Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách nấu cháo cóc trị còi xương cho bé: Mẹ cần cẩn thận kẻo ngộ độc

thịt cóc
Cách nấu cháo cóc cho bé

Còi xương, chậm lớn, hay suy dinh dưỡng là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể cải thiện tình trạng này của bé với món cháo cóc ngon, bổ dưỡng.

Mặc dù thịt cóc chế biến hơi phức tạp hơn so với các loại thực phẩm khác nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc và lưu ý khi chế biến

 

Thịt cóc có lượng đạm cao hơn thịt bò, thịt lợn. Thịt cóc cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho người già, người ốm dậy và đặc biệt là hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa…

Tuy nhiên, độc tố ở một số bộ phận cơ thể chúng như nhựa cóc, gan và trứng cóc có thể gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong rất cao nên để đảm bảo, mẹ chỉ nên ăn phần đùi cóc. Phần bộ phận này nhiều thịt, không tiếp xúc với nội tạng cóc nên khó có khả năng bị nhiễm độc tố.

Mua cóc nên chọn những con cóc lớn, có màu đen (cóc trong vườn), hay màu vàng (cóc ở ruộng), da lưng sần sùi, có nhiều mụn, chân mập… Khi làm, mẹ chặt lấy hai cái đùi và lột bỏ da. Nhớ chỉ lấy đùi thôi mẹ nhé. Đem phần thịt này rửa nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch, để ráo.

Sau đây là một số món cháo cóc phổ biến, dễ nấu để mẹ bổ sung vào thực đơn cho trẻ.

Các cách nấu cháo cóc cho bé

1. Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g gạo nếp
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc cơ bản

  • Phần đùi cóc đã sơ chế bằm nhỏ rồi ướp với hành, tiêu, nước mắm.
  • Rang gạo tẻ và nếp trên chảo nóng với lửa nhỏ, không để gạo bị biến màu. Rồi mang gạo, nếp đi nấu cháo. Tới khi cháo chín thì cho thêm phần thịt cóc bằm đã ướp gia vị vào cháo. Nêm nếm lại gia vị, đợi sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho cháo ra bát, thêm xíu hành ngò rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm.

2. Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé
Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g đậu xanh cà vỏ
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn. Ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ, tỏi, hành tím cho thơm, cho thịt cóc vào xào chín.
    Gạo, đậu xanh cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và đậu nhừ.
  • Tiếp đến, cho phần thịt cóc đã xào chín vào. Chờ nồi cháo sôi lại, nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé rồi tắt bếp.
  • Cháo cóc ăn nóng mới ngon. Múc cháo ra bát (chén), rắc thêm ít tiêu xay, hành ngò băm nhuyễn là đã có một món ăn ngon bổ cho bé.

3. Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 100g bí đỏ
  • Một miếng phô mai Con bò cười
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn (cả xương), ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn; cho tỏi, hành tím vào phi cho thơm. Sau đó cho thịt cóc vào xào chín.
  • Cho gạo, bí đỏ cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và bí chín mềm. Đánh cho phần bí đỏ tơi nhuyễn ra với cháo. Tiếp đến cho phần thịt cóc vào nấu chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Múc lượng cháo vừa đủ cho con ăn 1 bữa ra bát, cho phô mai vào khi cháo còn nóng, đảo đều. Cho con ăn khi cháo còn nóng ấm.

Lưu ý khi nấu cháo cóc cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cho bé
  • Ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin – một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn nên cần thận trọng khi chế biến thịt cóc.
  • Bạn cần chú ý độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Cho nên, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục. Vậy nên, tốt nhất chỉ nên ăn phần thịt đùi cóc.
[inline_article id=253756]
  • Cần mua thịt cóc tươi do người có kinh nghiệm chế biến. Không nên mua thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ những người bán cóc dạo, từ những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế, của cấp cơ quan có thẩm quyền…
  • Hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Nhưng khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng… có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Nguy hiểm nhất là khi độc chất này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.
  • Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ hoặc có thể sớm hơn (15–30 phút) nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc là người lớn có uống rượu, bia. Triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; kế đến là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp sau đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim… và cuối cùng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ.

Xử trí đầu tiên của cha mẹ nếu trẻ bị ngộ độc thịt cóc:

  • Khi chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng…, mẹ nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc ngay lập tức nhiều lần bằng nước sạch.
  • Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), nên kích thích cho trẻ ói mửa ra thực phẩm. Tiếp đó phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

TRÍ NGUYỄN

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

9 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm tăng cân vù vù

Cách nấu cháo cá hồi cho bé có nhiều kiểu nấu. Mẹ có thể tham khảo vài cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản để làm mới khẩu vị và bổ sung dinh dưỡng cho con nhé.

1. Lợi ích của cá hồi với sức khỏe của trẻ nhỏ

Cá hồi là một trong những thực phẩm bổ dưỡng hàng đầu có thể giúp trẻ phát triển trí não, ngăn ngừa bệnh tật. Một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé có trong cá hồi bao gồm: omega-3, vitamin B, protein, DHA. 

Ngoài ra, cá hồi là loại thực phẩm có nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin B, kali và selen. Việc biết cách nấu cho bé ăn cháo cá hồi là lựa chọn đúng đắn của các mẹ; giúp mang lại nhiều lợi ích cho con nhỏ như:

  • Giúp trẻ thông minh hơn.
  • Cho bé đôi mắt khỏe và sáng.
  • Giúp làn da trẻ mịn màng hơn.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch của bé.
  • Giúp cơ bắp của bé phát triển chắc khỏe hơn.

[key-takeaways title=””]

Cháo cá hồi cho bé ăn dặm là một trong những món cháo mà mẹ nên cho con thưởng thức đầu tiên ở giai đoạn này. Bởi vì, hàm lượng omega-3 trong cá hồi rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Bên cạnh đó, cá hồi còn giàu DHA, vitamin và protein nên có lợi cho hệ xương, thần kinh đang trong quá trình hoàn thiện của trẻ. Vì thế, mẹ nên nấu cháo cá hồi cho bé để giúp con tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.

[/key-takeaways]

lợi ích của cá hồi
Lợi ích khi biết cách nấu cháo cá hồi cho bé 7-8-9 tháng tuổi

2. Trẻ nên ăn cháo cá hồi từ lúc mấy tháng tuổi?

Mẹ có thể “giới thiệu” món cháo cá hồi cho bé khi tròn 7 tháng tuổi. Mẹ cho bé làm quen từng chút một, ăn một lượng nhỏ thời gian đầu rồi tăng dần khẩu phần. Trong quá trình cho bé ăn, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào thì khả năng cao bé đã bị dị ứng với cá hồi. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn để tránh tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.

(*) Lưu ý: Mẹ không nên cho bé ăn các món từ cá hồi quá 4 lần/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân.

[inline_article id=261105]

3. Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9 tháng tuổi ăn dặm tăng cân

Từ 6 tháng tuổi trở đi là thời gian mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Các món ăn dặm phổ biến và phù hợp nhất với trẻ lúc này là món cháo. Tuy nhiên, theo CDC Hoa Kỳ, mẹ nên chờ đến khi bé được 7 tháng tuổi mới nên nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đủ khỏe để hấp thụ dưỡng chất từ món ăn này.

Có rất nhiều cách và công thức nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm, mẹ có thể học sau đây:

3.1 Cách nấu cháo cá hồi khoai môn cho bé 7-8 tháng tuổi

cháo cá hồi cho bé
Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7-8 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé đã biết ngồi và bắt đầu mọc 4 răng cửa hàm dưới. Vì thế, cháo cá hồi cho bé 7 tháng tuổi cần tơi nhuyễn để giúp con dễ nuốt.

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 50g.
  • Củ dền: 20g.
  • Bột gạo: 30g.
  • Hành khô: 1 củ.
  • Khoai môn: 20g.
  • Dầu ăn: 3ml.

Cách nấu cháo cá hồi khoai môn cho bé 7-8 tháng tuổi:

  • Bước 1: Rửa sạch cá hồi rồi ngâm trong bát nước pha muối khoảng 20 phút sau đó vớt ra.
  • Bước 2: Giã nát vài củ gừng rồi dùng gừng chà vào miếng cá hồi cho hết mùi tanh; sau đó thái cá hồi thành từng lát nhỏ.
  • Bước 3: Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào chảo phi cùng một chút dầu ăn. Khi nào hành vàng, dậy mùi thơm thì đổ cá hồi vào xào cho đến khi cá hồi chín mềm.
  • Bước 3: Khoai môn và củ dền cạo vỏ, rửa sạch, luộc chín mềm rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Bột gạo đổ vào nồi cùng 1 bát con nước, khuấy đều, bắc lên bếp rồi bật lửa nhỏ để đun cho tới khi sôi.
  • Bước 5: Khi bột sôi, mở vung, dùng đũa khuấy đều tay cho đến lúc thấy bột chín, nở đều thì đổ khoai môn, củ dền và cá hồi vào khuấy cùng.
  • Bước 6: Nếu thấy cháo cá hồi khoai môn quá đặc; mẹ có thể đổ thêm chút nước vào khuấy rồi đun sôi thì tắt bếp, đổ cháo ra tô, để âm ấm rồi cho bé ăn.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu nui cho bé ăn dặm 6-12 tháng bổ dưỡng, ngon miệng

3.2 Cách nấu cháo cá hồi khoai tây cho bé 8 tháng tuổi

cháo cá hồi cho bé
Cách nấu cháo cá hồi cho bé 8 tháng tuổi

Giai đoạn này, khả năng nhai của bé đã phát triển hơn lúc 7 tháng, vì thế mẹ nên nấu cháo cá hồi cho bé đặc hơn một chút. Ở tuổi này, thay vì nấu cháo bằng bột gạo thì mẹ có thể dùng gạo nguyên hạt để hầm nhừ cho con ăn. 

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 10g.
  • Gạo tẻ: 50g.
  • Cá hồi: 50g.
  • Dầu ăn: 3ml.
  • Khoai tây: 20g.
  • Hành khô: 1 củ.
  • Súp lơ xanh: 20g.

Cách nấu cháo cá hồi khoai tây cho bé 8 tháng:

  • Bước 1: Cá hồi rửa sạch, luộc chín, để nguội rồi dùng tay bóp nát để tránh bị sót xương.
  • Bước 2: Hành khô thái nhỏ, phi thơm cùng dầu ăn rồi cho cá vào xào.
  • Bước 3: Bí đỏ và khoai tây gọt vỏ, rửa sạch cùng với rau súp lơ xanh, sau đó cho tất cả vào nồi nước để luộc chín.
  • Bước 4: Khi rau chín, vớt ra để nguội rồi băm nhỏ.
  • Bước 5: Hầm gạo với 1 bát con nước, khi nào thấy cháo cạn thì đổ thêm nước vào hầm cho nếu khi hạt gạo mềm nhuyễn.
  • Bước 6: Khi cháo cá hồi mềm tơi, độ nhuyễn vừa phải thì cho rau và cá vào khuấy đều cho cháo sôi lên lần nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 7: Chờ cháo cá hồi khoai tây âm ấm thì múc ra tô cho bé ăn.

3.3 Cách nấu cháo cá hồi khoai lang, rau mồng tơi cho bé 8 tháng tuổi

cháo cá hồi khoai lang
Cách nấu cháo cá hồi cho bé 8 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • Khoai lang.
  • Rau mồng tơi.
  • Cá hồi: 1 miếng.
  • Gừng, hành tím băm.
  • Cháo 1 chén; và dầu ăn cho bé.

Cách nấu cháo cá hồi khoai lang rau mồng tơi:

  • Bước 1: Rửa sạch rau mồng tơi, cắt nhỏ, cho vào máy xay xay nhuyễn với một chút nước.
  • Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, hấp cách thủy cho chín, nghiền nhuyễn khoai.
  • Bước 3: Dùng nước muối hoặc nước chanh loãng để rửa cá hồi.
  • Bước 4: Luộc cá hồi khoảng 10 – 15 phút với vài lát gừng để khử mùi tanh.
  • Bước 5: Lược nước cá qua rây. Xé nhỏ thịt cá hồi.
  • Bước 6: Bắc nồi với ít dầu lên bếp. Đợi dầu nóng, phi thơm hành tím, trút cá vào xào đến khi săn lại.
  • Bước 7: Cho cháo và nước luộc cá hồi vào nồi cá. Khi sôi, cho khoai lang nghiền, rau mồng tơi vào.
  • Bước 8: Khi cháo sôi thì tắt bếp, cho thêm 1 chút dầu ăn vào là hoàn tất.

>> Mẹ xem thêm: Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé

3.4 Cách nấu cháo cá hồi cà rốt cho bé 8 tháng tuổi

cách nấu cháo cá hồi cho bé 8 tháng
Cách nấu cháo cá hồi cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Cá hồi tươi: 230g.
  • Gạo nếp và gạo tẻ: 100g.
  • Cà rốt. Hành tím băm, muối, tiêu, hạt nêm.

Cách nấu cháo cá hồi cà rốt cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm:

  • Bước 1: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt hạt lựu. Hành lá cắt nhỏ.
  • Bước 2: Luộc sơ cá hồi trong 5 phút. Xé rồi băm nhỏ thịt cá.
  • Bước 3: Cho gạo nếp và gạo tẻ vào nồi nấu trong 30 phút.
  • Bước 4: Bắc chảo dầu lên bếp, phi thơm hành tím, trút cá vào xào cho săn lại. Nêm ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu.
  • Bước 5: Trút cá vào nồi cháo, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, nấu thêm 15 – 20 phút.
  • Bước 6: Cho cà rốt vào chảo xào tiếp.
  • Bước 7: Múc cháo ra tô, cho cà rốt, hành lá lên là có thể cho bé ăn.

3.5 Cách nấu cháo cá hồi hạt sen, đậu xanh cho bé 8-9 tháng tuổi

Cách nấu cháo cá hồi cho bé 9 tháng tuổi

9 tháng tuổi bé đã mọc thêm được 4 chiếc răng cửa hàm trên, như vậy lúc này, bé đã có 8 răng cửa cả hàm trên và dưới. Điều này có nghĩa là khả năng nghiền thức ăn của bé cũng tốt hơn giai đoạn trước. Vì thế, mẹ nên nấu cháo cá hồi đặc hơn cho bé ăn dặm. 

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 60g.
  • Cá hồi: 300g.
  • Gạo nếp: 10g.
  • Rau mùi: 2 cây.
  • Hạt sen tươi: 10g.
  • Dầu mè: 1 thìa cà phê.
  • Đậu xanh đã bỏ vỏ: 10g.
  • Nước hầm xương: 1,5 lít.
  • Hành tím: 1 củ đã bóc vỏ.
  • Nước mắm: 1 thìa cà phê.
  • Gừng: 1 miếng nhỏ đã cạo vỏ.

Cách nấu cháo cá hồi cho bé trên 9 tháng tuổi:

  • Bước 1: Gừng, rau mùi, hành tím rửa sạch, băm nhỏ.
  • Bước 2: Cá hồi rửa sạch, cho vào bát rồi thêm hành, rau mùi, gừng vào ướp cùng cá, dầu mè, nước mắm trong 15 phút.
  • Bước 3: Mang cá đã ướp hấp trong lò vi sóng cho chín rồi lấy ra ngoài để nguội, gỡ xương, tán nhỏ thịt.
  • Bước 4: Hạt sen rửa sạch rồi đem giã nát.
  • Bước 5: Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen cho vào nồi áp suất ninh nhừ.
  • Bước 6: Khi cháo chín thì cho cá vào khuấy đều đến khi sôi, nêm nếm vừa vị thì tắt bếp, múc cháo ra tô, chờ cho tới khi cháo chỉ còn âm ấm thì cho bé ăn.

>> Mẹ xem thêm: Top thực phẩm dinh dưỡng cho bé ăn dặm và cách chế biến

3.6 Cháo cá hồi cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm với bí đỏ

cháo cá hồi bí đỏ
Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bé

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ 20g.
  • Cá hồi 30g.
  • Hành củ 5g.
  • Dầu ăn 10ml.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.

Cách làm cháo cá hồi cho bé ăn dặm với bí đỏ:

  • Bước 1: Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
  • Bước 2: Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Bước 3: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bước 4: Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, luộc bằng nước sôi hoặc cho vào cùng nồi cháo, dùng thìa cơm nghiền nhuyễn.
  • Bước 5: Sau đó cho phần cá hồi đã xào vào nồi cháo, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé, tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

3.7 Cháo cá hồi phô mai cho bé

cháo cá hồi phô mai cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cá hồi phô mai cho bé

Nguyên liệu:

  • Cá hồi 3g.
  • Cà rốt 10g.
  • Phô mai 5g.
  • Hành củ 5g.
  • Dầu ăn 10ml.
  • Rau chân vịt 10g.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo: 5 nước.

Cách nấu cháo cá hồi phô mai cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
  • Bước 2: Cà rốt, rau chân vịt rửa sạch.
  • Bước 3: Cà rốt cắt miếng nhỏ, luộc với nước sốt, vớt ráo, cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 4: Rau chân vịt trần qua với nước sôi, cắt khúc, cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 5: Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Bước 6: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bước 7: Sau đó cho phần cá hồi đã xào, cà rốt và rau chân vịt đã tán nhuyễn vào nồi cháo, ngoáy đều theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 8: Thả miếng phô mai vào sau cùng, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé.
  • Bước 9: Tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

3.8 Cháo cá hồi rong biển cho bé

Nguyên liệu:

  • Cá hồi 30g.
  • Hành củ 5g.
  • Dầu ăn 10ml.
  • Rong biển 10g.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo: 5 nước.

Cách nấu cháo cá hồi rong biển cho bé:

  • Bước 1: Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
  • Bước 2: Rong biển ngâm vào nước cho nở bung. Rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Bước 4: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bước 5: Sau đó cho phần cá hồi đã xào, rong biển đã tán nhuyễn vào nồi cháo, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé.
  • Bước 6: Tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

3.9 Cháo cá hồi măng tây cho bé 10 tháng tuổi

cháo măng tây cá hồi

Nguyên liệu:

  • Cá hồi 3g.
  • Hành củ 5g.
  • Dầu ăn 10ml.
  • Măng tây 10g.
  • Nấm hương 10g.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo: 5 nước.

Cách nấu cháo cá hồi măng tây cho bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
  • Bước 2: Măng tây rửa sạch, cắt lấy phần non. Xào với hành phi mỡ, cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 3: Nấm hương ngâm với nước muối rồi rửa sạch, hấp chín rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 4: Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Bước 5: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bước 6: Sau đó cho phần cá hồi đã xào, măng tây và nấm hương đã tán nhuyễn vào nồi cháo, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé.
  • Bước 7: Tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

4. Lưu ý gì khi cho bé ăn cháo cá hồi?

Tuy cá hồi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng cá hồi là một loại cá béo với rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe; việc cho trẻ ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.

Hơn nữa, cá hồi cũng chứa thủy ngân (rất ít: 0.05 microgram trong 1g cá hồi); và có thể gây hại nếu trẻ ăn khối lượng quá lớn. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), số lượng thủy ngân hấp thụ an toàn vào cơ thể tối đa là 0.1mcg mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Theo Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), liều lượng cá bé nên ăn theo độ tuổi như sau:

  • Bé 1-3 tuổi: 28g/tuần.
  • Bé 4-7 tuổi: 56g/tuần.
  • Bé 8-10 tuổi: 85g/tuần.
  • Trẻ trên 11 tuổi: 113g/tuần.

Bé có thể bị dị ứng cá hồi không?

Câu trả lời là CÓ THỂ. Cá hồi là một trong những loại cá phổ biến gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần phải cho bé thử từng chút một, không nên cho bé ăn nhiều khi biết cách nấu cháo cá hồi ăn dặm nhé mẹ.

4. Lưu ý trong cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9 tháng tuổi ăn dặm

Mẹ cần lưu ý những gì
Lưu ý khi trong cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm

Mẹ nên thay đổi thực đơn cháo cho bé thường xuyên mỗi ngày để đảm bảo con nhận được đa dạng các dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sự phát triển. Bên cạnh đó, việc mỗi ngày ăn một món cháo khác nhau cũng giúp trẻ không bị ngán, tránh tình trạng biếng ăn, tăng cân chậm. 

Ngoài ra, khi nấu cháo cá hồi cho bé, mẹ nên kết hợp cùng với các loại rau để bổ sung chất xơ và vitamin từ thực vật cho con. Nếu chưa biết cá hồi nấu cháo với rau gì cho bé thì mẹ có thể tham khảo các loại rau như: Củ dền, khoai môn, cải bó xôi, cà rốt, rau cải, rau dền…

  • Nhặt xương cá thật kỹ trước khi nấu cháo cho bé.
  • Nên mua cá hồi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nên mua hàng trôi nổi để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Bé dưới một tuổi, hệ tiêu hóa và bài tiết chưa hoàn thiện, khả năng đào thải độc tố kém. Vì thế, mẹ không nên cho bé ăn nhiều gia vị và ăn mặn.
  • Luôn nấu cá chín hẳn cho bé ăn, không nên nấu chín dối (chín tái). Việc ăn cá sống hoặc chưa chín hẳn dễ khiến bé dễ bị đi tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng.

>> Mẹ xem thêm: Cách chưng yến cho bé giúp giữ lại nhiều dưỡng chất nhất

Các món cháo cá hồi cho bé ăn dặm rất dễ nấu, lại giàu dinh dưỡng. Vì thế, mẹ nên thường xuyên cho con ăn món cháo này nhé. Khi nấu, mẹ nên kết hợp với các loại rau khác nhau để làm mới khẩu vị cho bé. Ví dụ tuần này con đã ăn cháo cá hồi, khoai tây, bí đỏ thì tuần sau mẹ sẽ nấu cháo cá hồi, cải bó xôi cho con nhé.