Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách nấu cháo cóc trị còi xương cho bé: Mẹ cần cẩn thận kẻo ngộ độc

thịt cóc
Cách nấu cháo cóc cho bé

Còi xương, chậm lớn, hay suy dinh dưỡng là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể cải thiện tình trạng này của bé với món cháo cóc ngon, bổ dưỡng.

Mặc dù thịt cóc chế biến hơi phức tạp hơn so với các loại thực phẩm khác nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc và lưu ý khi chế biến

 

Thịt cóc có lượng đạm cao hơn thịt bò, thịt lợn. Thịt cóc cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho người già, người ốm dậy và đặc biệt là hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa…

Tuy nhiên, độc tố ở một số bộ phận cơ thể chúng như nhựa cóc, gan và trứng cóc có thể gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong rất cao nên để đảm bảo, mẹ chỉ nên ăn phần đùi cóc. Phần bộ phận này nhiều thịt, không tiếp xúc với nội tạng cóc nên khó có khả năng bị nhiễm độc tố.

Mua cóc nên chọn những con cóc lớn, có màu đen (cóc trong vườn), hay màu vàng (cóc ở ruộng), da lưng sần sùi, có nhiều mụn, chân mập… Khi làm, mẹ chặt lấy hai cái đùi và lột bỏ da. Nhớ chỉ lấy đùi thôi mẹ nhé. Đem phần thịt này rửa nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch, để ráo.

Sau đây là một số món cháo cóc phổ biến, dễ nấu để mẹ bổ sung vào thực đơn cho trẻ.

Các cách nấu cháo cóc cho bé

1. Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g gạo nếp
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc cơ bản

  • Phần đùi cóc đã sơ chế bằm nhỏ rồi ướp với hành, tiêu, nước mắm.
  • Rang gạo tẻ và nếp trên chảo nóng với lửa nhỏ, không để gạo bị biến màu. Rồi mang gạo, nếp đi nấu cháo. Tới khi cháo chín thì cho thêm phần thịt cóc bằm đã ướp gia vị vào cháo. Nêm nếm lại gia vị, đợi sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho cháo ra bát, thêm xíu hành ngò rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm.

2. Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé
Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g đậu xanh cà vỏ
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn. Ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ, tỏi, hành tím cho thơm, cho thịt cóc vào xào chín.
    Gạo, đậu xanh cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và đậu nhừ.
  • Tiếp đến, cho phần thịt cóc đã xào chín vào. Chờ nồi cháo sôi lại, nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé rồi tắt bếp.
  • Cháo cóc ăn nóng mới ngon. Múc cháo ra bát (chén), rắc thêm ít tiêu xay, hành ngò băm nhuyễn là đã có một món ăn ngon bổ cho bé.

3. Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 100g bí đỏ
  • Một miếng phô mai Con bò cười
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn (cả xương), ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn; cho tỏi, hành tím vào phi cho thơm. Sau đó cho thịt cóc vào xào chín.
  • Cho gạo, bí đỏ cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và bí chín mềm. Đánh cho phần bí đỏ tơi nhuyễn ra với cháo. Tiếp đến cho phần thịt cóc vào nấu chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Múc lượng cháo vừa đủ cho con ăn 1 bữa ra bát, cho phô mai vào khi cháo còn nóng, đảo đều. Cho con ăn khi cháo còn nóng ấm.

Lưu ý khi nấu cháo cóc cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cho bé
  • Ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin – một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn nên cần thận trọng khi chế biến thịt cóc.
  • Bạn cần chú ý độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Cho nên, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục. Vậy nên, tốt nhất chỉ nên ăn phần thịt đùi cóc.
[inline_article id=253756]
  • Cần mua thịt cóc tươi do người có kinh nghiệm chế biến. Không nên mua thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ những người bán cóc dạo, từ những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế, của cấp cơ quan có thẩm quyền…
  • Hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Nhưng khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng… có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Nguy hiểm nhất là khi độc chất này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.
  • Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ hoặc có thể sớm hơn (15–30 phút) nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc là người lớn có uống rượu, bia. Triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; kế đến là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp sau đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim… và cuối cùng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ.

Xử trí đầu tiên của cha mẹ nếu trẻ bị ngộ độc thịt cóc:

  • Khi chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng…, mẹ nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc ngay lập tức nhiều lần bằng nước sạch.
  • Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), nên kích thích cho trẻ ói mửa ra thực phẩm. Tiếp đó phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

TRÍ NGUYỄN