai chân để đầu gối thấp hơn hông.

Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu. Tốt nhất, sau mỗi 45 phút hoặc 1 tiếng ngồi, bạn đứng lên đi lại vài vòng hoặc thực hiện một vài động tác thư giãn. Với cách làm này, chắc chắn sức khỏe và hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện.

3. Thở bằng bụng

Đây là bài tập để rèn luyện cho cơ hoành, phần cơ nằm phía trên bụng, có chức năng quan trọng trong việc hít thở.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên mặt sàn, chân duỗi thẳng.
  • Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
  • Hít một hơi thật sâu, từ từ kéo căng phần cơ bụng cho đến khi bạn cảm thấy bàn tay trên bụng cao hơn tay đang đặt trên ngực.
  • Thở ra chầm chậm bằng miệng trong 7 giây.

4. Bài tập làm rỗng phổi

Bài tập này giúp tăng khả năng lưu thông khí trong phổi, hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Cách thực hiện

  • Đứng thẳng lưng, thả lỏng đầu gối.
  • Từ từ uốn cong bụng, gập người xuống, thở hết không khí trong phổi ra ngoài.
  • Trở về tư thế đúng, hai tay giơ thẳng lên trời đồng thời hít vào một hơi thật sâu.
  • Tiếp tục gập người và thở ra.
  • Tổng thời gian hít vào và thở ra cần duy trì khoảng 20 giây.
cách luyện tập cho phổi
Bơi lội không chỉ tốt cho phổi mà còn là bài luyện tập rất hữu ích cho tim.

5. Cách luyện tập cho phổi khỏe mạnh bằng bơi lội

Bơi lội là môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp hít thở nhịp nhàng. Khi bơi, không khí được hít thông qua cả mũi và miệng, giúp cơ thể đào thải tốt carbon dioxide.

Bơi lội không chỉ tốt cho phổi mà còn là bài luyện tập rất hữu ích cho tim.

6. Đi bộ

Theo các bác sĩ, đi bộ là hoạt động tập luyện đơn giản, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi cho người mắc bệnh phổi. Khi đi bộ, bạn cần đi thẳng người, ngẩng cao đầu, vai thẳng và chân bước đều đặn. Cách đi này không làm khung xương sườn bị ép lại và phổi vẫn được giãn nở.

Chăm sóc phổi bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt

Ngoài việc áp dụng các cách luyện tập cho phổi, bạn còn có thể duy trì sự khỏe mạnh của bộ phận này thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt.

  • Chế độ ăn uống: Thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, người ăn nhiều rau xanh thường có rủi ro bị ung thư phổi thấp hơn một nửa so với người ít ăn rau.
  • Chế độ vận động: Bơi lội, đi bộ, tập yoga, các bài tập thể thao nhẹ nhàng luôn là cách để bạn giữ gìn sức khỏe và sắc vóc hiệu quả.
  • Không hút thuốc: Khói thuốc chiếm đến 85% trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi.
  • Môi trường sống lành mạnh: Không gian sống và làm việc sạch sẽ, ít khói bụi, không ô nhiễm sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
  • Bảo vệ bản thân trong thời kỳ dịch bệnh: Trong thời gian diễn ra dịch covid-19, bạn cần tuân thủ nguyên tắc 5k để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

Phổi của bạn sẽ được khỏe hơn nếu được luyện tập đúng cách và đều đặn. Cách luyện tập cho phổi không khó, không mất nhiều thời gian mà lại cực kỳ hiệu quả. Luôn dành một ít thời gian mỗi ngày để áp dụng các cách luyện tập cho phổi, bạn nhé.

Xem thêm: